Luận văn Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp

Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược hướng ra biển nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với hơn 3260 km đường biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có đoạn: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. Đây là định hướng chiến lược hoàn chỉnh, đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã ra quyết định số 107/QĐ-CHHVN ngày 21/2/2008 ban hành Chương trình hành động của Cục HHVN để thực hiện chiến lược đó. Trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng sẽ là những nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên thực hiện. Là thành phố ven biển, cửa ngõ chính ra biển của khu vực miền Bắc, nằm tại vị trí giao lưu của nhiều tuyến đường biển, lại có hệ thống cảng biển từ lâu đời nên Hải Phòng được coi là trung tâm phát triển kinh tế biển quan trọng của quốc gia. Ở đây, các hoạt động kinh tế biển phát triển nhanh chóng và khá đa dạng, bao gồm các lĩnh vực như hàng hải, du lịch biển, khai thác hải sản…Trong những hoạt động kinh tế biển đó, kinh tế hàng hải được coi là một thế mạnh của thành phố. Hoạt động kinh tế này đã được người dân ở đây tiến hành từ khá lâu. Tuy nhiên, nó lại không nhận được sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan quản lý trong thời gian qua nên những đóng góp của nó là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Sự thiếu quan tâm cho đầu tư đang khiến ngành hàng hải tiến chậm so với các tỉnh thành khác trong nước cũng như các thành phố cảng trên thế giới. Để khắc phục điều này, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải của khu vực trong thời gian qua và đề ra một số giải pháp khắc phục cần được tiến hành. Với suy nghĩ như vậy, em quyết định chọn đề tài “Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

doc77 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, các quốc gia có biển đều xây dựng chiến lược hướng ra biển nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với hơn 3260 km đường biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Trong đó có đoạn: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn”. Đây là định hướng chiến lược hoàn chỉnh, đồng thời cũng là quan điểm chỉ đạo rõ ràng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển nước ta trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã ra quyết định số 107/QĐ-CHHVN ngày 21/2/2008 ban hành Chương trình hành động của Cục HHVN để thực hiện chiến lược đó. Trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng sẽ là những nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên thực hiện. Là thành phố ven biển, cửa ngõ chính ra biển của khu vực miền Bắc, nằm tại vị trí giao lưu của nhiều tuyến đường biển, lại có hệ thống cảng biển từ lâu đời nên Hải Phòng được coi là trung tâm phát triển kinh tế biển quan trọng của quốc gia. Ở đây, các hoạt động kinh tế biển phát triển nhanh chóng và khá đa dạng, bao gồm các lĩnh vực như hàng hải, du lịch biển, khai thác hải sản…Trong những hoạt động kinh tế biển đó, kinh tế hàng hải được coi là một thế mạnh của thành phố. Hoạt động kinh tế này đã được người dân ở đây tiến hành từ khá lâu. Tuy nhiên, nó lại không nhận được sự quan tâm thường xuyên của các cơ quan quản lý trong thời gian qua nên những đóng góp của nó là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Sự thiếu quan tâm cho đầu tư đang khiến ngành hàng hải tiến chậm so với các tỉnh thành khác trong nước cũng như các thành phố cảng trên thế giới. Để khắc phục điều này, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải của khu vực trong thời gian qua và đề ra một số giải pháp khắc phục cần được tiến hành. Với suy nghĩ như vậy, em quyết định chọn đề tài “Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Em rất mong đề tài này sẽ thể hiện thực trạng của hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải tại khu vực Hải Phòng thời gian qua và từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này. Chuyên đề của em bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư phát triển kinh tế hàng hải Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng. Trong đề tài của em, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp logíc, phương pháp mô hình hoá được sử dụng nhiều nhất. Về phạm vi của đề tài, em tập trung nghiên cứu kinh tế hàng hải với 3 nội dung chủ yếu là vận tải biển, dịch vụ cảng biển và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các anh chị tại phòng Quy Hoạch- Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải để chuyên đề được hoàn thiện hơn. 1         Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI 1.1       Biển, kinh tế biển và kinh tế hàng hải 1.1.1       Biển và kinh tế biển Trái đất chúng ta có tới ¾ là nước và tập trung lại với 4 đại dương lớn là Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương cùng với rất nhiều vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên. Những vùng đó gọi chung là biển. Có thể liệt kê ra rất nhiều biển theo các đại dương như với Thái Bình Dương chúng ta có các biển là biển Bering, biển Nhật Bản,…; với Đại Tây Dương chúng ta có biển Caribê, biển Ban Tích, …Ngoài ra, còn có những biển kín như biển Chết, biển Galilê, biển Caspi, ... Vì thế, có thể khẳng định biển chiếm vị trí quan trọng trong môi trường sống của con người. Tuy chưa phải là nơi con người có thể cư trú được nhưng biển và đại dương lại là nơi bắt nguồn của sự sống và cũng là nơi có nhiều điều kiện rất thuận lợi cho sự sống của con người. Biển là nơi có nguồn của cải phong phú đã từng nuôi sống loài người trước đây và cho đến hôm nay cuộc sống của con người vẫn lệ thuộc vào cái nôi ban đầu ấy. Biển và đại dương là một thực thể sống thống nhất của tự nhiên, một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường sinh tồn của con người trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Biển và đại dương thế giới chứa được 1370 triệu kilômét khối nước trong khi toàn bộ khối lượng nước chứa trong các hồ và sông trên Trái Đất chỉ có nửa triệu kilômét khối và toàn bộ lượng nước chứa trong khí quyển nếu ngưng đọng lại cũng chỉ có 13 ngàn kilômét khối. Khối nước khổng lồ này hấp thụ tới 314 năng lượng mặt trời, bốc hơi mỗi ngày gần 1500 tỷ mét khối nước để rồi biến thành mưa, cung cấp nước ngọt cho hành tinh chúng ta. Nếu không có biển và đại dương thì tất cả lục địa chỉ là một bãi sa mạc mênh mông, khô cằn và hoang vắng. Chính lượng nước khổng lồ đó có tác dụng như máy điều hoà nhiệt độ cân bằng và điều chỉnh khí hậu trên hành tinh của chúng ta. Biển và đại dương còn đóng vai trò quan trọng với tư cách là nguồn năng lượng, tài nguyên khoáng sản và thức ăn cho thế giới trong tương lai. Vùng đáy biển có nhiều khoáng sản như cát bùn, than, aragônít, vàng, bạch kim, kim cương, Imênít, rutin, zicônuraniom, phốt phát. Đặc biệt là các mỏ dầu khí, mỏ sun phít đa kim và các mỏ kết cuội sắt măng gan mới được phát hiện gần đây. Theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng dầu mỏ ở biển là khoảng 21 tỷ tấn, khí thiên nhiên là 14 nghìn tỷ mét khối. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp khai thác dầu khí, cung cấp nguồn năng lượng vô cùng quan trọng cho các hoạt động kinh tế. Chỉ riêng ở đáy Thái Bình Dương ước tính đã có 207 tỷ tấn sắt, 10 tỷ tấn titan, 103 tỷ tấn chì, 800 triệu tấn vanađi…Không chỉ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, biển và đại dương còn là nguồn tài nguyên sinh vật biển không bao giờ cạn. Đến nay, nhiều số liệu thống kê cho thấy, con người đã thấy hơn 160 nghìn loại động vật và gần 10 nghìn loài thực vật biển, gần 260 loài chim có cuộc sống gắn liền với đại dương. Sinh vật biển còn giúp cho đại dương đóng vai trò “lá phổi” của trái đất, hấp thụ 314 bức xạ mặt trời và điều hoà toàn bộ chu trình tuần hoàn của khí quyển. Khoảng 50% lượng ôxi trong khí quyển được cung cấp từ biển thông qua quá trình quang hợp của thực vật biển. Chứa trong mình nhiều tài nguyên quan trọng, biển và đại dương đã và đang được con người khai thác ở nhiều lĩnh vực. Nhiều số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây, vốn đầu tư của thế giới cho các ngành kinh tế biển đã tăng khoảng 10 lần, năm 1975 đạt con số lớn là 120 tỷ USD, trong đó công nghiệp khai thác mỏ ở biển chiếm 60- 70 tỷ USD, hải sản 10 tỷ USD, hàng hải 40 tỷ USD. Đến nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Sự ra đời của các ngành kinh tế biển mà đặc biệt là ngành hàng hải đã khẳng định biển và đại dương chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia mà còn là tài sản vô giá của Trái Đất. Trong Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật biển có ghi rõ: “Biển và đại dương là di sản chung của nhân loại”. Ngoài việc khai thác nguồn tài nguyên từ biển, con người còn khai thác biển như một ngành giao thông- ngành giao thông vận tải biển. Đây là ngành kinh tế huyết mạch, có ý nghĩa sống còn đối với nhiều quốc gia, là cầu nối của các mối giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới. Vận tải biển chiếm hơn ¾ lượng hàng hoá trao đổi trên thế giới. Giá thành vận chuyển bằng đường biển lại thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác. Hiện tại vận tải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối (80%) trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình quân năm là 8 – 9%. Việt Nam là một trong những nước may mắn giáp với biển. Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông, nằm ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương. Vùng biển này được các chuyên gia đánh giá là nằm ở một vị trí thuận lợi về mặt đa dạng sinh học vì đây là một trong các trung tâm phát tán của sinh vật biển. Biển Việt Nam hội tụ hàng loạt các hệ sinh thái từ vùng nước nông như rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông, đến biển xa như vùng nước trồi, hệ biển sâu (có nơi tới 4000m). Vùng biển Việt Nam còn có vị trí quan trọng trong giao lưu quốc tế, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc và Nhật Bản và các nước trong khu vực, đặc biệt là tuyến hàng hải đi qua eo biển Malăcca và Xingapo, là một trong những tuyến đường biển có số tầu qua lại nhiều nhất trên thế giới. Đối với nước ta, biển Đông là cửa ngõ thông ra thế giới, là nhân tố bảo đảm lợi thế chiến lược trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, phát triển một nền kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng từ biển là chiến lược đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Trong chiến lược đó, phát triển kinh tế biển được coi là bước đi quan trọng nhất. Kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm kinh tế hàng hải (bao gồm vận tải biển và dịch vụ cảng biển); Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); Khai thác Dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và Kinh tế đảo. Đây là quan niệm về kinh tế biển theo nghĩa hẹp. Nếu quan niệm theo nghĩa rộng thì ngoài các ngành trên, kinh tế biển còn bao gồm các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển. Những hoạt động kinh tế này hoặc nhờ vào yếu tố biển, hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải), Công nghiệp chế biến dầu khí, công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, cung cấp dịch vụ biển, thông tin liên lạc, nghiên cứu khoa học- công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển điều tra cơ bản về tài nguyên- môi trường biển. Như vậy nếu hiểu theo nghĩa rộng thì kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động diễn ra trên biển và cả các hoạt động không diễn ra trên biển nhưng liên quan trực tiếp với khai thác biển. Với lợi thế có vùng biển rộng như nước ta thì việc phát triển kinh tế biển sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi mà không phải quốc gia nào cũng có được. 1.1.2       Kinh tế hàng hải và đặc điểm của kinh tế hàng hải - Kinh tế hàng hải Kinh tế hàng hải là một ngành chủ yếu và quan trọng trong các ngành kinh tế biển. Kinh tế hàng hải bao gồm vận tải biển, dịch vụ cảng biển và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển. Theo nghị định số 57/2001/NĐ- CP ban hành ngày 24/8/2001 của chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển thì “kinh doanh vận tải biển” là việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển là các tuyến đường biển, cảng biển và các phương tiện vận chuyển. Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tầu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hóa. Khác với đường sông, đường sắt, đường bộ, đường biển là đường thiên nhiên, tương đối bằng phẳng, khả năng thông thương lớn, nhiều tàu thuyền có thể qua lại cùng lúc. Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. Phương tiện vận chuyển của vận tải biển chủ yếu là tàu biển. Tàu biển có hai loại là tàu buôn và tàu quân sự, trong đó, tầu buôn là những tầu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. Tầu chở hàng là loại tầu buôn chiếm tỷ lện cao nhất trong đội tàu buôn. Ngày nay phương thức vận tải biển phổ biển nhất là vận tải container đường biển. Đây là phương thức vận tải tiên tiến đã phát triển rất nhanh trên thế giới. Vận chuyển container đường biển được phát triển trên tất cả các hướng chính của đường biển thế giới: Bắc Mỹ- Châu Âu, Bắc Mỹ- Viễn Đông, Châu Âu- Châu Á (viễn Đông), Viễn Đông- Nam châu Á, Châu Âu- Châu Phi, Châu Âu- Trung Đông, Bắc Mỹ- Nam Mỹ, Châu Âu- Nam Mỹ, Châu Âu- Đông Nam Á, Viễn Đông- Nam Thái Bình Dương, Viễn Đông- Trung Đông, Châu Âu- Nam Thái Bình Dương, Bắc Mỹ- Trung Đông, Bắc Mỹ- Đông Nam Á, Đông Nam Á- Nam Thái Bình Dương. Ngoài ra vận chuyển container đường biển còn được thực hiện trên các tuyến ngắn giữa các cảng của Châu Âu, Châu Mỹ, vùng biển Đông Nam Á và Viễn Đông. Dịch vụ cảng biển bao gồm các loại dịch vụ như bốc xếp hàng hoá tại cảng, dịch vụ logistic (dịch vụ giao nhận), dịch vụ phục vụ khách du lịch tại cảng,… Theo điều 233 Luật Thương mại thì dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận khác với khách hàng để hưởng thù lao. Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành công nghiệp quan trọng, cung cấp phương tiện vận chuyển cho ngành vận tải đường biển. Hoạt động của ngành công nghiệp này là đóng mới và sửa chữa tàu biển bị hư hỏng, bảo trì thường xuyên, định kỳ tàu biển để bảo đảm an toàn cho các phương tiện này trong quá trình sử dụng. Sản phẩm của ngành là phương tiện vận tải sử dụng trên biển, phục vụ các hoạt động kinh tế. - Đặc điểm của kinh tế hàng hải: Mỗi một ngành kinh tế lại có những tính chất đặc thù riêng. Kinh tế hàng hải cũng có những tính chất là đặc thù của ngành. Đó là: -                   Kinh tế hàng hải phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Điều này thể hiện trước hết là việc hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành phụ thuộc và chịu tác động lớn của tự nhiên. Cơ sở hạ tầng chủ yếu và quan trọng của kinh tế hàng hải chính là các tuyến đường biển, hệ thống cảng biển và các phương tiện vận tải. Trong đó, các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những đường giao thông tự nhiên. Vì thế, để có thể phát triển kinh tế hàng hải thì vùng biển của quốc gia đó cần phải có những tuyến đường biển. Về hệ thống cảng biển thì điều kiện tự nhiên, đặc điểm vùng biển có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng cũng như quá trình khai thác cảng. Bản thân hoạt động đầu tư xây dựng cảng biển cũng đòi hỏi công nghệ hiện đại, thời gian thực hiện tương đối dài do khối lượng công việc khổng lồ. Hơn nữa, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có thể làm tuổi thọ của các cảng biển giảm xuống do có nhiều sinh vật bám vào và phá hoại các công trình cảng. Trong quá trình khai thác cảng, khi có gió mùa, sóng lớn, bão xảy ra trên vùng biển thì cảng sẽ phải ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn. Vì thế, ngay từ bước đầu tiên thành lập dự án, nhà đầu tư phải luôn coi trọng nghiên cứu tình hình khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, để đảm bảo tính hiệu quả. Sự lệ thuộc vào tự nhiên của kinh tế hàng hải còn thể hiện qua bản thân các hoạt động kinh tế. Vận tải biển là hoạt động diễn ra chủ yếu trên biển, nơi mà chúng ta luôn gặp khó khăn trong việc chống đỡ sự khắc nghiệt của tự nhiên. Hàng năm, vào mùa bão, lũ thì việc ra khơi của các tàu biển luôn gặp nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của việc khai thác tàu. Nếu tàu gặp bão trên biển thì khó tránh khỏi có những thiệt hại lớn về người và của. -                   Việc khai thác nguồn lợi biển đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, với phương thức tổ chức đặc thù. Không thể khai thác biển với tư duy và phương thức khai thác đất liền. Các ngành kinh tế hàng hải tuy không trực tiếp khai thác các nguồn lợi từ biển nhưng cũng gián tiếp khai thác, sử dụng các nguồn lợi từ biển. -                   Kinh tế hàng hải có tính quốc tế cao. Đây được coi là một đặc thù của ngành, đặc biệt là đối với vận tải biển. Vì đặc điểm của vận tải biển là thích hợp với việc vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn và chuyên trở trên cự ly dài, không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh. Nhìn chung, năng lực vận tải của vận tải đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. Hơn nữa, vận tải biển lại có ưu điểm là giá thành thấp. Do đó, vận tải biển rất thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Các quốc gia có biển đều sử dụng hình thức vận tải đường biển trong trao đổi hàng hoá của nước mình với các nước khác trên thế giới hoặc làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hoá giữa các nước với nhau. Vì thế, vận tải biển có tính quốc tế, không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia. Hơn nữa, nói đến biển thì không thể không nói đến tính quốc tế của biển. Biển là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia. Vùng lãnh hải của mỗi nước được xác định theo công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về luật biển- một văn kiện lịch sử có tầm vóc thời đại, đã được áp dụng trên toàn thế giới để điều tiết các quan hệ trên biển giữa các quốc gia. -                   Tính bất định và độ rủi ro trên biển cao: Đây là đặc điểm vốn có của biển. Với con người, biển còn rất nhiều điều bí ẩn chưa khám phá hết. Con người chưa hoàn toàn chinh phục được biển. Do đó, hoạt động trên biển luôn có những nguy hiểm nhất định mà con người không thể lường hết được. Với kinh tế hàng hải thì biển lại là địa điểm quan trọng và chủ yếu diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động dịch vụ. Do đó, kinh tế hàng hải cũng mang tính bất định, tính rủi ro của biển. -                   Kinh tế hàng hải có mối quan hệ mật thiết với hầu hết các ngành sản xuất dịch vụ trong nước. Đặc biệt là vận tải biển. Vận tải biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Do đó, đối tượng của vận tải biển là sản phẩm của hầu khắp các mặt hàng của các ngành sản xuất trong nước như ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến thực phẩm…Vì thế, mối quan hệ giữa kinh tế hàng hải với các ngành sản xuất dịch vụ trong nước là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Nếu các ngành sản xuất trong nước phát triển thì nhu cầu xuất khẩu sản phẩm, nhập khẩu nguyên liệu sẽ tăng. Đây là điều kiện tốt để các ngành kinh tế hàng hải phát triển. Ngược lại, các ngành kinh tế hàng hải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển thông qua việc mở mang thị trường tiêu thụ sang các nước khác trên thế giới. 1.1.3       Vai trò của kinh tế hàng hải trong nền kinh tế quốc dân Lịch sử phát triển của thế giới cho thấy rằng những đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như đều bắt nguồn từ những quốc gia – biển, như Italia thế kỷ XIV- XV, Anh thế kỷ XVII – XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX và gần đây hơn gắn với biển là sự bùng nổ của một nước Sinhgapore bé nhỏ hay một Trung Quốc khổng lồ. Dựa trên những lợi thế của biển, các nước này thi hành chiến lược kinh tế mở và đã tạo những đột phá thành công. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy rằng mỗi thời đại phát triển lớn đều gắn kết với các đại dương, như thời Phục Hưng gắn với Địa Trung Hải, thời Ánh Sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay thời Phục Hưng Đông Á gắn với Thái Bình Dương… Những điều này cho thấy, vai trò của biển đối với sự phát triển của một quốc gia quan trọng như thế nào. Để phát triển dựa trên lợi thế về biển, mỗi quốc gia lại có những chính sách khai thác biển khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của vùng biển mỗi nước. Tuy nhiên, một đặc điểm chung là hầu hết các quốc gia này đều có ngành hàng hải phát triển. Ngành hàng hải có lịch sử phát triển rất lâu đời cùng với sự phát triển của ngoại thương trên thế giới. Sự ra đời của ngành hàng hải đã khẳng định thêm rằng biển và đại dương chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia, mà còn là tài sản vô giá của Trái Đất. Đặc biệt, trong thời kỳ hiện nay, xu thế hội nhập kinh tế trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ thì hướng r
Luận văn liên quan