Nhìn chung, đội ngũCBCNV của Bưu điện tỉnh đã được đào tạo cơbản và có
mặt bằng chung vềtrình độtương đối cao; đáp ứng được yêu cầu công việc trong các
giai đoạn phát triển của Ngành và của Bưu điện tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại Bưu điện tỉnh
vẫn gặp phải tình trạng thiếu lao động có trình độlành nghềcao nhưng lại thừa lao
động không có trình độlành nghềhoặc có những kỹnăng đã được đào tạo không còn
phù hợp với yêu cầu hiện tại, do đó nhiều công việc không có người thực hiện trong
khi nhiều nhân viên không biết làm việc gì, năng suất lao động thấp. Nguyên nhân của
tình trạng trên là do có một sốngười đã được đào tạo quá lâu, chưa được đào tạo lại;
việc cân nhắc, xem xét cửngười đi đào tạo ởtừng lúc, từng nơi chưa đúng đối tượng
dẫn đến tình trạng sau khi được đào tạo không phát huy hiệu hiệu quảcần thiết. Trình
độcủa đội ngũCBCNV tuy khá cao nhưng phần lớn là được đào tạo theo hình thức tại
chức, làm việc theo kinh nghiệm nhiều hơn là vận dụng những kiến thức đã học, vì
vậy dẫn đến năng suất lao động, hiệu quảcông việc và thái độphục vụkhách hàng
chưa đáp ứng được yêu cầu đềra.
- Cơcấu lao động theo nhóm chức danh và độtuổi:
Độtuổi bình quân của CBCNV trong toàn Bưu điện tỉnh là 37,6 tuổi; trong đó:
+ Nhóm chức danh quản lý: 263 người; độtuổi trung bình là: 41 tuổi,
+ Nhóm chức danh trực tiếp sản xuất: 656 người; độtuổi trung bình là: 35.7
tuổi,
+ Nhóm chức danh phụtrợ: 142 người; độtuổi trung bình là: 38.4 tuổi.
Nhìn chung độtuổi trung bình của từng trình độvà nhóm chức danh của
CBCNV đang làm việc tại Bưu điện tỉnh là khá tốt. Sốlượng người lao động đang ở
độtuổi 30 đến 45, có nhiều khảnăng làm việc và cống hiến tốt nhất cho Bưu điện tỉnh
hiện tại là 574 người.
- Cơcấu lao động theo thâm niên công tác:
+ Sốlao động có thâm niên công tác trong ngành dưới 5 năm: 97 người,
+ Sốlao động có thâm niên công tác trong ngành từ5 đến dưới 15 năm: 620
người,
+ Sốlao động có thâm niên côngtác trong ngành 15 đến dưới 25 năm: 194
người,
+ Sốlao động có thâm niên công tác trong ngành từ25 năm trởlên: 150 người.
Nhưvậy sốlao động trẻcó thâm niên công tác từ5 đến dưới 15 năm chiếm tỷ
trọng khá cao (58.4%) trên tổng sốlao động của toàn Bưu điện tỉnh, đây là một thuận
lợi lớn cho Bưu điện tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụsản xuất kinh doanh của đơn
vịtrong giai đoạn cạnh tranh hội nhập sắp đến.
1.1.3. Những tồn tại, thách thức vềvấn đềcon người:
Cùng với sựphát triển vượt bậc của công nghệ, trong những năm gần đây,
nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh đã có bước phát triển mới cảvềcơcấu, sốlượng và
chất lượng. Bưu điện tỉnh đã thực thi nhiều chính sách quản lý, sửdụng lao động và
các chính sách khuyến khích nhằm phát huy tối đa năng lực của CBCNV, thu hút nhân
tài vềlàm việc cho Bưu điện tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế, trước xu thếcạnh tranh và
hội nhập, cơcấu tổchức; trình độ, nhận thức và tác phong của đội ngũCBCNV vẫn
chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụsản xuất trong giai đoạn mới. Thểhiện:
Thứnhất, còn không ít CBCNV có tưtưởng ỷlại, ý thức kinh doanh chưa cao,
yên bềtrước những thách thức của cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh; phong cách
phục vụchưa thực sựhướng vềkhách hàng; tổchức quản lý chậm đổi mới so với sự
phát triển tất yếu vềcông nghệvà đòi hỏi của thịtrường.
Thứhai, sựthay đổi lớn vềcông nghệ, vềyêu cầu của sản xuất kinh doanh đòi
hỏi đối tượng phục vụlà người lao động của Bưu điện tỉnh tăng nhanh. Trong khi đó
một bộphận lao động không nhỏcòn tồn tại trong thời kỳcũtrên thực tếchưa thực sự
đáp ứng được với công việc có tính chất phức tạp hơn nhưng vẫn phải duy trì bằng
cách bốtrí công việc khác. Chính điều này đã làm cản trởcho việc tổchức, sắp xếp,
tinh giảm bộmáy; sốlượng lao động của Bưu điện tỉnh không những không giảm đi
mà còn tăng lên, trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh lại đạt hiệu quảchưa cao.
Đây cũng là gánh nặng mang tính xã hội mà Bưu điện tỉnh cần phải giải quyết.
Thứba, việc trảlương, thưởng và các chế độ đãi ngộ đã có tác dụng rất lớn
trong việc khuyến khích, thu hút nguồn lực lao động chất xám vềlàm việc cho Bưu
điện tỉnh. Tuy vậy đôi khi vẫn chưa sát và đúng với kết quảlao động. Quy chếtrả
lương cho người lao động đã có cải tiến, bổsung căn cứvào kết quảlao động mà họ
cống hiến. Tuy nhiên, việc theo dõi để đánh giá hiệu quả, chất lượng lao động cụthể
của từng CBCNV vẫn chưa thực sựminh bạch, rõ ràng. Một sốngười lao động có
trình độ, năng lực chuyên môn khá giỏi, làm việc có hiệu quảcao, có cống hiến nhiều
hơn vào kết quảsản xuất kinh doanh, song đôi khi chưa được hưởng các chế độphù
hợp. Bên cạnh đó, một sốlao động làm việc đối phó, không nỗlực vẫn được trảlương,
thưởng theo kiểu "bình quân". Vì vậy chưa động viên được lòng nhiệt tình, hăng say
lao động của những người thực sựcó tâm huyết và năng lực lao động giỏi; ngược lại,
nhóm lao động vốn không mấy cốgắng lại càng không tựquyết tâm, không có ý thức
để đổi mới bản thân, nâng cao năng lực. Tình trạng người lao động có trình độ, kinh
nghiệm xin thôi việc, xin chuyển công tác sang đơn vịkhác đã và đang xảy ra theo xu
hướng ngày càng tăng.
Thứtư, vềphía chủquan của các cấp quản lý nguồn nhân lực:
- Chưa có biện pháp đểnhìn nhận thấu suốt và đánh giá một cách chính xác,
công bằng với tất CB.CNV vềsựnỗlực, cốgắng của họ;
- Chưa đưa ra những đòi hỏi cao hơn đểtạo môi trường, động lực cho những
nhân viên có chí hướng phấn đấu, hăng say làm việc hơn nữa;
- Chưa nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để đặt ra cho
họnhững xu hướng, mục tiêu cụthểtrong công việc cũng nhưtrong đời sống sinh
hoạt.
Thực trạng trên đòi hỏi Bưu điện tỉnh Lâm Đồng phải có những biện pháp cụ
thểtrong công tác quản lý nguồn nhân lực; bốtrí sắp xếp lại cơcấu tổchức để đạt
được hiệu quảcao nhất; xây dựng được đội ngũngười lao động thực sựcó tác phong
mới trong phục vụ, có sựhiểu biết vềxu hướng phát triển của xã hội, có trình độvà
nhận thức vững vàng đểdễdàng thích nghi với hoàn cảnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất;
đồng thời có kếhoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ đểhọcó đủkỹnăng, kiến
thức làm chủcông nghệhiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và
trong tương lai họphải ngang tầm với lực lượng lao động của các công ty, tập đoàn
Bưu chính Viễn thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thếgiới. Việc thu
hút lao động có trình độcao tay nghềgiỏi và ngược lại là tình trạng “chảy máu chất
xám” đang là vấn đềmà ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh hết sức quan tâm; làm thếnào để
hạn chế đến mức thấp nhất sựra đi của những chuyên gia giỏi, có năng lực? lý do gì
họra đi và phải giữhọlại bằng cách nào? Đó là những câu hỏi luôn đặt ra và đòi hỏi
ban lãnh đạo, các nhà quản trịnhân sựtại Bưu điện tỉnh phải trảlời bằng những giải
pháp cụthể.
Đểgiải quyết phần nào vấn đềnày, chúng tôi đã chọn đềtài “Đánh giá mức độ
thỏa mãn của CBCNV với tổchức tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng”, nhằm giúp cho
Bưu điện tỉnh có cách nhìn sâu sắc, chính xác, từ đó có biện pháp quản lý, bốtrí, sắp
xếp, duy trì, phát triển đội ngũCBCNV xứng đáng là “tài sản” quý báu nhất đểBưu
điện tỉnh vững vàng trong tiến trình hội nhập, phát triển của ngành, của đất nước.
1.2. Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu.
- Trên cơsởlý thuyết vềsựthỏa mãn của người lao động đối với tổchức và
những điều kiện thực tiễn của ngành, của doanh nghiệp, đềtài sẽxây dựng thang đo
lường vềsựthỏa mãn của người lao động đối với tổchức “Bưu điện tỉnh Lâm Đồng”.
- Thực hiện việc đo lường mức độthỏa mãn của người lao động đối với tổchức
“Bưu điện tỉnh Lâm Đồng”, qua đó phát hiện những mặt tồn tại trong các chính sách
đãi ngộvà động viên hiện nay của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng.
- Kiến nghịcác giải pháp nhằm nâng cao mức độhài lòng của người lao động
đối với tổchức “Bưu điện tỉnh Lâm Đồng”.
Việc nghiên cứu thành công đềtài sẽmang lại ý nghĩa sau:
- Giúp Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũng nhưcác doanh nghiệp trong ngành có
được một thang đo lường vềsựthỏa mãn của người lao động đối với tổchức.
- Giúp các nhà quản trịBưu điện tỉnh Lâm Đồng phát hiện được những mặt hạn
chếtrong các chính sách đãi ngộ, động viên hiện tại của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng; qua
đó có thể đưa ra các quyết định phù hợp, nhằm nâng cao mức độthỏa mãn của người
lao động đối với tổchức của mình.
1.3. Giới hạn nghiên cứu
Vì những hạn chếvềnguồn lực nên tác giảchỉkhảo sát mẫu ởcác đơn vịtrực
thuộc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng. Nếu nghiên cứu này được mởrộng tại nhiều doanh
nghiệp khác trong ngành thì tính khoa học và độtin cậy của nghiên cứu sẽcao hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sửdụng trong đềtài này là phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, cụthểlà:
- Phuơng pháp nghiên cứu định tính được sửdụng trong giai đoạn nghiên cứu
khám phá đểnghiên cứu các tài liệu thứcấp và thảo luận với đội ngũcán bộchủchốt
đểxây dựng thang đo sơbộvềsựthỏa mãn của người lao động đối với tổchức.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sửdụng đểkiểm định thang đo và
đo lường mức độthỏa mãn của người lao động đối với tổchức của họ.
Phương pháp phân tích sốliệu thông qua phần mềm SPSS 13.0
Trên cơsởcác giảthiết nghiên cứu vềngười lao động chưa thỏa mãn vềcác
điều kiện như:
Mức tiền lương và thu nhập hiện tại chưa đáp ứng;
Vấn đềtrợcấp, khen thưởng, kỷluật chưa công bằng;
Môi trường làm việc chưa đảm bảo;
Các nhu cầu cá nhân và cơhội thăng tiến không phù hợp;
Văn hóa doanh nghiệp; các mối quan hệnội bộ;
chưa làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng.
1.5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: là chương giới thiệu tổng quát chung của đềtài
Chương 2: Trình bày cơsởlý luận vềsựthỏa mãn của người lao động đối với
tổchức.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày kết quảnghiên cứu sau khi đã tiến hành phân tích dữliệu.
Chương 5: Trình bày các đềxuất, kiến nghịtrên cơsởkết quảnghiên cứu
100 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2865 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên với tổ chức tại bưu điện tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu.................................................................................................................... 01
Chương 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 02
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 02
1.1.1. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 02
1.1.2. Cơ cấu lao động ..................................................................................... 02
1.1.3. Những tồn tại, thách thức về vấn đề con người ..................................... 04
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 06
1.3. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 07
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 07
1.5. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 08
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỎA MÃN CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ................................................................................. 08
2.1. Giới thiệu......................................................................................................... 08
2.2. Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 08
2.2.1. Lý thuyết về sự thỏa mãn của con người................................................ 08
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về nhu cầu của con người ........................... 12
2.2.3. Động cơ thúc đẩy làm việc của nhân viên ............................................. 18
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 25
3.1. Giới thiệu:........................................................................................................ 25
3.2. Thiết kế nghiên cứu:........................................................................................ 26
3.2.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................. 26
3.2.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................. 27
3.2.3. Nghiên cứu định lượng .......................................................................... 28
3.3. Xây dựng thang đo .......................................................................................... 29
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 35
4.1. Giới thiệu:........................................................................................................ 35
4.2. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 35
4.2.1. Mô tả mẫu............................................................................................... 35
4.2.2. Xây dựng dữ liệu, làm sạch và xử lý dữ liệu .......................................... 37
2
4.2.3. Kết quả ................................................................................................... 37
4.2.3.1. Kết quả kiểm định thang đo ................................................................ 37
4.2.3.2. Kết quả kiểm định mô hình.................................................................. 41
4.2.3.3. Kết quả đo lường về sự thỏa mãn của người lao động đối với
Bưu điện tỉnh Lâm Đồng.................................................................... 44
4.2.3.3.1. Kết quả đánh giá về công tác đào tạo ........................................... 44
4.2.3.3.2. Kết quả đánh giá về mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới ...... 44
4.2.3.3.3. Kết quả đánh giá về tiền lương và chế độ chính sách................... 45
4.2.3.3.4. Kết quả đánh giá về môi trường, điều kiện làm việc..................... 45
4.2.3.3.5. Kết quả đánh giá chung về mức độ thỏa mãn của nhân ............... 45
4.2.3.3.6. Kết quả thống kê mức độ ảnh huởng của các biến kiểm soát
đến các biến tiềm ẩn .......................................................................... 46
4.3. Tóm tắt....................................................................................................... 47
Chương 5: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ....................................................................... 49
5.1. Giới thiệu......................................................................................................... 49
5.2. Một số đề xuất ................................................................................................. 49
Thứ nhất: Thực hiện tốt công tác đào tạo. ............................................................. 49
Thứ hai: Giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ ........................................................... 55
Thứ ba: Thực hiện sự công bằng trong Tiền lương và chế độ chính sách............. 60
Thứ tư: Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để CVCNV hoàn thành tốt
nhiệm vụ ................................................................................................... 63
Thứ năm: Các nội dung khác ................................................................................. 67
5.3. Kiến nghị ......................................................................................................... 72
Kết luận .................................................................................................................. 75
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 77
Phụ lục.
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV.......................................... 03
Bảng 2: Liệt kê các nhân tố động viên ................................................................... 16
Bảng 3: Kết quả khảo sát về thứ tự quan trọng của các động cơ thúc đẩy............. 18
Bảng 4: Biểu diễn sự thay đổi trong nhân cách con người .................................... 22
Bảng 5: Hệ động cơ – vệ sinh ................................................................................ 23
Bảng 6: Thang đo về môi trường, điều kiện làm việc ............................................ 29
Bảng 7: Thang đo về cảm giác làm chủ sự vật của nhân viên ............................... 30
Bảng 8: Thang đo về sự tự thể hiện bản thân của nhân viên.................................. 30
Bảng 9: Thang đo về tiền lương và chế độ chính sách........................................... 30
Bảng 10: Thang đo về cơ hội thăng tiến................................................................. 31
Bảng 11: Thang đo về sự đánh giá đầy đủ các công việc đã làm........................... 31
Bảng 12: Thang đo về triển vọng và sự phát triển của Bưu điện tỉnh.................... 32
Bảng 13: Thang đo về sự đồng cảm với những vấn đề cá nhân............................. 32
Bảng 14: Thang đo về mối quan hệ cấp trên với cấp dưới..................................... 33
Bảng 15: Thang đo về sự công bằng trong đối xử ................................................. 33
Bảng 16: Thang đo về công tác đào tạo ................................................................. 34
Bảng 17: Thang đo về sự thỏa mãn của người lao động đối với tổ chức............... 34
Bảng 18: Bảng phân bố mẫu theo giới tính............................................................ 35
Bảng 19: Bảng phân bố mẫu theo Trình độ chuyên môn....................................... 35
Bảng 20: Bảng phân bố mẫu theo chức danh nghề nghiệp .................................... 36
Bảng 21: Bảng phân bố mẫu theo thâm niên công tác ........................................... 36
Bảng 22: Hệ số xác định R-Square và ANOVA .................................................... 41
Bảng 23: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình ............................................ 42
Bảng 24: Hệ số xác định R-Square và ANOVA (lần 2)......................................... 43
Bảng 25: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình (lần 2)................................. 43
Hình 01: Quy trình các bước nghiên cứu ............................................................... 26
Hình 02: Mô hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA......................................... 40
4
MỞ ĐẦU
Ngành Bưu chính Viễn thông với xu thế hội nhập, nhân lực là nguồn tài
nguyên quý giá nhất, là yếu tố đặc biệt quan trọng để giành được thắng lợi
trong cạnh tranh. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc
dân, cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngành Bưu Điện nói chung và Bưu điện
tỉnh Lâm Đồng nói riêng đã có sự chuyển biến cơ bản trong việc đổi mới nhận
thức và tư duy; trên cơ sở đó, với trình độ năng lực hiện có, đội ngũ công nhân
viên chức của Bưu điện tỉnh đã nắm bắt các ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, ra
sức sáng tạo trên tinh thần quyết tâm xây dựng Ngành, xây dựng Bưu điện tỉnh
ngày càng phát triển bền vững.
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ Bưu
chính, Viễn thông đã có nhiều tiến bộ nhanh chóng và đem lại những thành tựu
đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó môi trường cạnh tranh đã đem đến rất nhiều
thách thức, đòi hỏi Bưu điện tỉnh Lâm Đồng phải tìm mọi biện pháp khắc phục.
Để tồn tại, buộc Bưu điện tỉnh Lâm Đồng phải xây dựng cho mình một chiến
lược kinh doanh đúng đắn, đặc biệt là chiến lược “con người”. Làm được điều
này, Bưu điện tỉnh mới có thể hạn chế được những điểm yếu, những mặt tồn tại;
biến thách thức thành cơ hội để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh các sản
phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông trong thời gian tới.
Với những kiến thức được trang bị qua khóa học và tích lũy qua nghiên
cứu tìm hiểu, chúng tôi mạnh dạn thực hiện việc đánh giá mức độ thỏa mãn của
CBCNV đang công tác tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng; trên cơ sở đó, giúp Bưu
điện tỉnh có kế hoạch xây dựng thành công chính sách về nhân sự, nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của người lao động, đồng thời xây dựng được một môi
trường làm việc đoàn kết, thân thiện, cùng phát triển trong xu thế cạnh tranh,
hội nhập.
5
Chương 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Bưu điện Tỉnh Lâm Đồng là tổ chức kinh tế - Đơn vị thành viên, hạch toán phụ
thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Bưu điện tỉnh Lâm Đồng được
thành lập theo quyết định số 440/QĐ ngày 12/8/1976 của Tổng cục Bưu điện; có trụ sở
chính tại 16 Trần Phú Đà Lạt Lâm Đồng. Bưu điện tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ: tổ
chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới Bưu chính - Viễn thông để
kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tập
đoàn trực tiếp giao; đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng,
chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế, xã hội của
các ngành, nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và các nơi khác theo quy định của
Tập đoàn.
Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, từ cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu
ban đầu và số lượng CBCNV chỉ trên 100 người, đến nay Bưu điện tỉnh đã có được
mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, đồng bộ, rộng khắp, đa dịch vụ và số lượng
CBCNV lên tới trên 1061 người bố trí ở 15 đơn vị cơ sở xuyên suốt từ tỉnh đến các
huyện, thị xã trên phạm vi toàn tỉnh.
1.1.1. Cơ cấu tổ chức: (phụ lục số 01)
Bưu điện tỉnh Lâm Đồng có Ban Giám đốc gồm 4 người, 1 Giám đốc và 3 Phó
Giám đốc giúp việc cho Giám đốc. Khối quản lý có 9 bộ phận làm công tác tham mưu,
gồm 8 phòng và 1 tổ chuyên viên.
Các đơn vị sản xuất gồm 14 thành viên hoạt động theo điều lệ của Bưu điện
tỉnh Lâm Đồng đã được Tổng Công ty (nay là Tập đoàn) phê duyệt. Trong đó, 01 đơn
vị kinh doanh về lĩnh vực Viễn thông, 01 đơn vị kinh doanh về lĩnh vực Bưu chính
phát hành báo chí, 01 đơn vị chuyên lắp đặt, kinh doanh về lĩnh vực tin học và có 11
đơn vị Bưu điện huyện, thị xã kinh doanh dịch vụ về Bưu chính Viễn thông trên địa
bàn của mình.
6
1.1.2. Cơ cấu lao động:
Với tổng số 1061 lao động, (nữ 363 người - chiếm tỷ lệ 34.5%) chưa kể lực
lượng lao động thuê phát bưu phẩm ở xã và lao động tại các điểm bưu điện văn hóa xã.
Trong đó:
Lao động hợp đồng có thời hạn 12 tháng là: 35 người
Lao động hợp đồng có thời hạn 24 tháng là: 68 người
Lao động hợp đồng không xác định thời hạn là: 958 người
- Cơ cấu lao động theo trình độ:
Đại học trở lên : 221 người
Cao đẳng, Trung cấp : 290 người
Số lao động còn lại có trình độ sơ cấp, bồi dưỡng, bổ túc và chưa qua đào tạo.
Bảng 1: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Số
TT
Tên đơn vị Tổng số
Lao động Trên
đại
học
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Sơ
cấp
Chưa
đào tạo
01 Khối quản lý 90 5 42 6 11 10 10
02 Công ty Viễn thông 463 2 97 51 52 160 2
03 Trung tâm Tin học 23 16 4 2 1
04 Bưu điện Thành phố Đà Lạt 146 21 10 31 50 1
05 Bưu điện Thị xã Bảo Lộc 74 1 13 1 19 29 3
06 Bưu điện huyện Lạc Dương 13 2 4 4 5 2
07 Bưu điện huyện Đơn Dương 30 3 1 8 16 1
08 Bưu điện huyện Đức Trọng 57 9 2 22 21 2
09 Bưu điện huyện Lâm Hà 36 3 2 11 18 1
10 Bưu điện huyện Đam Rông 11 4 7
11 Bưu điện huyện Di Linh 34 5 2 10 15 2
12 Bưu điện huyện Bảo Lâm 31 1 2 9 15 2
13 Bưu điện huyện Đạ Huoai 18 1 7 8 1
14 Bưu điện huyện Đạ Tẻh 17 1 1 5 11
15 Bưu điện huyện Cát Tiên 18 1 7 10
Tổng cộng: 1061 8 213 88 202 376 27
Nhìn chung, đội ngũ CBCNV của Bưu điện tỉnh đã được đào tạo cơ bản và có
mặt bằng chung về trình độ tương đối cao; đáp ứng được yêu cầu công việc trong các
giai đoạn phát triển của Ngành và của Bưu điện tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại Bưu điện tỉnh
vẫn gặp phải tình trạng thiếu lao động có trình độ lành nghề cao nhưng lại thừa lao
động không có trình độ lành nghề hoặc có những kỹ năng đã được đào tạo không còn
phù hợp với yêu cầu hiện tại, do đó nhiều công việc không có người thực hiện trong
7
khi nhiều nhân viên không biết làm việc gì, năng suất lao động thấp. Nguyên nhân của
tình trạng trên là do có một số người đã được đào tạo quá lâu, chưa được đào tạo lại;
việc cân nhắc, xem xét cử người đi đào tạo ở từng lúc, từng nơi chưa đúng đối tượng
dẫn đến tình trạng sau khi được đào tạo không phát huy hiệu hiệu quả cần thiết. Trình
độ của đội ngũ CBCNV tuy khá cao nhưng phần lớn là được đào tạo theo hình thức tại
chức, làm việc theo kinh nghiệm nhiều hơn là vận dụng những kiến thức đã học, vì
vậy dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả công việc và thái độ phục vụ khách hàng
chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Cơ cấu lao động theo nhóm chức danh và độ tuổi:
Độ tuổi bình quân của CBCNV trong toàn Bưu điện tỉnh là 37,6 tuổi; trong đó:
+ Nhóm chức danh quản lý: 263 người; độ tuổi trung bình là: 41 tuổi,
+ Nhóm chức danh trực tiếp sản xuất: 656 người; độ tuổi trung bình là: 35.7
tuổi,
+ Nhóm chức danh phụ trợ: 142 người; độ tuổi trung bình là: 38.4 tuổi.
Nhìn chung độ tuổi trung bình của từng trình độ và nhóm chức danh của
CBCNV đang làm việc tại Bưu điện tỉnh là khá tốt. Số lượng người lao động đang ở
độ tuổi 30 đến 45, có nhiều khả năng làm việc và cống hiến tốt nhất cho Bưu điện tỉnh
hiện tại là 574 người.
- Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác:
+ Số lao động có thâm niên công tác trong ngành dưới 5 năm: 97 người,
+ Số lao động có thâm niên công tác trong ngành từ 5 đến dưới 15 năm: 620
người,
+ Số lao động có thâm niên công tác trong ngành 15 đến dưới 25 năm: 194
người,
+ Số lao động có thâm niên công tác trong ngành từ 25 năm trở lên: 150 người.
Như vậy số lao động trẻ có thâm niên công tác từ 5 đến dưới 15 năm chiếm tỷ
trọng khá cao (58.4%) trên tổng số lao động của toàn Bưu điện tỉnh, đây là một thuận
lợi lớn cho Bưu điện tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn
vị trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập sắp đến.
8
1.1.3. Những tồn tại, thách thức về vấn đề con người:
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, trong những năm gần đây,
nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh đã có bước phát triển mới cả về cơ cấu, số lượng và
chất lượng. Bưu điện tỉnh đã thực thi nhiều chính sách quản lý, sử dụng lao động và
các chính sách khuyến khích nhằm phát huy tối đa năng lực của CBCNV, thu hút nhân
tài về làm việc cho Bưu điện tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế, trước xu thế cạnh tranh và
hội nhập, cơ cấu tổ chức; trình độ, nhận thức và tác phong của đội ngũ CBCNV vẫn
chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất trong giai đoạn mới. Thể hiện:
Thứ nhất, còn không ít CBCNV có tư tưởng ỷ lại, ý thức kinh doanh chưa cao,
yên bề trước những thách thức của cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh; phong cách
phục vụ chưa thực sự hướng về khách hàng; tổ chức quản lý chậm đổi mới so với sự
phát triển tất yếu về công nghệ và đòi hỏi của thị trường.
Thứ hai, sự thay đổi lớn về công nghệ, về yêu cầu của sản xuất kinh doanh đòi
hỏi đối tượng phục vụ là người lao động của Bưu điện tỉnh tăng nhanh. Trong khi đó
một bộ phận lao động không nhỏ còn tồn tại trong thời kỳ cũ trên thực tế chưa thực sự
đáp ứng được với công việc có tính chất phức tạp hơn nhưng vẫn phải duy trì bằng
cách bố trí công việc khác. Chính điều này đã làm cản trở cho việc tổ chức, sắp xếp,
tinh giảm bộ máy; số lượng lao động của Bưu điện tỉnh không những không giảm đi
mà còn tăng lên, trong khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh lại đạt hiệu quả chưa cao.
Đây cũng là gánh nặng mang tính xã hội mà Bưu điện tỉnh cần phải giải quyết.
Thứ ba, việc trả lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ đã có tác dụng rất lớn
trong việc khuyến khích, thu hút nguồn lực lao động chất xám về làm việc cho Bưu
điện tỉnh. Tuy vậy đôi khi vẫn chưa sát và đúng với kết quả lao động. Quy chế trả
lương cho người lao động đã có cải tiến, bổ sung căn cứ vào kết quả lao động mà họ
cống hiến. Tuy nhiên, việc theo dõi để đánh giá hiệu quả, chất lượng lao động cụ thể
của từng CBCNV vẫn chưa thực sự minh bạch, rõ ràng. Một số người lao động có
trình độ, năng lực chuyên môn khá giỏi, làm việc có hiệu quả cao, có cống hiến nhiều
hơn vào kết quả sản xuất kinh doanh, song đôi khi chưa được hưởng các chế độ phù
hợp. Bên cạnh đó, một số lao động làm việc đối phó, không nỗ lực vẫn được trả lương,
thưởng theo kiểu "bình quân". Vì vậy chưa động viên được lòng nhiệt tình, hăng say
lao động của những người thực sự có tâm huyết và năng lực lao động giỏi; ngược lại,
9
nhóm lao động vốn không mấy cố gắng lại càng không tự quyết tâm, không có ý thức
để đổi mới bản thân, nâng cao năng lực. Tình trạng người lao động có trình độ, kinh
nghiệm xin thôi việc, xin chuyển công tác sang đơn vị khác đã và đang xảy ra theo xu
hướng ngày càng tăng.
Thứ tư, về phía chủ quan của các cấp quản lý nguồn nhân lực:
- Chưa có biện pháp để nhìn nhận thấu suốt và đánh giá một cách chính xác,
công bằng với tất CB.CNV về sự nỗ lực, cố gắng của họ;
- Chưa đưa ra những đòi hỏi cao hơn để tạo môi trường, động lực cho những
nhân viên có chí hướng phấn đấu, hăng say làm việc hơn nữa;
- Chưa nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để đặt ra cho
họ những xu hướng, mục tiêu cụ thể trong công việc cũng như trong đời sống sinh
hoạt.
Thực trạng trên đòi hỏi Bưu điện tỉnh Lâm Đồng phải có những biện pháp cụ
thể trong công tác quản lý nguồn nhân lực; bố trí sắp xếp lại cơ cấu tổ chức để đạt
được hiệu quả cao nhất; xây dựng được đội ngũ người lao động thực sự có tác phong
mới trong phục vụ, có sự hiểu biết về xu hướng phát triển của xã hội, có trình độ và
nhận thức vững vàng để dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất;
đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ để họ có đủ kỹ năng, kiến
thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và
trong tương lai họ phải ngang tầm với lự