Luận văn Đánh giá môi trường đầu tư và các giải pháp tiếp thị đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng

Với định hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước thì việc thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế, từ nguồn vốn trong và ngoài nước là rất quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Nhiều Quốc Gia đã thành công trong việc phát triển kinh tế quốc gia của mình, tuy nhiên cũng không ít quốc gia mà ở đó việc phát triển kinh tế không được như ý muốn. Những khó khăn trong việc phát triển kinhtế của các quốcgia này không phải là họ làm sai, nhưng là do họ theo đuổi các chính sách phát triển, lệ thuộc qúa nhiều vào lý thuyết lợi thế so sánh, không còn phù hợp trong nền kinh tế thế giới hiện nay nữa. Một số quốc gia đã vực được nền kinh tế của mình lên như Nhật bản, Hàn Quốc, v.v. là những quốc gia không có những lợi thế so sánh về các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ. Sự tin tưởng vào lý thuyết lợi thế so sánh do Ricardo đưa ra từ thế kỷ 19 có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự thất bại trong việc phát triển kinh tế địa phương. Những thách thức trong cạnh tranh trên lãnh vực toàn cầu đòi hỏi các quốc gia, thành phố, tỉnh thay đổi cách nhìn của họ. Lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nữa vì các lợi thế này đều mang tính tương đối. Lý dolà các địa phương cùng cạnh tranh vào tài nguyên thiên nhiên dẫn đến giá của nó ngày càng có xu hướng giảm đi. Lao động rẻ thường không bù được cho kỹ năng lao động. Trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới với trình độ khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao trong lao động hơn là số lượng và chi phí của lực lượng lao động. Một cách nhìn về địa phương định chính sách đều đồng ý đó là xem một địa phương như là một thương hiệu để tiếp thị nó. Như vậy, về mặt tiếp thị, một địa phương được xem như là một thương hiệu, gọi là “Thương hiệu địa phương” để phân biệt với thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của các đơn vị kinh doanh. Trên quan điểm tiếp thị địa phương, các địa phương cần phải xác định thị trường mục tiêu của mình. Thị trường bao gồm cácnhà đầu tư, kinh doanh, trong và ngoài nước. Đây cũng là thị trường ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu A sau cuộc khủng hoảng tài chính. Các địa phương tìm cách kêu gọi đầu tư, mà trọng tâm là đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI). Lý do là đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều ngành nghề mới, tạo công việc làm, giúp phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, tăng thu nhập cho người lao động, và thu nhập cho ngân sách. Để kích thích và hấp dẫn các nhà đầu tư, các nhà tiếp thị địa phương thường nỗ lực xác định đặc trưng của địa phương có ý nghiavới khách hàng mục tiêu của mình, từ đó xây dựng và quảng bá vị trí của địa phương mình cho khách hàng đầu tư hiện tại và tiềm năng.

pdf111 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá môi trường đầu tư và các giải pháp tiếp thị đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan