Ngành mía đường của Việt Nam hiện nay tuy là một ngành còn non trẻ, nhưng đã có những bước đột phá trong 5 năm trở lại đây. Về cơ bản ngành mía đường đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dùng trong nước chấm dứt tình trạng nhập khẩu đường. Bên cạnh đó ngành mía đường của Việt Nam không ngừng gia tăng sản lượng đường xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Đáng chú ý nhất là ngành mía đường đã giúp dân khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diện tích đất trồng mía được hơn 250.000 ha đất tự nhiên, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủ công được gần 30 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có từ 250 đến 300 nghìn hộ dân trồng mía ký kết hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy, trong đó 70% số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đường đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu và cử cán bộ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho dân. Có thể nói gần 80% số hộ dân ở các vùng trồng mía trong cả nước bán nguyên liệu cho các nhà máy đường, nhờ kết quả trồng mía, hầu hết dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm được nhiều phương tiện, hơn 90% số hộ có ti vi, 60% số hộ có xe máy, trên 300 hộ đã có xe ôtô vận tải lớn để vận chuyển mía đến nhà máy bán; 120 hộ có máy kéo làm đất; hơn 1000 hộ trồng mía hiện đang là cổ đông có cổ phần tại nhà máy
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Để giải quyết vấn đề đó nhiều Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu tư cho nông dân trồng mía. Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau nhưng họ có một mục tiêu chung là hiệu quả đầu tư.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn trên 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất đường, Công ty đã kết nghĩa với từng xã, từng thôn cung cấp giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ký hợp đồng nhận tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo được lượng mía nguyên liệu đầy đủ và liên tục. Công ty hỗ trợ người dân trồng mía về đầu vào cho sản xuất mía như nghiên cứu và liên tục đưa ra giống mới, cung cấp tiền làm đất, đầu tư phân bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật . Nhưng người trồng mía phải bán mía sau thu hoạch cho Công ty. Nhìn chung mô hình này một phần đảm bảo được lượng nguyên liệu mía cho nhà máy đồng thời đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, từ đó góp phần quan trọng hình thành một vùng nguyên liệu đủ sức cung cấp cho các nhà máy đường chủ động sản xuất.
Vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu của công ty. Những hợp đồng giữa Công ty với người nông dân giữa bên cung cấp nguyên liệu với người thu mua nguyên liệu đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn. Do tình trạng công tác thiếu trách nhiệm của một số cán bộ mà tình hình sử dụng vốn đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, diện tích trồng mía chênh lệch giữa trong sổ sách và thực tế là lớn, dẫn tới việc thực hiện kế hoạch thu mua mía đặt ra không hoàn thành. Bên cạnh đó trữ lượng đường trong mía không ổn định, khối lượng mía bẩn, mía cháy, dệp, mía lẫn lá xanh vẫn còn nhiều. Giá mía lúc lên, lúc xuống, nhà máy thu mua không kịp thời, sản lượng chế biến không ổn định làm cho hiệu quả kinh tế thấp.
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” làm đề tài tốt nghiệp đại học.
90 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ®¹I häc n«ng nghiÖp hµ néi
khoa kinh tÕ vµ ph¸t triÓn n«ng th«n
------( ( (------
LÊ KINH NAM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU VÀ THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc
Tên sinh viên : LÊ KINH NAM
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KT 50B
Niên Khoá : 2005 – 2009
Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THU QUỲNH
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày16 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Lê Kinh Nam
LỜI CẢM ƠN!
Trong thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, tôi được sự dạy dỗ chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các giảng viên trong Khoa Kinh tế & PTNT đã giúp đỡ tôi tích lũy kiến thức cơ bản cũng như đạo đức tư cách con người. Đến nay tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” dưới sự giúp đỡ, bảo ban cặn kẽ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa. Nhân dịp tổng kết thực tập, cũng là dịp tổng kết 4 năm học tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các tập thể và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Thu Quỳnh, Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các cán bộ trong Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại công ty.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình và toàn thể bạn bè đã là nguồn động viên khích lệ và là động lực để tôi nỗ lực cố gắng trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian thực tập ngắn cộng với trình độ năng lực bản thân hạn chế nên bài luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy, cô, các anh chị và bạn bè để bài luận văn ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của mọi người!
Hà Nội, ngày16 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Lê Kinh Nam
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn! ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục bản đồ viii
Danh mục sơ đồ viii
Danh mục từ viết tắt ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu 4
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu 4
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu. 6
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mía nguyên liệu 7
2.1.2.1 Khái niệm mía nguyên liệu 7
2.1.2.2 Khái niệm và ý nghĩa hình thành vùng nguyên liệu 8
2.1.2.3 Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 9
2.1.2.4 Hoạt động thu mua mía nguyên liệu 10
2.1.2.5 Hệ thống đánh giá chất lượng mía nguyên liệu. 11
2.1.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 12
2.2.1 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu trên thế giới 12
2.2.2 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu tại Việt Nam hiện nay 12
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 15
3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Lam Sơn 15
3.1.2 Đặc điểm của Công ty 18
3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty mía đường Lam Sơn 18
3.1.2.2 Nguồn lực lao động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 21
3.1.2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty 24
3.1.2.4 Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 25
3.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu 29
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 29
3.2.2 Thu thập số liệu 30
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp 30
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp 30
3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu 32
3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu 32
3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê 32
3.2.3.3 Phương pháp so sánh 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
4.1 Thực trạng và kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 33
4.1.1 Thực trạng đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 33
4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức chỉ đạo sản xuất mía 33
4.1.1.2 Kênh chuyển tải vốn đầu tư 35
4.1.1.3 Các phương thức đầu tư của Công ty 36
4.1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp cho các hộ trồng mía 36
4.1.1.3.2 Phương thức đầu tư qua khối Nông trường quốc doanh 38
4.1.1.4 Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 - 2008 39
4.1.1.5 Tình hình đầu tư của các hộ điều tra 41
4.1.2 Kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu 42
4.1.2.1 Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía 42
4.1.2.2 Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững 43
4.2 Thực trạng và kết quả thu mua mía nguyên liệu của Công ty 45
4.2.1 Thực trạng thu mua mía nguyên liệu của Công ty 45
4.2.1.1 Ký hợp đồng đầu tư sản xuất và mua bán mía 45
4.2.1.2 Quy trình thu mua mía 45
4.2.1.3 Hình thức thu mua mía 47
4.2.1.4 Giá và công tác thanh toán 48
4.2.2 Kết quả thu mua mía nguyên liệu 49
4.2.2.1 Sản lượng mía các vụ 49
4.2.2.2 Sản lượng mía bình quân 52
4.2.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty 53
4.2.2.4 Chất lượng mía qua 3 vụ 56
4.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 57
4.3.1 Hiệu quả kinh tế 57
4.3.1.1 Mức đáp ứng công suất ép cho hai nhà máy 57
4.3.1.2 Hiệu quả đầu tư theo vốn trên đơn vị diện tích 59
4.3.1.3 Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu 60
4.3.2 Hiệu quả xã hội 61
4.3.2.1 Tạo việc làm cho người dân 61
4.3.2.2 Nâng cao thu nhập cho người trồng mía 62
4.3.2.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng Lam Sơn phát triển 64
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 65
4.4.1 Thuận lợi 65
4.4.2 Khó khăn 66
4.5 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu 67
4.5.1 Kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy của Xí nghiệp nguyên liệu 67
4.5.2 Giải pháp về chính sách đầu tư cho người trồng mía 67
4.5.3 Giải pháp về các hình thức tổ chức sản xuất 68
4.5.4 Giải pháp về phương thức tiêu thụ 68
4.5.5 Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công ty và người trồng mía. 70
4.5.5.1 Hỗ trợ cho các hộ trồng mía. 70
4.5.5.2 Biện pháp tạo mối quan hệ mật thiết của công ty với người trồng mía. 71
4.5.6 Các giải pháp khác 72
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2 Kiến nghị 76
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân người lao động qua các năm 22
Bảng 3.2: Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn 25
Bảng 3.3: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua các năm 27
Bảng 3.4: tổng hợp doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước 29
Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ điều tra theo thu nhập 31
Bảng 4.1: Tình hình đầu tư qua khối các trạm giai đoạn 2005 - 2008 37
Bảng 4.2: Đầu tư ứng trước cho khối Nông trường quốc doanh giai đoạn 2005 – 2008 39
Bảng 4.3: Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 – 2008 40
Bảng 4.4: Chi phí đầu tư cho 1 ha mía các loại của 3 nhóm hộ điều tra 41
Bảng 4.5: Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía của Công ty 43
Bảng 4.6: Công tác thanh toán mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn giai đoạn 2005 - 2008 48
Bảng 4.7: Sản lượng mía 3 vụ 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 - 2008 50
Bảng 4.8: Sản lượng mía bình quân 52
Bảng 4.9: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản lượng mía thu mua của 3 vụ 54
Bảng 4.10: Tỷ lệ mía đen, mía đầu đỏ và CCS bình quân cả 3 vụ 56
Bảng 4.11: Mức đáp ứng công suất chê biến cho hai nhà máy trong giai đoạn 2005 – 2008 58
Bảng 4.12: Sản lượng, vốn đầu tư ứng trước và diện tích trồng mía 59
Bảng 4.13: Đánh giá lợi nhuận qua 3 vụ 60
Bảng 4.14: Hiệu quả sản xuất mía bình quân/ 1 ha của các nhóm hộ vụ 2007 – 2008 63
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Doanh thu, lợi nhuận và lộp ngân sách Nhà nước qua 3 năm 2006-2008 29
Biểu đồ 4.1. Sản lượng mía bình quân 53
Biểu đồ 4.2. Mức đáp ứng công suất ép mía 58
Biểu đồ 4.3. Lợi nhuận / tấn mía 61
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 20
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp nguyên liệu 21
Sơ đồ 4.1: Bộ máy chỉ đạo sản xuất mía nguyên liệu 34
Sơ đồ 4.2: Phương thức đầu tư thông qua Nông trường quốc doanh 38
Sơ đồ 4.3: Quy trình thu mua mía 46
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCS: Commercial Cane Sugar
LASUCO: Lam Son Sugar Joint Stock Coporation
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PTNT: Phát triển nông thôn
NT: Nông trường nguyên liệu
Tr: Trạm nguyên liệu
HTX: Hợp tác xã
PHẦN 1ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành mía đường của Việt Nam hiện nay tuy là một ngành còn non trẻ, nhưng đã có những bước đột phá trong 5 năm trở lại đây. Về cơ bản ngành mía đường đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dùng trong nước chấm dứt tình trạng nhập khẩu đường. Bên cạnh đó ngành mía đường của Việt Nam không ngừng gia tăng sản lượng đường xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Đáng chú ý nhất là ngành mía đường đã giúp dân khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diện tích đất trồng mía được hơn 250.000 ha đất tự nhiên, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các nhà máy và các cơ sở chế biến thủ công được gần 30 triệu tấn mía cây, giải quyết việc làm cho hơn 2 triệu lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có từ 250 đến 300 nghìn hộ dân trồng mía ký kết hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà máy, trong đó 70% số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đường đã đầu tư ứng trước giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu… và cử cán bộ hướng dẫn tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho dân. Có thể nói gần 80% số hộ dân ở các vùng trồng mía trong cả nước bán nguyên liệu cho các nhà máy đường, nhờ kết quả trồng mía, hầu hết dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm được nhiều phương tiện, hơn 90% số hộ có ti vi, 60% số hộ có xe máy, trên 300 hộ đã có xe ôtô vận tải lớn để vận chuyển mía đến nhà máy bán; 120 hộ có máy kéo làm đất; hơn 1000 hộ trồng mía hiện đang là cổ đông có cổ phần tại nhà máy
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Để giải quyết vấn đề đó nhiều Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu tư cho nông dân trồng mía. Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau nhưng họ có một mục tiêu chung là hiệu quả đầu tư.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn trên 11 huyện thuộc trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất đường, Công ty đã kết nghĩa với từng xã, từng thôn cung cấp giống mía, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ký hợp đồng nhận tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo được lượng mía nguyên liệu đầy đủ và liên tục. Công ty hỗ trợ người dân trồng mía về đầu vào cho sản xuất mía như nghiên cứu và liên tục đưa ra giống mới, cung cấp tiền làm đất, đầu tư phân bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật ... Nhưng người trồng mía phải bán mía sau thu hoạch cho Công ty. Nhìn chung mô hình này một phần đảm bảo được lượng nguyên liệu mía cho nhà máy đồng thời đã hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, từ đó góp phần quan trọng hình thành một vùng nguyên liệu đủ sức cung cấp cho các nhà máy đường chủ động sản xuất.
Vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu của công ty. Những hợp đồng giữa Công ty với người nông dân giữa bên cung cấp nguyên liệu với người thu mua nguyên liệu đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư sản xuất mía và thu mua mía nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn. Do tình trạng công tác thiếu trách nhiệm của một số cán bộ mà tình hình sử dụng vốn đầu tư chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, diện tích trồng mía chênh lệch giữa trong sổ sách và thực tế là lớn, dẫn tới việc thực hiện kế hoạch thu mua mía đặt ra không hoàn thành. Bên cạnh đó trữ lượng đường trong mía không ổn định, khối lượng mía bẩn, mía cháy, dệp, mía lẫn lá xanh vẫn còn nhiều. Giá mía lúc lên, lúc xuống, nhà máy thu mua không kịp thời, sản lượng chế biến không ổn định làm cho hiệu quả kinh tế thấp.
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” làm đề tài tốt nghiệp đại học.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, phân tích các khó khăn qua đó đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
- Phân tích những khó khăn và thuận lợi đối với hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thanh Hoá trong giai đoạn 3 vụ ép gần đây nhất (2005-2006, 2006-2007, 2007-2008).
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn có địa chỉ tại thị trấn Lam Sơn – huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian: thời gian đề tài nghiên cứu là 3 vụ ép (2005 – 2006, 2006 – 2007, 2007 – 2008) và theo năm tài chính là 3 năm 2006, 2007 và 2008.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
PHẦN 2CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu
* Khái niệm nguyên liệu: theo tôi nguyên liệu là phạm trù mô tả đối tượng lao động được tác động vào để biến thành sản phẩm. Nguyên liệu là những đối tượng chưa được chế biến, nó là sản phẩm của các ngành nông, lâm, thuỷ, sản. Nguyên liệu là các sản phẩm tươi sống khó bảo quản rất dễ hao hụt và hư hại. Chính vì thế hoạt động thu mua nguyên liệu phải hợp lý đảm bảo vừa đủ cho sản xuất (tài liệu tham khảo [3]).
Đặc điểm nguyên liệu: mọi nguyên liệu đều chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm. Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng nguyên liệu theo ý muốn của con người, ví dụ: mía bị ép thành nước mía…giá trị toàn bộ của mọi nguyên liệu không bị mất đi mà nó được kết tinh vào giá trị sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đó đưa vào sản xuất. Nguyên liệu là sản phẩm của các ngành nông, lâm, thuỷ sản nên nó mang tính thời vụ do đặc tính sinh học của cây, con quy định được thể hiện ở thời gian sinh trưởng, phát triển và thu hoạch của cây, con đó. Năng suất và chất lượng của nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên.
Phân loại nguyên liệu:
- Theo nguồn gốc:
+ Nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp: Ngô, Khoai, Sắn, Mía …
+ Nguyên liệu là sản phẩm của lâm nghiệp: Tre, Nứa, Luồng …
+ Nguyên liệu là sản phẩm của thuỷ sản: Tôm, Cá, Ba Ba, Ếch …
- Theo đặc điểm sinh học:
+ Nguyên liệu là thực vật.
+ Nguyên liệu là động vật
- Theo hình thức tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm:
+ Nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất không qua chế biến: cây mía sau khi thu hoạch được đưa vào sản xuất đường luôn.
+ Nguyên liệu phải thông qua chế biến mới được đưa và sản xuất: Lúa, Ngô sau khi thu hoạch phải được phơi sấy, sát, nghiền mới được đưa vào sản xuất.
* Hoạt động thu mua nguyên liệu
Thu mua nguyên liệu là hoạt động mua sắm, vận chuyển nguyên liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tổ chức thu mua nguyên liệu là một trong các nội dung quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động thu mua nguyên liệu cũng phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và mang tính thời vụ. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để có hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì hoạt động sản xuất phải tốt, ít chi phí, sản lượng sản phẩm lớn, nhưng để có hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao thì trước hết hoạt động thu mua nguyên liệu phải đạt hiệu quả cao.
Kinh doanh càng phát triển, phạm vi hoạt động càng rộng, thị trường không phải chỉ trong phạm vi một tỉnh, một vùng mà mở rộng ra cả nước, khu vực và quốc tế thì hoạt động thu mua nguyên liệu càng trở nên rất quan trọng. Khi đó lượng thu mua nguyên liệu đều lớn nên cần phải hết sức chú ý trong khâu thu mua nguyên liệu.
Yêu cầu của hoạt động thu mua nguyên liệu: Trong quản lý việc thu mua nguyên liệu cần phải xác định kế hoạch thu mua, xác định lượng dự trữ tối ưu, lượng dự trữ tối thiểu cần thiết cũng như quy trình thu mua nguyên liệu cho tốt.
Nguyên liệu là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản, thu mua nguyên liệu đảm bảo cung cấp thường xuyên nguyên liệu cho sản xuất nên là một trong các điều kiện tiên đề nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả. Ở nhiều doanh nghiệp sản xuất giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thì hoạt động thu mua nguyên liệu có hiệu quả sẽ càng góp phần rất lớn vào tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thương mại cung ứng hàng hóa đầu vào là điều kiện để tiêu thụ chúng: mua sắm đúng, dự trữ đúng sẽ tiêu thụ tốt với hiệu quả cao, ngược lại mua sắm không đúng, dự trữ không phù hợp vừa gây khó khăn gián đoạn cho hoạt động tiêu thụ, vừa giảm hiệu quả của tiêu thụ hàng hoá.
Nguyên liệu là sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp nên thường là do người dân nuôi trồng, đánh bắt. Các doanh nghiệp mua nguyên liệu là mua các sản phẩm của người dân nuôi trồng và đánh bắt. Nếu các doanh nghiệp chỉ mua và người dân sản xuất nguyên liệu tự sản xuất thì nguồn nguyên liệu mua được sẽ không đảm bảo nhất là khi các hộ dân sản xuất ở mức độ tự phát và manh mún không ổn định. Một số doanh nghiệp muốn đảm bảo nguồn nguyên liệu đầy đủ và kịp thời cho sản xuất họ đã có chính sách đầu tư các yếu tố đầu vào cho các hộ sản xuất nguyên liệu, nhưng đổi lại các hộ sản xuất nguyên liệu phải bán sản phẩm sản xuất được cho doanh nghiệp đó. Các khoản mục đầu tư phụ thuộc vào loại nguyên liệu, đầu tư phân bón, làm đất, giống, thuốc bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật … (đối với nguyên liệu là thực vật), đầu tư giống, thức ăn, khoa học kỹ thuật … (đối với nguyên liệu là động vật). Để dễ dàng quản lý được tình hình đầu tư và thu mua nguyên liệu thì các doanh nghiệp tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu, ràng buộc với người dân bằng các hợp đồng đầu tư, mua bán nguyên liệu lâu dài.
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu.
Khái niệm vùng nguyên liệu: là một hình thức biểu hiện cụ thể của chuyên môn hoá theo vùng, là kết quả của sự tập trung ho