Luận văn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là một xu thế chung và tiến bộ của thời đại. Hoà cùng xu thế chung và tiến bộ đó Việt Nam chúng ta trong những năm qua cũng đã tiến hành CNH, HĐH đất nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với đặc trưng kinh tế là một tỉnh thuần nông, An Giang trong nhiều năm qua thường được cả nước biết đến là tỉnh dẫn đầu về các sản lượng lúa, cá da trơn, . Là một người con của đất An Giang, tôi rất tự hào về các thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp của địa phương mình và mong muốn được tìm hiểu về quá trình phát triển nông nghiệp của An Giang trong những năm qua như thế nào. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang. Thực trạng và định hướng”

pdf169 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bé Năm LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bé Năm Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ÐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa địa lý, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Bằng tất cả tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS. Trần Văn Thông – người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của tác giả. Tác giả cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thống kê tỉnh An Giang đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp các tài liệu quí giá để tác giả có thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong tổ Bộ môn, BGH trường THPT Tịnh Biên, cùng các anh chị học viên cao học chuyên ngành Địa lý học khóa 17 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, những người thân và các bạn bè gần xa đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả. Đó là nguồn động lực rất lớn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, bản biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm về nông nghiệp .............................................................................6 1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cơ cấu kinh tế nông thôn ......................6 1.3. Yêu cầu khách quan của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ....................9 1.4. Quan điểm, mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.........................13 1.5. Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.....................................15 1.6. Nội dung phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa................................................................24 1.7. Kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một số nước và vùng lãnh thổ................................................................................................28 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG 2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp .........41 2.2. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang từ năm 2000 đến nay ................................................................................................57 2.3. Những thành tựu, khó khăn, hạn chế trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở An Giang................................................................................106 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG 3.1. Đặc điểm tình hình An Giang ....................................................................114 3.2. Quan điểm, mục tiêu ..................................................................................116 3.3. Định hướng và mục tiêu cụ thể đến năm 2020 ..........................................118 3.4. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh An Giang..........................................................................................128 3.5. Kiến nghị - đề xuất ........................................................................................ 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................146 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLB : Câu lạc bộ CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH : Công nghiệp hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GDP : Tổng sản phẩm trong nước GTSX : Giá trị sản xuất HĐH : Hiện đại hóa HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật KH – CN : Khoa học – công nghệ NGTK : Niên giám thống kê Nxb : Nhà xuất bản PTNT : Phát triển nông thôn THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân 3G3T : 3 giảm 3 tăng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2007.....................................44 Bảng 2.2 : Lượng mưa các tháng trong năm 2007 .................................................44 Bảng 2.3 : Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2007........................................44 Bảng 2.4 : Các nhóm đất đai ở An Giang ..............................................................47 Bảng 2.5 : GTSX nông – lâm – thủy sản thời kỳ 2000 – 2008...............................57 Bảng 2.6 : Cơ cấu giá trị trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp 2001–2008 ...59 Bảng 2.7 : Một số chỉ tiêu chính của ngành lâm nghiệp thời kỳ 2000- 2007.........63 Bảng 2.8 : Diễn biến kết quả sản xuất ngành thủy sản 2001 – 2008 ......................64 Bảng 2.9 : Sản lượng thủy sản 2001 – 2008 ...........................................................65 Bảng 2.10 : Cơ cấu diện tích các loại cây trồng ở An Giang ...................................69 Bảng 2.11 : Diện tích – năng suất – sản lượng lúa ..................................................70 Bảng 2.12 : Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suât và sản lượng lúa qua các năm ở An Giang ...................................................................................71 Bảng 2.13 : Sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông thôn....................................81 Bảng 2.14 : Cơ cấu lao động theo ngành ở An Giang ..............................................82 Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu chủ yếu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn An Giang đến năm 2020 ...........................................................................122 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢN Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản năm 2001 và 2008 ..................57 Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu GTSX nông nghiệp An Giang qua các năm.......................60 Biểu đồ 2.3 : GTSX lâm nghiệp qua các năm......................................................62 Biểu đồ 2.4 : Sản lượng thủy sản thu hoạch An Giang qua các năm ...................65 Biểu đồ 2.5 : Cơ cấu diện tích cây lương thực có hạt của An Giang qua các năm..................................................................................................68 Biểu đồ 2.6 : Cơ cấu diện tích các loại cây trồng ở An Giang năm 2007............69 Biểu đồ 2.7 : Diện tích và sản lượng lúa qua các năm .........................................70 Biểu đồ 2.8 : Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm ...........................................................................................71 Biểu đồ 2.9 : Cơ cấu lao động theo ngành ở An Giang........................................82 Biểu đồ 2.10 : Cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp qua các năm.....83 Biểu đồ 2.11 : Cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của An Giang năm 2008.........................................................................................88 Biểu đồ 2.12 : Cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu qua các năm .................................90 Biểu đồ 2.13 : Cơ cấu ngành nghề của hộ nông dân và hộ toàn tỉnh An Giang năm 2007.......................................................................................102 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh An Giang Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020 Lược đồ hiện trạng sử dụng đất An Giang năm 2007 Lược đồ áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng tại An Giang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là một xu thế chung và tiến bộ của thời đại. Hoà cùng xu thế chung và tiến bộ đó Việt Nam chúng ta trong những năm qua cũng đã tiến hành CNH, HĐH đất nước ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với đặc trưng kinh tế là một tỉnh thuần nông, An Giang trong nhiều năm qua thường được cả nước biết đến là tỉnh dẫn đầu về các sản lượng lúa, cá da trơn,. Là một người con của đất An Giang, tôi rất tự hào về các thành tựu trong lĩnh vực nông nghiệp của địa phương mình và mong muốn được tìm hiểu về quá trình phát triển nông nghiệp của An Giang trong những năm qua như thế nào. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang. Thực trạng và định hướng”. 2. Mục đích nghiên cứu - Tiếp cận, lựa chọn và làm rõ hơn cơ sở lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. - Đánh giá thực trạng quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn tỉnh An Giang thời kỳ 2001 – 2008, đúc kết bằng những thành tựu và những hạn chế. - Xác định các phương hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020. 3. Giới hạn của đề tài CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu nhiều, nhưng do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu cũng có hạn nên bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn An Giang trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2007 và có thể bỗ sung thêm số liệu của năm 2008. Trên cơ sở những mục đích nghiên cứu đã đặt ra thì đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Cở lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh An Giang. - Định hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh An Giang. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên bước đường hội nhập với khu vực và thế giới, vấn đề CHH, HĐH nền kinh tế nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong số hàng trăm công trình nghiên cứu đa dạng có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: - CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (1998) của Hồng Vinh (chủ biên). - Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (1998) của Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Sinh Cúc. - CNH từ nông nghiệp. Lý luận, thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam của Đặng Kim Sơn. - Một số định hướng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta (2002) của Lưu Bích Hồ. - CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam (1997) của GS Nguyễn Điền. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH (2001) của Nguyễn Đăng Bằng. - CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn các tỉnh Thanh – Nghệ - Tỉnh (luận án TS kinh tế) của Mai Thị Thanh Xuân. - Nội dung và giải pháp CNH, HĐH tập trung trên lĩnh vực nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010 (tháng 4/2003) của Ths Lê Minh Tùng. Các công trình trên nhìn chung đã nghiên cứu, luận giải những cơ sở lý luận và thực tiễn của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên từng khía cạnh và mức độ khác nhau, giúp tôi có được những quan điểm, nhận thức chung về lý luận và nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về thực trạng và định hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang, nhất là trên giác độ một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học. 5. Quan điểm nghiên cứu 5.1 Quan điểm hệ thống Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều thang bậc, bản thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau và đồng thời lại là bộ phận của hệ thống lớn hơn. Chính vì vậy khi nghiên cứu phải xem xét nó trong mối tương quan, tác động qua lại với các hệ thống khác. 5.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Tức là khi xem xét một vấn đề nào đó cần đặt nó trong mối quan hệ với các vấn đề khác. Cũng như khi tìm hiểu về những nguồn lực để CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang chúng ta không thể chỉ xét về tiềm năng tự nhiên hay tiềm năng kinh tế - xã hội mà chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hỗ trợ và bỗ sung cho nhau, vì chính những tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội mới tạo được nền nông nghiệp An Giang phát triển như ngày nay. 5.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quá trình phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng luôn có sự biến chuyển theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó. Việc nhìn nhận chiều hướng phát triển kinh tế, sự thay đổi của nó qua từng giai đoạn của lịch sử địa phương trong quá khứ và hiện tại cho phép chúng ta vạch ra viễn cảnh dự báo cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. Chẳng hạn như khi nghiên cứu về thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang trong giai đoạn 2000 – 2008 quá trình này sẽ giúp chúng ta dự đoán được phần nào tình hình phát triển sau này của nền nông nghiệp, nông thôn An Giang, từ đó có thể đưa ra những mục tiêu và phương hướng phát triển tiếp theo. 5.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Một nền nông nghiệp phát triển còn nhờ vào sự phong phú của các nguồn gen, sự phát triển của nhiều giống loài, cây con, độ phì của đất, chất lượng nguồn nước, diễn biến của khí hậu Chính vì vậy, nếu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả và diễn ra đúng hướng sẽ góp phần quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường sinh thái giúp chúng ta hướng tới mục tiêu của sự phát triển bền vững. 6. Phương pháp nghiên cứu Việc thực hiện đề tài này cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: tiến hành sưu tập tài liệu, sách báo và từ những tài liệu, sách báo tìm được bắt đầu phân tích để lựa chọn lại những thông tin cần cho bài viết. - Phương pháp phân tích, thống kê số liệu: từ những số liệu thu thập được cần phải có quá trình nhận xét, phân tích lại số liệu để phục vụ đúng mục đích của bài, nhằm làm cho bài viết mang tính thuyết phục hơn. - Phương pháp tìm hiểu, khảo sát thực tế: nông nghiệp là một ngành kinh tế rất gần gũi với cuộc sống của người dân Nam Bộ, vì vậy việc khảo sát sẽ không gặp nhiều khó khăn nhưng lại làm cho bài viết mang tính thực tế hơn. - Phương pháp phỏng vấn: bằng cách trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước, phỏng vấn những người làm trong các Sở ban ngành có liên quan để hiểu rõ hơn về những từ ngữ chuyên môn trong nông nghiệp, cách xử lý các số liệu và hiện trạng của ngành nông nghiệp trong những năm qua - Phương pháp khai thác thông tin, tranh ảnh, bản đồ trên internet sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, nhằm làm cho bài viết đảm bảo được tính trực quan và cập nhật được những thông tin mới nhất cho bài viết. - Phương pháp bản đồ - biểu đồ: đây là phương pháp không thể thiếu trong các đề tài nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý kinh tế - xã hội nói riêng. Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu lao động, sẽ được thể hiện trực quan và dễ hiểu hơn khi có bản đồ, biểu đồ. 7. Những đóng góp và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Những đóng góp của luận văn: + Làm rõ hơn quan niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. + Làm rõ những lợi thế và hạn chế về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang đối với quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. + Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh. - Ý nghĩa của luận văn: những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa nhất định không chỉ đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh An Giang mà còn có ý nghĩa như một tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tương tự. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm về nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Sản xuất nông nghiệp thuộc khu vực I trong cơ cấu ngành kinh tế gồm có trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Trên cơ sở phát triển nông nghiệp thì công nghiệp, giao thông vận tải và các ngành kinh tế khác mới phát triển vững chắc, có tích lũy, tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống xã hội. Enghen đã từng khẳng định: “ nông nghiệp là ngành sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ thế giới cổ đại và hiện nay nông nghiệp lại càng có ý nghĩa như thế ”. 1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cơ cấu kinh tế nông thôn 1.2.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế nông thôn Nền kinh tế quốc dân là một tổ hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trên góc độ không gian lãnh thổ của mỗi nước người ta phân chia thành kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị. Sự phân biệt giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị dựa vào sự khác nhau về địa lý, gắn liền với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và những đặc thù của các ngành. Khu vực nông thôn bao gồm một không gian rộng lớn, có một cộng đồng dân cư sinh sống và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp với các hoạt động kinh tế, xã hội gắn liền với lĩnh vực đó. Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân và hợp thành cơ cấu của nền kinh tế. Kinh tế nông thôn bao gồm các ngành liên quan mật thiết với nhau: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, bao gồm cả công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Các ngành kinh tế đó có quan hệ chặt chẽ với nhau theo những tỉ lệ nhất định về số lượng và liên quan chặt chẽ về mặt chất lượng.  Kinh tế nông thôn là một tổng thể các ngành kinh tế trong khu vực nông thôn. Như vậy, có thể hiểu cơ cấu kinh tế nông thôn là một tổng thể các bộ phận kinh tế hợp thành kinh tế nông thôn. Các bộ phận đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau theo những tỉ lệ nhất định về số lượng và gắn bó với nhau về mặt chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế nông thôn, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế nông thôn - Cơ cấu kinh tế nông thôn mang tính khách quan. Mỗi một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội thường tương ứng với một cơ cấu kinh tế nông thôn cụ thể. Những thành tựu của các cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ đã đem lại sự biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những tiến bộ khoa học và công nghệ do cuộc cách mạng đó đem lại, nhất là cuộc cách mạng sinh học đã tạo ra những giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao, mức độ thích nghi rộng hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tất cả những điều đó đã góp phần làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra cơ cấu mới với độ thích nghi rộng hơn và hiệu quả hơn. Mặt khác, sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, những điều kiện tự nhiên nhất định. Các quy luật kinh tế được biểu hiện
Luận văn liên quan