1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi xã hội phân chia giai cấp, công bằng xã hội (CBXH) luôn
luôn là khát vọng, là mục tiêu đấu tranh của con người và xã hội loài người.
Ngày nay, thực hiện công bằng xã hội trở thành một trong những tiêu chí
đánh giá sự phát triển bền vững và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, thực hiện CBXH đang trở thành nhu cầu bức thiết, điều
kiện đem lại sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Trong xây
dựng và phát triển đất nước, Việt Nam lựa chọn con đường phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, việc lựa chọn con đường phát triển ngày
càng khẳng định rõ hơn, sâu sắc hơn nhu cầu thực hiện CBXH. Hơn thế
nữa, thực hiện CBXH không chỉ là nhu cầu, điều kiện, động lực phát triển
mà còn là mục tiêu của sự phát triển phát triển đất nước Việt Nam và
khẳng định rõ mục tiêu đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là xây dựng đất nước nhằm thực
hiện xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trên thế giới hiện nay, trong sự phát triển của các quốc gia lợi thế so
sánh của sự phát triển nhanh và bền vững đang chuyển dần từ yếu tố giàu
về tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về trình độ trí tuệ của
con người và về phát huy vai trò của nguồn nhân lực (NNL) trong tiến
trình phát triển đó. Vì vậy, phát triển NNL đang trở thành một yêu cầu
quan trọng, là nguồn tài sản quý giá, là nhân tố góp phần đem lại sự tăng
trưởng, phát triển kinh tế của mọi quốc gia, điều này được minh chứng qua
mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Sinhgapo .và một số nước khác trên thế giới. Bởi thế, phát huy vai trò
NNL trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đang trở thành vấn đề
chiếm vị trí trọng tâm trong hệ thống các nguồn lực trong sự phát triển của
các quốc gia, trong đó có Việt Nam
27 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHAN HUY TRƯỜNG
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI
VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02
HÀ NỘI - 2017
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN MINH HOÀN
2. PGS.TS. ĐẶNG QUANG ĐỊNH
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi xã hội phân chia giai cấp, công bằng xã hội (CBXH) luôn
luôn là khát vọng, là mục tiêu đấu tranh của con người và xã hội loài người.
Ngày nay, thực hiện công bằng xã hội trở thành một trong những tiêu chí
đánh giá sự phát triển bền vững và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, thực hiện CBXH đang trở thành nhu cầu bức thiết, điều
kiện đem lại sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Trong xây
dựng và phát triển đất nước, Việt Nam lựa chọn con đường phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, việc lựa chọn con đường phát triển ngày
càng khẳng định rõ hơn, sâu sắc hơn nhu cầu thực hiện CBXH. Hơn thế
nữa, thực hiện CBXH không chỉ là nhu cầu, điều kiện, động lực phát triển
mà còn là mục tiêu của sự phát triển phát triển đất nước Việt Nam và
khẳng định rõ mục tiêu đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là xây dựng đất nước nhằm thực
hiện xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trên thế giới hiện nay, trong sự phát triển của các quốc gia lợi thế so
sánh của sự phát triển nhanh và bền vững đang chuyển dần từ yếu tố giàu
về tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về trình độ trí tuệ của
con người và về phát huy vai trò của nguồn nhân lực (NNL) trong tiến
trình phát triển đó. Vì vậy, phát triển NNL đang trở thành một yêu cầu
quan trọng, là nguồn tài sản quý giá, là nhân tố góp phần đem lại sự tăng
trưởng, phát triển kinh tế của mọi quốc gia, điều này được minh chứng qua
mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Sinhgapo.và một số nước khác trên thế giới. Bởi thế, phát huy vai trò
NNL trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đang trở thành vấn đề
chiếm vị trí trọng tâm trong hệ thống các nguồn lực trong sự phát triển của
các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, thực hiện
CBXH đang trở thành một nội dung cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội
và đặc biệt thực hiện CBXH với việc phát triển NNL đang đặt ra những
vấn đề lý luận và thực tiễn bức thiết. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này,
nó sẽ là trở lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tại sao việc thực hiện CBXH, việc phát triển NNL và việc thực hiện
CBXH đối với phát triển NNL xuất hiện những vấn đề phức tạp, nó có là
trở lực đối với sự phát triển đất nước hay không? Liệu có thể thực hiện
CBXH đối với phát triển NNL trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường,
trong điều kiện thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH), hướng tới phát triển kinh tế tri thức, trong điều kiện số lượng NNL
2
đang tăng nhanh, trong điều kiện nước ta đang được hưởng lợi từ “dân số
vàng” hay không? Để giải đáp câu hỏi này một vấn đề cấp thiết khác cũng
đang được đặt ra trong thực hiện công bằng xã hội đối với việc phát triển
NNL, vạch ra và tìm phương hướng giải quyết những tồn tại, những hạn
chế, những vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công bằng xã
hội đối với phát triển NNL và có ý nghĩa quan trọng đối với giải quyết vấn
đề đó nhằm tạo lên động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Với những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: "Thực hiện công bằng xã
hội với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài
nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
Chủ nghĩa duy vật lịch sử góp phần làm sáng tỏ vấn đề nêu trên.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, khảo sát thực trạng thực hiện CBXH với việc
phát triển NNL ở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy vai trò của thực hiện CBXH với việc phát triển NNL ở Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chính:
Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lý luận về thực hiện CBXH và phát
triển NNL
Thứ hai, khảo sát thực trạng vai trò của thực hiện CBXH với việc phát
triển NNL ở Việt Nam
Thứ ba, đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò
của thực hiện CBXH với việc phát triển NNL
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thực hiện CBXH diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống
kinh tế - xã hội, trong nghiên cứu của mình, tôi tập trung vào nghiên cứu
thực hiện công bằng xã hội về cơ hội đối với việc phát triển NNL.
- Nghiên cứu thực hiện công bằng về cơ hội đối với việc phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện
3
CBXH, về phát triển NNL và thực hiện CBXH với việc phát triển NNL.
Ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các
nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận điểm mang tính nguyên tắc
phương pháp luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phương pháp
luận định hướng cho quá trình nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ của luận án.
- Luận án kết hợp với việc sử dụng phương pháp: khái quát hoá, trừu
tượng hoá, kết hợp lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn
dịch, hệ thống - cấu trúc, phân tích....để triển khai nhiệm vụ đề ra.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
Với tư cách là một công trình nghiên cứu từ góc độ triết học, từ quan
điểm duy vật biện chứng và quan điểm duy vật lịch sử về thực hiện CBXH
với việc phát triển NNL, luận án có những điểm mới sau:
- Phân tích và đánh giá khái quát về thực trạng vai trò thực hiện
CBXH với việc phát triển NNL trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao vai trò của thực hiện
công bằng xã hội với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn
về thực hiện công bằng xã hội với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam hiện nay
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án góp phần tìm động lực NNL đối với sự phát triển của lực
lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên
cứu. Những quan điểm và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở
cho các cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp để thực hiện chính
sách đảm bảo vai trò của thực hiện CBXH với việc phát triển NNL.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ THỰC
HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về thực hiện công bằng xã hội
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh
tế quốc tế, vấn đề thực hiện CBXH được Đảng, toàn xã hội quan tâm.
Các tác giả nghiên cứu về thực hiện công bằng xã hội: đưa ra quan
niệm về CBXH, chỉ ra cách thức trong việc thực hiện CBXH, các nguyên
tắc nhằm thực hiện CBXH, đề cập đến nguyên tắc phân phối nhằm thực
hiện CBXH, tiêu biểu cho xu hướng nghiên cứu này có các công trình như:
"Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội" của tập thể tác
giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn, Utrich Dornberg;
"Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng
xã hội ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Lê Hữu Tầng; "Công bằng xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của tác giả
Phạm Xuân Nam; "Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa" của tác giả Nguyễn Duy Quý; "Công bằng
xã hội ở Việt Nam: nhận diện và giải pháp thực hiện" của tác giả Đỗ Huy;
"Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta
hiện nay" của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm; "Công bằng xã hội và phát
triển con người bền vững" của tác giả Phạm Thành Nghị; "Công bằng xã
hội trong tiến bộ xã hội" của tác giả Nguyễn Minh Hoàn; "Công bằng xã
hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của tác
giả Nguyễn Duy Quý......
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
Phát triển NNL, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL
CLC) là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Nghiên cứu nhằm chỉ ra
nhiệm vụ, cách thức nhằm phát huy vai trò NNL, quan niệm về NNL, vai
trò của NNL trong phát triển kinh tế - xã hội, trong tiến trình đẩy mạnh
CNH, HĐH, phát huy NNL trong nền kinh tế thị trường, trong phát triển
hướng tới kinh tế tri thức, tiêu biểu như các công trình nghiên cứu: "Phát
triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta" của Trần
Văn Tùng, Lê Ái Lâm, "Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa " của tác giả Phạm Minh Hạc; "Nghiên cứu
con người và nguồn nhân lực: Niên giám nghiên cứu số 3" của Phạm Minh
Hạc, Phạm Thành Nghị và Vũ Minh Chi; "Nghiên cứu văn hoá, con người,
nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI" của Nhiều tác giả: có các công trình "Vấn
5
đề nghiên cứu văn hóa - con người - nguồn nhân lực ở Việt Nam đầu thế
kỷ XXI" tác giả Phạm Minh Hạc; đề tài "nghiên cứu và phát triển văn hóa,
con người và nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI" của tác giả Nguyễn Phú
Trọng; đề tài "Khoa học xã hội Việt Nam với nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa,
con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI" của tác giả Đỗ Hoài Nam; đề tài
"Nghiên cứu nguồn nhân lực ở Việt Nam: khía cạnh kinh tế và khía cạnh văn
hóa" của tác giả Phạm Văn Đức; đề tài "Để có nguồn nhân lực chất lượng
cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thế kỷ XXI" của tác giả
Nguyễn Trọng Chuẩn; "Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam" của tác giả Đoàn Văn Khái;...
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VAI
TRÒ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC
Công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò của thực hiện công bằng
xã hội với việc phát triển NNL, có thể khẳng định chưa có công trình khoa
học nào trực tiếp bàn về vấn đề này. Thông qua nội dung những công trình
đề cập đến việc thực hiện CBXH và đến phát triển NNL, các tác giả
nghiên cứu về thực hiện CBXH, về phát triển NNL đã phần nào chỉ ra thực
trạng vai trò của thực hiện CBXH đối với việc phát triển của NNL trong
thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu như: "Quản lý sự phát triển xã
hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng" của tác giả Phạm Xuân Nam;
trong bài "Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và
phương hướng giải quyết" của các tác giả Nguyễn Tấn Hùng, Lê Hữu Ái;
Bài viết" "Công bằng xã hội ở Việt Nam: nhận diện và giải pháp thực hiện"
của tác giả Đỗ Huy; trong cuốn: "Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng
xã hội ở Việt Nam" của tác giả Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty, là kết quả
công trình nghiên cứu của đề tài KX 04.19/06-10 về "Quan điểm và giải
pháp bảo đảm gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội
ở nước ta", do tác giả Hoàng Đức Thân làm chủ nhiệm;...
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUAN
ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ THỰC HIỆN CÔNG
BẰNG XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, vai trò của thực hiện CBXH với
việc phát triển NNL có vấn đề đặt ra, những tồn tại cần xem xét, yêu cầu
đặt ra nghiên cứu để đưa ra giải pháp nhằm phát huy vai trò thực hiện
CBXH với việc phát triển NNL trong thực tiễn Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: "Thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa",
Tạp chí Xã hội học, số 3, 2004, tác giả Phạm Xuân Nam; Cuốn sách "Công
6
bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội", Nxb khoa học xã hội,
Hà Nội, 2008, của tập thể tác giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần
Văn Đoàn, Utrich Dornberg; Trong bài viết "công bằng xã hội ở Việt Nam:
nhận diện và giải pháp thực hiện" của tác giả Đỗ Huy, Tạp chí Triết học,
số 5, 2008; Trong cuốn sách "nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999,
của tác giả Mai Quốc Chánh. Trong cuốn "định hướng phát triển đội ngũ
trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, của tác giả Phạm Tất Dong; Trong tác phẩm "Nguồn nhân lực và
nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam
trong tiến trình đổi mới những vấn đề lý luận", Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2010, của tác giả Nguyễn Ngọc Phú, đề tài khoa học mã số
KX.02.24/06-10, thuộc chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm
cấp Nhà nước KX.02/06-10 mang tên "Quản lý phát triển xã hội trong tiến
trình đổi mới ở Việt Nam" đã tiến hành tổ chức hội thảo về vấn đề NNL và
nhân tài cho phát triển xã hội, vào tháng 11 năm 2009 tại Hà Nội; cuốn
sách "Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, của
tác giả Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng. Cuốn sách được hình thành trên
cơ sở biên soạn từ các tham luận tại Hội thảo ngày 24/8/2012 do Tạp chí
Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đồng tổ chức. Trong đó có
các bài viết "phát triển NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập
quốc tế" của Vũ Văn Phúc; bài viết "quan điểm của Đảng về phát triển
NNL trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH" của Đoàn Thế Hanh; bài viết
"phát triển NNL: từ nhận thức đến thực tiễn" của Lê Văn Cương; bài viết
"phát triển NNL CLC trong các doanh nghiệp nhà nước - thực trạng và
giải pháp" của Vũ Văn Phúc;.v.v....
1.4. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Giá trị của những công trình có liên quan đến vấn đề luận
án đang nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về thực hiện CBXH, về phát triển NNL
cho thấy những nội dung khác nhau về thực hiện CBXH, về phát triển
nguồn nhân lực và các công trình đó đã đem đến những giá trị thực tiễn và
lý luận to lớn. Một là, cách công trình nghiên cứu đã chỉ ra một bức tranh
tổng quát về thực hiện CBXH, về vai trò của CBXH tác động trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống, về phát triển NNL, về phát huy vai trò
NNL trong thực tiễn kinh tế - xã hội. Hai là, các công trình trên đã phân
tích về thực hiện CBXH, mối quan hệ CBXH với sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế, thực hiện CBXH trong phát triển kinh tế, quan hệ biện chứng
của CBXH với bình đẳng xã hội, với đoàn kết xã hội, với trách nhiệm xã
7
hội, với hiện đại hóa xã hội, đề cập đến vấn đề thực hiện công bằng về cơ
hội,...,cho thấy vai trò, mối quan hệ giữa thực hiện CBXH với các lĩnh vực
cơ bản của nền kinh tế. Ba là, các công trình nghiên cứu về phát triển
NNL, quản lý sự phát triển NNL, vai trò NNL trong tiến trình CNH,
HĐH,..., đã cho thấy vai trò, vị trí, tính tất yếu của việc phát triển NNL, đề
ra những yêu cầu của việc xây dựng, hình thành, phát triển NNL phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội, cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ
Các công trình nghiên cứu trên có những đóng góp quan trọng về mặt
khoa học, đã góp phần giải đáp nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh
trong quá trình Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập kinh tế
quốc tế. Tuy nhiên, chưa có công trình nào thuộc chuyên ngành chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trực tiếp nghiên cứu về
thực hiện CBXH với việc phát triển NNL ở Việt Nam. Kế thừa những giá
trị lý luận, thực tiễn và kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả,
các nhà khoa học, tác giả luận án tiếp tục làm sâu sắc những vấn đề sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát những vấn đề lý luận về thực hiện CBXH, về
phát triển NNL và vai trò của thực hiện CBXH với việc phát triển NNL.
Hai là, Phân tích thực trạng vai trò thực hiện công bằng về cơ hội với việc
phát triển NNL ở Việt Nam hiện nay. Ba là, đề ra một số quan điểm và
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò thực hiện CBXH với việc phát
triển NNL ở Việt Nam.
Chương 2
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về thực hiện công bằng xã hội
Quan điểm chủ nghĩa Mác chỉ ra rằng, trong một hình thái kinh tế -
xã hội không chỉ có một loại hình quan hệ sản xuất nhất định, mà thường
tồn tại nhiều loại hình quan hệ sản xuất khác nhau và bao giờ cũng có một
loại hình quan hệ sản xuất chủ đạo, gắn liền với nó là một nguyên tắc phân
phối chủ đạo, nguyên tắc phân phối chủ đạo nào mà đảm bảo CBXH và
thực hiện CBXH với nghĩa là hưởng thụ tương xứng với cống hiến, sự
cống hiến đó mang lại hiệu quả kinh tế cho nền sản xuất xã hội cao hơn,
khi đó, nguyên tắc phân phối ấy sẽ góp phần to lớn vào việc giải phóng
con người khỏi sự bất công và bất bình đẳng xã hội.
8
Theo quan điểm của các nhà tư tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen, muốn
có CBXH thực sự, đảm bảo thực hiện CBXH thực sự trong đời sống thì
phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, phải thực hiện phân
phối đúng với giá trị của sức lao động. Nhưng sự phân phối đó chẳng
những chưa loại trừ sự bất công mà vẫn còn hàm chứa trong nó việc chấp
nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã
hội, "Đó vừa là ưu việt, vừa là thiếu sót của nguyên tắc phân phối theo lao
động - một thiếu sót, theo C.Mác, là không thể tránh khỏi trong giai đoạn
đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa"
Vận dụng quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về CBXH, về thực
hiện CBXH vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng bước thực hiện CBXH phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, CBXH và thực hiện
CBXH không chỉ biểu hiện là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà còn là một
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là một biện pháp căn bản
hiện thực hóa những giá trị, lý lưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội.
2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện công
bằng xã hội
Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm phát
triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế thị trường, thực hiện đẩy mạnh
sự nghiệp CNH, HĐH, trong điều kiện đó, quan điểm Đảng ta khẳng định
thực hiện phân phối theo lao động là chính và thực hiện phân phối theo
nguồn vốn và các nguồn lực khác đóng góp vào sản xuất, kinh doanh,
nhằm thực hiện CBXH.
Tro