Luận văn Đặc điểm ngữ vựng của ca dao đối đáp giao duyên Tiếng Việt

Ca dao Việt Nam được xem là tấm gương phản ánh trung thực hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Đó là kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Lời ca dao cũng chính là tình cảm chân thành, sâu sắc của người bình dân xưa đối với quê hương đất nước, với ông bà cha mẹ, với bạn bè, người yêu Cũng chính nhờ vào cách thể hiện tình cảm ý nhị tinh tế và sâu sắc mà ca dao có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với người đọc qua nhiều thế hệ. Đặc sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu với lối hát đối đáp giao duyên thể hiện tình yêu đôi lứa trong lao động, trong hội hè đình đám của các chàng trai, cô gái. Nội dung của các câu ca dao này phản ánh mọi biểu hiện sắc thái cung bậc tình yêu. Đó là những tình cảm thắm thiết, những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết trong hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc hay những cảm xúc, lời than thở, oán trách nảy sinh trước những tình huống rủi ro, ngang trái đau khổ. Do đó, nghiên cứu ca dao cũng là hành trình tìm hiểu tâm hồn, văn hoá dân tộc

pdf154 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3820 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngữ vựng của ca dao đối đáp giao duyên Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ HUYỀN TRÂN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân, còn nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến PGS-TS Dư Ngọc Ngân, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn đề trong đề tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM; Thư viện Khoa học Tổng hợp; Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn trường THPT Điểu Cải, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã tạo mọi thuận lợi trong công tác. Sau cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. BẢNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chủ thể: S1 Đại học Quốc gia: ĐHQG Động từ biểu thị nội dung mệnh đề: Vp Động từ ngôn hành: Vnh Hành động A: A Hành động tại lời gián tiếp: HĐTLGT Hành động tại lời trực tiếp HĐTLTT Hành động tại lời: HĐTL Nội dung mệnh đề: p Người đáp lời SP2 Người nghe: H Người nói: S Đối thể: S2 Người trao lời: SP1 Nhà xuất bàn : NXB Noun phrases (cụm danh từ): NP Sự vật, hiện tượng hoặc sự kiện: X Tiền giả định: TGĐ Từ chối gián tiếp: TCGT Từ chối trực tiếp: TCTT Verb phrases (cụm động từ): VP MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ca dao Việt Nam được xem là tấm gương phản ánh trung thực hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Đó là kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Lời ca dao cũng chính là tình cảm chân thành, sâu sắc của người bình dân xưa đối với quê hương đất nước, với ông bà cha mẹ, với bạn bè, người yêu Cũng chính nhờ vào cách thể hiện tình cảm ý nhị tinh tế và sâu sắc mà ca dao có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với người đọc qua nhiều thế hệ. Đặc sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu với lối hát đối đáp giao duyên thể hiện tình yêu đôi lứa trong lao động, trong hội hè đình đám của các chàng trai, cô gái. Nội dung của các câu ca dao này phản ánh mọi biểu hiện sắc thái cung bậc tình yêu. Đó là những tình cảm thắm thiết, những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết trong hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc hay những cảm xúc, lời than thở, oán trách nảy sinh trước những tình huống rủi ro, ngang trái đau khổ. Do đó, nghiên cứu ca dao cũng là hành trình tìm hiểu tâm hồn, văn hoá dân tộc. Ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu trong quá trình giao tiếp của loài người. Con người sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nhận thức về sự vật, hiện tượng và trao đổi tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, vì thế bản sắc dân tộc luôn được thể hiện qua ngôn ngữ. Ca dao, thông qua những tín hiệu ngôn ngữ, đã thể hiện phong phú và linh hoạt những hình tượng thẩm mỹ văn học, phản ánh mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt, những suy tư và diễn biến tình cảm của con người. Ca dao đối đáp giao duyên được sản sinh ra từ trong môi trường diễn xướng. Qua những buổi lao động sinh hoạt văn hóa cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng, các chàng trai cô gái đã sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ thực hiện các cuộc đối thoại bằng những câu thơ, điệu hát như: Chàng trai bày tỏ tình cảm bằng câu hỏi lịch thiệp, tế nhị: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng? Cô gái chấp nhận tình cảm của chàng trai bằng lời đáp mang hình thức hỏi: Đan sàng thiếp cũng xin vân, Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? Hoặc, cô gái từ chối tình cảm và trách chàng trai đã quá vội vàng: Chàng hỏi thì thiếp xin thưa, Tre non đủ lá đan chưa được sàng. Ngoài chợ có thiếu gì giang, Mà chàng lại nỡ đan sàng tre non. Nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp hiện nay đang được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu ca dao từ góc độ dụng học cũng là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu ca dao theo hướng này. Việc tìm hiểu ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên cũng là cách thể hiện sự trân trọng với các giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc, trân trọng cách tư duy, cách biểu hiện tình cảm ý nhị sâu sắc của người dân lao động, bên cạnh đó là góp một phần đóng góp nhỏ cho khoa học chuyên ngành. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trước đây, việc tìm hiểu ca dao nói chung và ca dao đối đáp giao duyên nói riêng chỉ tập trung chủ yếu vào việc sưu tầm ca dao và miêu tả những hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Các nhà nho biên soạn ca dao với mục đích cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu lịch sử thơ ca dân gian như Vương Trịnh Duy (1903) soạn Thanh Hoá quan phong; Nguyễn Văn Mại (1914) soạn Việt Nam phong sử; Vũ Công Thành (1925) soạn Nam âm sự loạiCác nhà trí thức Tây học, với ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc đã quan tâm đến việc sưu tầm, miêu tả ca dao như Nguyễn Văn Huyên (1934) với công trình có giá trị về mặt phương pháp luận là Hát đối của nam nữ thanh niên Việt Nam; Nguyễn Văn Ngọc (1928) với Tục ngữ phong dao có giá trị cao về mặt sưu tầm tuyển chọn; Nguyễn Can Mộng (1936) với Ngạn ngữ phong dao Những năm gần đây, việc nghiên cứu ca dao đã có bước phát triển vượt bậc. Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều lĩnh vực của ca dao như thi pháp, thể thơ, kết cấu, lời, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh biểu tượng, đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt là các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh với những hình tượng mang tính biểu trưng như cái cầu, con cò, con bống, hoa mai, hoa nhài Nhiều công trình có giá trị ra đời như Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan; Kho tàng ca dao người Việt của Vũ Xuân Kính, Phan Đang Nhật (chủ biên); Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính; Bình giảng ca dao của Hoàng Tiến Tựu; Tục ngữ ca dao Việt Nam của Mã Giang Lân; Những thế giới nghệ thuật ca dao của Phạm Thu Yến Nhìn chung, công trình nghiên cứu ca dao có khá nhiều. Tuy nhiên, phần lớn chỉ nghiên cứu ca dao ở góc độ văn học còn về góc độ ngôn ngữ học thì còn rất hạn chế. Tuy các công trình nghiên cứu ca dao nhìn từ góc độ văn học ít nhiều có đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ ca dao nhưng chỉ mang tính khái quát, không đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt. Tìm hiểu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học, luận văn chỉ tìm thấy có một số bài viết và công trình nghiên cứu sau: Bài “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” của Mai Ngọc Chừ, đăng trên tạp chí Văn học số 2,1991. Bài viết đã có cái nhìn khái quát về ngôn ngữ ca dao. Tác giả cho rằng “Ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt: nó có cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn học đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình có hiệu quả của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại vào một loại ngôn ngữ truyền miệng. Chính sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại với ngôn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo của ca dao.”. Cách thức mà ca dao dân ca sử dụng để tạo nên vẻ riêng biệt, độc đáo là sử dụng các biện pháp tu từ. Bài “Ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao-dân ca”, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6,1999 của Nguyễn Thế Truyền và “Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ”, tạp chí Ngôn ngữ số 1,1984 của Bùi Mạnh Nhị đã cho người đọc cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ ca dao- dân ca Nam Bộ. Đây có thể xem là những thành tựu ban đầu về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ địa phương qua ngôn ngữ ca dao. Trong công trình nghiên cứu Thi pháp ca dao (1993), Nguyễn Xuân Kính dành một phần nghiên cứu sâu về các từ chỉ tên đất, tên người và cách dùng số từ trong ca dao. Tác giả chỉ ra xu hướng dân gian và xu hướng thuần Việt trong cách sử dụng lớp từ đó. Trong bài viết “Bài ca dao Tát nước đầu đình từ góc nhìn ngữ dụng học” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7,2004, Đỗ Thị Kim Liên đã vận dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ và lí thuyết chiếu vật và chỉ xuất để xác định các hành động nói và vai giao tiếp, thời gian và không gian trong một bài ca dao từ góc độ tiếp cận văn bản. Lê Đức Luận (2005), trong luận án tiến sĩ ngữ văn với đề tài: Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, đã vận dụng lí thuyết cấu trúc hệ thống ngôn ngữ, chỉ ra đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và nội dung của hệ thống các cấp độ ngôn ngữ ca dao người Việt. Hoàng Kim Ngọc (2009) với công trình nghiên cứu So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình - dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá học, đã tiếp cận ca dao từ góc nhìn của lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ và phân tích diễn ngôn; xem lối đối đáp giao duyên là một hình thái đặc biệt của giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ đó vận dụng các lí thuyết về so sánh và ẩn dụ của ngôn ngữ học để nghiên cứu ẩn dụ và so sánh trong ca dao. Liên quan đến đề tài còn có một số công trình nghiên cứu về lí thuyết ngữ dụng học và ứng dụng lí thuyết ngữ dụng học vào phân tích hội thoại tiếng Việt: Trước hết phải kể đến các công trình về ngữ dụng học: “How to do things with words” của John Austin (1962) với lí thuyết hành động ngôn ngữ đã đi sâu vào nghiên cứu mặt ngữ dụng của ngôn ngữ một cách có hệ thống. Phát triển lí thuyết hành động nói của Austin, Searle (1969) với Speech acts, xem hành động nói là đơn vị cơ bản của giao tiếp và tập trung xem xét đến ý nghĩa của phát ngôn như là các hành động chứa nội dung giao tiếp. Paul Grice (1975), trong Logic and Conversation, đã đề ra nguyên tắc cộng tác hội thoại và tìm hiểu nghĩa ngôn ngữ trong hội thoại, đặc biệt là nghĩa hàm ẩn. George Yule (1997), Dụng học- Một số dẫn luận nghiên cứu đã xem ngữ dụng học tập trung vào nghiên cứu ý nghĩa thuộc về người nói, ý nghĩa của ngữ cảnh, những cách giúp thông báo được nhiều hơn những gì nói ra bằng lời, thể hiện khoảng cách tương đối. Ở Việt Nam, ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ được quan tâm nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX: Hoàng Phê với công trình Logic ngôn ngữ học (1989), đã tiến hành nghiên cứu nghĩa ngôn ngữ trên bình diện ngữ dụng, cụ thể là nghĩa của từ và nghĩa của lời trong quá trình giao tiếp. Tiếp theo là Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991), đã nghiên cứu về cấu trúc câu trong văn bản và phân loại câu theo lực ngôn trung và nghĩa biểu hiện. Với các công trình Đại cương ngôn ngữ học- Ngữ dụng học (1993) của Đỗ Hữu Châu và Ngữ dụng học (2001) của Nguyễn Đức Dân, Dụng học Việt ngữ (2000) của Nguyễn Thiện Giáp, lần đầu tiên các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học như: chiếu vật, chỉ xuất, lí thuyết hành động ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, nghĩa tường minh, hàm ẩn được trình bày một cách có hệ thống trên ngữ liệu tiếng Việt. Từ đó đến nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học đã vận dụng các lí thuyết ngữ dụng học vào tìm hiểu nhiều khía cạnh của tiếng Việt, đã có những thành công như: Hoàng Tuệ (1991), với bài viết “Hiển ngôn và hàm ngôn”, Lê Đông, Phạm Hùng Việt (1995), với bài viết “Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt”; Chu Thị Thanh Tâm (1995), với bài “Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn”, Nguyễn Văn Hiệp (2007), với công trình Cơ sở phân tích ngữ nghĩa cú pháp Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt một cách chuyên biệt. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đề này. Trong luận văn của chúng tôi, những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là những cơ sở lí thuyết, lí luận quan trọng. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn tìm hiểu đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên với mong muốn có cái nhìn đầy đủ hơn về ngữ nghĩa của lời ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp; vị trí, chức năng của ca dao trong đời sống văn hoá cộng đồng. Bên cạnh đó, luận văn còn có thể làm rõ thêm về đặc trưng văn hoá Việt Nam biểu hiện qua lời ca dao. Trong quá trình đối đáp, lời trao đáp không chỉ nhằm trao đổi thông tin mà còn tạo lập các mối quan hệ tình cảm giữa người và người, nên luận văn cũng góp phần làm rõ một số khía cạnh của đời sống tâm hồn của người Việt. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khảo sát vấn đề ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên, luận văn tập trung vào những vấn đề sau: Theo quan niệm dụng học thì ngữ nghĩa của phát ngôn là một thể hợp nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề. Quan niệm truyền thống chỉ quan tâm đến nội dung mệnh đề (nội dung sự tình). Nghiên cứu ca dao theo hướng ngữ dụng, luận văn sẽ tìm hiểu sâu các hành động ngôn từ dựa trên sự thống nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề có trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt. Nghĩa của phát ngôn không chỉ được nói ra nhờ các yếu tố ngôn ngữ mà còn được thể hiện thông qua ngữ cảnh, ngôn cảnh, các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển hội thoại; do đó, luận văn đi sâu vào tìm hiểu vấn đề hàm ngôn và các phương thức, phương tiện biểu hiện hàm ngôn thuộc bình diện dụng học của ca dao đối đáp. Các ngữ liệu khảo sát là những lời ca dao đối đáp giao duyên nam, nữ người Việt ( lời của cô gái/chàng trai nói với một hoặc vài chàng trai/cô gái nào đó, lời của đôi bạn đang nói với nhau) được rút ra từ các công trình sưu tầm và tuyển chọn ca dao của các nhà nghiên cứu văn học dân gian như: Vũ Ngọc Phan, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, Vương Trung Hiếu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU 5.1 Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích ngữ dụng học: chúng tôi tiến hành phân tích các đơn vị ca dao để làm rõ hiệu lực tại lời của chúng. Để lí giải được đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của các đơn vị ca dao, phương pháp phân tích luôn bám vào các nhân tố ngữ cảnh, văn cảnh như ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa, mục đích giao tiếp - Phương pháp miêu tả - phân loại và hệ thống hoá: phương pháp này dùng để xác định tập hợp các đặc trưng khu biệt của từng hành động ngôn từ và phân chia các hành động ngôn từ thành từng nhóm, từng tiểu loại. - Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: phương pháp này được sử dụng để xử lí khối ngữ liệu như: thu thập ngữ liệu, thống kê ngữ liệu, tính tần số để phân loại, xếp hạng, đánh giá. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: luân văn vận dụng những thành tựu của các ngành khoa học khác như: văn học, văn hóa học, xã hội học, tâm lí họcđể tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài. 5.2 Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu về ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt được chọn lọc từ: Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1994), Ca dao trữ tình Việt Nam, NXB Giáo dục. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Vương Trung Hiếu (2006), Ca dao Việt Nam, ca dao tình yêu, NXB Tổng hợp Đồng Nai. Vũ Ngọc Phan (2007), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học. Viện Nghiên cứu văn hóa, Ca dao (quyển 9), NXB KHXH, 2009. Website: www.e-cadao.com Luận văn sẽ khảo sát 1514 câu ca dao đối đáp giao duyên lựa chọn từ nguồn trích dẫn trên và chia thành 2 nhóm: nhóm ca dao có một lượt lời và nhóm có hai lượt lời. 6. GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN - Về lí thuyết Ngữ dụng học là một lĩnh vực quan trọng của ngôn ngữ học. Tìm hiểu ca dao đối đáp giao duyên từ góc độ lí thuyết ngữ dụng học sẽ góp thêm một công trình vận dụng ngữ dụng học vào nghiên cứu ngôn ngữ. Đề tài có thể góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về lí thuyết hành động ngôn từ, lí thuyết hội thoại và hàm ngôn... Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra có mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ và tâm lí Thực hiện đề tài người viết mong muốn có sự lí giải xác đáng ngữ nghĩa của lời ca dao đối đáp giao duyên theo hướng ngữ dụng một cách thuyết phục, góp phần làm sáng rõ giá trị to lớn của kho tàng ca dao Việt Nam - Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào giảng dạy văn học dân gian phần ca dao cho học sinh phổ thông và là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành ngữ văn. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài Trong chương một, luận văn trình bày khái niệm ca dao đối đáp giao duyên và khái quát các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học như: ngữ cảnh, lí thuyết hành động ngôn từ, lí thuyết hội thoại, lí thuyết lập luận, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Chương 2: Hành động tại lời trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt Trong chương hai, luận văn đi vào phân tích những đặc điểm cấu trúc hội thoại ngữ cảnh của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt và phân loại, miêu tả các nhóm hành động tại lời thường gặp trong ca dao đối đáp giao duyên như: hành động hỏi, cầu khiến, trần thuật, biểu cảm Chương 3: Một số phương thức tạo hàm ngôn trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt Trong chương ba, luận văn sẽ tìm hiểu vấn đề hàm ngôn và miêu tả một số cơ chế tạo hàm ngôn thường gặp ở ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt. CHƯƠNG MỘT NHỮNG CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Khái niệm ca dao và ca dao đối đáp giao duyên 1.1.1 Ca dao Tên gọi “ca dao” không bắt nguồn từ truyền thống văn học dân gian, mà là do các nhà sưu tầm và soạn sách thơ ca dân gian mượn từ sách Hán thi. Minh Hiệu cho rằng: “ở nước ta ca dao vốn là một từ Hán Việt được dùng rất muộn- có thể muộn đến hàng ngàn năm, so với thời gian đã có những câu ví, câu hát”. [31-7] Về điểm này, trong Văn học dân gian, Đinh Gia Khánh có chú thích như sau: “Trong Kinh Thi, phần Nguỵ phong, bài Viên hữu đào có câu: “Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao” (lòng ta buồn, ta ca và dao). Sách Mao truyện viết: “Khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao” (nghĩa là: khúc hát có nhạc đệm theo thì gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao). Trong sách Cổ dao ngạn, bài Phàm lệ lại có phân biệt thêm: ca và dao khác nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca.[40-436] Như vậy, có thể nói, từ việc mượn thuật ngữ ta đã mượn luôn cách hiểu về thuật ngữ như: ca dao là thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định”1. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu văn học dân gian, việc định nghĩa thế nào là ca dao và phân loại các hình thức ca hát sinh hoạt dân gian là vấn đề khó khăn, phức tạp cần phải nghiên cứu sâu mới có thể làm sáng rõ. Để xác định khái niệm ca dao, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều đặt ca dao trong mối quan hệ với dân ca. Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên cho rằng: “Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láyhoặc ngược lại, là những câu thơ có thể bè thành những làn điệu dân ca.” Từ cách hiểu đó, ông khẳng định: “Giữa ca dao và dân ca như vậy là không có ranh giới rõ rệt. Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca chỉ ở chỗ, khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất định.”; “Và ca dao trở thành thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian Ca dao có thể là thơ tự sự nhưng đại bộ phận là thơ trữ tình. [40- 436,437] Vũ Ngọc Phan, trong công trình nổi tiếng Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, còn nói rõ hơn “Theo ý kiến của tôi, ca dao của ta có những câu bốn năm chữ, sáu tám hay hai bẩy sáu tám, đều có thể ngâm được nguyên câu, không cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy. Còn dùng bài ca dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca Vậy ca
Luận văn liên quan