Sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hóa. Các nhà văn không bị thôi
thúc bởi nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Văn học được quan tâm với tư cách là nghệ thuật
ngôn từ. Nhà văn quan tâm đến vấn đề đổi mới hình thức, ngôn ngữ nghệ thuật, và đổi
mới phong cách. Về phương diện nội dung, nhà văn phản ánh cuộc sống với cái nhìn đa
diện, đa chiều bởi hiện thực cuộc sống vốn “phức tạp, bề bộn nhiều niềm vui và nước
mắt, được và mất, chân và giả, cao cả và thấp hèn ”[56; 309]. Trong lĩnh vực truyện
ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu được xem là người “mở đường tinh anh” nhất, đi đầu
trong quá trình đổi mới văn học thì Nguyễn Huy Thiệp được nhìn nhận và đánh giá cao.
Ông được xem là một hiện tượng văn học độc đáo. Bởi lẽ, từ khi xuất hiện, Nguyễn Huy
Thiệp đã gây được sự chú ý, sau đó đã tạo nên một làn sóng dư luận xôn xao nhất cho sự
vận động của văn học đương đại. Mặc dù, gia tài văn học của ông chưa thật đồ sộ nhưng
những trang văn của ông lại có giá trị lớn lao. Huân chương văn học nghệ thuật của Pháp
trao tặng năm 2007 là một phần thưởng vinh dự cho nhà văn, đồng thời đã khẳng định
giá trị của những văn phẩm mà ông đã trình làng. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp, đa số các nhà phê bình đồng quan điểm về “ma lực” trong ngòi bút này. Chẳng
hạn, Mai Ngữ kết luận: tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã “gây bất ngờ, sửng sốt cho
người đọc, khiến mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về
sức mạnh và khả năng của văn học”[24; 418]. Hay Bùi Việt Thắng khẳng định: “Mỗi
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như “một khối thuốc nổ” làm tan vỡ nếp nghĩ bình
thường của độc giả.”[19; 351]
158 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGUYỆT TRONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGUYỆT TRONG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân, còn
nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và các
bạn đồng nghiệp.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS-TS Nguyễn
Thành Thi, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn đề trong đề
tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư
phạm TPHCM đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM, Thư
viện Khoa học Tổng hợp đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn trường THPT Điểu Cải, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai đã tạo mọi thuận lợi trong công tác.
Sau cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Lê Thị Nguyệt Trong
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 3
MỤC LỤC ................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7
1.Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 7
2.Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 9
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 13
4.Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 13
5.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 13
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ................................................................................... 14
7. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 14
Chương 1: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT . 16
1.1.Lời văn nghệ thuật ................................................................................................. 16
1.1.1.Khái niệm .................................................................................................................. 16
1.1.2.Đặc điểm cơ bản của lời văn nghệ thuật ................................................................... 17
1.2.Cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...... 22
1.2.1.Lời văn hướng tới cuộc sống đời thường với ba nguồn cảm hứng: phê phán, trữ
tình, chiêm nghiệm cuộc sống ............................................................................. 22
1.2.2.Lời văn tỉnh lược – cách thức để nhà văn thu hẹp tầm hiểu biết và sự tuyển chọn
thông tin khi kể chuyện ........................................................................................ 32
1.2.3.Lời văn “nhại” – cách thức để nhà văn nhìn nhận lại chân lý của cuộc đời ............ 35
1.3. Tiểu kết ................................................................................................................. 45
Chương 2: LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP– NHÌN TỪ DẠNG THỨC, CẤU TRÚC
DIỄN NGÔN ............................................................................................. 46
2.1.Đặc điểm chung của các thành phần lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ............................................................................................................ 46
2.2.Diễn ngôn kể.......................................................................................................... 47
2.2.1.Việc dịch điểm nhìn, ngôi kể và sự vận động linh hoạt của diễn ngôn kể ............... 47
2.2.2.Diễn ngôn kể chịu sự kiểm soát, chi phối bởi cái nhìn và giọng điệu của người kể
chuyện khách quan, không đáng tin cậy .............................................................. 52
2.3.Diễn ngôn thoại ..................................................................................................... 57
2.3.1.Lời đối thoại .............................................................................................................. 57
2.3.2.Lời độc thoại nội tâm ................................................................................................ 75
2.4.Diễn ngôn trữ tình ngoại đề ................................................................................... 81
2.4.1.Hình thức thơ và hình thức văn xuôi của trữ tình ngoại đề trong lời văn nghệ thuật
Nguyễn Huy Thiệp ............................................................................................... 82
2.4.2.Âm hưởng hiện sinh đặc biệt của diễn ngôn trữ tình ngoại đề ................................. 88
2.5. Tiểu kết ................................................................................................................. 94
Chương 3 : LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP – NHÌN TỪ SỰ TƯƠNG TÁC VÀ ĐA DẠNG
THẨM MĨ ................................................................................................. 95
3.1.Sự đa dạng thẩm mĩ xuất phát từ sự đa dạng của phương tiện, chất liệu cơ bản của
lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................... 95
3.1.1.Sự đa dạng thẩm mĩ từ sự tương tác của các lớp từ vựng ......................................... 95
3.1.2.Sự đa dạng thẩm mĩ từ thế giới hình ảnh so ánh và ẩn dụ biểu tượng trong lời văn
nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp ...................................................................... 98
3.2.Sự đa dạng thẩm mĩ được mở rộng với hệ thống thành ngữ, tiếng lóng, tiếng chửi
........................................................................................................................... 103
3.2.1.Hệ thống thành ngữ đậm đặc được sử dụng như một phương tiện xây dựng lời văn
............................................................................................................................ 103
3.2.2.Tiếng lóng – phương tiện nghệ thuật tạo hiệu quả thẩm mĩ trong lời văn Nguyễn
Huy Thiệp .......................................................................................................... 109
3.2.3.“Tiếng chửi” của nhân vật và người kể chuyện như một loại lời thoại đặc biệt trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ......................................................................... 111
3.3.Sự đa dạng thẩm mĩ qua cấu trúc câu văn và dạng thức liên kết câu trong văn bản
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................................................................ 115
3.3.1.Câu văn ngắn, lời văn được tỉnh lược tối đa là hình thức cơ bản trong cấu trúc câu
văn của Nguyễn Huy Thiệp ............................................................................... 115
3.3.2.Câu văn được lặp đi lặp lại trong một tác phẩm tạo chất thơ, chất cổ tích trong lời
văn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................................................. 118
3.3.3.Một số phương tiện liên kết câu đặc thù trong văn bản truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp .................................................................................................................. 119
3.4.Hiệu quả của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............ 122
3.5. Tiểu kết ............................................................................................................... 124
KẾT LUẬN ............................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 128
PHỤ LỤC .................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hóa. Các nhà văn không bị thôi
thúc bởi nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Văn học được quan tâm với tư cách là nghệ thuật
ngôn từ. Nhà văn quan tâm đến vấn đề đổi mới hình thức, ngôn ngữ nghệ thuật, và đổi
mới phong cách. Về phương diện nội dung, nhà văn phản ánh cuộc sống với cái nhìn đa
diện, đa chiều bởi hiện thực cuộc sống vốn “phức tạp, bề bộn nhiều niềm vui và nước
mắt, được và mất, chân và giả, cao cả và thấp hèn”[56; 309]. Trong lĩnh vực truyện
ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu được xem là người “mở đường tinh anh” nhất, đi đầu
trong quá trình đổi mới văn học thì Nguyễn Huy Thiệp được nhìn nhận và đánh giá cao.
Ông được xem là một hiện tượng văn học độc đáo. Bởi lẽ, từ khi xuất hiện, Nguyễn Huy
Thiệp đã gây được sự chú ý, sau đó đã tạo nên một làn sóng dư luận xôn xao nhất cho sự
vận động của văn học đương đại. Mặc dù, gia tài văn học của ông chưa thật đồ sộ nhưng
những trang văn của ông lại có giá trị lớn lao. Huân chương văn học nghệ thuật của Pháp
trao tặng năm 2007 là một phần thưởng vinh dự cho nhà văn, đồng thời đã khẳng định
giá trị của những văn phẩm mà ông đã trình làng. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp, đa số các nhà phê bình đồng quan điểm về “ma lực” trong ngòi bút này. Chẳng
hạn, Mai Ngữ kết luận: tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã “gây bất ngờ, sửng sốt cho
người đọc, khiến mọi người phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng xã hội hiện nay, về
sức mạnh và khả năng của văn học”[24; 418]. Hay Bùi Việt Thắng khẳng định: “Mỗi
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều như “một khối thuốc nổ” làm tan vỡ nếp nghĩ bình
thường của độc giả.”[19; 351].
Ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp linh hoạt trên nhiều lĩnh vực: kịch; phê bình văn học,
tiểu thuyết và truyện ngắn. Tuy nhiên, truyện ngắn là lĩnh vực thành công nhất. Đọc
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, độc giả thường thấy xuất hiện nhiều kiểu nhân vật
mang trong mình cái ác, cái xấu xa, ti tiện. Cái mặt bản năng của con người, mặt trái của
những luân lí xã hội được vạch trần một cách không nhân nhượng; cái triết lí “ở hiền gặp
lành” bị đánh đổ. Các truyện Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ, Cún,
Giọt máu, Những ngọn gió Hua Tát là những minh chứng. Văn Tâm cho rằng: “hiện
trạng con người bị tha hóa lần lượt hiện ra trong truyện ngắn nguyễn Huy Thiệp nhiều
khi quái đản ghê rợn khiến người đọc rùng mình”[24; 300]. Nhưng cuối cùng, họ lại
nhận ra tinh thần nhân văn, nhân bản trong ngòi bút này. Đó là khi con người tẩy chay,
tránh xa các ác, thì cái ác bị đẩy lùi và cái thiện được nhân rộng.
Sự cuốn hút của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không chỉ ở những vấn đề phản
ánh mà còn ở sự độc đáo trong lời văn nghệ thuật, trong kĩ thuật viết văn của ông. Đặc
điểm thi pháp hậu hiện đại tìm thấy ở hình tượng nghệ thuật ngôn từ trong truyện ngắn
của ông. La Khắc Hòa cho rằng: chính nhà văn là người mở đầu cho lối viết mới trong
kĩ thuật viết truyện ngắn “Khi Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài xuất hiện, ta thấy
có những dấu hiệu về một cuộc chia tay với nguyên tắc dụ ngôn cùng với những vị ngữ
bất biến, quen thuộc của nó”[43; web]. Có thể nói, lối hành văn này đã tạo nên sức
hấp dẫn kì diệu khiến bao người “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Khen có, chê có nhưng
chủ yếu ở nội dung phản ánh còn cách viết, lối sử dụng ngôn từ thì ai cũng thừa nhận
đây là một cây bút có tài năng. Đây là một lí do khiến người viết quan tâm nghiên cứu về
Nguyễn Huy Thiệp.
Lí luận văn học Marxist đề cao mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
của một tác phẩm văn học. Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là nghệ thuật
ngôn từ. Vì thế, khi xem xét một tác phẩm văn học nói riêng hay phong cách tác giả văn
học nói chung thì độc giả không thể không lưu ý đến mối quan hệ này. Cụ thể hơn là
xem xét cách thức vận dụng ngôn ngữ để làm sáng rõ nội dung mà nhà văn phản ánh.
Trong đó, lời văn nghệ thuật là một phương diện mang tính hình thức có chức năng cụ
thể hóa những tư tưởng nghệ thuật, mục đích sáng tác và phong cách của nhà văn. Vậy
nghiên cứu lời văn nghệ thuật chính là chọn điểm xuất phát để tìm hiểu sâu vào tư tưởng
bên trong mà nhà văn thể hiện thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình. Từ khi xuất
hiện trên văn đàn văn học đến nay đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu, bình luận truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, phương diện lời văn nghệ thuật thì vẫn còn là một
vùng đất còn nhiều khoảng trống, chưa được khai thác một cách tổng thể nên người viết
có tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện về lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của
nhà văn này.
Trên đây là những lí do, là nguồn động lực chính khiến người viết chọn đề tài “Đặc
điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” làm đối tượng nghiên
cứu trong chương trình học của mình với hy vọng mở ra một hướng tiếp cận khoa học về
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một nhà văn tài năng trong văn chương đương đại..
2.Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình xung quanh “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”
Nguyễn Huy Thiệp được xem là một hiện tượng văn học đặc biệt trong tiến trình
đổi mới văn học sau 1986. Nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp được đăng báo với
nhiều ý kiến khen chê, có lúc thành xung đột gay gắt. Mở đầu cho lời giới thiệu về tác
giả này, trong cuốn Tinh tuyển Văn học Việt Nam (tập Tám), Phạm Xuân Nguyên
viết:“Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng” (phenoumen) của Văn học Việt Nam cuối
thế kỷ XX. Sáng tác của ông là một đỉnh điểm của văn học thời kỳ đổi mới.”[79; 1005]
Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá cao ngay từ tập truyện đầu tay “Những ngọn gió
Hua Tát” (viết năm 1986, gồm 10 truyện được viết dưới hình thức giả cổ tích). Khi tác
phẩm thứ hai Tướng về hưu được đăng trên báo Văn nghệ số 20/ 06/ 1987, làn sóng dư
luận trở nên xôn xao, như một cơn lốc tác động mạnh mẽ đến những độc giả quan tâm.
Nhiều bài viết xoay quanh truyện ngắn này (Năm 1988, Trần Đạo có bài viết “Tướng về
hưu một tác phẩm có tính nghệ thuật” in trong sách Vẫy gọi nhau làm người; 1989,
trên báo Nhân dân, Nguyễn Mạnh Đẩu viết bài “Đôi điều cảm nhận sau khi đọc truyện
và xem phim Tướng về hưu”; năm 1994, Đặng Anh Đào viết bài “Khi ông “Tướng về
hưu” xuất hiện” in trong sách Tài năng và người thưởng thức). Đa số đều công nhận,
đây là sản phẩm của một tài năng độc đáo. Tháng 04/ 1988, chùm truyện lịch sử “Kiếm
sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết” trình làng thì dư luận lại càng trở nên sôi nổi. Người khen
thì cũng khen hết lời, mà người chê thì cũng không tiếc chữ. Tạ Ngọc Liễn bài bác
Nguyễn Huy Thiệp, cho rằng tác giả đã “bôi nhọ các anh hùng dân tộc”, một số người
còn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu cái tâm trong sáng trong sáng tác. Ngược lại,
Nguyễn Diệp nhân đọc Phẩm Tiết thì cho rằng nhà văn đã “tỏ ra có bản lĩnh đi theo một
con đường sáng tác của mình”. Lại Nguyên Ân bên vực tác giả với bài viết “Đọc văn
phải khác đọc sử”, ông viết: “Qua những Kiếm sắc, Vàng lửa, tôi nghĩ anh có điểm
nhấn riêng, theo kiểu văn học”. Đại đa số ý kiến cho rằng: văn của Nguyễn Huy Thiệp
đã đi gần đến cảm quan văn học hậu hiện đại. Các yếu tố huyền thoại trong sáng tác của
ông như một phương thức phản ánh hiện thực, và con người đương đại. Cái thực và cái
ảo trộn lẫn với nhau khó tách bạch như Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần,
Chảy đi sông ơi. Đặng Anh Đào tìm thấy chất thơ bay bổng trong Con gái thủy thần là
ở yếu tố huyền thoại bởi “bản thân huyền thoại thực sự bao giờ cũng là một hệ thống,
chứ không phải một cốt truyện có đầu có đuôi” (bài viết “Từ một nguyên tắc đa âm tới
một số hiện tượng văn học Việt Nam”). Tính chất đa thanh như một nguyên tắc chủ đạo
trong tiểu thuyết hiện đại. Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, Châu Minh Hùng phát biểu:
“Nguyễn Huy Thiệp tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau bên
ngoài môi trường xã hội để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhượng giữa các nhân
vật.” [56; 278]
Nếu như “Văn chương là cuộc thám hiểm sức mạnh của ngôn ngữ” (Todorov) thì
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà thám hiểm đang đi vào tìm kiếm và khám phá sức mạnh
của ngôn từ. Lấy ngôn từ để diễn đạt tình ý, nhà văn đã “lạ hóa” cách viết. Có thể nói,
“lạ hóa” là một nguyên tắc sáng tác chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Nguyên tắc này tạo nên dấu ấn hậu hiện đại ở ngòi bút táo bạo này. Sự mới lạ trong lối
diễn đạt, lẫn trong hình tượng nghệ thuật là một trong số những nguyên nhân tạo nên
hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Điều này có thể điểm qua một số bài viết sau: “Một
trường hợp đang bàn cãi” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, đăng trên báo Văn nghệ số
36 – 37, tháng 9, 1988; “Xung quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” của nhà phê
bình Hồng Diệu, đăng trên báo Văn nghệ Quân đội số 14, 1988 (bài viết đăng những ý
kiến khác nhau trong cuộc phỏng vấn của tác giả với nhà văn Bùi Hiển, Hồ Phương và
Bùi Bình Thi); “Về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”, bài viết trình bày một số ý kiến của
Hội đồng lí luận phê bình của Hội nhà văn và Viện Văn học, đăng trên báo văn nghệ
Quân đội số 4, 1989; “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ” của Nguyễn
Đăng Mạnh, đăng trên báo Cửa Việt, số 16, 1992; “Nhà văn hiện đại Việt Nam –
những giới hạn và sứ mệnh (suy nghĩ từ những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp) của
Trần Văn Toàn, in trong sách Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Từ những tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả bài viết đã nêu lên chân dung của nhà văn hiện đại
Việt Nam những năm sau đổi mới.
Đặc biệt, đáng chú ý là một số hướng tiếp cận mới đối với truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp qua một số công trình bài viết gần đây như:
– “Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp
Hậu hiện đại” Cao Kim Lan (2008) khẳng định dấu vết hệ hình hiện đại trong ba truyện
ngắn Vàng Lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp.
– “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Thành Thi
(Tạp chí Nghiên cứu văn học số 5/2010, in lại có bổ sung trong tập tiểu luận phê bình
của chính tác giả: Văn học – thế giới mở, NXB Trẻ, 2010) khẳng định trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp có một âm hưởng hiện sinh khá bao trùm.
– “Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp như một dụ ngôn về lịch sử và quá trình viết
lại lịch sử” của Phạm Ngọc Lan (Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà
Nội, NXB Văn hóa Thông tin, 2010) vận dụng Đông phương luận để đọc truyện ngắn
Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp.
Trên đây là một số bài viết, một vài nhận định tiêu biểu xung quanh Nguyễn Huy
Thiệp. Dù lên tiếng chỉ trích gay gắt nhưng không ai không thừa nhận tài năng văn
chương của cây bút truyện ngắn này. Nói như Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình:
“Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng với
khát vọng dân chủ và đổi mới mà sự vận động ý thức xã hội cũng như văn học sau 1975
đem lại” [24; 545]
2.2. Các công trình nghiên cứu về lời văn nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp
Về cách thức tổ chức lời văn nghệ thuật, đa số các ý kiến đều nhận thấy Nguyễn
Huy Thiệp là một tài năng độc đáo, có một văn phong rất lạ, không giống với bất cứ một
ai. Có rất nhiều bài viết trình bày một trong những khía cạnh cơ bản của lời văn như tính
đối thoại, hình thức lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu (Bài viết “Lời thoại trong
truyện ngắn Tướng về Hưu của Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Thị Hương); bàn về
“Yếu tố thơ trong văn của Nguyễ