Luận văn Công tác công chứng – chứng thực

UBND xã Lai Uyên nằm ở ấp Xà Mách, với khuông viên rộng khoảng 15.500 m2 .Cơ sở vật chất bao gồm: một dãy lầu dành khối Đoàn thể và phòng Bí thư Đảng uỷ, một dãy trệt dành cho một số bộ phận như văn phòng Đảng ủy – HĐND, Văn phòng UBND, Ban Tư pháp, Tài chính, Địa chính, Thương binh Xã hội và phòng làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch. Ngoài ra còn có phòng giải quyết hành chính – đây là nơi làm việc của các ngành theo cơ chế một cửa, cạnh phòng giải quyết hành chính là phòng tiếp dân. UBND xã Lai Uyên có đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm với công việc từ đó đã lãnh đạo xã phát triển toàn diện đặc biệt là về kinh tế trong nhiều năm qua

doc31 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13024 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác công chứng – chứng thực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC CÔNG CHỨNG – CHỨNG THỰC TẠI UBND XÃ LAI UYÊN UBND xã Lai Uyên nằm ở ấp Xà Mách, với khuông viên rộng khoảng 15.500 m2 .Cơ sở vật chất bao gồm: một dãy lầu dành khối Đoàn thể và phòng Bí thư Đảng uỷ, một dãy trệt dành cho một số bộ phận như văn phòng Đảng ủy – HĐND, Văn phòng UBND, Ban Tư pháp, Tài chính, Địa chính, Thương binh Xã hội và phòng làm việc của Chủ tịch, Phó Chủ tịch. Ngoài ra còn có phòng giải quyết hành chính – đây là nơi làm việc của các ngành theo cơ chế một cửa, cạnh phòng giải quyết hành chính là phòng tiếp dân. UBND xã Lai Uyên có đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm với công việc từ đó đã lãnh đạo xã phát triển toàn diện đặc biệt là về kinh tế trong nhiều năm qua PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH XÃ LAI UYÊN – BẾN CÁT- BÌNH DƯƠNG I/ Khái quát về cơ quan thực tập: - Tên đơn vị: Uỷ ban nhân dân xã Lai Uyên. - Địa chỉ trụ sở: ấp Xà Mách – xã Lai Uyên – huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương - Xã Lai Uyên cách trung tâm hành chính huyện Bến Cát 07 km về phía Bắc, có nhiều xã giáp ranh như sau : + Đông Nam giáp xã Tân Hưng. + Đông Bắc giáp xã Tân Long huyện Phú Giáo. + Tây giáp xã Cây Trường. + Tây Nam giáp xã Long Nguyên. + Nam giáp xã Lai Hưng. + Bắc giáp xã Trừ Văn Thố. - Xã Lai Uyên có diện tích đất tự nhiên là 8.841,23 ha được chia làm 8 ấp, dân số hiện nay là 2.157 hộ với 18.115 nhân khẩu. Xã Lai Uyên có diện tích đất rộng và dân cư đông, đồng thời là một trong những địa bàn trọng điểm của huyện Bến Cát, tiếp giáp nhiều xã và huyện khác, có 17km đường Quốc lộ 13 và nhiều giao lộ lớn thông thương với các huyện, tỉnh khác. Xã Lai Uyên hiện nay là nơi có sức thu hút nhân dân và lao động ở các tỉnh thành trong cả nước đến làm ăn và lập nghiệp lâu dài. - Đời sống của nhân dân địa phương phần lớn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và một số ít hoạt động thương mại dịch vụ. Về công nghiệp được UBND tỉnh quy hoạch khu Công nghiệp & Đô thị Bàu Bàng với diện tích 2.166ha và hiện trong giai đoạn thực hiện công tác giải toả đền bù, xây dựng hạ tầng. II/ Đặc điểm 1. Về tổ chức: Số lượng: Cán bộ, công chức của xã là: 41 Cơ cấu tổ chức: - Xã Lai Uyên là một đơn vị hành chính, có cơ cấu tổ chức các ban ngành theo quy định đoàn thể, tổng số Cán bộ công chức của xã hiện nay là 41, trong đó Cán bộ chuyên tránh và công chức là 19 và Cán bộ không chuyên trách là 22. Trong đó Cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng là 05 đồng chí, trung cấp 15 đồng chí. Ngoài ra hiện nay có 11 đồng chí đang theo học các lớp đại học và 04 đồng chí đang theo học các lớp trung cấp. - Xã Lai Uyên có 8 ấp với 81 tổ dân cư tự quản, ở mỗi ấp điều có các tổ chức chính trị như:chi bộ Đảng, Ban công tác Mặt trận, chi hội Cựu chiến binh, chi hội Nông dân, chi hội Phụ nữ, chi hội Chữ thập đỏ, chi hội Người cao tuổi, chi Đoàn ấp. Hệ thống chính trị gồm: - Đảng ủy, HĐND – UBND – UBMTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Công Đoàn. Ngoài ra còn có các đoàn thể xã hội như Chữ Thập đỏ, Người Cao tuổi Các cấp tổ chức nhân sự: - Tổ chức nhân sự xã gồm 41 nhân sự, trong đó Cán bộ chuyên trách là 11, công chức là 08 và không chuyên trách là 22 - Cấp lãnh đạo: + Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã – đ/c Đoàn Văn Nguyện + Hai Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là đ/c Lê Văn Tiu phụ trách khối Văn hoá xã hội và đ/c Vương Văn Phước phụ trách lĩnh vực Kinh tế. - Các bộ phận của cơ quan: + Cán bộ Văn phòng – Thống kê + Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch + Cán bộ Địa chính + Kế toán ngân sách + Cán bộ Giải quyết khiếu nại tố cáo – Tiếp dân + Cán bộ Giao Nông thôn – Thuỷ lợi + Cán bộ Dân số - Gia đình & Trẻ em + Cán bộ chuyên trách XĐGN – VL + Cán bộ Lao động Thương binh & Xã hội + Cán bộ Truyền thanh + Cán bộ Văn hoá Thông tin – Thể thao Sơ đồ tổ chức: Xoá đói giảm nghèo Nội vụ VP UBND Xã đội Công an Tư pháp Phó Chủ tịch văn hoá xã hội CHỦ TỊCH Đài truyền thanh Giao thông xây dựng Địa chính Tài chính Kế toán Lao động thương binh XH Dân số gia đình trẻ em Văn hoá Thông tin Phó Chủ tịch kinh tế 2. Về mặt khác: - UBND Xã Lai Uyên được quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở theo chuẩn quốc gia và văn phòng các ấp cũng đã và đang được đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoặc động của địa phương - Về cơ sở hạ tầng như: điện, điện thoại, đường, trường học, trạm y tế đáp ứng được phần lớn nhu cầu của nhân dân, xã Lai Uyên hiện có một trường cấp 2-3, hai trường tiểu học với 05 phân hiệu ở các ấp và trường mầm non, trạm y tế cũng đã được xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Đường giao thông, có tuyến đường quốc lộ 13 đi qua, tuyến đường nhựa từ ngã ba Bàu Bàng đi Tân Long và tuyến từ ngã ba trường Tiểu học Lai Uyên A đi đến ngã ba Tánh (giáp tuyến Bàu Bàng – Tân Long ) và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn rãi khắp các ấp trên địa bàn xã. - Về văn hoá xã hội có địa điểm cho các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, có di tích lịch sử, công viên cho nhân dân đến tham quan và vui chơi giải trí. * Thành tích - Xã Lai Uyên vốn có nhiều thành tích trong hai thời kỳ kháng chiến và trong xây dựng cuộc sống, nhân dân của xã phần lớn điều là những gia đình có truyền thống cách mạng, có tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, có trình độ học vấn và kiến thức xã hội tương đối, có đường lối và nhận thức đúng đắn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - Đội ngũ cán bộ từ xã đến ấp đều có trình độ tương đối khá, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công việc, tạo được niềm tin trong nhân dân, có tinh thần học hỏi để tiến bộ và nâng cao mình hơn. - Quá trình thực hiện định hướng phát triển về mọi mặt ở địa phương luôn luôn được cấp trên quan tâm hỗ trợ, nhân dân đồng tình ủng hộ. - Địa bàn xã Lai Uyên có diện tích đất rộng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm và được UBND tỉnh chấp thuận cho xây dựng khu Công nghiệp & Đô thị Bàu Bàng với diện tích trên 2000 ha. - Về văn hoá xã hội của xã Lai Uyên luôn được được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư phát triển theo nguyện vọng của nhân dân địa phương. * Tổ chức hoạt động của UBND xã: - UBND xã Lai Uyên làm việc theo nguyên tắt tập thể, quyết định công việc theo đa số, UBND xã chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. - Đời sống kinh tế của nhân dân địa phương phần lớn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và một số hoạt động thương mại, dịch vụ. Về công nghiệp được UBND tỉnh quy hoạch khu Công nghiệp & Đô thị Bàu Bàng với diện tích 2.166 ha, trong đó có 1.852 ha thuộc xã Lai Uyên. - Về an ninh, trật tự, quốc phòng công an từ xã đến ấp có trình độ tương đối và được bố trí phù hợp, đầy đủ số lượng. Mỗi ấp điều có các tổ an ninh trật tự, an ninh tự quản và Lực lượng dân quân tự vệ hoạt động tích cực nên tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội luôn đạt được sự ổn định. PHẦN II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA UBND XÃ LAI UYÊN I/ Chức năng của UBND xã Lai Uyên - UBND xã Lai Uyên do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND. - UBND là cơ quan hành chính cấp xã chịu trách nhiệm thi hành Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. - Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước do HĐND giao và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ. - UBND xã Lai Uyên là cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện chỉ đạo hàng ngày công việc hành chính ở địa phương. - UBND xã với vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị, trong năm qua đã nổ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực. II/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Theo Luật tổ chức HĐND – UBND năm 2003 thì UBND xã có nhiệm vụ như sau: - Ủy ban nhân dân tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. - Ủy ban nhân dân cấp trên chỉ đạo hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. - Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân, xây dựng đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét và quyết định. - Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp Hội đồng nhân dân. - Nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý Nhà nước: + Quản lý Nhà nước ở địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá. + Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương. + Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện chế độ Nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương. + Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác. + Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ. + Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật. + Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương. - Ủy ban nhân dân thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương đưa ra Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xét. - Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân cấp trên. + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ. 1. Nhiệm vụ cụ thể của UBND xã Lai Uyên 1.1. Trong lĩnh vực kinh tế: - Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình UBND huyện phê duyệt tổ chức thực hiện. - UBND xã Lai Uyên lập dự toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã, dự toán thu – chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. - UBND xã tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo về cơ quan cấp trên theo quy định của pháp luật Nhà nước. - Quản lý và sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn ngân sách địa phương để phục vụ các nhu cầu công ích, xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông nông thôn, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật. - Thường xuyên huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, trên nguyên tắt dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ. 1.2. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật: - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng, xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương. - Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương. - Quản lý hộ khẩu, tổ chức việc đăng ký tạm trú, tạm vắng, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. 1.3. Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, thuỷ lợi, tiểu thủ công nghiệp: - Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ dịch bệnh với cây trồng và vật nuôi. - Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương. - Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. 1.4. Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải: - Tổ chức việc thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông nông thôn trong xã theo phân cấp. - Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do luật định. - Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống, công trình theo quy định của pháp luật. 1.5. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, thể dục thể thao: - Thực hiện kế hoạch phát triển ở địa phương, phối hợp với trường học vận động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi, tổ chức các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ . - Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương, phối hợp với UBND cấp trên quản lý trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn. - Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số & kế hoạch hoá gia đình được giao, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng chống các dịch bệnh. - Xây dựng các phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, tổ chức các lễ hội tuyên truyền bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích văn hoá, lịch sử và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Thực hiện chính sách chế độ đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, những gia đình có công với Cách mạng. - Tổ chức các hoạt động từ thiện nhân đạo, vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, tổ chức các hình thức nuôi dưỡng chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang, quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương. 1.6. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo: - Tổ chức hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. 1.7. Trong việc thi hành pháp luật: - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật. - Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền. - Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. * Ngoài ra còn có những nhiệm vụ sau: + Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã về việc bảo đảm thực hiên thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị, quản lý dân cư đô thị trên địa bàn. + Thanh tra việc sử dụng đất đai của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. + Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã lập biên bản đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không giấy phép trái với quy định cuả giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và quyết định. + Quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã theo phân cấp, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật. PHẦN III: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ LAI UYÊN I/ Hoạt động Công chứng – chứng thực: 1. Công tác Công chứng – chứng thực 1.1. Khái niệm Công chứng – chứng thực: - Trong xã hội luôn tồn tại những mối quan hệ được phát sinh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức. Các quan hệ này thể hiện ý chí chủ quan của các bên tham gia. Ban đầu các chủ thể muốn có bằng chứng về sự cam kết thoả thuận nên nhờ người ghi chép lại, dần dần việc giúp đỡ thành nghề gọi là “công chứng”. - Trong chế độ xã hội có Nhà nước thì bao giờ giai cấp cầm quyền cũng muốn điều chỉnh những ý chí chủ quan của chủ thể giao dịch phục vụ mục đích quản lý của mình. Vì vậy từng bước quy định những hành vi nào đó bắt buột phải thực hiện theo pháp luật. - Vì vậy ở Việt Nam công tác “Công chứng – chứng thực” được thực hiện như sau: + “Công chứng” là việc công chứng viên xác nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng, hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. + “Chứng thực” là việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp xã xác nhận sao y các loại giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các loại giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của pháp luật về chứng thực. - “ Chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở ” là xác nhận một số giấy tờ giao dịch và chữ ký của cá nhân, phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của pháp luật. - Ở thành phố Hồ Chí Minh có giao thêm cho Ủy ban nhân dân cấp cơ sở chứng thực, sao y một số loại giấy tờ. Đây là việc cần thiết cho lượng dân cư tập trung quá đông, nhu cầu giao dịch rất lớn. Đồng thời cũng có lý do khác là do một số cơ quan, tổ chức đòi hỏi nhiều loại giấy tờ phải sao y, kể cả những đòi hỏi không theo quy định của pháp luật. 1.2. Thẩm quyền “Công chứng – chứng thực” ở Ủy ban nhân dân xã: - Theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực những việc sau: + Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ,văn bản bằng tiếng việt.Cụ thể như: chứng thực bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ khẩu, các loại hồ sơ lý lịch theo luật định. + Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ văn bản bằng tiếng việt. - Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực các việc theo quy định và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. 1.3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính – chứng thực chữ ký: - Theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ thì thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính – thủ tục chứng thực chữ ký bao gồm: Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctong quat va dac diem tinh hinh xa lai uyen.doc
  • docbia.doc
  • docbieu mau.doc
  • docloi cam on.doc
  • docloi noi dau.doc
  • docmau chung thuc chu ky.doc
  • docmau chung thuc hop dong - giao dich.doc
  • docmau so chung thuc ban sao tu ban chinh.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhan xet cua don vi thuc tap.doc
  • docnhan xet cua giao vien cham bao cao.doc
  • docnhat ky thuc tap.doc
  • doctai lieu tham khao.doc