1.Sự cần thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày nay đã và đang tạo ra xu hướng nhất thể hóa các nền kinh tế trên thế giới. Sự kiện Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC và chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo thời cơ và thách thức cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và lao động trình độ cao với phong cách công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ phát triển nhiều mặt của đất nước nói chung và của Thành Phố Hà Nội nói riêng.
Kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố có nhiều vấn đề cần xem xét một cách toàn diện. Hà Nội mới bao gồm Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn Hòa Bình với những đặc thù riêng của từng địa phương về tự nhiên, dân số, các vấn đề xã hội-kinh tế khác nhau, tạo nên sự đa dạng phong phú về nguồn lực đồng thời là sự cồng kềnh hơn của bộ máy quản lý nhà nước đòi hỏi Hà Nội nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình để đưa ra giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng không chỉ đối với các nước phát triển mà với hầu hết các quốc gia trên thế giới, làm giảm đáng kể nguồn vốn di chuyển giữa nước. Để đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong thời kỳ khủng hoảng này, đòi hỏi những chính sách, biện pháp phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh mở rộng địa giới và thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội” để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; những điểm mạnh, điểm yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và đưa ra được phương hướng khắc phục được những điểm yếu đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung cũng như của Hà Nội nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự hiện diện của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1986, các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài rất phong phú và đa dạng được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu trong nước và Tổ chức quốc tế cũng như nghiên cứu khoa học của các cá nhân.
* Các công trình nghiên cứu chung về khái niệm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi thế giới và Việt Nam trong điều kiện hội nhập như:
- Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia TNCs tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia.
- Nguyen Xuan Thang (2008), “Some trends of World Development and Their Impact on Viet Nam’s Vision of Developpment”, Vietnam Economics Reviews, No6 (166), pp3-8.
- Nguyễn Trọng Xuân (2002): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội.
- Nguyen Trong Xuan (2008), “Situation of FDI projects and Industrial Zone in Vietnam”, Vietnam Economics Reviews, No6 (166), pp38-44.
- Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tác phẩm trên đề cập đến:
+ Lịch sử, cơ sở lý luận hình thành hoạt động đầu tư nước ngoài trên quy mô toàn Thế Giới.
+ Đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua.
+ Vai trò, ý nghĩa của Đầu tư nước ngoài đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
+ Xu hướng của sự phát triển về đầu tư trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.
*Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi địa phương, trong đó đã đưa được lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở từng địa phương, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương đó. Các tác phẩm tiêu biểu như:
- TS. Trần Đăng Long (2002), “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Việt Thông (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Ngoài ra, có các báo cáo về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội như: Báo cáo số 08/BC-UBND: “Tổng kết 20 năm (1987-2007) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội”, ngày 21/1/2008. Báo cáo này đề cập đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội qua 20 năm và đưa ra được những ưu điểm và hạn chế về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong thời gian đó.
Nhìn chung các tác phẩm trên đã tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng hay liên quan đến hoạt động đầu tư và phần nhiều đứng trên bình diện cả nước Việt Nam, hoặc một số tỉnh thành đi đầu trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương Tuy nhiên, các tác phẩm chưa nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, đây là thời gian có sự đổi mới về quản lý nhà nước ở Hà Nội và khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các quốc gia trong đó có Việt nam. Do đó, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội là hết sức cần thiết và cần tiếp tục để đưa ra những kiến nghị đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội nhất là trong bối cảnh Hà Nội mở rộng địa giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ bức tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong giai đoạn 2005-2009, qua đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục.
- Đề ra giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2005-2009.
* Về không gian: Những vấn đề nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn Hà Nội, bao gồm địa giới cũ, Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
- Thời gian: Nội dung nghiên cứu được giới hạn từ 2005 đến 2009 và những năm tiếp theo sau này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp lý luận chủ yếu sau:
- Duy vật biện chứng.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Những đóng góp của luận văn
- Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2005 - 2009.
- Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội.
- Đưa ra định hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dụng luận văn bao gồm ba chương:
- Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
- Chương 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI.
- Chương 3:GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
106 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày nay đã và đang tạo ra xu hướng nhất thể hóa các nền kinh tế trên thế giới. Sự kiện Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC và chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo thời cơ và thách thức cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý và lao động trình độ cao với phong cách công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao trình độ phát triển nhiều mặt của đất nước nói chung và của Thành Phố Hà Nội nói riêng.
Kể từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố có nhiều vấn đề cần xem xét một cách toàn diện. Hà Nội mới bao gồm Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn Hòa Bình với những đặc thù riêng của từng địa phương về tự nhiên, dân số, các vấn đề xã hội-kinh tế khác nhau, tạo nên sự đa dạng phong phú về nguồn lực đồng thời là sự cồng kềnh hơn của bộ máy quản lý nhà nước đòi hỏi Hà Nội nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình để đưa ra giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng không chỉ đối với các nước phát triển mà với hầu hết các quốc gia trên thế giới, làm giảm đáng kể nguồn vốn di chuyển giữa nước. Để đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong thời kỳ khủng hoảng này, đòi hỏi những chính sách, biện pháp phù hợp để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong bối cảnh mở rộng địa giới và thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tác giả chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội” để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; những điểm mạnh, điểm yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và đưa ra được phương hướng khắc phục được những điểm yếu đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung cũng như của Hà Nội nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những vấn đề được nhiều nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự hiện diện của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1986, các nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài rất phong phú và đa dạng được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu trong nước và Tổ chức quốc tế cũng như nghiên cứu khoa học của các cá nhân.
* Các công trình nghiên cứu chung về khái niệm, hình thức, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi thế giới và Việt Nam trong điều kiện hội nhập như:
- Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động của toàn cầu hóa đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia TNCs tại Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia.
- Nguyen Xuan Thang (2008), “Some trends of World Development and Their Impact on Viet Nam’s Vision of Developpment”, Vietnam Economics Reviews, No6 (166), pp3-8.
- Nguyễn Trọng Xuân (2002): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội.
- Nguyen Trong Xuan (2008), “Situation of FDI projects and Industrial Zone in Vietnam”, Vietnam Economics Reviews, No6 (166), pp38-44.
- Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các tác phẩm trên đề cập đến:
+ Lịch sử, cơ sở lý luận hình thành hoạt động đầu tư nước ngoài trên quy mô toàn Thế Giới.
+ Đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua.
+ Vai trò, ý nghĩa của Đầu tư nước ngoài đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
+ Xu hướng của sự phát triển về đầu tư trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.
*Thêm vào đó là những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi địa phương, trong đó đã đưa được lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ở từng địa phương, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương đó. Các tác phẩm tiêu biểu như:
- TS. Trần Đăng Long (2002), “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Việt Thông (2006), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.
* Ngoài ra, có các báo cáo về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội như: Báo cáo số 08/BC-UBND: “Tổng kết 20 năm (1987-2007) hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội”, ngày 21/1/2008. Báo cáo này đề cập đến thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội qua 20 năm và đưa ra được những ưu điểm và hạn chế về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong thời gian đó.
Nhìn chung các tác phẩm trên đã tập trung nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng hay liên quan đến hoạt động đầu tư và phần nhiều đứng trên bình diện cả nước Việt Nam, hoặc một số tỉnh thành đi đầu trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương…Tuy nhiên, các tác phẩm chưa nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, đây là thời gian có sự đổi mới về quản lý nhà nước ở Hà Nội và khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các quốc gia trong đó có Việt nam. Do đó, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội là hết sức cần thiết và cần tiếp tục để đưa ra những kiến nghị đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội nhất là trong bối cảnh Hà Nội mở rộng địa giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ bức tranh về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội trong giai đoạn 2005-2009, qua đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục.
- Đề ra giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội và đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2005-2009.
* Về không gian: Những vấn đề nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn Hà Nội, bao gồm địa giới cũ, Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và bốn xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
- Thời gian: Nội dung nghiên cứu được giới hạn từ 2005 đến 2009 và những năm tiếp theo sau này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp lý luận chủ yếu sau:
- Duy vật biện chứng.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Những đóng góp của luận văn
- Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội và đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2005 - 2009.
- Đánh giá ưu điểm và nhược điểm trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Nội.
- Đưa ra định hướng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dụng luận văn bao gồm ba chương:
- Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
- Chương 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI.
- Chương 3:GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Tiếp cận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu khác nhau, khái niệm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” được khái quát với những sắc thái riêng. Phần dưới đây sẽ khảo cứu một số tiếp cận về khái niệm này.
Dưới góc độ kinh tế chính trị Mác-Lênin, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các hình thức xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm thu giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác từ nước nhập khẩu tư bản. Theo Lênin, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, một trong các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là xuất khẩu hàng hóa, còn trong giai đoạn độc quyền xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến trong các nước tư bản. Ông cho rằng xuất khẩu tư bản là một đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Do phát triển của lực lượng sản xuất trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, hiện tượng dư thừa tư bản một cách tương đối xuất hiện trong nước tư bản thời bấy giờ. Tức là, tỷ suất sinh lời của đầu tư mới ở trong nước không cao như mong đợi nên các nhà tư bản không muốn đầu tư trong nước mà kỳ vọng tỷ suất sinh lời cao ở nước ngoài. Chính vì thế, xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến và ồ ạt trong giai đoạn phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Theo ông “chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa không phải dùng để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản – mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao hơn vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ”. 17
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. 12
Khái niệm của IMF cũng giống khái niệm của Lênin ở chỗ đều là hình thức mang vốn ra nước ngoài đầu tư. Khái niệm của IMF nói rõ hơn, nước chủ sở hữu có quyền quản lý vốn đầu tư đó, họ phải gánh chịu rủi ro cũng như được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. 27 Nét tương đồng khái niệm này với các khái niệm trên ở chỗ: các khái niệm đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh tế này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm hoạt động điều hành của nhà đầu tư.
Theo Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
Như vậy, các khái niệm trên đều bàn đến việc chuyển vốn từ một nền kinh tế này sang một nền kinh tế khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và đảm nhiệm điều hành hoạt động của nhà đầu tư, các nhà đầu tư có được nhiều lợi nhuận hơn từ việc đầu tư ra nước ngoài. Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hoặc từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án”.
1.1.2. Đặc điểm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua các phương thức: Xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của một cơ sở đang hoạt động, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần để thao túng hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
- Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà có thể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua và bán chứng khoán (Cổ phiếu hoặc trái phiếu). Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Điều 21 Luật Đầu tư 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới những hình thức sau:
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh doanh.
- Doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)…
* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân. Hình thức này không làm thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và mỗi bên thực hiện nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng. Kết quả phụ thuộc vào sự tồn tại và thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được kết thúc trước thời hạn nếu thỏa mãn đủ các điều kiện quy định trong hợp đồng, hợp đồng cũng có thể được kéo dài khi có sự đồng ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
*Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập được gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh cũng có thể được thành lập do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở liên doanh. Nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực của nên kinh tế quốc dân. Pháp nhân mới được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó phần vốn góp của nước ngoài không hạn chế mức tối đa, nhưng mức tối thiểu theo quy định của luật không dưới 30% vốn pháp định.
Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng, nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại.
Số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo doanh nghiệp của các bên phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất, quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với các vấn đề quan trọng như: Duyệt quyết toán thu chi tài chính hằng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn dầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán,..lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
*Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư tại Việt Nam. Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.
* Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)
Là một phương thức đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu, hạ tầng trong thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thường được thực hiện bằng vốn nước ngoài 100%, cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần góp vốn của Chính phủ Việt Nam hoặc các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) là một phương thức đầu tư nước ngoài trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
1.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 2
1.2.1. Đối với nước đầu tư
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện ở mặt tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư như sau:
* Tác động tích cực
- Chủ đầu tư có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Do đó vốn đầu tư thường được sử dụng với hiệu quả cao.
- Chủ đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và trên thế giới.
- Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng năng suất và thu nhập quốc dân. Thông qua thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chủ đầu tư có thể nâng cao cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường vì thông qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp