Công ty công nghiệp nặng và xây dựng Hàn-Việt (gọi tắt là HANVICO) ra đời vào
ngày 15 tháng 11 năm 1995. Công việc xây dựng nhà máy bắt đầu từ ngày 31 tháng
8 năm 1996 và hoàn thành vào ngày 30 tháng 6 năm 1998. Công ty chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 1998.Là một liên doanh giữa Công ty Công
nghiệp nặng và xây dựng Hàn quốc (Hanjung), Công ty Ssangyong Hàn quốc và
Công ty cơ khí Duyên hải (ph ía Việt nam). Giấy phép đầu tư số 1404/GP, do Uỷ
ban nhà nước về hợp tác vàđầu tư, nay là Bộ kế hoạch vàđầu tư cấp ngày 23 tháng
10 năm 1995. Thời hạn hoạt động của công ty là 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép
đầu tư.
Công ty được phép sản xuất và lắp đặt các sản phẩm phi tiêu chuẩn bằng thép phục
vụ cho các công trình như: Nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy xi măng, hoá
dầu, nhà máy đường, nhà máy chưng cất nước ngọt .
33 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty công nghiệp nặng và xây dựng Hàn - Việt (hanvico), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn:
“CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA
CÔNG TY CÔNG NGHIỆP NẶNG VÀ XÂY DỰNG HÀN
- VIỆT (HANVICO)”
LỜI NÓI ĐẦU.
Đểđưa nước ta trở thành một nước giàu mạnh, từng bước hội nhập vào công cuộc
phát triển của khu vực và trên toàn thế giới Đảng và Nhà nước ta đãđưa ra Chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ mới mang tên “Chiến lược đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng
đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Để thực hiện
được mục tiêu này, Đảng và Nhà nước đãđưa ra nhiều chính sách đúng đắn vàưu đãi
nhằm thu hút và tận dụng các nguồn lực trong và ngoài nước.
Công ty Công nghiệp nặng và xây dựng Hàn Việt đã ra đời trong hoàn cảnh đó.
Trong quá trình tìm hiểu về công ty em đã lập được Báo cáo tổng hợp bao gồm 3
phần chính sau đây:
PHẦN I: GIỚITHIỆUKHÁIQUÁTCHUNGVỀ
CÔNGTYCÔNGNGHIỆPNẶNGVÀXÂYDỰNG HÀN - VIỆT
(HANVICO)
PHẦN II:
TỔNGQUANVỀCÔNGTÁCKẾTOÁNVÀBỘMÁYKẾTOÁNCỦ
ACÔNGTY
PHẦN III: KẾTLUẬNCHUNG
PHẦN 1
GIỚITHIỆUKHÁIQUÁTCHUNGVỀ
CÔNGTYCÔNGNGHIỆPNẶNGVÀXÂYDỰNGHÀN - VIỆT
(HANVICO)
I - QUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦACÔNGTY.
Công ty công nghiệp nặng và xây dựng Hàn-Việt (gọi tắt là HANVICO) ra đời vào
ngày 15 tháng 11 năm 1995. Công việc xây dựng nhà máy bắt đầu từ ngày 31 tháng
8 năm 1996 và hoàn thành vào ngày 30 tháng 6 năm 1998. Công ty chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 1998.Là một liên doanh giữa Công ty Công
nghiệp nặng và xây dựng Hàn quốc (Hanjung), Công ty Ssangyong Hàn quốc và
Công ty cơ khí Duyên hải (phía Việt nam). Giấy phép đầu tư số 1404/GP, do Uỷ
ban nhà nước về hợp tác vàđầu tư, nay là Bộ kế hoạch vàđầu tư cấp ngày 23 tháng
10 năm 1995. Thời hạn hoạt động của công ty là 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép
đầu tư.
Công ty được phép sản xuất và lắp đặt các sản phẩm phi tiêu chuẩn bằng thép phục
vụ cho các công trình như: Nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy xi măng, hoá
dầu, nhà máy đường, nhà máy chưng cất nước ngọt ...
Tổng vốn đầu tư: 25.700.000 Đô la Mỹ
Vốn pháp định là 10.160.000 đô la Mỹ và tỷ lệ góp vốn như sau:
Công ty Công nghiệp nặng và xây dựng Hàn quốc góp 6.096.000 đô
la Mỹ (chiếm 60%) bằng thiết bị, máy móc, giá trị công nghệ chuyển
giao và ngoại tệ.
Công ty Ssangyong Hàn quốc góp 1.016.000 đô la Mỹ (chiếm 10%)
bằng ngoại tệ.
Công ty Cơ khí Duyên Hải - Việt Nam góp 3.048.000 đô la Mỹ
(chiếm 30%) bằng giá trị quyền sử dụng 70.000 m2đất tại phường Sở
dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
Trụ sở chính: Số 933 Tôn Đức Thắng Thắng, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải
Phòng.
Thời gian đầu, công ty còn gặp nhiều khó khăn: tìm kiếm đơn đặt hàng, đào tạo đội
ngũ công nhân có thểđáp ứng với những mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao. Tuy
nhiên, với sự nỗ lực của toàn bộ ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên cộng
thêm với sự giúp đỡ nhiệt tình của chính phủ Việt nam cũng như từ công ty mẹở
Hàn quốc ngày càng có nhiều bạn hàng cả trong và ngoài nước tìm đến và tin tưởng
vào chất lượng sản phẩm của HANVICO. Điều đóđã giúp cho công ty thành công
trong việc cung cấp và lắp đặt hàng chục nghìn tấn thiết bị cho các nhà máy lớn,
góp phần không nhỏ vào việc đẩy nhanh tiến độ của các dựán trọng điểm của Quốc
gia, từng bước thay cách nhìn của các tập đoàn lớn về chất lượng các sản phẩm
công nghiệp nặng tại sản xuất tại Việt nam.
Tuy nhiên để hợp tác được với bạn hàng quốc tế, những công ty, tập đoàn lớn trên
các Châu lục thìđiều kiện đầu tiên là phải có các chứng chỉ nhất định do cơ quan
kiểm định nổi tiếng có uy tín cấp. Đểđược cấp những chứng chỉ này công ty đã
không ngừng hoàn thiện về mặt tổ chức sản xuất đảm bảo chất lượng, thời gian giao
hàng đúng hẹn của các mặt hàng làm ra. Công ty đã xây dựng được một hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến và liên tiếp nhận được các chứng chỉ quan trọng nhất.
Hiện tại công ty đãđược cấp những chứng chỉ sau:
- Chứng chỉ ISO 9001: 2000 do đại diện của Tổ chức ISO quốc tế HSB (Mỹ) cấp
ngày 13/8/1999, gia hạn tháng 8/2004 cho hệ thống quản lý chất lượng của Công
ty. Với chứng chỉ này công ty HANVICO trở thành công ty đầu tiên trong
nghành sản xuất các thiết bị công nghiệp nặng tại nước ta được nhận chứng chỉ
Quốc tế ISO 9001, nó khẳng định công ty cóđầy đủ năng lực về kỹ thuật và quản
lý tiến hành trọn vẹn tất cả các công đoạn của một công trình từ khâu thiết kếđến
việc lắp ráp hoàn thiện bàn giao cho khách hàng theo phương thức chìa khoá
trao tay cũng như các dịnh vụ sau bán hàng.
- Chứng chỉ ASME do Hiệp hội các kỹ sư cơ khí Mỹ cấp ngày 17/8/1999, gia hạn
ngày 17/8/2004 gồm các dấu U (sản xuất và lắp đặt bình bồn áp lực) tem U2
((sản xuất và lắp đặt bình bồn áp lực) và tem S (sản xuất và lắp đặt hệ thống nồi
hơi). Chứng chỉ khẳng định nhà thầu cóđầy đủ năng lực trong việc thiết kế, chế
tạo và lắp đặt các sản phẩm áp lực có yêu cầu rất cao về mặt an toàn dưới sự
giám sát ngặt nghèo của đại diện Hiệp hội các kỹ sư cơ khí Mỹ.
- HANVICO cũng nhận được rất nhiều chứng chỉ do chính các tập đoàn lớn trao
tặng về việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho họ như: tập đoàn Mitsui
Babcock của Anh, tập đoàn IHI của Nhật, tập đoàn Samsung của Hàn quốc, tập
đoàn ABB của Pháp...
Với phương châm hoạt động là sản xuất ra được những sản phẩm đạt chất lượng
cao, đúng thời gian giao hàng với chi phí rẻ nhất có thể, trong những năm qua công
ty không ngừng lớn mạnh: nếu như những năm đầu hoạt động công ty chỉ có
khoảng 200 cán bộ công nhân viên thìđến nay đội ngũ này đã lớn mạnh lên đến hơn
550 người với mức thu nhập bình quân là khá cao so với mặt bằng chung.
II - CHỨCNĂNGVÀCÁCMẶTHÀNGCHỦYẾU
1. Chức năng của công ty
Sản xuất các sản phẩm phi tiêu chuẩn bằng thép, lắp đặt nhà xưởng, máy móc thiết
bị cho các công trình, các nhà máy công nghiệp; cung cấp kỹ thuật, công nghệ và
các dịch vụ phụ trợ cho sản xuất công nghiệp; xây dựng các nhà máy thủy điện,
nhiệt điện ở nước ngoài và cung cấp dịch vụ phụ trợ theo các Hợp đồng ký kết; thực
hiện xây dựng các công trình trong nước đối với các công trình nhận cung cấp sản
phẩm do công ty sản xuất tại Việt Nam.
2. Sản phẩm chủ yếu của công ty:
Bình áp lực và các thiết bi trao đổi nhiệt
Kết cấu thép
Bình chứa
Các công việc vềống dẫn
Các công việc về chế tạo thép
Cho:
Các dựán hoá chất, hoá dầu và lọc dầu
Các dựán nhiệt điện
Các dựán xi măng
Các thiết bị nâng hạ
Cầu thép
Các nhà máy công nghiệp khác
III - KẾTQUẢHOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANH:
1. Các loại hàng hoá và dịch vụ của công ty
Các mặt hàng của công ty kháđa dạng về chủng loại như: các thiết bị cho Nhà máy
Điện, Nhà máy Xi măng, Hoá chất, Thuỷđiện (như kết cấu thép, bình bồn áp lực,
quạt thông gió, đường ống áp lực, hệ thống thu hồi nhiệt...) hay các loại cầu thép,
cần cẩu...
Các mặt hàng của công ty đều mang đặc điểm chung là các sản phẩm siêu trường,
siêu trọng được sản xuất riêng biệt cho từng công trình công nghiệp nhất định chứ
không phải các sản phẩm sản xuất hàng loạt sau đó mới bày bán. Sản phẩm làm ra
tuy rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã nhưng kích thước của các sản phẩm giống
nhau thì hầu như không lặp lại. Những sản phẩm này hoặc sẽđược lắp đặt vào trong
một hệ thống hoàn chỉnh của một nhà máy nào đó và góp phần tạo lên cấu trúc
đồng bộđể vận hành Nhà máy hoặc là sản phẩm riêng lẻ có thể dùng ngay như
thiết bị nâng hạ (cẩn cẩu).
Mẫu mã của sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về màu
sơn, kích cỡ hay hình dáng cũng như yêu cầu chất lượng của các sản phẩm hoàn
toàn phụ thuộc và tính năng kỹ thuật của chúng theo những tiêu chuẩn cụ thể nhưđộ
chính xác về kích thước, cơ tính vật liệu, chất lượng mối hàn vàđộ bền của lớp sơn
bảo vệ.
2. Thị trường tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ
Sản phẩm của công ty làm ra không phục vụ cho đông đảo người tiêu dùng mà
người mua chỉ là các công ty, các tập đoàn hay nhà nước. Tuy nhiên các sản phẩm
này lại có thể sử dụng được ở tất cả các Nhà máy công nghiệp ở các quốc gia trên
thế giới do tính chất đặc thù của nó.
Sản phẩm của công ty thường có giá trị rất cao từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đô
la Mỹ và cũng đòi hỏi chất lượng cao nên việc kí kết được một hợp đồng với
khách hàng là không hềđơn giản. Tuy nhiên toàn công ty và nhất là các cán bộ nhân
viên phòng makerting đã nỗ lực không ngừng để tìm kiếm những đơn hàng mới cho
công ty, số lượng hợp đồng công ty nhận được ngày càng nhiều so với những năm
đầu đi vào hoạt động. Dưới đây là một số chỉ tiêu đã phần nào cho chúng ta thấy
được sự nỗ lực đó:
BIỂU 01: KẾTQUẢSẢNXUẤTKINHDOANHCỦA CÔNGTY
Đơn vị: USD
STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 6 tháng đầu
năm 2004
1 Vốn kinh doanh 10.160.000 10.160.000 10.160.000 10.160.000
2 Doanh thu 12.455.436 10.329.716 13.614.650 9.852.699
Trong đó doanh thu XK 12.319.276 7.675.199 12.421.847 9.555.107
3 Nộp ngân sách 196.050 196.050 416.187
4 Lợi nhuận sau thuế 495.308 911.795 830.366 935.101
5 Tổng số lao động (người) 468 484 553 552
6 Thu nhập bình quân 115.58 100.06 118.74 150.63
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy HANVICO đã lớn mạnh và
trưởng thành lên rất nhiều. Doanh thu ngày càng lớn, đặc biệt xuất khẩu chiếm tỷ
trọng rất lớn và cơ cấu sản phẩm cũng được đa dạng hoá về chủng loại. Trước kia
sản phẩm chủ yếu của Doanh nghiệp là kết cấu thép và các thiết bị thuộc loại đơn
giản, dễ làm thìđến nay Công ty chú trọng đi vào các mặt hàng đòi hỏi chất lượng
kỹ thuật cao, chính những mặt hàng này mới là nguồn thu nhập chủ yếu của công ty
vì nó mang lại lợi nhuận cao.
Cho đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của công ty đã có mặt ở 26 nước trên thế giới,
kể cảở các nước có nền công nghiệp rất phát triển như Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản,
Úc, Singapo....
IV - HÌNHTHỨCTỔCHỨCSẢNXUẤTVÀKẾTCẤUSẢNXUẤT
a) Kết cấu sản xuất của công ty: được chia ra thành bộ phận sản xuất
chính vàbộ phận sản xuất phụ trợ.
Bộ phận sản xuất chính bao gồm các tổ: Tổ lấy dấu, tổ cắt, tổ uốn lốc, tổ
gá lắp, tổ hàn, tổ gia công cơ khí, tổ xử lý nhiệt, tổ sơn và tổ bao gói sản
phẩm.
Bộ phận sản xuất phụ trợ là các tổ: Tổ vận chuyển, tổ cơđiện.
Bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trợ có mối quan hệ mật thiết với
nhau, hỗ trợ nhau. Do kích thước sản phẩm lớn nên trong quá trình sản xuất khi cần
vận chuyển bán sản phẩm giữa các bộ phận sản xuất chính, luôn cần đến tổ vận
chuyển hoặc bộ phận cơđiện luôn phải đảm bảo các máy móc thiết bị của công ty
luôn hoạt động tốt vàđược kiểm định đúng kỳ hạn.
b) Hình thức chuyên môn hoá: Do đặc thù sản phẩm phi tiêu chuẩn
không thông dụng, không sản phẩm nào hoàn toàn giống sản phẩm
nào, hình thức tổ chức sản xuất của công ty HANVICO được chuyên
môn hoá theo từng công việc trong dây chuyền sản xuất. Bộ phận sản
xuất của công ty được chia ra từng bộ phận nhỏ (Thường từ 12 đến 15
người mỗi tổ) có chuyên môn khác nhau. Tất cả công nhân của từng
tổđều được lựa chọn theo nghành nghềđược đào tạo vàđược cán bộ kỹ
thuật của công ty đào tạo lại.
V - CƠCẤUTỔCHỨCBỘMÁYQUẢNLÝ
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty gồm Tổng giám đốc là người Hàn Quốc, Phó
tổng giám đốc là người Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của các bộ phận theo kiểu trực
tuyến chức năng với tính chuyên môn hóa cao.
Chức năng của từng phòng được quy định cụ thể trong sổ tay đảm bảo chất lượng
của công ty.
Sơđồ 1: Sơđồ tổ chức quản lý
TỔNGGIÁMĐỐC
PHÓ TỔNGGIÁMĐỐC
GIÁMĐỐCSẢNXUẤT
PHÒNGTHỊTRƯỜNG
PHÒNGHÀNHCHÍNH
QUẢNLÝDỰÁN
PHÒNG QL
CHẤTLƯỢNG
PHÒNGTHIẾTKẾ
PHÒNGKỸTHUẬ
TVÀHÀN
PHÒNGQUẢNLÝS
ẢNXUẤT
PHÒNGSẢNXUẤT
SƠĐỒTỔCHỨCQUẢNLÝ
Giải thích sơđồ:
- Tổng giám đốc: là ngườiđứng đầu bộ máy quản lý doanh nghiệp, có quyền lực
cao nhất, có quyền quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp. Đặc biệt Tổng
giám đốc trực tiếp quản lý hai phòng Marketing và phòng Quản lý chất lượng.
- Phó tổng giám đốc: giúp việc cho Tổng giám đốc, là người theo dõi và chỉđạo
hoạt động chung của công ty, chỉđạo việc thực hiện các chính sách của nhà
nước.
- Giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành chung về mặt sản xuất nhưng
chủ yếu là các phòng thiết kế, công nghệ, quản lý sản xuất và phòng sản xuất.
Ngoài ra còn diều hành và kiểm tra hoạt động của nhóm báo giá.
- Phòng Marketing: Được sự chỉđạo trực tiếp của Tổng giám đốc, chịu trách
nhiệm trong việc tìm kiếm các đơn hàng, chuẩn bị Hồ sơ dự thầu cho các dựán
mới, tìm kiếm thông tin về các dựán. Nhưng do tính đặc thù về mặt hàng của
công ty nên trong các cuộc đàm phám đi đến ký kết nhất định phải có sự gia
tham của giám đốc sản xuất.
- Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc
thi hành, thực hiện qui trình đảm bảo chất lượng theo sổ tay đảm bảo chất lượng.
Theo dõi và kiểm tra việc tuân thủ tất cả các quy trình công nghệ, tiến hành
kiểm tra tất cả các sản phẩm đang trong quá trình sản xuất theo thủ tục quản lý
chất lượng sản phẩm và theo yêu cầu của khách hàng. Phòng đảm bảo chất
lượng hoạt động độc lập với bộ phận sản xuất và chịu sự chỉđạo trực tiếp từ tổng
giám đốc và có quyền dừng quá trình sản xuất nếu thấy các qui trình không được
tuân thủ nghiêm ngặt.
- Phòng hành chínhđược chia thành ba bộ phận:
a) Phòng mua hàng: Mua các vật liệu theo yêu cầu mua bán vật liệu do phòng
thiết kế phát hành từ các nhà cung cấp đủ tư cách trong và ngoài nước, chịu
trách nhiệm ký kết các hợp đồng vận tải sản phẩm, làm thủ tục xuất nhập
cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu vật liệu và xuất
khẩu sản phẩm.
b) Phòng nhân sự : chịu trách nhiệm thực hiện công tác tuyển dụng lao động,
công tác lao động tiền lương.
c) Phòng kế toán: Kiểm soát mọi hoạt động tài chính của công ty, theo dõi việc
mua vật tư về cho sản xuất cũng như các sản phẩm xuất xưởng. Hạch toán
chi phí, tính lỗ lãi cho từng đơn hàng công ty thực hiện. Phát hành hoáđơn tài
chính.
- Phòng quản lý dựán: làđầu mối chính liên lạc với khách hàng, tiếp nhận tài liệu
từ khách hàng vàđưa đến các bộ phận chức năng, giải quyêt các vấn đề khúc
mắc của khách hàng.
- Phòng quản lý sản xuất: lập lịch trình sản xuất cho từng dựán cụ thể cũng như
cho toàn bộ các dựán công ty đang tiến hành, theo dõi tiến độ thực hiện tất cả
các công đoạn của các dựán, tính toán nhân lực cho từng giai đoạn vàđề ra các
biện pháp cụ thểđảm bảo sản xuất được thông suốt.
- Phòng thiết kế: chịu trách nhiệm thiết kế ra sản phẩm phù hợp với các yêu cầu
của khách hàng, tính toán khối lượng vật tư chính cần thiết cho mỗi dựán, phát
hành phiếu yêu cầu mua vật tư cho từng dựán, vẽ bản vẽ chế tạo phục vụ cho
sản xuất, lập ra sơđồ cắt cho các chi tiết của sản phẩm, tính toán trọng lượng
cuối cùng của sản phẩm. Khi cần thiết phòng thiết kế phải tham gia tính toán báo
giá và lập hồ sơ dự thầu.
- Phòng công nghệ và hàn: chịu trách nhiệm tiếp nhận bản vẽ chế tạo từ phòng
thiết kế, lập ra quy trình công nghệ và qui trình hàn cho từng dựán dựa trên các
yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, tính toán khối lượng vật liệu hàn, hướng dẫn
công nhân thi hành đúng theo các bước của các qui trình được đặt ra. Ngoài ra
phòng công nghệ và hàn có trách nhiệm đào tạo thợ hàn định kỳ theo sổ tay đảm
bảo chất lượng, đào tạo thợ mới phục vụ cho các dựán.
- Phòng sản xuất gồm các kỹ sư trực tiếp theo dõi, hướng dẫn triển khai công việc
sản xuất và xưởng sản xuất bao gồm 22 tổ với tính chuyên môn hóa cao: tổ lấy
dấu, tổ cắt , tổ gá lắp , tổ hàn tổ gia công cơ khí , tổ vận chuyển , tổ bảo dưỡng,
tổ kiểm tra, tổ sơn và bao gói. Đứng đầu các tổ là các tổ trưởng, có trách nhiệm
điều hành trực tiếp các thành viên, nhận nhiệm vụ trực tiếp từ xưởng trưởng, có
trách nhiệm nắm vững các yêu cầu kỹ thuật đề ra cho công việc của tổ mình và
hướng dẫn các thành viên thực hiện.
PHẦN 2
TỔNGQUANVỀCÔNGTÁCKẾTOÁNVÀBỘMÁYKẾTOÁNCỦACÔ
NGTYHANVICO
I - TỔCHỨCCÔNGTÁCKẾTOÁNTẠINHÀMÁY
1. TỔCHỨCBỘMÁYKẾTOÁN.
Chức năng kế toán ở công ty là thu nhận, hệ thống hoá các thông tin về toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị nhằm cung
cấp các thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho cho công tác quản lý giúp lãnh đạo
đề ra các quyết định sáng suốt để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đểđảm bảo yêu cầu tổ chức, cơ cấu bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ, hoạt
động có hiệu quả và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty tổ chức
công tác kế toán theo hình thức tập trung. Không có kế toán riêng ở các bộ phận
phân xưởng mà chỉ có thống kê phân xưởng làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện
hạch toán ban đầu, thu nhập, kiểm tra chứng từ và lập kế hoạch định kỳ gửi về
phòng kế toán tập trung. Phòng kế toán của công ty bao gồm 05 người đảm nhiệm
các phần hành kế toán khác nhau. Tất cảđều có trình độđại học, thực hiện hạch toán
kế toán các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở bộ phận các phân xưởng, khối
văn phòng cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn nhà máy, lập các báo cáo kế
toán định kỳ, quản lý toàn bộ công tác kế toán của công ty.
- Kế toán trưởng: Chỉđạo các bộ phận kế toán về nghiệp vụ và ghi chép các chứng
từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế
toán của nhà máy, cung cấp thông tin kế toán tài chính cho giám đốc và chịu trách
nhiệm về sự chính xác của các thông tin đó.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán
được giao với nhiệm vụ:
Tổng hợp chi phí xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh toàn công ty và lập báo cáo quyết toán tài chính theo
quy định của nhà nước.
Theo dõi sự biến động của tài sản, chịu trách nhiệm trong việc
quản lý toàn bộ tài sản cốđịnh, trích và phân bổ khấu hao tài
sản cốđịnh cho các đối tượng sử dụng theo quy định của nhà
nước.
Theo dõi, ghi chép đối chiếu các khoản thanh toán với công
nhân viên. Theo dõi bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ
cấp cho các nhân viên, lập bảng phân bổ lương và các khoản
trích theo lương cho từng đối tượng.
- Kế toán Thanh toán: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về nhiệm vụđược
giao:
+ Kiểm tra các chứng từ thu chi, vay mượn hợp lý , hợp lệ theo đúng
quy định của Nhà nước và pháp luật
+ Phản ánh ghi chép chính xác, đầy đủ số liệu, tình hình tăng giảm
quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn, dài hạn và vay các đối
tượng khác, phụ trách việc mở L/C nhập khẩu.
- Kế toán NLVL, CCDC: Theo dõi và hạch toán tình hình nhập xuất tồn kho vật
liệu, công cụ dụng cụ, tham gia kiểm kêđịnh kỳ vàđột xuất, cung cấp số liệu cho
phòng điều độ sản xuất, hướng dẫn thủ kho mở thẻ kho ghi chép và quy định
phương pháp đối chiếu luân chuyển chứng từ giữa kho và kế toán.
- Thủ quỹ kiêm kế toán công nợ:
+ Chịu trách nhiệm trong việc quản lý bảo quản toàn bộ lượng tiền
mặt của Công ty trong két sắt.
+ Theo dõi, ghi chép đối chiếu công nợ phải thu khách hàng, phải trả
người cung cấp.
- Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơđồ sau:
Kế toán trưởng
(kiêm trưởng phòng)
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh
toán
Kế toán NVL,
CCDC
Thủ quỹ kiêm
kế toán công
nợ
Sơđồ 2: Sơđồ tổ chức bộ máy kế toán
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán (mỗi nhân viên kế toán phụ
trách một công việc nhất định) nhưng giữa các bộ phận có sự kết hợp hài hoà với
nhau.
2.ĐẶCĐIỂMCÔNGTÁCKẾTOÁN
a. Chếđộ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Hệ thống kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo
Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995, Chếđộ Báo cáo tài
chính Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 167/2000/QĐ/BTC ngày 25 tháng
10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ
sung Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính.
b. Hình thức sổ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”
- Trình tự ghi sổ tuân theo các bước được thể hiện qua sơđồ sau:
Chứng từ kế toán
Ch