Luận văn Đánh giá hiệu quả giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo quyết định 304/2005/QĐ-TTG tại 02 huyện Chư Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Giao đất, giao rừng là chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp, phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng [15]. Thực hiện chủ trương này, trong những năm qua rừng và đất rừng được giao cho các đối tượng (tổ chức kinh tế, các ban quản lý rừng, các đơn vị vũ trang, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, và các tổ chức khác) quản lý, sử dụng là 9.999.892 ha, đạt 77,5 % tổng diện tích rừng hiện có [16]. Quá trình GĐGR được thực hiện qua nhiều giai đoạn và thay đổi theo hướng giảm dần về diện tích đối với các doanh nghiệp Nhà nước và tăng dần cho đối tượng hộ gia đình và cộng đồng dân cư sống gần rừng. Điều này cho thấy sự quan tâm và nhận thức của Nhà nước về vai trò, vị trí của người dân và cộng đồng sống gần rừng là hết sức quan trọng trong việc đóng góp vào công tác quản lý, sử dụng rừng bền vững cũng như góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi. Song song vớisự chuyển biến đó, nhiều văn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành nhằm cụthể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước tới mỗi vùng, miền, địa phương khác nhau. Đây là những cơ sở pháp lý để người nhận giao, khoán rừng yên tâm đầu tư, sản xuất và làm giàu từ khu rừng do mình làm chủ. Trải qua hơn 15 năm thực hiện chủ trương của Nhà nước về GĐGR cho các HGĐ, cá nhân và cộng đồng, kết quả đạt được đã chỉ ra rằng: Đây chỉ là kết quả về mặt số lượng dựa trên việc hoàn thành những thủ tục pháp lý mà chưa phản ánh được hiệu quả của chính sách đối với QLSD rừng;hiệu quả của giao, khoán rừng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ đặc điểm KT-XH của các HGĐ&CĐ, loại rừng giao, khoán đến quá trình tổ chức thực hiện, những hỗ trợ theo sau và hệ thống chính sách đi kèm. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong rừng giao, khoán quản lý bảo vệ ở nhiều địa phương công tác tổng kết, đánh giá về mặt hiệu quả sau giao, khoán rừng vẫn chưa được thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ; 2 những vấn đề còn tồn tại chưa được phản hồi để chính sách của Nhà nước có tính thực tiễn hơn và người nhận rừng tiếp cận được.

pdf134 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo quyết định 304/2005/QĐ-TTG tại 02 huyện Chư Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ------------------------ NGUYỄN ĐỨC HUẤN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIAO RỪNG, KHOÁN BẢO VỆ RỪNG THEO QUYẾT ĐỊNH 304/2005/QĐ-TTG TẠI 02 HUYỆN CHƯ SÊ VÀ CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60. 62. 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP Buôn Ma thuột, năm 2011 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Đức Huấn iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành lâm học, hệ chính quy, tại trường Đại học Tây Nguyên, tôi xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học. Lãnh đạo và tập thể cán bộ giáo viên trường Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập để tôi đạt được kết quả này. Cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên môi trường, Chi cục thống kê hạt kiểm lâm huyện Chư Sê và Chư Pưh; các HGĐ thuộc làng DLâm, xã H’Bông, huyện Chư Sê và làng Kênh Mék, xã IaLe, huyện Chư Pưh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra hiện trường, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Danh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội Tỉnh Gia Lai đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ban Mê Thuột, tháng 07 năm 2011 Tác giả Nguyễn Đức Huấn iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3 1.1. Giao đất, giao rừng trên thế giới ............................................................... 3 1.1.1. Xu hướng của thế giới về sử dụng rừng và đất rừng ........................... 3 1.1.2. Kết quả sử dụng rừng trên thế giới ..................................................... 5 1.2. Giao đất, giao rừng ở Việt Nam ............................................................... 6 1.2.1. Quản lý sử dụng rừng ở Việt Nam ..................................................... 6 1.2.1.1. Quan điểm của Nhà nước về quản lý sử dụng rừng ...................... 6 1.2.1.2. Kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý sử dụng rừng ......................................................................................................... 9 1.2.1.3. Những tồn tại trong quản lý sử dụng rừng ................................. 11 1.2.2. Một số nghiên cứu, đánh giá về giao đất, giao rừng ở Việt Nam ...... 12 1.3. Nhận xét chung về phần tổng quan ......................................................... 15 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................... 17 2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 17 2.1.1. Khí hậu - Thủy văn .......................................................................... 17 2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ....................................................................... 19 2.1.3. Tài nguyên rừng ............................................................................... 20 2.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội ........................................................ 22 2.2.1. Dân số, lao động .............................................................................. 22 2.2.2. Văn hóa, tôn giáo ............................................................................. 22 2.2.3. Đặc điểm kinh tế .............................................................................. 22 2.2.4. Đất đai, tập quán canh tác, tình hình quản lý sử dụng rừng và đất rừng .................................................................................................................. 22 2.2.5. Mối quan hệ giữa các bên liên quan với việc quản lý tài nguyên rừng .................................................................................................................. 23 2.2.6. Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 26 v 2.2.7. Tín dụng, thị trường ......................................................................... 26 2.2.8. Hoạt động khuyến nông - lâm .......................................................... 27 2.3. Nhận xét chung về khu vực nghiên cứu .................................................. 28 2.3.1. Mặt mạnh ......................................................................................... 28 2.3.2. Mặt yếu ............................................................................................ 28 Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 30 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 30 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 30 3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 30 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 31 3.4.1. Phương pháp luận nghiên cứu .......................................................... 31 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ....................................................... 31 3.4.2.1. Các phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả giao rừng, khoán bảo vệ rừng .................................................................................. 32 3.4.2.2. Các phương pháp được sử dụng để xác định những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong giao rừng, khoán bảo vệ rừng ....... 34 3.4.2.3. Các phương pháp nghiên cứu để đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giao đất, giao rừng ..................................................... 35 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 36 4.1. Hiệu quả của giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 304 ........... 36 4.1.1. Quá trình thực hiện giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 304 tại 02 huyện Chư Sê và Chư Pưh và kết quả đạt được ......................... 36 4.1.1.1. Quá trình thực hiện giao, khoán rừng......................................... 36 4.1.1.2. Kết quả đạt được ....................................................................... 37 4.1.1.3. Những khó khăn và tồn tại trong quá trình giao, khoán rừng ..... 39 4.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng rừng sau giao, khoán ............................ 41 4.1.2.1. Tình hình quản lý rừng .............................................................. 41 4.1.2.2. Tình hình sử dụng rừng ............................................................. 45 vi 4.1.2.3. Tình hình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình nhận giao, khoán rừng ............................................................................ 46 4.1.2.4. Vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất và phát triển lâm nghiệp sau giao, khoán rừng .............................................................................. 48 4.1.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường ............................................. 48 4.1.3.1. Hiệu quả kinh tế ........................................................................ 48 4.1.3.2. Hiệu quả xã hội ......................................................................... 58 4.1.4.3. Hiệu quả môi trường .................................................................. 61 4.2. Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 70 4.2.1. Những tồn tại trong giao rừng, khoán bảo vệ rừng .......................... 70 4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong giao rừng, khoán bảo vệ rừng 71 4.2.2.1. Cơ chế thực hiện còn bất cập ..................................................... 73 4.2.2.2. Chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật khó đến được với người dân 73 4.2.2.3. Quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng kém hiệu quả ................. 74 4.2.2.4. Năng lực quản lý, sử dụng rừng của các hộ gia đình còn hạn chế ............................................................................................................... 76 4.2.2.5. Sự cản trở của một số tập tục truyền thống ................................ 77 4.3. giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất, giao rừng ...................... 77 4.3.1. Phân tích tác động của những nguyên nhân ảnh hưởng tới khả năng đạt được mục tiêu theo Quyết định 304 ..................................................... 77 4.3.3. Đề xuất các nhóm giải pháp ............................................................ 81 4.3.3.1. Hoàn chỉnh cơ chế thực hiện...................................................... 81 4.3.3.2. Quan tâm chính sách về vốn và kỹ thuật .................................... 81 4.3.3.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng ..................... 81 4.3.3.4. Nâng cao năng lực quản lý, sử dụng rừng của hộ gia đình ......... 82 4.3.3.5. Giải quyết vấn đề về tập tục truyền thống .................................. 82 KẾT LUẬN VÀ ĐÊ NGHỊ .............................................................................. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 87 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL RPH Ban quản lý rừng phòng hộ BVR Bảo vệ rừng BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng DNNN Doanh nghiệp Nhà nước GR-KBVR Giao rừng, khoán bảo vệ rừng GKR Giao, khoán rừng GCN Giấy chứng nhận GCN QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HGĐ Hộ gia đình HGĐ & CĐ Hộ gia đình và cộng đồng HĐSX Hoạt động sản xuất KBV Khoán bảo vệ KT-XH-MT Kinh tế - xã hội - môi trường LN Lâm nghiệp LSNG Lâm sản ngoài gỗ NLKH Nông - lâm kết hợp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) PRA Paticipatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia) PTLN Phát triển lâm nghiệp QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QLBV&PTR Quản lý bảo vệ và phát triển rừng QLSDR Quản lý, sử dụng rừng QĐ Quyết định RRA Rapid Rural Appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn) SXLN Sản xuất lâm nghiệp TNR Tài nguyên rừng TN&MT Tài nguyên và môi trường TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hiệu quả quản lý rừng ở các quốc gia ................................................. 5 Bảng 1.2. Kết quả cấp GCN đất lâm nghiệp ..................................................... 10 Bảng 2.1. Thành phần loài cây rừng trong tài nguyên rừng giao, khoán ............ 20 Bảng 2.2. Thống kê những loài LSNG tại địa điểm nghiên cứu ........................ 21 Bảng 4.1. Thống kê kết quả giao rừng, KBV rừng ............................................ 38 Bảng 4.2. Bảng số liệu vi phạm quản lý bảo vệ rừng năm 2010 ........................ 44 Bảng 4.3.Tổng hợp thu nhập, chi phí trong cơ cấu kinh tế của các HGĐ trước khi nhận GR-KBVR ............................................................................................... 51 Bảng 4.4. Tổng hợp thu nhập, chi phí trong cơ cấu kinh tế của các HGĐ sau khi nhận GR-KBVR ............................................................................................... 52 Bảng 4.5. Cơ cấu thu nhập, chi phí từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ........ 56 Bảng 4.6. Phân tích một số tiêu chí ảnh hưởng đến phát triển kinh tế lâm nghiệp ......................................................................................................................... 57 Bảng 4.7. Tổng hợp thay đổi diện tích sau giao khoán rừng ............................. 62 Bảng 4.8. Tổng hợp thay đổi về thành phần loài thực vật trước và sau GR-KBVR ......................................................................................................................... 64 Bảng 4.9. Phân cấp xói mòn có sự tham gia của người dân............................... 65 Bảng 4.10. Tổng hợp thay đổi về chất lượng đất trước và sau giao khoán rừng 65 Bảng 4.11. Tổng hợp diễn biến về nguồn nước trước và sau giao khoán rừng .. 67 Bảng 4.12. Tổng hợp đánh giá chung về hiệu quả của KBV rừng .................... 68 Bảng 4.13. Tổng hợp đánh giá chung về hiệu quả của giao rừng ...................... 69 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Thống kê diện tích rừng cả nước giao cho các chủ rừng quản lý sử dụng ................................................................................................................. 10 Hình 1.2. Diện tích rừng giao cho các đối tượng quản lý .................................. 11 Hình 2.1. Giản đồ Gausen Walter H.Chư Sê và Chư Pưh, T. Gia Lai ............... 18 Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các bên liên quan đến QLSDR làng DLâm ........... 24 Hình 2.3. Mối quan hệ giữa các bên liên quan đến QLSDR làng Kênh Mék ..... 25 Hình 3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu ......................................................... 31 Hình 4.1. Tóm tắt 6 bước GR-KBVR theo Quyết định 304/2005TTg-CP ......... 37 Hình 4.2. Thu nhập bình quân trước và sau khoán bảo vệ rừng ........................ 49 Hình 4.3. Thu nhập bình quân trước và sau giao rừng ...................................... 50 Hình 4.4. Cơ cấu thu nhập của các HGĐ trước và sau khi nhận khoán bảo vệ rừng .................................................................................................................. 53 Hình 4.5. Cơ cấu thu nhập của các HGĐ trước và sau khi nhận giao rừng ........ 53 Hình 4.6. Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ..................... 54 Hình 4.7. Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ..................... 55 Hình 4.8. Sự bất cập của chính sách giao, khoán rừng nghèo cho đồng bào nghèo tại huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. ........................................... 59 Hình 4.9. Thay đổi diện tích rừng sau khi khoán bảo vệ ................................... 63 Hình 4.10. Thay đổi diện tích rừng sau khi giao ............................................... 63 Hình 4.11. Sơ đồ cho điểm đánh giá hiệu quả về KT-XH-MT khu vực KBVR . 68 Hình 4.12. Sơ đồ cho điểm đánh giá hiệu quả về KT-XH-MT khu vực giao rừng ......................................................................................................................... 69 Hình 4.13. Phân tích cây vấn đề xác định nguyên nhân dẫn đến chính sách GR- KBVR theo Quyết định 304 kém hiệu quả ........................................................ 72 Hình 4.14. Trường lực tác động đến mục tiêu của chính sách GR-KBVR theo QĐ 304 ............................................................................................................. 78 Hình 4.15. Phân tích cây mục tiêu xác định giải pháp đẩy nhanh công tác GĐGR ......................................................................................................................... 80 1 MỞ ĐẦU A. Sự cần thiết của đề tài Giao đất, giao rừng là chủ trương của Đảng và Nhà nước về phân cấp, phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng [15]. Thực hiện chủ trương này, trong những năm qua rừng và đất rừng được giao cho các đối tượng (tổ chức kinh tế, các ban quản lý rừng, các đơn vị vũ trang, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, và các tổ chức khác) quản lý, sử dụng là 9.999.892 ha, đạt 77,5 % tổng diện tích rừng hiện có [16]. Quá trình GĐGR được thực hiện qua nhiều giai đoạn và thay đổi theo hướng giảm dần về diện tích đối với các doanh nghiệp Nhà nước và tăng dần cho đối tượng hộ gia đình và cộng đồng dân cư sống gần rừng. Điều này cho thấy sự quan tâm và nhận thức của Nhà nước về vai trò, vị trí của người dân và cộng đồng sống gần rừng là hết sức quan trọng trong việc đóng góp vào công tác quản lý, sử dụng rừng bền vững cũng như góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi. Song song với sự chuyển biến đó, nhiều văn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước tới mỗi vùng, miền, địa phương khác nhau. Đây là những cơ sở pháp lý để người nhận giao, khoán rừng yên tâm đầu tư, sản xuất và làm giàu từ khu rừng do mình làm chủ. Trải qua hơn 15 năm thực hiện chủ trương của Nhà nước về GĐGR cho các HGĐ, cá nhân và cộng đồng, kết quả đạt được đã chỉ ra rằng: Đây chỉ là kết quả về mặt số lượng dựa trên việc hoàn thành những thủ tục pháp lý mà chưa phản ánh được hiệu quả của chính sách đối với QLSD rừng; hiệu quả của giao, khoán rừng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ đặc điểm KT-XH của các HGĐ&CĐ, loại rừng giao, khoán đến quá trình tổ chức thực hiện, những hỗ trợ theo sau và hệ thống chính sách đi kèm. Bên cạnh những thành tựu đạt được trong rừng giao, khoán quản lý bảo vệ ở nhiều địa phương công tác tổng kết, đánh giá về mặt hiệu quả sau giao, khoán rừng vẫn chưa được thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ; 2 những vấn đề còn tồn tại chưa được phản hồi để chính sách của Nhà nước có tính thực tiễn hơn và người nhận rừng tiếp cận được. “Thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho HGĐ&CĐ trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên” theo Quyết định 304/ 2005/ QĐ-TTg đã kết thúc từ cuối năm 2010. Đây là chính sách ưu tiên cho đối tượng là các hộ gia đình và cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thiếu đất sản xuất. Việc tổ chức thực hiện trong và sau quá trình giao, khoán rừng tại Gia Lai còn nhiều bất cập nhưng chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ. Xuất phát từ tình hình trên đề tài “Đánh giá hiệu quả giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 304/ 2005/ QĐ - TTg tại 2 huyện Chê Sê và Chư Pưh, tỉnh Gia Lai” được thực hiện, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình này trên địa bàn nghiên cứu. B. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp về phương pháp luận trong tiến trình GĐGR. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong GĐGR trên địa bàn nghiên cứu; tìm ra được nguyên nhân của những tồn tại và trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quá trình này trên địa bàn nghiên cứu. 3 1. Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giao đất, giao rừng trên thế giới 1.1.1. Xu hướng của thế giới về sử dụng rừng và đất rừng Phi tập trung hóa ngành lâm nghiệp là xu hướng hiện nay của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đây là xu hướng phân quyền cho người dân, cộng đồng và các công ty tư nhân trong quản lý rừng. Thụy Điển: Nhà nước quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của các hộ tư nhân [14]. Phần Lan: Sở hữu tư nhân về rừng và đất rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống, có tới hai phần ba diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu tư nhân và có khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha [14]. Đức và New Zealand có tỷ trọng Nhà nước quản lý rừng tương ứng là 54% và 77% [14]. Nhật bản: Có ba hình thức sở hữu đất lâm nghiệp, đó là sở hữu Nhà nước, sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân [14]: - Nhà nước sở hữu 7,84 triệu ha, chiếm 31,2% rừng và đất rừng của cả nước, những diện tích rừng và đất rừng này chủ yếu ở nh
Luận văn liên quan