Thếkỷ21 đã mởra một thời kỳphát triển mới cho toàn cầu, một thế
giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước
tích cực gia nhập vào các tổchức quốc tếnhư: WTO (tổchức thương mại
quốc tế), OECD (tổchức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (diễn đàn hợp
tác kinh tếchâu Á thái bình dương).một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết
giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu
buôn bán giữa các nước trong thời kỳmởcửa. Đây là yếu tốhình thành vốn
đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc
đẩy quá trình CNH-HĐH của các nước đang phát triển, giải quyết một phần
công ăn việt làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, một nước đi lên từmột nền nông nghiệp lạc hậu,
điều kiện kinh tếcòn nghèo nàn, cơsởvật chất- kỹthuật còn thiếu thốn, vậy
mà mới chỉ đổi mới thật sựsau năm 1986. Do đó, vấn đề đặt ra là: bằng mọi
cách phải đưa nước ta theo kịp với trình độphát triển của thếgiới, biến nước
ta trởthành một nước có nền công nghiệp vững vàng vềmọi mặt nhưng cũng
chỉduy trì một tỷlệthất nghiệp cho phép. Bởi vấn đề tạo việc làmcho người
lao động ởnước ta trong tiến trình toàn cầu hoá đặt ra nhiều khó khăn và
thách thức lớn. Đểgiải quyết vấn đềnày không chỉlà yêu cầu trước mắt mà
đó là cảvấn đềlâu dài cần phải có nhiều giải pháp. Một trong các cách đểgiải
quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp đó là: Xây dựng môi trường đầu tư
thuận lợi đểtừ đó có thểthu hút được các nguốn vốn đầu tưcủa nước ngoài
đặt biệt là FDI.
Bởi vậy trong khuôn khổcủa đềán này sẽtập trung nghiên cứu: “Đầu
tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đềtạo việc làm cho người lao Việt Nam
trong tiến trình toàn cầu hóa.
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
với vấn đề tạo việc làm cho người
lao Việt Nam trong tiến trình toàn
cầu hóa
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế
giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước
tích cực gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (tổ chức thương mại
quốc tế), OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (diễn đàn hợp
tác kinh tế châu Á thái bình dương)...một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết
giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu
buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc
đẩy quá trình CNH-HĐH của các nước đang phát triển, giải quyết một phần
công ăn việt làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, một nước đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu,
điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu thốn, vậy
mà mới chỉ đổi mới thật sự sau năm 1986. Do đó, vấn đề đặt ra là: bằng mọi
cách phải đưa nước ta theo kịp với trình độ phát triển của thế giới, biến nước
ta trở thành một nước có nền công nghiệp vững vàng về mọi mặt nhưng cũng
chỉ duy trì một tỷ lệ thất nghiệp cho phép. Bởi vấn đề tạo việc làm cho người
lao động ở nước ta trong tiến trình toàn cầu hoá đặt ra nhiều khó khăn và
thách thức lớn. Để giải quyết vấn đề này không chỉ là yêu cầu trước mắt mà
đó là cả vấn đề lâu dài cần phải có nhiều giải pháp. Một trong các cách để giải
quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp đó là: Xây dựng môi trường đầu tư
thuận lợi để từ đó có thể thu hút được các nguốn vốn đầu tư của nước ngoài
đặt biệt là FDI.
Bởi vậy trong khuôn khổ của đề án này sẽ tập trung nghiên cứu: “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao Việt Nam
trong tiến trình toàn cầu hóa.
Nội dung của đề án gồm 3 phần:
Phần I: Ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo việc làm
cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá
Phần II: Phân tích trực trạng về hiệu qủa đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong
tiến trình toàn cầu hoá.
Phần III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) để tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình
toàn cầu hoá
Để hoàn thành đề án này em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô
trong khoa Kinh tế Lao động và dân số trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và
đặc biệt với sự giúp đỡ tận tình của GS. TS Phạm Đức Thành đã giúp em
hoàn thành đề án này.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VỚI
VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG
TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ.
I.Khái niệm đầu tư và đầu tư trực tiếp
1. Khái niệm đầu tư:
Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn
phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội (theo Vũ Chí Lộc)
Hoặc theo giáo trình Kinh tế đầu tư thì: Đầu tư là sự bỏ ra, sự hi sinh
các nguồn lực ở hiện tại. Nguồn lực này có thể là tiền, sức lao động, trí
tuệ...nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
Qua hai khái niệm trên ta có thể hình dung được thế nào là đầu tư và
đặc trưng cơ bản của đầu tư, đó là phải có sinh lời khi chủ đầu tư bỏ vốn kinh
doanh và thời gian kéo dài từ lúc bỏ vốn đến lúc thu hồi vốn. Bởi trong quá
trình đầu tư không phải một sớm, một chiều mà chủ đầu tư có thể thu hồi
được vốn, đối với những loại đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất kinh
doanh... thì thời gian quay vòng vốn là rất lâu do vậy thời gian đầu tư là phải
kéo dài.
Đối với một doanh nghiệp, hoạt động đầu tư là công việc khởi đầu quan
trọng nhất và khó khăn nhất của quá trình sản xuất, kinh doanh. Những quyết
định của ngày hôm nay về lĩnh vực, quy mô hình thức, thời điểm đầu tư sẽ chi
phối quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Do
đó, chất lượng của các quyết định đầu tư sẽ quyết định sự thịnh vượng hay
xuống dốc của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế nói chung, toàn bộ việc đầu tư được tiến hành ở
một thời kỳ nhất định là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giải quyết công ăn
việc làm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo. Xét về lâu
dài, khối lượng đầu tư của ngày hôm nay sẽ quyết định dung lượng sản xuất,
tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện đời sống trong tương lai.
2.Đầu tư nước ngoài trực tiếp.
Trong các nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp
FDI có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 30% số vốn đã
thực hiện), hiện nay tỷ trọng này đang có xu hướng ngày một tăng lên. Sự gia
tăng này đang có xu hướng ngày một tăng lên. Sự gia tăng này không chỉ bắt
nguồn từ sự hùng mạnh của các công ty đa quốc gia và chiến lược phát triển
mở rộng đầu tư của các công ty này mà còn ở chỗ nó là hình thức đầu tư được
thực tế xác nhận là có hiệu quả cao và phù hợp với nhu cầu tăng trưởng nhanh
của các nước nghèo, trong đó có Việt Nam.
Theo quan niệm của OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) thì
các nguồn tài trợ của nước ngoài bao gồm:
- Tài trợ phát triển chính thức: ODF (Official Development Finance)
bao gồm viện trợ phát triển chính thức ODA (Offical Development
Assistance) và các hình thức ODF khác, song phương cũng như đa phương.
- Tín dụng xuất khẩu
- Tài trợ tư nhân bao gồm vay từ ngân hàng quốc tế, vay tín phiếu, đầu
tư trực tiếp, các nguồn tài trợ tư nhân khác, viện trợ cho không của các tổ
chức phi chính phủ.
Như vậy, theo quan niệm của tổ chức này đầu tư trực tiếp là một trong
những nguồn tài trợ tư nhân. Nhưng trong thực tế đầu tư thời gian qua chúng
ta thấy rằng, chủ thể của FDI không chỉ có duy nhất tư nhân mà còn có nhà
nước và các tổ chức phi chính phủ khác.
Xét về bản chất đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một
hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá và đây là hai hình thức xuất khẩu
bổ xung và hỗ trợ cho nhau trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường của các công ty, tập đoàn kinh tế nước ngoài. Nhiều trường hợp, hoạt
động buôn bán hàng hoá tại nước sở tại là bước đi tìm hiểu thị trường, tìm
hiểu luật lệ để đi đến quyết định đầu tư trực tiếp là điều kiện để xuất khẩu
máy móc, nguyên vật liệu và khai thác tài nguyên, tạo việc làm cho các lao
động của nước chủ nhà.
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện nay có ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ yếu sau
đây:
-Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
-Doanh nghiệp liên doanh;
-Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo qui định điều 7 nghị định 12/CP
'Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết quả hai bên hay nhiều bên qui
định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành
đầu tư kinh doanh ở Việt nam mà không cần thành lập pháp nhân.
Hình thức này có đặc điểm:
-Không ra đời một pháp nhân mới
-Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp
đồng nội dung chính phản ánh trách nhiệm quyền lợi giữa các bên với nhau
(không cần đề cập đến việc góp vốn).
-Thời hạn của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất
mục tiêu kinh doanh và được các cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn y.
-Hợp đồng phải do đại diện có thẩm quyền của các bên kí. Trong quá
trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình.
*Doanh nghiệp liên doanh:
Theo khoản 2 diều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam qui
định "Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác
thành lập tại VN trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa Chính
phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước ngoài hoặc
doanh nghiệp có vốn nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt nam trên cơ
sở hợp đồng liên doanh.
Hình thức này có đặc điểm:
-Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập
dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
-Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối
đa nhưng tối thiểu không được dưới 30% vốn pháp định thông thường bên
nước ngoài là 70% và bên Việt Nam là 30% vốn pháp định.
-Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng
quản trị mà thành viên của Hội đồng quản trị do mỗi bên chỉ định tương ứng
với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là 2 người, Hội đồng quản trị
có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh
nghiệp theo nguyên tắc nhất trí.
-Các bên tham gia liên doanh phân chia kết quả kinh doanh theo tỷ lệ
góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo
dài không quá 20 năm.
*Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Theo điều 26 nghị định 12/CP qui định:"Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đàu tư nước ngoài thành lập
tại Việt nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh
doanh ". Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt nam.
Thời hạn hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
*Hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT):
Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam: "Hợp đồng
xây dựng- kinh doanh- chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm quyền
của Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài đề xây dựng kinh doanh công trình
kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài
chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt nam"
*Hợp đồng xây dựng -chuyển giao -kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt nam. Chính phủ Việt nam
dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn
đầu tư và lợi nhuận hợp lý
*Hợp đồng xây dựng- chuyển giao(BT):
Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam "Hợp đồng
xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng.
Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà
nước Việt nam. Chính phủ Việt nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý".
4. Tạo việc làm.
+Việc làm ( theo quy định của Bộ Luật Lao Động ) là những hoạt động
có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động.
+Người có việc làm: Là người làm việc trong mọi lĩnh vực ngành nghề,
dạng hoạt động có ích, không bị phát luật ngăn cấm, mang lại thu nhập để
nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.
+Tạo việc làm: Là hoạt động kiến thiết cho người lao động có được
một công việc cụ thể, mang lại thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn
cấm. Người tạo ra công việc cho người lao động có thể là Chính phủ, thông
qua các chính sách, hoặc có thể là một tổ chức hoạt động kinh tế (các công ty,
các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh...) và những cá
nhân thông qua hoạt động thuê mướn nhân công.
II. FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong
tiến trình toàn cầu hoá hiện nay.
1. Toàn cầu hoá với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt
Nam hiện nay.
1.1. Khái niệm toàn cầu hoá.
Theo Trần Việt Phương thì: “Toàn cầu hóa kinh tế là những mối quan
hệ kinh tế vượt qua biên giới quốc gia vươn tới quy mô toàn thế giới đạt trình
độ và chất lượng mới”.
Theo nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ toàn quốc IX thì: “ Toàn cầu hoá là
sự tự do hoá thương mại, thị trường. Toàn cầu hoá đó là tiến trình toàn cầu
toàn cầu hoá về kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội được đẩy nhanh bởi công
nghệ tin học và viễn thông”.
Như vậy, toàn cầu hoá trước hết nó phải là một mối quan hệ kinh tế,
chính trị, văn hoá- xã hội nhưng những mối quan hệ này phải vượt ra khỏi
biên giới một quốc gia, nghĩa là nó phải có sư thông thương về một trong các
lĩnh vực trên với các nước khác. Nếu nó chỉ đơn thuần ở một quốc gia thì đây
không thể gọi là toàn cầu hoá được. Trước kia, thời kỳ kế hoạch hoá tập trung
bao cấp, nền kinh tế nước ta gần như đóng cửa hoàn toàn hầu như không giao
lưu buôn bán với một nước nào (ngoài một số nước XHCN). Do vậy ngoại
thương nước ta phát triển ở một mức độ cực kỳ thấp và đây chính là nguyên
nhân khiến nền kinh tế nước ta trì trệ, chậm phát triển. Nhưng với quá trình
phát triển của thế giới yêu cầu về giao lưu buôn bán, trao đổi trên thế giới đã
phá bỏ cơ chế cũ và thay vào đó là cơ chế quản lý theo kiểu cơ chế thị trường.
Thực tế từ năm 1986 đến nay nước ta đang ngày một đổi mới và phát triển,
tuy với tốc độ phát triển chưa cao xong cũng đã đáp ứng phần nào yêu cầu
của quá trình hội kinh tế trong khu vực và trên thế giới hiện nay.
1.2. Tính tất yếu của quá trình toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá đã và đang là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát
triển của thế giới. Với quá trình phân công lao động quốc tế càng ngày đi vào
chiều sâu và sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ đã đẩy
nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Quá trình này được thể hiện
rất rõ trong sự gia tăng rất nhanh của trao đổi quốc tế về thương mại, dịch vụ
tài chính. Cùng với sự hình thành các khu thương mại tự do và các khối liên
kết trên thế giới như các tổ chức WTO, OECD, APEC, WB (ngân hàng thế
giới), IMF (quỹ tiền tệ quốc tế).Thế giới đang sống trong quá trình toàn cầu
hoá mạnh mẽ.
Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra những quan hệ kinh tế gắn bó, tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc
trên thế giới, nó giúp các quốc gia trên thế giới hiểu biết nhau, bổ xung và hỗ
trợ cho nhau. Tuy nhiên, toàn cầu hoá có tính chất hai mặt, nó vừa mang tính
hợp tác, vừa mang tính cạnh tranh giữa các quốc gia không chỉ giữa các nước
phát triển với nhau mà cả giữa các nước phát triển với các nước đang phát
triển. Vì thế, toàn cầu hóa tạo ra cho các quỗc gia những cơ hội và thách thức
trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động, giải quyết tình trạng thất
nghiệp đang ngày một tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển
Đối với Việt Nam, nhận thức được xu hướng tất yếu của toàn cầu hoá
nên đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ
thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để có thể tạo ra nhiều khu công
nghiệp, khu chế xuất hoặc có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu
tư trực tiếp. Khi đó cầu về lao động sẽ tăng lên, đây chính là yếu tố có thể tạo
ra nhiều việc làm cho người lao động kể cả những lao động không có chuyên
môn.
Trong thời gian qua, chúng ta đã tiến hành hội nhập ở nhiều mức độ và
nhiều lộ trình khác nhau. Ở mức độ đơn phương, năm 1998 Việt Nam tiến
hành cải cách kinh tế và thương mại một cách động lập không phụ thuộc vào
các cam kết quốc tế như cải cách tỷ giá hối đoái, cắt giảm thuế xuất khẩu và
nhập khẩu, bãi bỏ độc quyền ngoại thương của nhà Nước, trao quyền tham gia
hoạt động xuất nhập khẩu cho các địa phương và các doanh nghiệp, kể cả
doanh nghiệp tư nhân.
Cụ thể:
- Ngày 25/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của hiệp
hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN).
- Ngày 15/6/1996 ta gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu á- Thái Bình Dương (APEC) và tháng 11/ 1998 đã trở thành viên chính
thức của tổ chức này.
Tháng 3/1996, ta đã gia với tư cách thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-
Âu (ASEM).
- Năm 1995, Việt Nam chính thức đề nghị gia nhập WTO, và hiện nay
đang thực hiện nhiều biện pháp để mau chóng trở thành thành viên của WTO.
- Ngày 15/12/1995,Việt Nam chính thức tham gia tổ chức AFTA (khu
mậu dịch tự do ASEAN) bằng việc ký Nghị định thư tham gia hiệp định về
Chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT). Hiệp định CEPT quy
định các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập
khẩu hàng hoá có xuất xứ ASEAN theo lộ trình trong vòng 15 năm với mức
thuế xuất cuối cùng là 0-5%. Việt Nam bắt đầu thực hiện CEPT từ ngày
1/11996 và hoàn thành 1/12006.
Nhật thấy được tính tất yếu và vai trò quan trọng của toàn cầu hoá như
vậy nước ta đã chủ động tích cực khi tham gia và hội nhập, khi tham gia vào
quá trình toàn cầu hoá sẽ tạo cơ hội cho các nhà kinh tế, nhà khoa học Việt
Nam tiếp thu tiến bộ khoa học của thế giới, tiếp cận tác phong lao động công
nghiệp từ đó chúng ta có thể nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực khi
tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế, rút ngắn khoảng cách
về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thì số
lượng lao động chất lượng cao này sẽ đáp ứng phần nào yêu cầu của họ và tất
nhiên sẽ tạo thêm một số công ăn việc làm cho người lao động
Ngoài ra hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì thị trường lao động sẽ
được mở rộng thông qua việc xuất khẩu lao động sang các nước như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...làm cho thị trường lao động của nước ta sôi động
hẳn lên. Bởi xuất khẩu lao động vừa tạo ra công ăn việc làm cho người lao
động vừa góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của xã hội. Tính đến năm
2001 đã có 310.000 lao động và chuyên gia Việt Nam sang làm việc làm việc
tại 40 và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm nghề khác nhau. Năm 2002 đã đưa
46.120 người đi làm việc tại nước ngoài, tăng 24,46% so với năm trước và
tăng 21,37% so với kế hoạch, trong đó có 13.200 lao động sang Đài Loan,
20.000 lao động sang Hà Quốc. Xuất khẩu lao động ra thị trường đã trở thành
động lực quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống đào tạo việc làm, nâng c0ao
chất lượng nguồn nhân lực.
2. FDI đối với vấn đề tạo việc làm cho lao động Việt Nam trong tiến
trình toàn cầu hoá hiện nay.
2.1. Vai trò của FDI.
Hơn 10 năm kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một hoạt động kinh tế không thể thiếu
được, có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại
của nước ta đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, là một nhân tố góp phần vào thành công của công cuộc đổi
mới kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho
xã hội.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích cho cả hai bên là
bên đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển khi
tiếp nhận đầu tư sẽ giải quyết được các vấn đề:
-FDI tăng cường vốn đầu tư bù đắp sự thiếu hụt về ngoại tệ góp phần
tăng khả năng cạnh tranh và tăng xuất khẩu, bù đắp cán cân thanh toán
-FDI góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
tạo điều kiện tích luỹ trong nước.
-FDI sẽ chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn,
trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận đầu tư. Xét về lâu dài điều này sẽ
góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thúc đẩy các ngành nghề
mới đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như điện tử tin học... Chính vì vậy nó
có tác dụng lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tăng trưởng nhanh của nước nhận đầu tư.
-Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu khách
quan trong điều kiện quốc tế háo nên sản xuất lưu thông. Các quốc gia trên
thế giới dù có thể chế chính trị khác nhau đều cần đến vốn đầu tư nước ngoài
và coi đó là một nguồn lực cần khai thác.
Bên cạnh đó đối với chính sách nước đang phát triển l