Lời đầu tiên, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn, PGS.TS.
ĐẶNG VĂN PHAN, người đã tận tình hướng dẫn, động viên chúng tôi trong suốt quá
trình làm luận văn, bổ sung cho chúng tôi rất nhiều kiến thức và phương pháp nghiên
cứu khoa học, giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa Lí, trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình
học tập tại trường cũng như có nhiều góp ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Đồng thời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh An
Giang nói chung và tại các khu kinh tế cửa khẩu nói riêng, đã hỗ trợ, giúp đỡ cho chúng
tôi rất nhiều. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn GS. TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS. TS. Lê
Thông (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), TS. Vũ Như Vân (Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên) đã góp cho đề tài những lời khuyên hữu ích. Những hướng dẫn và góp ý
của các thầy là rất quý báu, đã giúp chúng tôi nhanh chóng nắm bắt được nhiều kiến
thức chuyên môn cũng như những góp ý thẳng thắn, khoa học về một lĩnh vực hết sức
mới mẻ đối với tôi.
136 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía nam dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
............................
Nguyễn Minh Hiếu
ĐÁNH GIÁ
CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU PHÍA NAM
DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI :
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành : Địa lí kinh tế – xã hội
Mã số : 60 – 31 – 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. Đặng Văn Phan
Thành phố Hồ Chí Minh – 2005
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................................... 3
5. Quan điểm – Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU ..................... 8
1.1. Khu kinh tế cửa khẩu và các khái niệm liên quan .................................. 8
1.1.1. Các khái niệm liên quan................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu ..................................................... 10
1.2. Mô hình không gian và mô hình thể chế của khu KTCK ....................... 13
1.2.1. Nguyên tắc hình thành mô hình không gian khu KTCK ............... 14
1.2.2. Mô hình không gian ......................................................................... 14
1.2.3. Mô hình thể chế ............................................................................... 18
1.3. Mô hình tổ chức quản lí một khu KTCK ................................................. 20
1.3.1. Nguyên tắc hình thành ...................................................................... 20
1.3.2. Phân loại ............................................................................................ 20
1.4. Mô hình chiến lược phát triển các khu KTCK biên giới
từ đối ứng sang đối trọng .............................................................................. 21
1.5. Những đặc trưng cơ bản của khu KTCK .................................................... 28
1.5.1. Các khu KTCK cách xa trung tâm kinh tế – xã hội nước mình ........ 28
1.5.2. Sự tương đồng về văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo ................................ 29
1.5.3. Tính khác biệt về trình độ phát triển kinh tế ..................................... 30
1.5.4. Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu ...................................... 30
1.5.5. Tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi .................... 31
1.6. Vai trò của các khu KTCK .......................................................................... 32
1.6.1 Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế điạ phương biên giới...... 32
1.6.2. Mở rộng giao lưu buôn bán ............................................................... 32
1.6.3. Xây dựng hệ thống phân phối cung cấp............................................ 33
1.6.4. Cải thiện đời sống dân địa phương và khu vực ................................ 33
1.6.5. Cải thiện cơ sở hạ tầng ..................................................................... 35
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KKTCK.. 35
1.7.1. Yếu tố tự nhiên ................................................................................. 35
1.7.2. Yếu tố lịch sử .................................................................................... 36
1.7.3. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội ................................................. 37
1.7.4. Chính sách đối ngoại và quan hệ kinh tế, chính trị ......................... 38
CHƯƠNG 2 : CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI AN GIANG –
CAMPUCHIA : LỊCH SỬ – HIỆN TRẠNG
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ kinh tế Việt – Campuchia . 39
2.1.1. Trong quá khứ ................................................................................... 39
2.1.2. Trong thời gần đây ............................................................................ 40
2.2. Hiện trạng kinh tế các tỉnh có CKBG Việt Nam - Campuchia .............. 41
2.2.1. Hiện trạng các CKBG........................................................................... 41
2.2.2. Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế – xã hội của Campuchia................ 46
2.3. An Giang : Tình hình phát triển kinh tế ................................................... 48
2.3.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ ......................................................................... 48
2.3.2. Thành tựu kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2005 ............................. 49
2.4. Thực trạng các khu KTCK biên giới tỉnh An Giang ................................ 53
2.4.1. Khu KTCK Quốc tế Tịnh Biên ............................................................ 55
2.4.2. Khu KTCK Quốc tế Vĩnh Xương......................................................... 64
2.4.3. Khu KTCK Quốc gia Khánh Bình ....................................................... 71
CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ CÁC KHU KTCK
TỈNH AN GIANG VÀ GIẢI PHÁP ............................................. 77
3.1. Tổ chức không gian lãnh thổ các KKTCK tỉnh An Giang ...................... 77
3.1.1.Tổ chức không gian lãnh thổ đối ứng................................................... 76
3.1.2. Mô hình không gian đối ứng ............................................................ 80
3.2. Đánh giá các khu KTCK dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội ................... 85
3.2.1. Về kết cấu hạ tầng – vật chất kĩ thuật ................................................ 85
3.2.2. Về giáo dục – y tế – văn hoá ............................................................. 88
3.2.3. Về kinh tế – thương mại – dịch vụ ..................................................... 90
3.2.4. Về du lịch ............................................................................................ 91
3.2.5. Về môi trường ..................................................................................... 92
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển
các khu KTCK An Giang .............................................................................. 94
3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 94
3.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 96
3.3.3. Đánh giá chung về các khu KTCK tỉnh An Giang............................ 99
3.4. Quan điểm và giải pháp nhằm phát triển KTCK An Giang ................... 102
3.4.1. Các quan điểm và phương hướng phát triển
các khu KTCK của Đảng và Nhà nước ............................................ 102
3.4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các khu KTCK An Giang
trong hiện tại và tương lai ................................................................ 103
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
– ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
– CNH – HĐH : công nghiệp hoá – hiện đại hoá
– CKBG : cửa khẩu biên giới
– DN : doanh nghiệp
– ĐBSCL : đồng bằng sông Cửu Long
– ĐNÁ : Đông Nam Á
– ĐTNN : đầu tư nước ngoài
– GDP : tổng thu nhập trong nước
– KTCK : kinh tế cửa khẩu
– KKTCK : khu kinh tế cửa khẩu
– KVBG : khu vực biên giới
– KVCK : khu vực cử khẩu
– QL : quốc lộ
– TL : tỉnh lộ
– TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
– TW : trung ương
– WTO : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu trước và sau khi mở cửa biên giới Việt – Trung tại thị xã Lạng Sơn................ 34
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu cơ bản về các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia ........................................ 43
Bảng 2.2 : Vốn đầu tư nước ngoài tại các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia ....................................... 44
Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu của Campuchia ........................................................... 46
Bảng 2.4 : Ước tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2005................................................................... 50
Bảng 2.5 : Hiện trạng mạng lưới chợ – siêu thị – trung tâm thương mại tỉnh An Giang (đến 30/6/2004)... 54
Bảng 2.6 : Tình hình xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Tịnh Biên qua các năm................................................. 60
Bảng 2.7 : Hiện trạng mạng lưới chợ – siêu thị – trung tâm mua bán huyện Tịnh Biên (đến 30/6/2004) .. 61
Bảng 2.8 : Tình hình xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Vĩnh Xương qua các năm ............................................ 66
Bảng 2.9 : Hiện trạng mạng lưới chợ – siêu thị – trung tâm mua bán huyện Tân Châu (đến 30/6/2004) .. 69
Bảng 2.10 : Tình hình xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Khánh Bình qua các năm ........................................... 74
Bảng 2.11 : Hiện trạng mạng lưới chợ – siêu thị – trung tâm mua bán huyện An Phú (đến 30/6/2004) .... 75
Bảng 3.1 : Số máy điện thoại phân theo huyện tại thời điểm 31/12/2004 ................................................... 87
Bảng 3.2 : Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang 2002 – 2004........................................ 90
VĨNH XƯƠNG
TỊNH BIÊN
KHÁNH BÌNH
MỘC HOÁ
THƯỜNG
PHƯỚC
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Giáo viên hướng dẫn, PGS.TS.
ĐẶNG VĂN PHAN, người đã tận tình hướng dẫn, động viên chúng tôi trong suốt quá
trình làm luận văn, bổ sung cho chúng tôi rất nhiều kiến thức và phương pháp nghiên
cứu khoa học, giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Địa Lí, trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình
học tập tại trường cũng như có nhiều góp ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Đồng thời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh An
Giang nói chung và tại các khu kinh tế cửa khẩu nói riêng, đã hỗ trợ, giúp đỡ cho chúng
tôi rất nhiều. Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn GS. TS. Nguyễn Viết Thịnh, GS. TS. Lê
Thông (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), TS. Vũ Như Vân (Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên) đã góp cho đề tài những lời khuyên hữu ích. Những hướng dẫn và góp ý
của các thầy là rất quý báu, đã giúp chúng tôi nhanh chóng nắm bắt được nhiều kiến
thức chuyên môn cũng như những góp ý thẳng thắn, khoa học về một lĩnh vực hết sức
mới mẻ đối với tôi.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Gia đình và các bạn bè đã giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tất cả sự giúp đỡ, động viên của mọi người trên đã góp phần quan trọng vào sự
hoàn thiện của đề tài.
Xin trân trọng biết ơn.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm “Đổi mới”, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu hết sức to lớn, trong đó không thể không đề cập đến sự đóng góp quan trọng
của kinh tế cửa khẩu (KTCK) – xu thế phát triển tất yếu trong quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới.
Ở Việt Nam ta, kinh tế cửa khẩu là một hoạt động có từ lâu nhưng qui mô
và tầm ảnh hưởng to lớn của nó chỉ mới thể hiện rõ nét trong vài năm gần đây.
Một điều dễ thấy là muốn phát triển kinh tế, khởi dậy các tiềm năng phong phú
của các tỉnh biên giới, thu hút những nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao đời
sống văn hoá - xã hội - môi trường cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân vùng biên giới, rút ngắn khoảng cách phát triển của các vùng trong cả
nước con đường hiệu quả nhất lúc này là đẩy mạnh giao lưu cửa khẩu ở cả ba
miền với ba nước có chung đường biên giới trên đất liền với Việt Nam là: Trung
Quốc, Lào và Campuchia.
Những thành quả đạt được của KTCK trong thời gian vừa qua là biểu hiện
thành công của chủ trương đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội,
an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước, vừa khẳng định sức bật kinh tế ở các
địa phương vùng biên, nhưng đồng thời cũng là hậu quả của sự phát triển chủ
quan, cân nhắc chưa đầy đủ, bằng chứng là một thời gian dài chúng ta chưa chú
trọng đầu tư phát triển vùng biên giới. Do vậy, bên cạnh các khu KTCK hoạt
động hiệu quả, còn không ít các nguồn lực tại các cửa khẩu sử dụng chưa hợp lí
nếu không nói là kém hiệu quả.
Trong quá trình học, nghiên cứu tại trường Đại Học Sư Phạm TP. HCM
cũng như khảo sát thực tế tại các địa phương nơi các khu kinh tế cửa khẩu toạ lạc,
thiết nghĩ việc nghiên cứu tìm hiểu bản chất khách quan của xu hướng phát triển,
xác lập và đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cửa khẩu về nhiều mặt khác nhau
dưới góc độ địa líù kinh tế – xã hội là rất quan trọng. Trên cơ sở đó, đề xuất những
giải pháp thích hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực và năng lực đóng
góp của các khu KTCK vào công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá (CNH –
HĐH) ở Việt Nam hiện nay là điều nên làm. Đó cũng chính là líù do chúng tôi
muốn hướng tới trong đề tài: “ Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam
dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội : Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chúng tôi xác định ba mục tiêu cần hoàn thành như sau :
U Hệ thống hoá lí thuyết trong và ngoài nước về KTCK cũng như phương
pháp phân tích, đánh giá hiệu quả các mặt khác nhau của các khu KTCK. Đồng
thời, trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, phân tích hiệu quả trong thực tiễn
hoạt động các khu KTCK biên giới tỉnh An Giang.
U Bước đầu hệ thống và đánh giá một cách tổng thể thực trạng hoạt động
các khu KTCK các tỉnh phía Nam, nhất là khu vực KTCK tỉnh An Giang.
U Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động các KTCK phía Nam nói chung và các khu KTCK biên giới tỉnh
An Giang nói riêng dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mặc dù nghiên cứu toàn bộ các khu KTCK phía Nam nói riêng và cả nước
nói chung bao gồm cả các khu mậu dịch tự do biên giới được hình thành tự phát
trong lịch sử ở Việt Nam là điều cần thiết, nhưng luận văn này chỉ tập trung đánh
giá hiệu quả của các khu KTCK biên giới tỉnh An Giang trong quá trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới cũng như vai trò của nó trong quá trình CNH – HĐH
của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, đề tài chỉ
nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ thời kì đổi mới (1986) đến nay, đặc biệt là
từ năm 1996 – năm bản lề của phát triển KTCK cả nước.
4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sự hình thành và phát triển các khu KTCK đã lôi cuốn nhiều tác giả trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu cả về líù luận lẫn đánh giá thực tiễn trong quá
khứ cũng như hiện tại, đặc biệt là giai đoạn những năm đầu thập niên 90 trở lại
đây.
Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta
thường xuyên quan tâm nghiên cứu vấn đề biên giới và liên quan đến biên giới
với các nước láng giềng nhằm khẳng định và giữ vững nền độc lập dân tộc,
quyền tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Điều này thể hiện rõ nhất qua hệ
thống các sơ đồ, bản đồ địa giới được thành lập ngay từ thời Lý, Trần. [A, 2]
Đầu tiên có thể kể đến tập “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (1435). Đây là
một tác phẩm hoàn chỉnh đầu tiên và là bản “kiểm kê tài nguyên vật chất đất
nước của từng địa phương”, thông qua đó thể hiện rõ rệt về quốc gia tự chủ, về sự
thống nhất và đa dạng trên toàn bờ cõi. Tiếp theo có các tác phẩm “Hồng Đức
bản đồ”; “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776); “Lịch triều hiến chương
loại chí” của Phan Huy Chú (1809 – 1819) đã trình bày toàn diện đất nước, thiên
nhiên, con người và sản vật của một quốc gia thống nhất.
Trong những năm gần đây, vấn đề biên giới mà trong đó có KTCK
được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát là những bài phóng sự trên các báo phản
ánh tình hình thị trường sôi động, các mặt tích cực và tiêu cực của nó. Sau đó là
các bài của nhiều tác giả nghiên cứu sâu hơn về các phương diện như tác giả Hoà
Bình được đăng tải trên tạp chí Quan hệ quốc tế (1991) phản ánh thực trạng buôn
bán biên giới Việt – Trung. Năm 1992, Trịnh Tất Đạt và Đào Tiến Bản nghiên
cứu và phát hiện ra những đặc điểm, hình thức tiến hành, phương thức thanh toán
của thương mại biên giới Trung Quốc – Việt Nam.
Vấn đề này tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn qua tác giả Đỗ Tiến Sâm,
2001, “ Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam – Trung Quốc”; Cổ Tiểu Tùng, 2001, “Hợp tác nhịp nhàng
cùng phát triển, hợp tác và phát triển kinh tế biên mậu Việt Nam và Trung Quốc
trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX”; Nguyễn Minh Hằng, 2001,”Buôn bán qua biên
giới Việt Nam – Trung Quốc : Lịch sử – hiện trạng – triển vọng”, Phạm Văn
Linh, 2001, “Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung và tác động của nó
tới sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam”; Lương Đăng Ninh, 2004, “Đổi mới
quản lí nhà nước về hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới
Việt Nam – Trung Quốc”, . Trong số đó, nội dung đề tài phát triển mạnh và
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau : từ phản ánh thực trạng, dự báo xu thế
phát triển hay xem xét vấn đề dưới nhiều giác độ trong mối quan hệ bình thường
hoá Việt Nam – Trung Quốc hiện nay và tương lai (Đỗ Tiến Sâm) hay dưới góc
độ quản líù nhà nước, phân tích chính sách ( Đào Tiến Bản, Trịnh Tất Đạt).
Đặc biệt, một đề tài nghiên cứu cấp Bộ mã số B96 – 03 – 05 của Tiến Sĩ
Địa lí Vũ Như Vân với đề tài : “Môi trường kinh tế – xã hội vùng cửa khẩu biên
giới Việt – Trung :