Luận văn Đánh giá chất lợng một số loại thức ăn công nghiệp cho nuôicátra giống (pangasius hypophthalmus)

Ở nước ta hiện nay, nghề nuôi cánước ngọt ngày càng phát triển. Đặc biệt là các tỉnh ở vùng ĐồngBằng SôngCửu Long như An Giang, Đồng Tháp,Cần Thơ là một trong nhữngtỉnh đứng đầucảnướcvềsảnlượng thuỷsản, điển hình là cá tra (Pangasius hypophthalmus). Đây làmột đốitượng có giá trị kinhtế cao, được nuôi phổ biến ở vùng ĐồngBằng SôngCửu Long và là đốitượng xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay người nuôi còngặp phảimộtsố khó khăn như thiếu giống, chi phí thức ăn cao làm giá thànhsản phẩm cao cho nên người nuôi thu đượclợi nhuận không đángkể. Bêncạnh đó, cùngvớisự tiếnbộcủa khoahọckỹ thuậtkếthợpvới kinh nghiệm nuôi cá truyền thốngcủa người dân làm cho việc nuôi cá ngày càng được thâm canh hóa. Do đó, nguồn thức ănsẵn cótại địa phương không đáp ứng đủ.Hơn nữa, trong nuôi cá tra 3-4 tuần đầu người dân thườngsửdụng thức ăn công nghiệp để cho cá ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường,tăng hiệu quảsửdụng thức ăn. Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay córất nhiều loại thức ăn công nghiệpvới nhãn hiệu khác nhau. Theo điều tracủa TrầnVăn Nhì (2005) có khoảng 18 công tysản xuất thức ăn cho cá và có nhiều loạisản phẩm xuất hiện ở các vùng nuôi tuy nhiên người nuôi không biết được chấtlượngcủa chúng thế nào, chúng ảnh hưởng như thế nào đếntỷlệsống vàtăng trưởngcủa cá nuôi.

pdf41 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lợng một số loại thức ăn công nghiệp cho nuôicátra giống (pangasius hypophthalmus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN HỮU YẾN NHI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP CHO NUÔI CÁ TRA GIỐNG (Pangasius hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2006 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Ở nước ta hiện nay, nghề nuôi cá nước ngọt ngày càng phát triển. Đặc biệt là các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng thuỷ sản, điển hình là cá tra (Pangasius hypophthalmus). Đây là một đối tượng có giá trị kinh tế cao, được nuôi phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay người nuôi còn gặp phải một số khó khăn như thiếu giống, chi phí thức ăn cao làm giá thành sản phẩm cao cho nên người nuôi thu được lợi nhuận không đáng kể. Bên cạnh đó, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm nuôi cá truyền thống của người dân làm cho việc nuôi cá ngày càng được thâm canh hóa. Do đó, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương không đáp ứng đủ. Hơn nữa, trong nuôi cá tra 3-4 tuần đầu người dân thường sử dụng thức ăn công nghiệp để cho cá ăn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp với nhãn hiệu khác nhau. Theo điều tra của Trần Văn Nhì (2005) có khoảng 18 công ty sản xuất thức ăn cho cá và có nhiều loại sản phẩm xuất hiện ở các vùng nuôi tuy nhiên người nuôi không biết được chất lượng của chúng thế nào, chúng ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá nuôi. Chính từ thực tế trên, nhằm góp phần xác định chất lượng của một số loại thức ăn công nghiệp việc thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp nuôi cá tra giống (Pangasius hypophthalmus)” là rất cần thiết. Việc đánh giá này không chỉ xác định được loại thức ăn nào có chất lượng tốt mà còn xác định được loại thức ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp trên thị trường để tìm ra được loại thức ăn chất lượng, đảm bảo cá tăng trưởng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2 Nội dung của đề tài: - Phân tích thành phần hóa học của thức ăn. - Đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn công nghiệp lên tỉ lệ sống, sinh trưởng và thành phần hóa học của cá tra. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại thức ăn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sinh học của cá tra 2.1.1 Hệ thống phân loại Theo Robert và Vidthayanon (1991), cá tra thuộc: Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus Sauvage,1878. Trước đây, cá tra được xếp vào họ Schilbeidae và có tên khoa học là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv, 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Sau đó, định danh của Robert và Vidthayanon (1991), đã được Nguyễn Bạch Loan kiểm định lại vào năm 1998. Hiện nay, tên khoa học của cá tra là Pangasius hypophthalmus đã được dùng phổ biến trong các báo cáo khoa học trong nước và quốc tế. 2.1.2 Phân bố Cá tra phân bố nhiều trên lưu vực sông Mê Kông và sông Chaophraya – Thái Lan (Robert và Vidthayanon, 1991). Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên sông Tiền, sông Hậu và tập trung nhiều nhất ở vùng hạ lưu. Cá tra giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên (Mai Đình Yên và ctv, 1992). Đặc biệt cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những loài cá nuôi phổ biến, chúng được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. 2.1.3 Tập tính dinh dưỡng Cũng như các cá loài khác, sau khi hết noãn hoàng chuyển sang ăn thức ăn ngoài, cá tra ăn phiêu sinh động vật. Thức ăn ưa thích của chúng là nhóm Cladocera, nhóm Rotifer cũng xuất hiện nhiều trong dạ dày nhưng do kích thước nhỏ nên vai trò dinh dưỡng của Rotifer không cao. Trong điều kiện ương nuôi trên bể, chúng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn như: Artemia, trùn chỉ, Moina, Rotifer, thức ăn chế biến… Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng và ctv, 2002; trích bởi Dương Thuý Yên, 2003). Cá con 20 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến (Lê Như Xuân và ctv, 2000). Cá tra càng lớn phổ thức ăn của chúng càng rộng. Trong ao, bè nuôi chúng có thể sử dụng được tấm, cám, rau, bèo, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn chế biến dạng ẩm với hàm lượng protein thấp. Nhìn chung, loài cá này có tính ăn tạp thiên về động vật (Trương Thủ Khoa và Trần Thi Thu Hương, 1993; Lê Như Xuân và ctv, 2000). 2.1.4 Sự tăng trưởng Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cá tra bột hết noãn hoàng có chiều dài trung bình từ 1,0-1,1 cm, sau 14 ngày ương đạt 2,0-2,3 cm và khối lượng là 0,52 g/con. Sau một năm tuổi cá đạt 0,7- 1,5 kg và đến 3- 4 tuổi đạt 3- 4 kg. Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg là bước vào thời kỳ tích lũy mỡ, cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để phát dục tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn tùy thuộc rất lớn vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp. Độ béo cũng tăng dần theo sự phát triển của cá, ở năm đầu tiên độ béo tăng nhanh nhất, qua các năm sau độ béo biến đổi không đáng kể. Cá có trọng lượng 11,2 g có độ béo 0,99%, cá 560 g có độ béo 1,6% nhưng cá 3 tuổi nặng 3,62 kg có độ béo là 1,62%. Cá đực có độ béo cao hơn cá cái (Trần Thanh Xuân, 1994). 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn 2.2.1 Nhu cầu protein Protein là thành phần hóa học chủ yếu của động vật thủy sản, chiếm khoảng 60- 75% khối lượng khô của cơ thể (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a). Nó là chất dinh dưỡng rất quan trọng, là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo cơ thể, thay tổ chức cũ, xây dựng tổ chức mới; là thành phần chủ yếu của các enzyme, một số hormone; trong cơ thể thì không có vật chất nào có khả năng thay thế protein (Phạm Minh Thành, 2001). Ngoài ra, protein cũng là thành phần trong thức ăn có giá trị kinh tế nhất, quyết định đến giá thành thức ăn (Phạm Minh Thành, 2001). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 Protein vào cơ thể được thủy phân thành các acid amin và sẽ được ruột hấp thu, sau đó sẽ đến các tổ chức khác trong cơ thể, tại đây chúng được sử dụng để sinh tổng hợp protein, phục vụ cho các hoạt động sinh trưởng và sinh sản của cơ thể. Nhu cầu protein tối ưu của cá là lượng protein tối thiểu trong thức ăn đảm bảo thoả mãn yêu cầu các amino acid để cá đạt tăng trọng tối đa (NRC, 1993; trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a). Nếu thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm lớn, ngừng tăng trưởng hoặc giảm trọng lượng. Ngược lại, nếu protein trong thức ăn dư thừa, vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử dụng để tạo protein mới, phần còn lại sẽ chuyển sang dạng năng lượng và cá sẽ bài tiết amonia nhiều, điều này sẽ làm lãng phí thức ăn, tăng giá thành thức ăn không cần thiết. Hơn nữa, do động vật thủy sản có khả năng sử dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn nên nhu cầu protein của chúng có khả năng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn tăng lên. Nhưng nếu thức ăn quá giàu năng lượng thì sẽ hạn chế sự tiêu thụ thức ăn của động vật thủy sản vì chúng sẽ ngưng bắt mồi khi thỏa mãn nhu cầu năng lượng (Lee và Putnam, 1973; Page và Adrew, 1973; trích bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv 2004a). Do đó, hàm lượng protein tối ưu cho động vật thủy sản chịu ảnh hưởng bởi tỉ lệ tối ưu giữa protein và năng lượng. Ngoài ra, mức độ cho ăn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu protein của cá. Khi cho cá ăn ở mức độ giới hạn (tính theo khối lượng thân) có thể làm tăng nhu cầu protein (Robinson, 1989). Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ thể sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao và cá tăng trưởng rất chậm hoặc bị ngừng lại, như vậy giá trị protein tối ưu sẽ tăng cao, khó xác định. Ngược lại, nếu dư thừa lượng thức ăn cũng cho kết quả là hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém do thức ăn bị hao hụt và sự tiêu hóa thức ăn bị giảm đi. Tuỳ loài, tuỳ giai đoạn phát triển mà cá có nhu cầu protein khác nhau. Theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003), nhu cầu đạm cho cá tra giống cỡ nhỏ (2 gam) sinh trưởng tối đa là 38%, khoảng thích hợp cho cá tăng trưởng tốt, giảm giá thành sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao là 26-30%. Theo (NRC, 1998; trích bởi Trần Thị Phương Lan, 2002) nhu cầu protein đa số các loài cá trơn bột là 40%, cá hương 30-35%, cá 110 g trở lên thì 25-30% Kết quả nghiên cứu mức protein thích hợp cho cá tra và cá basa (5-6 g) lần lượt là 27,8% và 32,2% (Lê Thanh Hùng và ctv, 2000). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 Nhu cầu protein trên cá basa giống cỡ nhỏ (16,4-16,9 g) là 41,6% cao hơn so với cỡ lớn hơn (75,4-81,3 g) là 34,3% (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 1998). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và ctv trên cá Hú giai đoạn giống nhỏ (0,81-0,91 g) thì cá tăng trưởng nhanh và sử dụng thức ăn hiệu quả nhất ở 45% protein, khoảng protein thích hợp là 29,3-35% (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004b). Theo nghiên cứu trên đối tượng cá tra bần giống thì mức protein 42% sẽ làm cho cá tăng trưởng tối đa, nhưng cá sẽ tăng trưởng chậm và có phần không tăng khi hàm lượng protein vượt quá 45% (Trần Bình Tuyên, 2000). 2.2.2 Nhu cầu carbohydrate Carbohydrate chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể (1g sau khi đốt cháy cung cấp khoảng 4,3 Kcal), là thành phần của nhân tế bào, kích thích nhu động ruột, khi thừa sẽ tích lũy mỡ dạng glycogen, khi đủ sẽ tiết kiệm được protein (Phạm Minh Thành, 2001). Carbohydrate còn quyết định độ kết dính của viên thức ăn. Đây là nguồn năng lượng rẻ tiền nên tỷ lệ của nó trong thức ăn thích hợp sẽ giảm được giá thành thức ăn mà vẫn đảm bảo được sự sinh trưởng của cá. Carbohydrate có hai dạng, carbohydrate dạng đường và dạng không phải đường (tinh bột, dextrin, glycogen và cellulose), dạng không phải đường là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cá. Tuy nhiên, đối với dạng xơ nếu chúng được sử dụng nhiều trong thức ăn sẽ làm tăng lượng chất cặn trong thuỷ vực nuôi (do xơ không được tiêu hoá sẽ theo phân thải ra môi trường nước), làm giảm hoạt động của enzyme tiêu hoá, làm chậm tốc độ tiêu hoá và làm giảm khả năng hấp thu khoáng của cơ thể (xơ sẽ kết dính với một số chất khoáng). Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003), thức ăn có cùng mức protein nhưng mức carbohydrate khác nhau thì ảnh hưởng đến tăng trọng, hệ số thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm của cá. Thức ăn có chứa 35% carbohydrate cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cá tra có khả năng sử dụng mức carbohydrate trong thức ăn đến 45%. Ngược lại, ở mức 20% carbohydrate trong thức ăn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng protein, hệ số thức ăn và tăng trọng. Ngoài ra, tỷ lệ mỡ trong cơ thể cá cũng bị ảnh hưởng bởi mức carbohydrate trong thức ăn. Tỷ lệ mỡ tăng theo mức tăng của carbohydrate. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 Theo nghiên cứu về khả năng sử dụng carbohydrate của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2004b) cho thấy cá tra ở giai đoạn nhỏ (5,13 g) có khả năng sử dụng carbohydrate trong khoảng 20-45% mà vẫn cho tăng trưởng tốt. Theo Lê Thanh Hùng và ctv (2000) nhu cầu carbohydrate ở cá basa là 40%, trong khi đó cá tra chỉ có thể sử dụng 20% carbohydrat trong thức ăn. Cá Hú (4,5-9 g) với 35% protein tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức 35% carbohydrate (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004b). Wilson và Moreau (1996) đề nghị cá nheo Mỹ sử dụng hiệu quả carbohydrate trong thức ăn từ 20-30% và đây là mức carbohydrate cho các loài cá trơn. Riêng nhu cầu carbohydrate ở cá basa giống (31-32 g) là 46,3% (Mai Viết Thi, 1998). Theo Wilson và Poe (1987) cá nheo Mỹ sử dụng carbohydrate dạng tinh bột, dextrin hiệu quả hơn so với đường đơn (glucose…), đường đôi (sucrose…) do khả năng tiêu hoá nhanh ở các dạng đường đơn giản này nhưng quá trình biến dưỡng lại chậm (trích bởi Dương Thuý Yên, 2000). Đối với cá thành phần thức ăn chứa nhiều carbohydrate sẽ không những ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá carbohydrate mà còn làm giảm sự tiêu hoá protein (Cowey, 1972, Shimeno, 1977; trích bởi Dương Thuý Yên, 2000). 2.2.3 Nhu cầu lipid (chất béo) Lipid gồm có hai dạng là glycerol và acid béo. Lipid là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho động vật thủy sản (1 g lipid sau khi đốt cháy cung cấp 9,3 Kcal). Giá trị của lipid được chú ý chính là thành phần các acid béo của lipid, đặc biệt là các acid béo thiết yếu, điển hình là acid béo cao phân tử không no (PUFA) nhóm n-3 và n-6. Đồng thời cung cấp các hợp phần khác tham gia vào cấu trúc màng cơ bản và là dung môi để hòa tan và vận chuyển các chất tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K…Năng lượng thức ăn không được sử dụng ngay mà được dự trữ dưới dạng glycogen và mỡ. Cá da trơn có khả năng dự trữ năng lượng rất thấp nên mỡ là dạng dự trữ năng lượng chính. Lipid được dự trữ trong gan, cơ và các dạng mô mỡ bao quanh thành ruột, hay tạo lớp mỡ rất lớn như cá basa chiếm 25% thể trọng cá khi cá ăn thức ăn có quá nhiều năng lượng (Mertrampf, 1992; trích bởi Trần Văn Nhì, 2005). Lipid được bổ sung vào thức ăn thường là dầu động vật (dầu mực) và dầu thực vật (dầu nành). Ngoài ra, lipid còn là chất tạo mùi kích thích tôm, cá,….Nếu trong thành phần thức ăn của cá thiếu những acid béo cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ sống, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 8 ăn mòn vi đuôi, thoái hoá gan (gan căng phồng lên, tái đi và có sự ứ đọng mỡ), làm giảm tốc độ tăng trưởng và giảm tỷ lệ sống của cá con,…(Phạm Minh Thành, 2001). Theo kết quả tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá trơn (Dương Thúy Yên, 2000), các loài cá trơn có thể sử dụng mức lipid trong thức ăn khá lớn. Cá nheo Mỹ vẫn tăng trưởng tốt ở mức lipid 15% hoặc hơn (Wilson và Moreau, 1996). Nhưng nếu lipid trong thức ăn quá nhiều sẽ dẫn đến sự tích lũy mỡ trong thịt cá nhiều làm giảm chất lượng cá. Hơn nữa, lượng lipid nhiều còn ảnh hưởng đến độ bền chặt của viên thức ăn và khó bảo quản. Do đó, Wilson và Moreau (1996) đề nghị mức lipid thích hợp trong thức ăn của cá nheo Mỹ là từ 5-6%. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (1998) cá basa (16,4-16,9 g) cho ăn 7,7% lipid tăng trưởng tốt nhất và cá giảm tăng trưởng khi lipid trong thức ăn từ 11,3- 20,8%. Wing (2000) cho biết cá lăng lớn nhanh nhất ở mức 8% dầu cọ thô hoặc tinh chế. Từ các kết quả này, có thể đề nghị mức lipid trong thức ăn của một số loài cá trơn từ 5-8%. Kết quả thí nghiệm trên cá basa (17-19g) thì cá tăng trưởng tốt nhất ở nghiệm thức 75% carbohydrate và 25% lipid (Mai Viết Thi, 1998). 2.2.4 Nhu cầu năng lượng Năng lượng đều cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Nó được cung cấp từ thức ăn hoặc từ những cơ quan dự trữ năng lượng của cơ thể. Năng lượng lấy vào từ thức ăn bị mất khoảng 1/3 do quá trình bài tiết (trong phân, những phần không tiêu hóa được, nước tiểu và bài tiết qua mang), 1/3 năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể và 1/3 còn lại dành cho sự sinh trưởng. Các giá trị này thay đổi tùy thuộc mức độ cho ăn và khả năng tiêu hóa thức ăn của cá (Smith, 1989). Như vậy, năng lượng trao đổi chất cơ sở càng thấp thì năng lượng tích lũy cho sinh trưởng càng cao. Nhu cầu năng lượng thực sự của cá rất khó xác định mà người ta dựa vào tỉ lệ năng lượng và protein tối ưu. Tỉ lệ P/E của một số loài cá trơn khác cũng tương đương với cá nheo Mỹ, từ 20-30 mg protein/KJ (Dương Thuý Yên, 2000). 2.2.5 Nhu cầu vitamin Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của động vật thủy sản. Vai trò và nhu cầu vitamin đối với động vật thủy sản thực sự được quan tâm khi nghề nuôi thủy sản thâm canh ra đời. Nó chiếm một lượng rất nhỏ 1-2% trong Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 9 thức ăn. Tuy nhiên, vitamin có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và chi phí có thể lên đến 15% trong khẩu phần ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004a). Khả năng tổng hợp vitamin của động vật thủy sản rất kém hoặc không có do đó không đủ đáp ứng nhu cầu, cho nên việc cung cấp vitamin vào thức ăn cho động vật thủy sản là rất cần thiết. Nhu cầu vitamin chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như kích cỡ và giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi, các yếu tố môi trường nuôi, mối tương tác với các thành phần dinh dưỡng khác và đặc biệt là quá trình chế biến và bảo quản. Hiện nay có khoảng 15 vitamin được xác định gồm: - Vitamin tan trong dầu: A, D, E, K. - Vitamin tan trong nước: B1, B2, B6, B12, pantothenic acid, nicotinic acid, biotin, folic acid và các vitamin đa lượng: cholin, inositol, vitamin C. Nhu cầu vitamin A của cá nheo Mỹ là 450-900 UI/kg thức ăn (Robinson, 1989). Ngoài cá nheo Mỹ, các đối tượng cá trơn khác ít được nghiên cứu về nhu cầu vitamin do đó có thể xem nhu cầu của các loài cá trơn khác cũng tương tự như cá nheo Mỹ. 2.2.6 Nhu cầu khoáng Muối khoáng là những chất vô cơ rất cần thiết đối với cá để chúng xây dựng nên cấu trúc bộ xương của cơ thể và giúp duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu giữa dịch cơ thể với môi trường ngoài. Đến nay, người ta đã xác định được 11 nguyên tố cần thiết cho cá trơn bao gồm 4 nguyên tố đa lượng (canxi, phospho, magiê, kali) và 7 khoáng vi lượng (sắt, chì, đồng, mangan, iod, cobalt và selenium(Se)). Cá nheo Mỹ có thể hấp thu canxi từ môi trường nước đủ đáp ứng nhu cầu (Robinson,1986; trích bởi Dương Thúy Yên, 2000). Trong một số nguyên liệu làm thức ăn cho ca trơn có nhiều magiê, natri, kali và chloride cung cấp đủ nhu cầu. Riêng canxi và phospho thường bổ sung vào thức ăn với tỉ lệ 1:1 hoặc 2:1. Trong thực tế, để tránh hiện tượng thiếu khoáng, các nhà sản xuất và nghiên cứu thường bổ sung premix khoáng từ 1-3% trong thức ăn. Do cá hấp thu muối khoáng từ môi trường ngoài nên rất khó xác định nhu cầu muối khoáng của cá, đặc biệt là khoáng vi lượng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 10 2.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cá tra Trong năm 2004, ở các tỉnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nuôi cá tra với sản lượng trên 300.000 tấn. Vì vậy, lượng thức ăn sử dụng nuôi cá là rất lớn. Theo số liệu điều tra, ước tính số lượng thức ăn công nghiệp cung cấp cho thị trường nuôi cá tra trong năm 2004 là khoảng 300.000 tấn, đáp ứng 66% yêu cầu (giả thiết tất cả các hộ nuôi cá tra sử dụng thức ăn công nghiệp). Năm 2004, có khoảng 18 công ty sản xuất thức ăn cho cá và cá nhiều loại sản phẩm xuất hiện ở các vùng nuôi. Một số công ty sản xuất thức ăn với sản lượng lớn (60.000- 120.000 tấn/năm) như Proconco, Cargill, Greenfeed. Đa số các công ty khác có công suất nhỏ hơn, khoảng 20.000-30.000 tấn/năm (Trần Văn Nhì, 2005). Theo kết quả điều tra về tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá tra và basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thì thức ăn tự chế được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên người nuôi vẫn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong 1-1,5 tháng đầu khi cá còn nhỏ. Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng thức ăn viên công nghiệp trong khoảng thời gian 1 tháng cuối vụ nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm. Tỷ lệ người dân áp dụng phương thức phối hợp cho ăn này khá cao, đặc biệt là những hộ nuôi cá bè ở Châu Đốc và Long Xuyên. Hơn nữa, đối với hình thức nuôi cá bè thì thức ăn tự chế được sử dụng rộng rãi còn nuôi trong ao thì thức ăn công nghiệp là loại thức ăn chính (Lê T
Luận văn liên quan