Luận văn Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi Quốc gia. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, gần 80% dân số ở nông thôn. Vì vậy, phát triển nông nghiệp - nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường sinh thái. Sau hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; nền kinh tế liên tục phát triển, đạt được mức tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong sự chuyển biến tích cực chung đó, có sự chuyển biến rõ nét của nông nghiệp và nông thôn; từ chỗ thiếu lương thực phải nhập khẩu, đến nay nước ta đảm bảo được an toàn, an ninh lương thực, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. Tuy nhiên trong nông nghiệp - nông thôn nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được giải quyết. Đó là sản xuất nông nghiệp vẫn còn phân tán, cơ cấu kinh tế nông nghiêp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường. Một bộ phận nông dân đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Là một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp cả trồng trọt, chăn nuôi, và hải sản. Song sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình vẫn còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, chế độ canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với công cuộc đổi mới chung của cả nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình có những bước phát triển nhất định, đã xây dựng được nhiều vùng chuyên canh, cây cảnh, cây dược liệu, khai thác mặt nước để nuô itrồng thủy, hải sản. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn liền với thị trường đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, chưa tạo được sự cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn mang tính tự phát, đôi khi gây ra lãng phí lao động, lãng phí vốn. Từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm phương hướng đúng và giải pháp khả thi để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi mạnh mẽ hơn. Vì lý do trên, "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình" được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van moi.doc
- bia.doc