1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và trao đổi với lãnh đạo chi nhánh công ty CổPhần
Bảo VệThực An Giang Tại Long Mỹ, Hậu Giang tôi đã nhận thấy điều mà công
ty đã và đang rất quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đó
là làm thếnào đểtăng hiệu quảhoạt động kinh doanh thông qua việc duy trì mức
tăng doanh số ổn định hàng năm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt kếhoạch thu
tiền do công ty đềra nhằm đảm bảo cân đối thu chi và thực hiện tốt quá trình
quản lý nguồn vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quảsửdụng vốn cũng
nhưtăng cường khảnăng cạnh trạnh của công ty đối với các doanh nghiệp khác
cùng ngành. Do vậy hiệu quảquản lý công nợmang ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với công ty, xuất phát từnhững thực tếnêu trên tôi thấy bản thân mình với tư
cách là một sinh viên thực tập ( sẽhọc hỏi và nhận được những sựchỉdẫn quý
báo từphía công ty vềviệc thực hiện công tác kếtóan ) cần phải làm gì đó để
chia sẽnhững băng khoăn, trăn trởmà công ty đang gặp phải. Được sự đồng tình
của lãnh đạo chi nhánh tôi quyết định chọn đềtài này với mong muốn góp phần
nho nhỏvào việc phát triển của công ty nói riêng và sựphát triển của nền kinh tế
nước ta nói chung.
1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiển Tình hình công nợphản ánh quan hệchiếm dụng trong thanh toán. Khi doanh nghiệp đi mua hàng dưới hình thức trảchậm thì doanh nghiệp đi chiếm dụng
vốn, khi doanh nghiệp bán hàng dưới hình thức trảchậm thì doanh nghiệp bị
chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bịchiếm dụng
thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh,
ngược lại nếu phần vốn đi chiếm dụng nhỏhơn phần vốn bịchiếm dụng thì
doanh nghiệp sẽbịgiảm bớt vốn. Nhiệm vụcủa doanh nghiệp là cần phải xác
định được những khoản đi chiếm dụng và bịchiếm dụng hợp lý ( đó là những
khoản nợ đang còn trong thời hạn trảnợchưa hết hạn thanh toán ), doanh nghiệp
cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợbịchiếm dụng nhất là các khoản nợ đã
quá hạn thanh toán, đồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợphải trả
trên cơsởtôn trọng kỷluật tài chính, kỷluật thanh toán.Nếu tình hình tài chính
Đánh giá hiệu quảquản lý công nợtại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽít công nợ, khảnăng thanh toán dồi dào, ít
đi chiếm dụng và cũng ít bịchiếm dụng vốn. Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủ
động vềvốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, khi tình
hình tài chính gặp khó khăn sẽdẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây
dưa kéo dài, đơn vịmất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽdẫn đến tình trạng phá sản. Do vậy vấn
đềquản lý công nợlà một trong những mối quan tâm hàng đầu và mang ý nghĩa
sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp.
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3946 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang chi nhánh Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT
AN GIANG-CHI NHÁNH LONG MỸ, TỈNH
HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
GV.CHÂU THỊ LỆ DUYÊN PHẠM PHƯỚC TOÀN
Mã số SV: 4031092
Lớp: Kế toán khóa 29
Cần Thơ 2007
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và trao đổi với lãnh đạo chi nhánh công ty Cổ Phần
Bảo Vệ Thực An Giang Tại Long Mỹ, Hậu Giang tôi đã nhận thấy điều mà công
ty đã và đang rất quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đó
là làm thế nào để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc duy trì mức
tăng doanh số ổn định hàng năm nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch thu
tiền do công ty đề ra nhằm đảm bảo cân đối thu chi và thực hiện tốt quá trình
quản lý nguồn vốn kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng
như tăng cường khả năng cạnh trạnh của công ty đối với các doanh nghiệp khác
cùng ngành. Do vậy hiệu quả quản lý công nợ mang ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với công ty, xuất phát từ những thực tế nêu trên tôi thấy bản thân mình với tư
cách là một sinh viên thực tập ( sẽ học hỏi và nhận được những sự chỉ dẫn quý
báo từ phía công ty về việc thực hiện công tác kế tóan ) cần phải làm gì đó để
chia sẽ những băng khoăn, trăn trở mà công ty đang gặp phải. Được sự đồng tình
của lãnh đạo chi nhánh tôi quyết định chọn đề tài này với mong muốn góp phần
nho nhỏ vào việc phát triển của công ty nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế
nước ta nói chung.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiển
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -1-
Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán. Khi doanh
nghiệp đi mua hàng dưới hình thức trả chậm thì doanh nghiệp đi chiếm dụng
vốn, khi doanh nghiệp bán hàng dưới hình thức trả chậm thì doanh nghiệp bị
chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng
thì doanh nghiệp có thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh,
ngược lại nếu phần vốn đi chiếm dụng nhỏ hơn phần vốn bị chiếm dụng thì
doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt vốn. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là cần phải xác
định được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý ( đó là những
khoản nợ đang còn trong thời hạn trả nợ chưa hết hạn thanh toán ), doanh nghiệp
cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng nhất là các khoản nợ đã
quá hạn thanh toán, đồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả
trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán.Nếu tình hình tài chính
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít
đi chiếm dụng và cũng ít bị chiếm dụng vốn. Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủ
động về vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, khi tình
hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây
dưa kéo dài, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng phá sản. Do vậy vấn
đề quản lý công nợ là một trong những mối quan tâm hàng đầu và mang ý nghĩa
sống còn đối với hầu hết các doanh nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ và vận dụng kiểm toán để đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ (chỉ xét về khía cạnh các khoản phải thu khách hàng),
trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp quản lý hiệu
quả.
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chung về thực trạng và hiệu quả họat động kinh doanh của Công
ty qua 3 năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007.
- Tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán công nợ tại chi nhánh
- Phân tích chính sách bán hàng và thu tiền của công ty qua 3 năm 2004-
2005, 2005-2006 và 2006-2007.
- Đánh giá tình hình thu hồi nợ tại chi nhánh qua từng năm 2004-2005,
2005-2006 và 2006-2007 thông qua các chỉ số tài chính.
- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại chi nhánh.
- Xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Không gian
Quá trình nghiên cứu được tiến hành tại chi nhánh công ty Cổ Phần Bảo Vệ
Thực Vật An Giang tại Long Mỹ, Hậu Giang kết hợp với việc thu thập thông tin
từ các đại lý do chi nhánh đảm nhiệm.
1.3.2. Thời gian
Số liệu sẽ được thu thập trong khoảng thời gian từ năm giữa năm 2004 đến
đầu năm 2007. Thời gian tiến hành nghiên cứu là từ 05/03/2007 đến 11/06/2007.
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -2-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Do địa điểm thực tập là chi nhánh của công ty – chỉ là nơi phân phối sản
phẩm của công ty, số lượng nghiệp vụ và lọai nghiệp vụ phát sinh tương đối ít và
không đa dạng. Do đó trong đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu công nợ phải
thu ( phải thu khách hàng ) chứ không đề cặp đến công nợ phải trả ( phải trả
người bán, nhà cung cấp, phải trả khác ).
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -3-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1. Kế toán quản trị
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ
đơn vị kế toán.Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ
của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công
việc, sản phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh
thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối
quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp
cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất,
kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế.
Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp.
2.1.1.2. Dự toán tiền mặt
Dự tóan tiền mặt là một bảng tổng hợp các dòng tiền thu vào, dòng tiền chi ra
liên quan đến các mặt họat động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ kế toán.
Mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dữ trữ tiền mặt tối thiểu hợp lý luôn sẵng
sàng để phục vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở cân đối
dòng tiền thu vào, chi ra cho từng họat động, đồng thời đảm bảo mức tồn quỹ
tiền mặt cần thiết, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch sử dụng vốn bằng tiền dư thừa
hoặc thông qua vay mượn, phát hành cổ phiếu,…để bù đắp lượng tiền thiếu hụt
trong quá trình họat động.
2.1.1.3. Dự toán thu tiền bán hàng
Đây là bảng dự tóan ước tính về lượng tiền mặt thu được trong kỳ thông qua
chính sách thu tiền bán hàng do công ty đặt ra. Dự toán thu tiền bán hàng là căn
cứ để lặp dự tóan tiền mặt do đó tùy thuộc vào tình hình tài chính của công ty mà
chính sách thu tiền có thể được thực hiện theo cách thắt chặt hoặc nới lỏng, điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý công nợ và kết quả kinh doanh của
công ty. Do vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra chích sách bán hàng
và thu tiền.
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -4-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
2.1.1.4. Phân tích hiệu quả quản lý công nợ
Phân tích hiệu quả quản lý công nợ là quá trình thu thập những thông tin
liên quan đến công nợ ( nợ phải thu và nợ phải trả ),sử dụng những chỉ tiêu tài
chính liên quan để đánh giá hiệu quả quản lý công nợ dựa trên những thông tin
thu thập được nhằm xác định nguyên nhân đề ra giải pháp để phục vụ cho mục
đích quản trị doanh nghiệp.
2.1.1.5. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đã hết hạn thanh toán nhưng
chưa được thanh toán.Khi đó các khoản nợ này sẽ được doanh nghiệp chuyển
sang theo dõi riêng để có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng.
2.1.2. Giới thiệu về kế toán phải thu
Tài khoản sử dụng: 131 ( Phải thu của khách hàng )
Tài khoản này dung để khoản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh
toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách về tiền bán sản phẩm,
hàng hoá cung cấp dịch vụ, thu nhập khác. Tài khoản này cũng được dung để
phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người
giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành.
Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số qui định sau
• Phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng nội dung phải thu
và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có
quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm hàng hoá, nhận cung cấp
dịch vụ, nhận vốn đầu tư.
• Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm hàng hoá,
cung cấp dịch vụ thu tiền ngay ( tiền mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng ).
• Khi theo dõi chi tiết đối tượng phải thu, kế toán phải phân loại theo thời
gian nợ ( tuổi nợ - đúng thời hạn, quá hạn, nợ khó đòi hoặc không có khả năng
thu hồi ) để có căn cứ xác định số lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hoặc có biện
pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
• Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo sự thoả
thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung
cấp không đúng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu
doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao, hoặc chiết khấu
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -5-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
thương mại cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Doanh nghiệp phải thực
hiện các thủ tục theo đúng các qui đinh hiện hành khi thực hiện giảm giá, nhận
lại hàng bán bị trả lại, hoặc chiết khấu thương mại cho khách hàng.
• Trường hợp khách hàng thanh toán tiền nợ phải trả trước thời hạn theo qui
định của cam kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế ký kết, doanh nghiệp có thể
giảm trừ khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
• Cuối kỳ kế toán, cuối năm tài chính doanh nghiệp phải xác nhận số dư với
các khách hàng để đảm bảo số dư trên sổ kế toán phù hợp với tình hình phải thu
trên thực tế và có biện pháp đòi nợ kịp thời.
• Kế toán phải lập báo cáo tổng hợp về số nợ phải thu khách hàng. Số liệu
trên báo cáo tổng hợp này phải khớp với số dư của số liệu của cùng tài khoản này
trên số cái và bảng cân đối kế toán.
• Khi lập báo cáo tài chính theo qui định hiện hành, doanh nghiệp phải phân
loại tuổi nợ của các đối tượng phản ánh ở tài khoản 131 - Phải thu khách hàng ở
thời điểm lập báo cáo tài chính có thời hạn phải thu hoặc ứng trước trên 1 năm để
trình bày riêng biệt trên các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, hoặc nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn tại các khoản mục “ Phải thu dài hạn của khách hàng “ (
Mã số 211) của mục “ Các khoản phải thu dài hạn “ ( Mã số 210 ), hoặc tại
khoản mục “ phải trả dài hạn khác “ ( Mã số 323 ) của mục “ Nợ dài hạn “ ( Mã
số 320 ) của Bảng cân đối kế toán.
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -6-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131 - Phải thu của khách
hàng
Bên nợ Bên có
- Số tiền phải thu của khách hàng
về sản phẩm, hàng hoá đã giao, dịch
vụ đã cung cấp và được xác định là
tiêu thụ.
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả
trước của khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho
khách hàng sau khi đã giao hàng và
khách hàng có khiếu nại.
- Số tiền thừa trả lại cho khách
hàng.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng
do đánh giá lại số dư tài khoản phải
thu khác có gốc ngoại tệ cuối năm tài
chính.
- Doanh thu của số hàng đã bán bị
người mua trả lại.
- Số tiền chiết khấu thanh toán
cho người mua.
. Số dư bên nợ - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm
do đánh giá lại số dư tài khoản phải
thu khách hàng có gốc ngoại tệ cuối
năm tài chính.
Số tiền còn phải thu của khách
hàng
Tài khoản 131 có thể có số dư bên có: Số dư bên có phản ánh số tiền nhận
trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối
tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lập số dư chi tiết của từng đối
tượng của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn.
2.1.3. Công thúc sử dụng để phân tích
∑Số tiền thu được trong kỳ
1. Hệ số thu nợ =
Doanh số bán trong kỳ
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -7-
3. Thu nợ bình quân/ngày =
Tổng số ngày trong kỳ
2. Dư nợ bình quân = 2
Tổng số tiền thu được trong kỳ
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
4. Tỉ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ trong kỳ
∑Nợ qúa hạn trong kỳ
5
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -8-
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ tài liệu gốc của cơ quan nơi thực tập ( các báo cáo
liên quan đến doanh thu và công nợ trong phần mềm kế toán tại chi nhánh ) kết
hợp với quá trình tiếp cận , trao đổi với lãnh đạo chi nhánh để bổ sung thêm
thông tin, ngoài ra còn tham khảo các tài liệu có liên quan đến chính sách bán
hàng và thu tiền của công ty.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Hiện nay có nhiều phương pháp được các nhà phân tích sử dụng trong việc
phân tích các báo cáo tài chính như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích
theo chiều dọc, chiều ngang, phương pháp phân tích số tỷ lệ, phương pháp phân
tích dãy số theo thời gian,…Có thể sử dụng một hay kết hợp một số phương
pháp. Trong đề tài này tôi kết hợp phân tích theo hai phương pháp là phương
pháp so sánh và phương pháp phân tích dãy số theo thời gian để thấy rõ xu
hướng biến động của doanh thu và công nợ qua nhiều kỳ phân tích. Song song
với việc áp dụng hai phương pháp này là việc sử dụng các chỉ số tài chính có liên
quan để đánh giá hiệu quản quản lý công nợ tại chi nhánh.
2.2.2.1.Phương pháp so sánh
Các báo cáo phân tích đưa ra số liệu của hai hay nhiều kỳ gọi là các báo cáo
so sánh. Các báo cáo này sẽ cung cấp cho các nhà phân tích những thông tin quan
trọng về sự biến động của các đối tượng, về xu hướng biến động và mối quan hệ
của các đối tựơng trong hai hay nhiều năm. Báo cáo dạng so sánh có thể được
phân tích theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc.
7.Tỷ lệ thanh toán trước hạn =
Tổng số tiền thanh toán trước hạn
t kỳ Dư nợ trong kỳ
6.Tốc độ tăng trưởng =
. S ố ngày thu nợ =
Doanh số bán trong kỳ
Tổng dư nợ cuối kỳ X 360 ngày
Chỉ tiêu kỳ thực hiện – Chỉ tiêu kỳ gốc
Doanh số bán trong kỳ
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
• Phân tích theo chiều ngang:
Phân tích theo chiều ngang là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một dòng
của báo cáo so sánh. Thông qua sự phân tích này làm nổi bật các xu thế và tạo
nên những mối quan hệ giữa các mục xuất hiện trên cùng một dòng của báo cáo
so sánh.
• Phân tích theo chiều dọc:
Phân tích theo chiều dọc là xác định quan hệ tỷ lệ của các khỏan mục xuất
hiện trên cùng một cột của báo cáo so sánh với một chỉ tiêu tổng thể tương ứng
nào đó. Thông qua sự so sánh này cho thấy được tỷ lệ, vai trò của các khoản mục
trong chỉ tiêu tổng thể.
2.2.2.2. Phân tích dãy số theo thời gian
Phân tích dãy số theo thời gian là sự phân tích một chỉ tiêu hay một số các
chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau qua các khoảng thời gian khác nhau dựa trên cơ
sở một kỳ gốc cố định nào đó. Thông qua sự phân tích này có thể thấy được mối
quan hệ và xu hướng của các chỉ tiêu kinh tế.
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -9-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG – CHI NHÁNH LONG MỸ,
HẬU GIANG
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT AN
GIANG.
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công Ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Ang Giang - Tên công ty:
- Tên tiến anh: An Giang Plant Protection Joint Stock Company ( Tên
viết tắt: AG-PPS)
- Trụ sở chính: Số 23-Hà Hoàng Hổ, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang
- Điện thọai: 076.841272, Fax: 076.847824
- Lọai hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Tiền thân của công ty là Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang
Năm 1993 thành lập công ty Dịch Vụ Bảo Vệ Thực Vật An Giang với số vốn
điều lệ là 18 tỷ đồng
Năm 2004 thành lập Công Ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang theo
quyết định 1717 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang với số vốn điều lệ là 150
tỷ đồng, Nhà Nước nắm giữ 30% cổ phần.
Qua hơn 10 năm phát triển hiện nay vốn điều lệ của công ty là 180 tỷ đồng
với đội ngũ cán bộ công nhân viên trên 800 người gồm 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, hơn
200 công nhân và hơn 500 nhân viên trình độ đại học, cao đẳng và trung học,
doanh số của công ty vào năm 2006 là 1200 tỷ, hiện công ty đang dẫn đầu ngành
về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Các đơn vị trực thuộc
- Trụ sở chính tại thành phố long xuyên
- Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện tại Campuchia
- Hai nhà máy sản xuất và gia công thuốc bảo vệ thực vật tại Châu Thành và
Nhà Máy Lê Minh Xuân
- Nhà máy sản xuất bao bì giấy
- Trung tâm thực phẩm an toàn Sao Việt
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -10-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
- Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống
- Nhà máy chế biến và đóng gói hạt giống
- Trung tâm dịch vụ du lịch Trăng Việt
- Liên doanh du lịch Sài Gòn-Me Kong
Quan hệ đối tác:
- Công ty Thụy Sĩ: Suyngenta
- Công ty Monsanto ( Mỹ )
- Công ty Đức: Detlef Von Appen (DVA)
- Công ty Nhật : Itochu, Meiwa, Sanyo.
- Và nhiều công ty khác thuộc Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan (Upl,
Forward, Mcw, Sanoda, Mastra…)
- Sài gòn tourist và nhiều công ty du lịch khác.
Quan hệ công tác với các viện trường:
- Đại Học Cần Thơ
- Đại Học An Giang
- Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội
- Đại Học Kinh Tế TPHCM
- Cục Bảo Vệ Thực Vật
- Cục Nông Nghiệp
- Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
- Hội Nông Dân Việt Nam
- Hội Khuyến Học và nhiều cơ quan khác
Các họat động xã hội:
Khẩu hiệu của công ty là “ Góp phần chăm lo cho lợi ích xã hội ngày hôm
nay chính là vì sự phát triển của Công Ty trong tương lai “ do đó công ty đã tài
trợ cho rất nhiều họat động xã hội với mong muốn đem lại ấm no hạnh phúc cho
mọi người và tạo ra sự gắn bó giữa Bà Con Nông Dân và Công Ty, các hoạt động
tài trợ gồm có:
- Tài trợ cho giải bóng đá nông dân
- Tài trợ cho các giải đua xe đạp
- Tài trợ cho hoạt động đua thuyền truyền thống ở Châu Phú-An Giang
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -11-
Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang
- Cứu trợ đồng bào bị lũ lụt
- Tài trợ cho chương trình Nhịp Cầu Nhà Nông
- Thành lập Quỹ Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Nông Dân với kinh phí trên 10 tỷ
đồng
- Tặng hơn một triệu chiếc cặp cho học sinh nghèo trị giá gần 20 tỷ đồng và
nhiều hoạt động tài trợ khác.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
CHÁNH VP
HĐQT& BTGĐ
CÁC GIÁM
ĐỐC DỰ ÁN
GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -12-
GIÁM
ĐỐC
NGÀNH
THUỐC
BẢO VỆ
THỰC
VẬT
GIÁM
ĐỐC
NGÀNH
GIỐNG
CÂY
TRỒNG
GIÁM
ĐỐC
NGÀNH
DU
LỊCH
GIÁM
ĐỐC
NGÀNH
BAO BÌ
GIÁM
ĐỐC BP
NHÂN
SỰ-
HÀNH
CHÍNH
GIÁM
ĐỐC BP
TÀI
CHÍNH-
KẾ
TÓAN
GIÁM
ĐỐC BỘ
PHẬN
MARKE
TING
GIÁM
ĐỐC
BỘ
PHẬN
CÔNG
NGHỆ
THÔ