MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất cứ thời đại nào trong lịch sử, cái quyết định đến lực lượng sản
xuất nói riêng và xã hội nói chung là nhân tố con người. Vì thế coi trọng nhân
tố con người và đào tạo nguồn lực con người là bí quyết thành công của mỗi
quốc gia. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì môi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình lớn mạnh hơn,
vững vàng hơn để tạo tiếng nói riêng cho mình. Thành công hay thất bại của
doanh nghiệp phần lớn là do con người trong tổ chức đó quyết định, vì người
lao động quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, kết quả sản xuất kinh
doanh. Với lý do đó, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng nâng cao trình độ
cho người lao động để học thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, hay
nói cách khác công tác dào tạo nhân lực là một công việc không thể thiếu
trong mọi tổ chức.
106 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đào tạo nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Bioseed Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BIOSEED VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số : 60340404
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI VĂN HUYỀN
HÀ NỘI - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài ................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TRONG
DOANH NGHIỆP .......................................................................................... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 9
1.1.1. Nhân lực ............................................................................................... 9
1.1.2. Đào tạo Nhân lực .................................................................................. 9
1.2. Nội dung đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp ................................. 10
1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo .................................................................... 10
1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo .................................................................. 14
1.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo ................................................................ 14
1.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào
tạo Xây dựng chương trình đào tạo: ............................................................. 15
1.2.5. Dự tính chi phí đào tạo ....................................................................... 20
1.2.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên ............................................................ 21
1.2.7. Đánh giá kết quả đào tạo .................................................................... 21
iii
1.2.8. Bố trí và sử dụng sau đào tạo .............................................................. 24
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực ................................... 24
1.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ......................................................... 24
1.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ......................................................... 26
1.4. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực tại các doanh nghiệp khác ...................... 26
1.4.1. Kinh nghiệm trong nước ..................................................................... 26
1.4.2. Kinh nghiệm quốc tế .......................................................................... 28
1.4.3. Bài học rút ra cho công ty TNHH Bioseed Việt Nam ......................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BIOSEED VIỆT NAM .................................. 33
2.1. Tổng quan về công ty Trách nhiệm hữu hạn Bioseed Việt Nam ....... 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Bioseed
Việt Nam ..................................................................................................... 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 34
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ ........................................................................... 34
2.1.4. Đặc điểm về nhân lực ......................................................................... 37
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ... 40
2.2. Phân tích thực trạng đào tạo nhân lực tại công ty Trách nhiệm
hữu hạn Bioseed Việt Nam ........................................................................ 40
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo trên khía cạnh kiến thức, kỹ năng ............... 46
2.2.2.Xác định mục tiêu đào tạo ................................................................... 47
2.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo ................................................................ 49
2.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp
đào tạo ........................................................................................................ 51
2.2.5. Dự tính chi phí đào tạo ....................................................................... 55
2.2.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên ............................................................ 58
2.2.7. Đánh giá kết quả đào tạo .................................................................... 60
iv
2.2.8. Bố trí và sử dụng sau đào tạo .............................................................. 63
2.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực tại công ty .............................. 64
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 64
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BIOSEED VIỆT NAM ................ 67
3.1. Định hướng phát triển của công ty và dự báo nhu cầu lao động
của công ty đến năm 2020 .......................................................................... 67
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực tại công ty Trách
nhiệm hữu hạn Bioseed Việt Nam ............................................................. 68
3.2.1. Thực hiện tốt công tác phân tích nhu cầu đào tạo ............................... 68
3.2.2. Thực hiện đánh giá quá trình thực hiện công việc ............................... 72
3.2.3. Xác định mục tiêu đào tạo cụ thể, chi tiết ........................................... 74
3.2.4. Giải pháp về lựa chọn đối tượng đào tạo ............................................. 75
3.2.5. Đa dạng hóa các chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo ............... 76
3.2.6. Huy động và tăng cường kinh phí cho công tác đào tạo ...................... 78
3.2.7. Lựa chọn và đào tạo giáo viên ............................................................ 78
3.2.8. Thực hiện tốt công tác đánh giá chương trình đào tạo ......................... 79
3.2.9. Thực hiện bố trí và sử dụng nhân lực sau đào tạo hiệu quả ................. 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT KÍ HIỆU TÊN ĐẦY ĐỦ
1 DN Doanh nghiệp
2 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
3 ĐT Đào tạo
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Phương pháp thu thập và nguồn thông tin để đánh giá nhu cầu
đào tạo ........................................................................................ 11
Bảng 1.2: Bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo ......................................... 22
Bảng 2.1: Cơ cấu giới của công ty .............................................................. 37
Bảng 2.2: Cơ cấu tuổi của công ty .............................................................. 38
Bảng 2.3: Đặc điểm nguồn nhân lực theo trình độ học vấn của công ty
TNHH Bioseed Việt Nam ........................................................... 39
Bảng 2.4: Kết cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm B9698, B265, B21,B06,
Bio404 ........................................................................................ 40
Bảng 2.5: Xác định nhu cầu đào tạo cho vị trí Trưởng phòng Kinh doanh .. 42
Bảng 2.6: Nhu cầu đào tạo của công ty TNHH Bioseed Việt Nam qua các năm ..... 45
Bảng 2.7: Thực tế số lượt người được cử đi đào tạo của công ty TNHH
Bioseed Việt Nam ...................................................................... 50
Bảng 2.8: Chương trình đào tạo đối với vị trí Trưởng phòng Kinh doanh ... 52
Bảng 2.9: Số lượt người được đào tạo theo các phương pháp đào tạo tại
công ty TNHH Bioseed Việt Nam .............................................. 54
Bảng 2.10: Chi phí đào tạo bình quân theo đầu người qua các năm .............. 56
Bảng 2.11: Dự kiến chi phí khóa đào tạo Kỹ năng quản lý ........................... 56
Bảng 2.12: Chỉ tiêu đánh giá kết quả đào tạo ................................................ 61
Bảng 3.1: Mẫu phiếu đánh giá đề xuất cho người lao động hàng kỳ ............. 70
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Bioseed Việt Nam ...... 34
Hình 2.2: Kết quả trả lời câu hỏi khảo sát về nhu cầu đào tạo trên khía
cạnh kiến thức, kỹ năng .............................................................. 46
Hình 2.3: Kết quả trả lời câu hỏi khảo sát nguồn chi phí đào tạo tại công
ty TNHH Bioseed Việt Nam ....................................................... 55
Hình 2.4: Đánh giá giáo viên giảng dạy tại công ty TNHH Bioseed Việt
Nam ............................................................................................ 59
Hình 2.5: Lý do những kiến thức của người lao động học được áp dụng
vào thực tiễn ............................................................................... 62
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở bất cứ thời đại nào trong lịch sử, cái quyết định đến lực lượng sản
xuất nói riêng và xã hội nói chung là nhân tố con người. Vì thế coi trọng nhân
tố con người và đào tạo nguồn lực con người là bí quyết thành công của mỗi
quốc gia. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì môi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới mình lớn mạnh hơn,
vững vàng hơn để tạo tiếng nói riêng cho mình. Thành công hay thất bại của
doanh nghiệp phần lớn là do con người trong tổ chức đó quyết định, vì người
lao động quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, kết quả sản xuất kinh
doanh. Với lý do đó, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng nâng cao trình độ
cho người lao động để học thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, hay
nói cách khác công tác dào tạo nhân lực là một công việc không thể thiếu
trong mọi tổ chức.
Công ty TNHH Bioseed Việt Nam là công ty có vốn 100% vốn nước
ngoài thuộc tập đoàn DSCL tại Ấn Độ. Công ty TNHH Bioseed Việt Nam là
một trong những công ty hoạt động kinh doanh sản phẩm nông nghiệp đầu
tiên tại Việt Nam và là một tổ chức chú trọng sâu vào nghiên cứu nên có
nhiều trung tâm Nghiên cứu và phát triển ở hầu hết các nước Châu Á.
Thời gian qua, về cơ bản đào tạo nhân lực ở công ty TNHH Bioseed
Việt Nam đã đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực, bổ sung những kỹ
năng cần thiết cho người lao động nhằm nâng cao trình độ nhân lực cho công
ty để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Việc lập kế hoạch, xây dựng các chính
sách, quy chế đào tạo, quy chế sử dụng nhân lực được phòng tổ chức thực
hiện khá chi tiết và cụ thể, các phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo được
xây dựng có tính hệ thống, thực hiện độc lập và phù hợp với điều kiện của
Bioseed Việt Nam. Tuy nhiên, công tác đào tạo ở Bioseed vẫn còn một số hạn
2
chế cần giải quyết để nâng cao chất lượng nhân lực của công ty nhằm đáp ứng
các nhu cầu phát triển, cạnh tranh và hội nhập gay gắt như hiện nay.
Nhận thấy công ty TNHH Bioseed Việt Nam rất chú trọng đến công tác
đào tạo nhân lực, coi trọng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, quyết định để
hoàn thành sứ mệnh của mình. Tác giả luận văn đã đi sâu tìm hiểu và lựa
chọn đề tài: “Đào tạo nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Bioseed
Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Công trình nghiên cứu ngoài nước
Quá trình công nghiệp hiện đại hóa ở các nước phát triển đòi hỏi sự
chuyên môn hóa và khả năng thích ứng của người lao động. Từ yêu cầu của
thực tiễn đặt ra nhu cầu nghiên cứu mô hình thực hành và đào tạo nhân lực tại
chỗ nhằm nâng cao kỹ năng, khả năng của người lao động nhằm thích ứng với
những thay đổi chóng mặt về công nghệ và kỹ thuật ở doanh nghiệp sản xuất.
Trong bối cảnh đó, ở các nước phát triển đã có nhiều công trình nghiên cứu về
đào tạo nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Công trình nghiên cứu của Mel Silberman và Carol Auerback đã khởi
xướng quan điểm về “Đào tạo tích cực”. Quan điểm này cho rằng: chìa khóa
đào tạo thành công là thiết kế hoạt động học như thế nào để người học tiếp
thu được kiến thức và kỹ năng để vận dụng vào quá trình lao động một cách
hiệu quả chứ không phải chỉ tiếp nhận chúng. Việc học đòi hỏi người học tự
mình tham gia và thực hiện và chỉ có đào tạo tích cực mới làm được điều này.
Nghiên cứu này có giá trị định hướng cho việc tìm kiếm các mô hình đào tạo
nhân lực hiểu quả đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp
Trong đào tạo nhân lực, vấn đề nhu cầu đào tạo được các nhà nghiên
cứu đặc biệt quan tâm,. Trong tác phẩm “Xác định các công việc hướng dẫn
người đào tạo phận tích nhu cầu và nhiệm vụ đào tạo”, Zemke.R và
3
Kramlinger.T. đã khẳng định: trong tâm của việc đào tạo là phải thu hẹp
khoảng cách giữa việc thực thi công việc mong muốn với việc thực thi công
việc hiện tại của người lao động. Khi việc phân tích nhu cầu đào tạo được lập
kế hoạch và thực hiện một cách chuẩn mực thì kết quả này sẽ là nền tảng cho
việc đào tạo có hiệu quả.
Diana Walter với tác phẩm “Đào tạo tại chỗ” (còn được gọi là: Đào tạo
tại nới làm việc) đã khái quát hóa mô hình đào tạo tại chỗ và khẳng định đào
tạo tại chỗ là phương pháp rất hiệu quả giúp con người thu nhận kiến thức và
kỹ năng liên quan đến công việc của họ vì hoạt động đào tạo được thực hiện
ngay tại nơi làm việc của người học. Đây là phương pháp thích hợp để phát
triển các kỹ năng thành thạo đồng nhất với nghề nghiệp của người học, giúp
người học có thể nhanh chóng nâng cao tay nghề và tăng năng suất lao động.
- Công trình nghiên cứu trong nước
TS. Mai Quốc Chánh (1999), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH”, nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trên cơ sở
đưa ra quan niệm, vai trò của chất lượng nguồn nhân lực và dựa vào các tiêu
chí cụ thể về tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên
môn kỹ thuật, cuốn sách đã đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam. Từ đó, tác giả đã trình bày một số phương hướng và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
PGS.TS Phan Văn Kha (2007), “Đào tạo và sử dụng nhân lực trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục. Đây là cuốn sách
chuyên khảo nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ
giữa đào tạo và sử dụng nhân lực trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay. Tác giả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa đào tạo với sử
dụng nhân lực trình độ trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam và kinh nghiệm
một số nước trên thế giới, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường công
tác đào tạo với sử dụng nhân lực ở các cấp trình độ.
4
PGS.TS Đỗ Minh Cương và TS. Mạc Văn Tiến đồng chủ biên (2004)
“Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam- lý luận và thực tiễn”. Bên cạnh
việc đi sâu nghiên cứu tìm ra các giải pháp phát triển lao động kỹ thuật ở Việt
Nam, tác giả đã đưa ra các khái niệm nguồn nhân lực ở phạm vi vĩ mô và vi
mô, kinh nghiệm đào tạo và phát triển lao đông kỹ thuật ở một số nước như
Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật, Mỹ.
Lê Thị Mỹ Linh (2009) “Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, luận án Tiến
sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về
doanh nghiệp nhỏ và vừa, nội dung nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập
kinh tế. Trên cơ sở này, tác giả luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng đào
tạo nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn từ năm 2004-
2008 và đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đinh Văn Toàn (2010) “ Phát triển nguồn nhân lực tại tập đoàn điện
lực Việt Nam”, luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả hệ thống
hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực, đánh giá tình
hình phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn điện lực Việt Nam. Đồng thời,
tác giả đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Phan Thùy Chi (2008) “Đào tạo nhân lực của các trường đại học khối
Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế”, luận
án Tiến sỹ. Tác giả đánh giá, phân tích về thực trạng đào tạo nhân lực của các
trường đại học khối kinh tế thông qua các chương trình, dự án đào tạo liên kết
quốc tế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực
của các trường trong thời gian tới.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu nêu trên còn rất nhiều các công
trình nghiên cứu liên quan đến công tác đào tạo nhân lực nhưng tựu chung lại,
5
các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu một góc độ nhỏ của công
tác đào tạo nguồn nhân lực trong phạm vi giới hạn của doanh nghiệp mà đề
tài đó nghiên cứu.
Trên tinh thần học hỏi những kinh nghiệm từ các tài liệu tham khảo
cùng với việc khảo sát thực tế tại công ty, từ đó có những sáng kiến về giải
pháp hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH Bioseed Việt
Nam. Luận văn nghiên cứu vấn đề này với mục đích góp phần nghiên cứu
hoàn chỉnh vấn đề và tìm ra giải pháp có thể vận dụng vào thực tiễn công tác
đào tạo nhân lực tại công ty TNHH Bioseed Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
nhằm phân tích, làm rõ và đánh giá thực trạng về công tác đào tạo nhân lực tại
công ty TNHH Bioseed Việt Nam, tác giả đưa ra những quan điểm đánh giá
và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công
ty TNHH Bioseed Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ
thể sau đây:
- Xác định được các tiêu chí đánh giá việc thực hiện công tác đào tạo
nhân lực của công ty TNHH Bioseed Việt Nam
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực của
công ty TNHH Bioseed Việt Nam
- Phân tích trình tự xây dựng một chương trình đào tạo nhân lực đang
được áp dụng tại công ty TNHH Bioseed Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nhân lực ở công ty TNHH
Bioseed Việt Nam thông qua quy trình thực hiện công tác đào tạo nhân lực
đang thực hiện tại công ty.
6
- Từ thực trạng nghiên cứu rút ra được các tiêu chí đánh giá công tác
đào tạo nhân lực đang thực hiện ở công ty TNHH Bioseed Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực ở
công ty TNHH Bioseed