Là quốc gia có hơn 80% dân số là sản xuất nông ngiệp lạc hậu, Việt Nam lại
trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc kéo dài, cộng với nó là một cơ chế
kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp trong thời bình. Điều đó đã đưa nền kinh
tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sau khi giải phóng miền
Nam, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng bị lạm phát cao, lên đến mức phi mã do
hậu quả của chiến tranh và sau đó là sai lầm của cuộc tổng điều chỉnh giá - lương -tiền. Nhưng qua đợt lạm phát đó mà chúng ta đã đưa ra được một biện pháp ngăn
chặn rất độc đáo. Đó là dùng chính sách lãi suất cao. Tại sao chính sách lãi suất lại
có thể tác động đến lạm phát? Tại sao trong thời kỳ đó chúng ta có thể dùng chính
sách lãi suất để chặn đứng lạm phát còn bây giờ thì không?
Sau khi được học môn lý thuyết tài chính tiền tệ em đã nghiên cứu đề tài: “
Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay”. Trong đề tài này,
em có đề cập đến các vấn đề chung nhất của lãi suất, thực trạng điều hành lãi suất
của Việt Nam từ năm 1988 đến nay, qua đó đánh giá mặt ưu nhược điểm của các
chính sách trong mỗi thời kỳ, và cuối cùng là một vài ý kiến cá nhân đề suất để
hoàn thiên hơn chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Chính sách lãi suất của Việt
Nam trong giai đoạn hiên nay
Lời mở đầu
Là quốc gia có hơn 80% dân số là sản xuất nông ngiệp lạc hậu, Việt Nam lại
trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc kéo dài, cộng với nó là một cơ chế
kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp trong thời bình. Điều đó đã đưa nền kinh
tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sau khi giải phóng miền
Nam, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng bị lạm phát cao, lên đến mức phi mã do
hậu quả của chiến tranh và sau đó là sai lầm của cuộc tổng điều chỉnh giá - lương -
tiền. Nhưng qua đợt lạm phát đó mà chúng ta đã đưa ra được một biện pháp ngăn
chặn rất độc đáo. Đó là dùng chính sách lãi suất cao. Tại sao chính sách lãi suất lại
có thể tác động đến lạm phát? Tại sao trong thời kỳ đó chúng ta có thể dùng chính
sách lãi suất để chặn đứng lạm phát còn bây giờ thì không?
Sau khi được học môn lý thuyết tài chính tiền tệ em đã nghiên cứu đề tài: “
Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn hiên nay”. Trong đề tài này,
em có đề cập đến các vấn đề chung nhất của lãi suất, thực trạng điều hành lãi suất
của Việt Nam từ năm 1988 đến nay, qua đó đánh giá mặt ưu nhược điểm của các
chính sách trong mỗi thời kỳ, và cuối cùng là một vài ý kiến cá nhân đề suất để
hoàn thiên hơn chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay.
Nội Dung
Chương I : Tổng quan về lãi suất
I - Khái niệm và phân loại lãi suất:
1. Khái niêm lãi suất:
Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất
trong nền kinh tế, diễn biến của nó được đưa tin hàng ngay trên báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng, vì nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
của nền kinh tế, đến bản thân mỗi chúng ta. Người đi vay luôn muốn có lãi suất cao
nhất trong khi ngươi đi vay lại muốn lãi suất là thấp nhất.Việc xác định lãi suất do
vậy không đơn giản chút nào. Nhưng trước khi bàn đến các kiến giải cho điều đối
nghịch trên chúng ta cần phải xem xét: thế nào là lãi suất?
Khi sử dụng bất kỳ một khoản vay nào, người vay đều phải trả thêm một
phần giá trị ngoài vốn gốc ban đầu. Tỷ lệ phần trăm (%) của phần tăng thêm nay so
với phần vốn vay ban đầu gọi là lãi suất. Hay nói cách khác, đó là: “khoản chênh
lệch giữa lượng tiền được nhận hôm nay và lượng tiền tổng cộng phải trả trong
tương lai chính là tiền lãi hay chi phí để có lượng tiền ấy trong khoảng thời gian từ
ngày nhận đến ngày trả”, khi đem tiền lãi ấy tính tỷ lệ phân trăm với số tiền được
nhận, kết quả thu được chính là lãi suất trong thời gian nói trên.
Vậy lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian
nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó.
2. Phân loại lãi suất
2.1. Căn cứ vào thời gian tín dụng
Xét về mặt thời gian tín dụng, lãi suất được chia thành 3 loại:
+ Lãi xuất ngắn hạn được áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.
+ Lãi suất trung hạn áp dụng đối với các khoản vay trung hạn.
+ Lãi suất tín dụng dài hạn được sử dụng cho các khoản vay dài han.
2.2. Căn cứ vào loại hình tín dụng
a) Lãi suất tín dụng thương mại
Đây là loại hình lãi suất được áp dụng khi các doanh nghiệp cho vay dưới
hình thức mua bán chịu hàng hoá và được tính toán theo công thức:
b) Lãi suất tín dụng ngân hàng
Được áp dụng trong quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, công
chúng thông qua việc thu hút tiền gửi và cho vay, trong hoạt động tái cấp vốn của
ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại và trong quan hệ giữa các
ngân hàng với nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Việc phân biệt khái niệm
lãi suất trong các quan hệ này là cần thiết để hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng.
+ Lãi suất tiền gửi là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng
để tính lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tuỳ
thuộc vào thời hạn gửi tiền, qui mô tiền gửi,…
+ Lãi suất tiền vay là lãi suất người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc
sử dụng vốn vay của ngân hàng. Nó được áp dụng khi tính tiền lãi vay mà khách
hàng phải trả cho ngân hàng. Về mặt nguyên tắc mức lãi suất tiền vay bình quân
phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân và có sự phân biệt giữa các khoản vay
với thời hạn khác nhau, cũng như mức rủi ro khác nhau.
+ Lãi suất chiết khấu áp dụng khi ngân hàng cho vay dưới hình thức chiết
khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách
hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của các giấy tờ có giá và
được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền cho khách hàng. Như vậy, nếu xét trong
quan hệ giữa ngân hàng với người vay chiết khấu, lãi suất chiết khấu được trả trước
cho ngân hàng chứ không phải trả sau như lãi suất thông thường.
+ Lãi suất tái chiết khấu áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn
cho các ngân hàng thương mại dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc các
giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng thương mại. Nó cũng được
tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được trừ ngay
khi ngân hàng trung ương cấp tiền vay cho ngân hàng thương mại.
Giá HH bán chịu
– Giá HH bán trả ngay
Lãi suất TDTM =
100%
Vì hành vi tái chiết khấu cung ứng vốn cho các ngân hàng thương mại nên
thông thường lãi suất tái chiết khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp cần phải hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của hệ thống
ngân hàng nhằm kiềm chế đẩy lùi lạm phát hoặc phạt các ngân hàng thương mại
trong trường hợp vi phạm các yêu cầu thanh toán, ngân hàng trung ương có thể ấn
định lãi suất tái chiết khấu bằng hoặc thậm chí cao hơn lãi suất chiết khấu.
+ Lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp
dụng khi cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng thường
được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được hình thành bởi quan hệ cung
cầu tiền của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của
ngân hàng trung ương. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt
động thị trường mở và tỷ trọng sử dụng vốn vay ngân hàng trung ương của các tổ
chức tín dụng.
+ Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở
cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Việc xác định lãi suất cơ bản
là do ngân hàng Nhà nước căn cứ trên cung cầu về vốn trên thị trường.
c) Lãi suất tín dụng Nhà nước
áp dụng khi Nhà nước đi vay của các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới
hình thức phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu. Loại lãi suất này có thể do ngân hàng
Nhà nước ấn định căn cứ vào lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng, vào các
yếu tố: lạm phát, nhu cầu cấp thiết về vốn,… hoặc được hình thành thông qua hoạt
động đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Nhà nước.
d) Lãi suất tín dụng tiêu dùng
áp dụng khi doanh nghiệp cho người lao động vay phục vụ nhu cầu
tiêu dùng cá nhân. Mức lãi suất tín dụng tiêu dùng thường cao hơn lãi suất tín dụng
ngân hàng và lãi suất tín dụng Nhà nước.
2.3. Căn cứ vào giá trị lãi suất
Từ lâu chúng ta đã quên mất tác dụng của lạm phát đối với chi phí vay
mượn. Cái mà chúng ta gọi là lãi suất không kể đến lạm phát cần gọi một cách
chính xác hơn là lãi suất danh nghĩa để phân biệt với lãi suất thực.
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất cho ta biết sẽ thu được bao nhiêu đồng hiện
hành về tiền lãi nếu cho vay 100 đồng trong một đơn vị thời gian (năm, tháng,…).
Như vậy sau khoảng thời gian đó ta sẽ thu được một khoản tiền gồm gốc và lãi. Tuy
nhiên giá cả hàng hoá không ngừng biến động do lạm phát, điều chúng ta quan tâm
là lúc đó số tiền gốc và lãi sẽ mua được bao nhiêu hàng hoá.
Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa được chỉnh lại cho đúng theo đúng
những thay đổi dự tính về mức giá, thể hiện mức giá theo số lượng hàng hoá và dịch
vụ.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thựcđã được Fisher phát
biểu thông qua phương trình mang tên ông như sau:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát dự tính
2.4. Căn cứ theo các định chế lãi suất
a) Lãi suất cố định
Nhà nước quản lý trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi
suất. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phải tuân thủ một cách tuyệt đối. Đó
chính là cơ chế ấn định lãi suất. Cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong suốt thời kỳ
kế hoạch hoá tập trung.
b) Lãi suất khống chế
Đây là hình thức, Nhà nước không ấn định các mức lãi suất mà chỉ quy
định các mức lãi suất tối đa (gọi là lãi suất trần – interest rate caps), mức lãi suất tối
thiểu (gọi là lãi suất sàn - interest rate floor) tạo thành khung giới hạn để từ đó các
ngân hàng, các tổ chức tín dụng xác định lãi suất kinh doanh. Phương pháp này
không hoàn toàn cứng nhắc như ấn định lãi suất và vẫn giữ được vai trò điều hành
của Nhà nước.
c) Lãi suất thả nổi
Lúc này Nhà nước không ấn định các mức lãi suất, đồng thời cũng
không khống chế lãi suất mà để cho lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường,
các ngân hàng được quyền xác định và công bố lãi suất kinh doanh để đem áp dụng
trong việc huy động vốn và cho vay.
2.5. Căn cứ theo phương pháp tính lãi suất
- Lãi đơn: là lãi suất tính một lần theo số vốn gốc trong suốt thời hạn cho
vay. Loại tín dụng kiểu này người vay tiền sẽ trả một lần cho người vay vào ngày
đến hạn trả nợ cả vốn và một khoản tiền tính phụ thêm chính là tiền lãi. Có thể thấy
rằng vay đơn và việc tính toán đối với lãi suất thật đơn giản. Thông thường nó được
sử dụng cho các khoan vay ngắn hơn một năm hay là thời hạn cho vay trung khít
với chu kỳ tính lãi.
- Lãi suất tích họp: là lãi suất tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu
được trong thời han cho vay. Chính vì lẽ đó mà lãi suất tích họp được coi là công
bằng và chính xác hơn trong việc đo lường và tính toán cho các khoản vay dài hạn.
Trên thực tế lãi suất tích họp vẫn được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất đơn, nhưng
do từ năm thứ hai của thời hạn tín dụng, số vốn tín dụng thực tế đã lớn hơn, do đó
ảnh hưởng đến lãi suất. Hay nói cách khác chính là “ Lãi mẹ đẻ lãi con”.
II - Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất:
1. Cung - cầu về vốn
- Cầu về vốn là nhu cầu cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu
dùng của các chủ thể kinh tế khác nhau trong nền kinh tế. Cầu về vốn được cấu
thành chủ yếu từ các bộ phân:
+ Nhu cầu vay của các doanh nghiệp và các hộ gia đình nhăm hình thành
vốn đầu tư và trang trải các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng.
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi như: lạm phát dự tính, khả năng
sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư... nhu cầu vốn của doanh nghiệp và hộ gia
đình biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất.
+ Nhu cầu vốn của Chính phủ nhằm đáp ứng thiếu hụt của ngân sách Nhà
nước. Nhu cầu này biệt lập với sự biến động của lãi suất.
+ Nhu cầu vay vốn của các chủ thể nước ngoài bao gồm các loại chủ thể
như doanh nghiệp, Chính phủ, các tổ chức tài chính trung gian. Nhu cầu về vốn của
các chủ thể này biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất.
Tựu chung lại, ba bộ phận trên tạo nên cầu về vốn trong nền kinh tế. Vì thế
cầu về vốn biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất. Do đó, đường cầu
biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất và cầu về vốn là đường dốc xuống, độ dốc phản
ánh sự nhạy cảm của cầu về vốn với lãi suất.
- Cung về vốn là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể
khác nhau trong xã hội. Được cấu thành từ các nguồn sau:
+ Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình, đây là bộ phận chủ yếu của cung
về vốn. Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ thuộc nhiều vào lãi suất,
nếu lãi suất tăng sẽ kích thích nhu cầu tiết kiệm của công chúng và ngược lại. Tuy
nhiên mức độ nhạy cảm này còn phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế cũng như
thói quen tiết kiệm và tiêu dùng caủ công chúng.
+ Nguồn vốn tạm thời của các doanh nghiệp dưới hình thức quĩ khấu hao
cơ bản, lợi nhuận chưa chia, các quĩ chưa sử dụng,... Nguồn này cũng biến động
cùng chiều với lãi suất tuy không nhạy cảm nhiều như tiền gửi tiết kiệm.
+ Các khoản thu chưa sử dụng của ngân sách Nhà nước. Bộ phận này
không chịu ảnh hưởng của lãi suất.
+ Nguồn vốn từ phía nước ngoài, đây cũng là biến số cùng chiều với lãi
suất.
Mặc dù có những bộ phận không chịu ảnh hưởng của lãi suất nhưng tổng hợp
lại đường cung về vốn biến động cùng chiều với lãi suất. Trên đồ thị biểu diễn mối
quan hệ giữa lãi suất và vốn thì cung về vốn là đường dốc lên.
- Cung và cầu về vốn cắt nhau tại điểm cân bằng làm hình thành lên lãi suất
thị trường. Đó là mức lãi suất thoả mãn cả cung và cầu về vốn.
2. Lạm phát
Như ta đã biết, lạm phát là kẻ thù của lãi suất, lạm phát sẽ làm bay hơi lãi
suất một cách vô hình. Do đó một lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên,
chi phí thực hiên việc vay tiền giảm xuống, nhu cầu về vốn tăng lên. Mặt khác, khi
lạm phát dự tính tăng lên thì lợi tức dự tính của các khoản tiền gửi giảm xuống.
Những người cho vay lập tức chuyển vốn vào thị trường khác như thị trường bất
động sản hay dự trữ hàng hoá, vàng bạc,... Kết quả là lượng cung về vốn giảm đối
với bất kỳ lãi suất nào cho trước.
Như vậy, một sự thay đổi về lạm phát dự tính sẽ tác động đến cung cầu tư
bản cho vay. Cụ thể là, tăng lạm phát dự tính sẽ làm tăng lãi suất do giảm lượng
cung ứng và tăng cầu về tư bản.
3. Bội chi ngân sách
Một cách đơn giản nhất, bội chi ngân sách trung ương và địa phương trực
tiếp làm cho cầu của quĩ cho vay tăng, làm tăng lãi suất. Sau nữa, bội chi ngân sách
sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy sẽ gây áp
lực taưng lãi suất. Trên một giác độ khác, thông thường khi bội chi ngân sách tăng
Chính phủ thường gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị
trường tăng lên làm cho giá trái phiếu giảm, lãi suất thị trường vì lẽ đó mà tăng lên.
Hơn nữa, tài sản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái
phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng.
4. Thuế
Khi irving Fisher đưa ra phương trình:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự tính
thì ông đã quên mất rằng tổng lãi thu được phải chịu thuế thu nhập. Nếu tính đến
yếu tố thuế thì:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Thuế thu nhập - Tỷ lệ lạm phát dự tính
Như vậy khi mức thuế tăng sẽ làm giảm lãi suất thực, tức là thu nhập của
người cho vay sẽ bị giảm dẫn tới cung về tiền sẽ giảm. Từ đó sẽ tác động ngược lại
đến lãi suất danh nghiã.
5. Rủi ro
Rủi ro là nhân tố được tính vào lãi suất, nhưng được tính như thế nào đó là
điều quan trọng. Một doanh nghiệp không chỉ bị chi phối bởi môi trường bên trong,
mà còn bị chi phối bởi các yếu tố môi trương bên ngoài, chúng không dễ dàng kiểm
soát được. Rủi ro môi trương bên ngoài không thể bị loại trừ bởi việc đa dạng hoá
nên còn gọi chung là “ rủi ro không thể đa dạng”. Các rủi ro này thường tạo ra các
tác động khác nhau đến hoạt động doanh nghiệp và trường hợp xấu nhất chúng có
thể dẫn đến phá sản. Trên thị trường tài chính “ rủi ro không thể đa dạng” được định
giá trong cơ cấu lãi suất và được gọi là “ lệ phí rủi ro thị trường”.
Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, sự thay đổi tương quan giữa lãi suất
tiền gửi với lãi suất tiền vay gọi là “ rủi ro lãi suất”. Trường hợp kỳ hạn tiền gửi
không đổi, vốn huy động không đổi, nhưng cho vay thấp hơn trước hoặc trường hợp
lãi suất không đổi, vốn huy động không đổi nhưng tiền vay với thời hạn dài hơn
trước đều dẫn đến rủi ro vỡ nợ hoặc rủi ro thiếu vốn khả dụng cao. Do vậy rủi ro thị
trường đều được định giá trong cơ cấu lãi suất đưa ra.
Tóm lại, nhân tố thời gian, nhân tố rủi ro là hai nhân tố chủ yếu tác động đến
quyết định lãi suất của mỗi ngân hàng. Khi ngân hàng cho vay, ngân hàng chịu cả
hai thiệt thòi: thiệt thòi về mặt thời gian do nhường quyền sử dụng tiền trong thời
gian nhất định và thiệt thòi do chấp nhân rủi ro trong thời gian đó. Do đó phần lãi
suất phải bao gồm giá trị thời gian và lệ phí rui ro.
6. Thị trường vốn quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, vốn được luân
chuyển trên phạm vi quốc tế. Vì vậy lãi suất trên thị trường tiền tệ của mỗi quốc gia
cũng chịu tác động của thị trường khu vực và thế giới. Trước hết thị trường vốn
quốc tế quyết định lãi suất thực quốc tế. Sau đó lãi suất thực quốc tế lại ảnh hưởng
gián tiếp đến lãi suất thực tại các nước theo từng qui mô của nền kinh tế mở.
- Dưới nền kinh tế nhỏ: lãi suất thực nội địa phải cao hơn lãi suất thực thế
giới nếu mốn thu hút đầu tư quốc tế và ngăn cản người gửi tiết kiệm trong nước đầu
tư vốn ra nước ngoài.
- Dưới nền kinh tế hùng mạnh: mức độ ảnh hưởng lãi suất quốc tế đến lãi
suất thực trong nước đôi khi không lớn bằng tác động ngược lại của sự thay đổi lãi
suất do tiết kiệm và đầu tư nước đó biến động đến lãi suất thực của thế giới.
III- Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế
1. Lãi suất với quá trình huy động vốn
Lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy để phát triển kinh tế cần phải có vốn và
thời gian. Các nước tư bản phát triển phải mất hàng trăm năm phát triển công
nghiệp và quá trình lâu dài tích tụ vốn từ sản xuất, tiêu dùng. Đối với Việt Nam trên
con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn có tầm quan trọng
đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy chính sách lãi
suất có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và
các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước là quyết định, vốn
nước ngoài là quan trọng trọng chiến lược CNH – HĐH đất nước.
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý bảo đảm nguyên tắc quy định: lãi
suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, bảo đảm tích luỹ cho cả người cho vay và
người đi vay. Cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát < Lãi suất tiền gửi < Lãi suất tiền vay < Tỷ suất lợi nhuận bình
quân
+ Lãi suất ngắn hạn < Lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay).
2. Lãi suất với quá trình đầu tư
Quá trình đầu tư của các doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi
mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả
cho các khoản đi vay để đầu tư và ngược lại. Trong môi trường kinh tế hoàn chỉnh,
ngay cả khi một doanh nghiệp thừa vốn thì chỉ tiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh
hưởng bởi lãi suất bởi vì ngoài đầu tư vào mở rộng sản xuất, doanh nghiệp có thể
mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi suất cao.
Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống giá, có
dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc là: lãi
suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực
cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư.
3. Lãi suất – vai trò của nó đối với hoạt động ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại với hai hoạt động chính trong hoạt động kinh doanh
cảu mình là huy động vốn và sử dụng vốn đã phản ánh qui mô hoạt động của các
ngân hàng thương mại. Với phương châm đi vay để cho vay, ngân hàng huy động
vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay. Để huy động vốn và cho vay có
hiệu quả, ngân hàng thương mại phải xác định mức lãi suất tiền và lãi suất tiền vay
một cách hợp lý. Có như vậy mới thu hút được nguồn vốn to lớn trong nước đáp
ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống. Lãi suất ngân hàng là nhân
tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
và khách hàng.
Lãi suất ngân hàng là một phạm trù kinh tế có tính hai mặt. Nếu xác định lãi
suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá phát
triển và ngược lại. Bởi vậy lãi suất ngân hàng vừa là công cụ quản lý vĩ mô của nhà
nước, vừa là công cụ điều hành vi m