Các hiện tượng sa bồi luồng cảng, cửa sông, xói lở -bồi tụbờbiển, độ đục
trong nước ra tăng là m ảnh hưởng đến chất lượng nước các bãi tắ m, khu nuôi
trồng thủy sản đều liên quan đến trầm tích lơlửng ( TTLL). Ngoài ra, những khu
vực cógiátrịhà m lượng TTLLcao làm ảnh hưởng tới tầm nhìn xuyên suốt của
khối nước, sựquang hợp của thực vật vàsựsống của các loài sinh vật trong môi
trường nước .
Thành phốcảng Hải Ph òng mỗi năm đều cósự đóng góp quan trọng của
hai ngành kinh tế đặc trưng làdịch vụ cảng biển vàdu lịch. Tuy nhiên, do đặc
thù địa lývùng cửa sông ven biển Hải Ph òng chịu ảnh hưởng nặng nềcủa dòng
vật chất từlục địa đưa ra qua các hệthống sông Thái Bình, sông Hồng. Trong
các dòng vật chất đó, dòng trầm tích lơlửng cócơchếrất phức tạp do cảnguyên
nhân tự nhi ên (dòng chảy, sóng, xói lở b ờ) và con người (nạo vét luồng, khai
hoang lấn biển, phárừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản) gây ra. Sa bồi luồng vào
cảng Hải Ph òng đang cóxu hướng gia tăng đi kèm việc chi phícho việc nạo vét
luồng lạch rất tốn kém. Theo thống kêcủa Cảng vụHàng hải Hải Phòng (2005),
khối lượng nạo vét luồng vào cảng Hải Phòng năm 2003 và2004 tương ứng là
2.394.000m
3
và2.854.000m
3
[26]. Chi phícho việc nạo vét luồng hàng năm tốn
kém hàng chục tỷ đồng, hiệu quảkinh doanh tăng không nhiều. Mặt khác, quá
trình nạo vét ởcác luồng vào cảng diễn ra thường xuyên khiến cho bùn cát và
các vật chất ônhiễ m đãlắng xuống lại bị đưa lên, hòa tan trong nước là m gia
tăng các nguy cơ g ây ô nhi ễm đến môi trường nước và các h ệ sinh th ái xung
quanh[2]. Mặt khác, dòng vật chất n ày làm ảnh hưởng đế n chất lượng các bãi
tắm ĐồSơn vàkhu nuôi trồng hải sản đảo Cát Bàlàm giảm hiệu quả đáng kể về
mặt kinh tế.
74 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá đặc trưng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
oo
TRẦN ANH TÚ
ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƯNG TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC
CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
TRẦN ANH TÚ
ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƯNG TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC
CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Hải dương học
Mã số: 60.44.97
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐINH VĂN ƯU
Hà Nội - 2012
Lời cảm ơn !
Học viên trân trọng cảm ơn các thầy, cô Khoa Khí tượng Thủy
văn và Hải dương học đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian
học viên tham gia lớp cao học. Đặc biệt, để hoàn thành luận văn,
học viên được sự hướng dẫn tận tình của GS. TS. Đinh Văn Ưu,
học viên trân trọng cảm ơn THẦY.
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong cơ quan, Lãnh đạo
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-nơi học viên đang công tác đã
tạo điều kiện về mặt thủ tục, thời gian và hết sức quan tâm động viên
tinh thần trong khoảng thời gian đi học và hoàn thành luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng, ngày tháng năm 2012
Học viên
MỤC LỤC
NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................................i
DANH MỤC HÌNH VẼ .....................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
KHU VỰC HẢI PHÒNG...................................................................................................5
I.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................5
I.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước......................................................................5
I.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................7
I.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu...................................................................9
I.2.1. Chế độ khí hậu, khí tượng .................................................................................9
I.2.2. Thủy văn, hải văn..............................................................................................11
I.2.3. Đặc điểm trầm tích ...........................................................................................15
CHƯƠNG II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................17
II.1. Tài liệu..................................................................................................................17
II.1.1. Địa hình...........................................................................................................17
II.1.2. Khí tượng ........................................................................................................17
II.1.3. Thủy hải văn ....................................................................................................18
II.1.4. Trầm tích lơ lửng.............................................................................................19
II.2. Phương pháp .........................................................................................................19
II.2.1. Mô hình thủy động lực .....................................................................................19
II.2.2. Mô hình lan truyền trầm tích lơ lửng ...............................................................24
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC
CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG..............................................................................26
III.1. Phân bố TTLL theo thời gian ...............................................................................27
III.2. Đặc điểm TTLL khu vực các sông Hải Phòng......................................................31
III.3. Đặc điểm TTLL khu vực xa bờ Hải Phòng...........................................................33
CHƯƠNG IV. MÔ PHỎNG TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC CỬA SÔNG VEN
BIỂN HẢI PHÒNG BẰNG MÔ HÌNH DELF-T3D...........................................................37
IV.1. Triển khai mô hình thủy động lực ........................................................................37
IV.2. Triển khai mô hình lan truyền trầm tích lơ lửng ...................................................42
IV.3. Kết quả tính toán..................................................................................................45
IV.3.1. Dòng chảy ......................................................................................................45
IV.3.2. Trầm tích lơ lửng............................................................................................51
KẾT LUẬN .......................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................62
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................65
NGHĨA CỦA CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
COHEREN: Mô hình kết hợp Thủy động lực-Sinh thái
GENESIS: Mô hình số trị tính biến đổi đường bờ
GHCP: Giới hạn cho phép
KHCN: Khoa học và Công nghệ
QCVN10:2008: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ
SHYFEM: Mô hình số trị phần tử hữu hạn
TTLL: Trầm tích lơ lửng
Viện KH&CNVN: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện TN&MTB: Viện Tài nguyên và Môi trường biển
i
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1.: Số lượng bão ở khu vực Hải Phòng (1945-2007)………….………………………….….11
Hình 1.2.: Sơ đồ phân bố trầm tích đáy khu vực nghiên cứu………….………………………….….16
Hình 2.1.: Hoa gió Trạm Hòn Dấu………….………………………………………………………………….….18
Hình 2.2.: Lưới so le trong mô hình thủy động lực………………………………………………….……22
Hình 2.3.: Các quá trình cơ bản trong mô hình lan truyền TTLL…………….……………….… 25
Hình 3.1.: Vị trí và tọa độ điểm quan trắc TTLL và khu vực lân cận………………….…….….27
Hình 3.2.: Biểu đồ giá trị TTLL trung bình mùa (1996-2010) khu vực Đồ Sơn….…….. 27
Hình 3.3.: Biểu đồ giá trị trung bình năm của TTLL và tổng lượng mưa năm khu vực
Hải Phòng (1996-2010)……………………………………………………………………………………..…….……..
28
Hình 3.4.: Nồng độ TTLL trung bình 10 năm và theo tầng trong khu vực ven bờ phía
bắc Việt Nam……………………………………………………………………………………………………..…….……..
30
Hình 3.5.: Biến động nồng độ TTLL trung bình theo mùa trong khu vực ven bờ phía
bắc Việt Nam……………………………………………………………………………………………………..…….……..
30
Hình 3.6.: Sơ đồ giá trị TTLL (mg/lít) trung bình ngày đêm tại các cửa sông ven biển
Hải Phòng vào mùa khô……………………………………………………………………………………..…….…….
31
Hình 3.7.: Sơ đồ giá trị TTLL (mg/lít) trung bình ngày đêm tại các cửa sông ven biển
Hải Phòng vào mùa mưa……………………………………………………………………………..………..……….
32
Hình 3.8.: Sơ đồ thu mẫu TTLL xa bờ khu vực Hải Phòng…………..……………………….….…. 33
Hình 3.9.: Phân bố TTLL theo không gian khu vực nghiên cứu trong mùa khô…...….…. 35
Hình 3.10.: Phân bố TTLL theo không gian khu vực nghiên cứu trong mùa khô….....…. 35
Hình 4.1.: Trường độ sâu vịnh Bắc Bộ (a) và lưới khu vực nghiên cứu (b).……….…..….…37
Hình 4.2.: Trường độ sâu và trạm (B2) đo đạc kiểm chứng mô hình....……………….…….…38
Hình 4.3.: Đường quá trình mực nước giữa thực đo và kết quả tính từ mô hình tại
Trạm Hòn Dấu………………………………..…………………………………………………………………….…….….
41
Hình 4.4.: Vận tốc dòng chảy (mùa khô) theo kết quả tính toán mô hình và số liệu
quan trắc tại trạm kiểm chứng B2……………………………..………………………………………….…….….
42
ii
Hình 4.5.: Hàm lượng TTLL (mùa khô) theo kết quả tính toán mô hình và số liệu
quan trắc tại trạm kiểm chứng B2……………………………..………………………………………….…….….
44
Hình 4.6.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 08h ngày 05/3/2010
(mùa khô)………..………………………………………………………………………………………………….….…….….
46
Hình 4.7.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 01h ngày 10/3/2010
(mùa khô)………..………………………………………………………………………………………………….….…….….
46
Hình 4.8.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 07h ngày 19/3/2010
(mùa khô)………..………………………………………………………………………………………………….….…….….
47
Hình 4.9.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 18h ngày 20/3/2010
(mùa khô)………..………………………………………………………………………………………………….….…….….
47
Hình 4.10.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 03h ngày 07/8/2010
(mùa mưa)………..………………………………………………………………………………………………….….……...
49
Hình 4.11.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 19h ngày 12/8/2010
(mùa mưa)………..………………………………………………………………………………………………….….……...
49
Hình 4.12.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 02h ngày 20/8/2010
(mùa mưa)………..………………………………………………………………………………………………….….……...
50
Hình 4.13.: Trường dòng chảy (m/s) khu vực nghiên cứu 17h ngày 25/8/2010
(mùa mưa)………..………………………………………………………………………………………………….….……...
50
Hình 4.14.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc thủy triều lên (mùa khô)……..….. 53
Hình 4.15.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc đỉnh triều (mùa khô)………………..53
Hình 4.16.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc thủy triều xuống
(mùa khô)………..………………………………………………………………………………………………….….……...
54
Hình 4.17.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc chân triều (mùa khô)……………….54
Hình 4.18.: Hàm lượng TTLL lúc 23 giờ ngày 31/3/2010 (mùa khô)…………………….…….55
Hình 4.19.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc thủy triều lên (mùa mưa)………... 58
Hình 4.20.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc đỉnh triều (mùa mưa)………………58
Hình 4.21.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc thủy triều xuống
(mùa mưa)………..………………………………………………………………………………………………….….……...
59
Hình 4.22.: Hàm lượng TTLL từ kết quả mô hình lúc chân triều (mùa khô)……………….59
Hình 4.23.: Hàm lượng TTLL lúc 23 giờ ngày 31/8/2010 (mùa mưa)…………………….……60
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.: Mực nước triều (cm) đặc trưng tại Trạm Hòn Dấu trong nhiều năm (1960-
2007)………….…………………………………………………………………………………………….………………….….
12
Bảng 1.2.: Tần suất sóng Trạm Hòn Dấu (2005-2007)……………...……………………………….….14
Bảng 1.3.: Hàm lượng trầm tích lơ lửng các sông Hải Phòng…………………………..……..… 15
Bảng 3.1.: Hệ số vượt GHCP (QCVN10:2008) của giá trị TTLL trung bình năm khu
vực nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………………....…
29
Bảng 3.2.: TTLL trung bình (mg/l) của nước biển Hải Phòng vào mùa khô (tháng
3/2009) và mùa mưa (tháng 7/2009)…………………………………………………………………….……..…
34
Bảng 4.1.: Các thông số được sử dụng cho mô hình thủy động ……………………………….… 39
Bảng 4.2.: Lựa chọn giá trị TTLL (mg/l) trung bình mùa tại biên lỏng…………………….….43
Bảng 4.3.: Các tham số được sử dụng cho mô hình lan truyền trầm tích lơ lửng……..…. 43
iv
3
MỞ ĐẦU
Các hiện tượng sa bồi luồng cảng, cửa sông, xói lở-bồi tụ bờ biển, độ đục
trong nước ra tăng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước các bãi tắm, khu nuôi
trồng thủy sản đều liên quan đến trầm tích lơ lửng (TTLL). Ngoài ra, những khu
vực có giá trị hàm lượng TTLL cao làm ảnh hưởng tới tầm nhìn xuyên suốt của
khối nước, sự quang hợp của thực vật và sự sống của các loài sinh vật trong môi
trường nước.
Thành phố cảng Hải Phòng mỗi năm đều có sự đóng góp quan trọng của
hai ngành kinh tế đặc trưng là dịch vụ cảng biển và du lịch. Tuy nhiên, do đặc
thù địa lý vùng cửa sông ven biển Hải Phòng chịu ảnh hưởng nặng nề của dòng
vật chất từ lục địa đưa ra qua các hệ thống sông Thái Bình, sông Hồng. Trong
các dòng vật chất đó, dòng trầm tích lơ lửng có cơ chế rất phức tạp do cả nguyên
nhân tự nhiên (dòng chảy, sóng, xói lở bờ) và con người (nạo vét luồng, khai
hoang lấn biển, phá rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản) gây ra. Sa bồi luồng vào
cảng Hải Phòng đang có xu hướng gia tăng đi kèm việc chi phí cho việc nạo vét
luồng lạch rất tốn kém. Theo thống kê của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng (2005),
khối lượng nạo vét luồng vào cảng Hải Phòng năm 2003 và 2004 tương ứng là
2.394.000m3 và 2.854.000m3 [26]. Chi phí cho việc nạo vét luồng hàng năm tốn
kém hàng chục tỷ đồng, hiệu quả kinh doanh tăng không nhiều. Mặt khác, quá
trình nạo vét ở các luồng vào cảng diễn ra thường xuyên khiến cho bùn cát và
các vật chất ô nhiễm đã lắng xuống lại bị đưa lên, hòa tan trong nước làm gia
tăng các nguy cơ gây ô nhiễm đến môi trường nước và các hệ sinh thái xung
quanh [2]. Mặt khác, dòng vật chất này làm ảnh hưởng đến chất lượng các bãi
tắm Đồ Sơn và khu nuôi trồng hải sản đảo Cát Bà làm giảm hiệu quả đáng kể về
mặt kinh tế. Ngoài ra hiện nay thành phố Hải Phòng có kế hoạch thực hiện dự án
4
đê quai lấn biển phục vụ xây dựng Sân bay Quốc tế vùng tại ven bờ Tiên Lãng.
Việc này ít nhiều sẽ làm thay đổi cơ chế dòng chảy, vận chuyển trầm tích lơ lửng
của các sông Văn Úc và Thái Bình nói riêng và vùng cửa sông ven bờ Hải Phòng
nói chung [5]. Bởi vậy, việc đánh giá TTLL vùng cửa sông ven biển Hải Phòng
là điều cần thiết.
Với những lý do trên học viên đã chọn nghiên cứu vấ n đề về trầm tích lơ
lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng.
Nội dung chính của luận văn được trình bày thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và điều kiện tự nhiên khu vực
Hải Phòng
Chương 2: Tài liệu và phương pháp
Chương 3: Đánh giá hiện trạng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven
biển Hải Phòng.
Chương 4: Mô phỏng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển
Hải Phòng bằng mô hình delft3d.
5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC HẢI PHÒNG
I.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu sự phân bố trầm tích lơ lửng vùng cửa sônng ven biển đã được
các nhà khoa học ngoài nước quan tâm từ hàng trăm năm nay và đạt được rất
nhiều thành tựu quan trọng. Các kết quả nghiên cứu này đã được áp dụng phục
vụ cho việc bảo vệ các công trình ven bờ và phát triển môi trường bền vững.
Những nghiên cứu lý thuyết về trầm tích (vận chuyển) đáng kể như các
công trình của H.A. Einstein (1950), Krone và Partheniades (1962, 1968), E.W.
BijJker (1967, 1971), Leo C. Van Rijn (1993), J.W. Vander Meer (1990),
Richard Soulsby (1997). Tuy nhiên, gần cuối thế kỷ XX đến ngày nay, việc
nghiên cứu các quá trình động lực-vận chuyển trầm tích đã có những bước phát
triển cao hơn: đó là xây dựng các mô hình vật lý, mô hình toán. Đi tiên phong
trong nghiên cứu vấn đề này là những nhà nghiên cứu ở các nước phát triển như
Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản. Các kết quả nghiên cứu được khái quát hóa
mang tính phươg pháp luận, viết thành các ”cẩm nang” sử dụng [24]. Có thể kể
ra một số những kết quả nghiên cứu đã được khái quát hóa thành sách. Đó là
”Động lực gần bờ và các quá trình bờ: Lý thuyết, đo đạc và các mô hình dự báo”
của Horikawa K., 1978, ”Động lực cát biển: Sách hướng dẫn cho các ứng dụng
thực tiễn, các nguyên lý vận chuyển trầm tích trong sông, cửa sông hình phễu và
biển ven bờ” của Richard S., 1997, hay ”Các nguyên lý vận chuyển trầm tích ở
sông, cửa sông và ven biển” của Leo C. Van Rijn, 1993 [13].
Do sự tương tác của các quá trình thủy và thạch động lực mà kết quả cuối
cùng của sự tương tác này là sự tạo ra những dạng địa hình khác nhau, phụ thuộc
6
vào hàng loạt các yếu tố thạch động lực như kích thước, hình dạng hạt vật liệu, tỉ
trọng, mức độ gắn kết của vật liệu, độ dốc địa hình,... và các yếu tố thủy động
lực: sóng, dòng chảy biển, sông... là các yếu tố luôn biến đổi theo thời gian,
không gian. Bởi những lý do trên nên các mô hình được thiết lập để tính toán sự
tương tác của các quá trình thủy-thạch động lực, đa phần, có liên quan đến các
công thức thực nghiệm hoặc bán thực nghiệm. Cho nên nhu cầu có những phòng
thí nghiệm để thiết lập và kiểm tra tính đúng đắn của các mô hình là rất cần thiết.
Từ đó phương pháp thí nghiệm và mô hình vật lý ra đời và phát triển mạnh mẽ.
Có rất nhiều nước trên thế giới có những phòng thí nghiệm hiện đại đủ khả năng
mô phỏng lại các quá trình thủy-thạch động lực trong những khu vực nghiên cứu
cụ thể. Do vậy các kết quả tính toán bằng mô hình khá chính xác. Ngoài ra, trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, siêu máy
tính, hàng loạt các mô hình toán ra đời, dần trở thành các công cụ hữu hiệu và ưu
thế trong nghiên cứu thủy động lực và chất lượng nước. Các kết quả của các mô
hình toán này cho chúng ta cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu cũng như
cơ chế hình thành, phát triển và biến đổi trong mối quan hệ với các đối tượng
khác có liên quan, từ đó có thể đưa ra cách ứng xử khôn ngoan đối với thiên
nhiên.
Theo hướng mô hình hóa có 2 loại mô hình: Mô hình vật lý và mô hình
toán. Những Trung tâm, Viện hàng đầu về nghiên cứu, tính toán, dự báo các quá
trình thủy-thạch động lực, có thể kể đến là: Trung tâm Thủy lực Hà Lan (Delft
Hydraulics) với bộ các phần mềm DELFT3D, UNIBEST; Viện Thủy lực Đan
Mạch (Danish Hydraulic Instiute-DHI) nổi tiếng với các phần mềm: MIKE 21,
MIKE 3,... hay Trung tâm Nghiên cứu Công trình Ven bờ thuộc Quân đội Mỹ
(Coastal Engineering Research Center-CERC) có các mô hình GENESIS,
SBEACH; mô hình TELEMAC của Pháp,... đều ứng dụng tốt cho tính toán
7
dòng chảy, sóng, vận chuyển bùn cát, biến động địa hình đáy biển, đường bờ, bồi
lấp cửa sông. Ngoài ra, một số các mô hình có mã nguồn mở như COHERENS
(Bỉ), SHYFEM (Italia)... cũng phát triển không kém các phần mềm nói trên.
I.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề nghiên cứu trầm tích lơ lửng và các quá trình động lực bằng mô
hình hóa ở Việt Nam đã được bắt đầu phát triển từ khoảng đầu năm 1980 [10].
Các mô hình thường được thiết lập để tính toán các yếu tố thủy động lực nhiều
hơn các yếu tố thạch động lực. Sự gắn kết giữa hai quá trình thủy và thạch động
lực trong các mô hình của chúng ta còn bị hạn chế. Do đó, các kết quả tính bằng
mô hình của chúng ta rất khó được kiểm chứng trên cả hai phương diện trong
phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường. Ở Việt Nam phương pháp mô hình số trị
nghiên cứu TTLL chỉ phát triển ở mức cơ sở phục vụ mục tiêu riêng lẻ trong
nước chứ chưa được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi ở cấp quốc tế. Vấn đề
nghiên cứu TTLL ở Việt Nam được chú trọng trong Chương trình Biển KT.03
(1991-1995); KHCN.06 (1996-2000); TTLL liên quan đến xói lở bờ biển còn
được đặt ra trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp nhà nước và trong chương trình
biển giai đoạn 2001-2005. Ngoài ra nhiều đề tài, dự án liên quan đến TTLL được
thực hiện tại các cấp. Các tác giả Trần Hồng Thái [15], Đinh Văn Ưu [25],
Nguyễn Thọ Sáo [14] đã ứng dụng và phát triển một số phương pháp và mô hình
tính toán động lực và vận chuyển trầm tích cho một số vùng cửa sông ven biển
(Cửa Ông-Quảng Ninh, Cửa Tùng-Quảng Trị, Hải Phòng) Việt Nam. Các nghiên
cứu này chú trọng vào động lực học của lớp gần đáy để cải tiến phương pháp
tính bán thực nghiệm đã có. Mục đích là làm chính xác hơn các công thức bán
thực nghiệm của các tác giả nước ngoài để tính dòng vật liệu ven bờ. Các tác giả
thuộc Viện Hải dương học, Nha Trang, tiêu biểu Bùi Hồng Long đã nghiên cứu
8
vùng Phan Rí, Hàm Tiến, Phước Thể với mục tiêu cung cấp các thông số kỹ
thuật, đưa ra các phương án thiết kế và thi công đê, kè chống xói lở. Các tác giả
thuộc Viện cơ học đứng đầu là Nguyễn Mạnh Hùng, đã ứng dụng những mô
hình thủy-thạch động lực tổng hợp nhiều yếu tố để tính toán quá trình vận
chuyển trầm tích và biến đổi địa hình đáy vùng ven bờ là rất đáng ghi nhận theo
hướng mô hình hóa để nghiên cứu biến động bờ biển và vùng cửa sông. Các tính
toán của nhóm còn đi sâu, chi tiết vào việc tính cặp các yếu tố thủy-thạch động
lực như sóng, dòng chảy, mực nước vào nghiên cứu biến đổi đáy. Ngoài ra, các
tác giả còn đưa ra những tổng kết về các phương ph