Luận văn Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang

Việt Nam là một nước đang phát triển và vẫn đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, dẫn đến các nhu cầu về ăn, ở trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của người dân cũng ngày một tăng cao. Cùng với đó là lượng chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của người dân thải ra cũng ngày một nhiều hơn, lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường. Nhất là tại các vùng nông thôn, do chưa có sự đầu tư xây dựng các Nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt hay xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân chủ yếu được thu gom tạm thời vào các bể chứa rồi đem đốt bỏ mà không qua quy trình xử lý nào sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Gò Quao là một huyện nằm trong vùng Tây Sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 45km về phía Đông Nam, cách thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang 25 km về phía Tây. Mấy năm gần đây, do huyện có các chính sách thu hút đầu tư hợp lý nên đã có các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương làm cho diện mạo của địa phương cũng được thay đổi về kinh tế cũng như đời sống nhân dân địa phương thay đổi theo hướng đi lên. Cùng với đó lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân ngày một nhiều hơn và được thu gom, xử lý một cách tự phát gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy nhiệm vụ quy hoạch, lựa chọn và xây dựng khu xử lý để tái sử dụng và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hết sức cần thiết nhằm khắc phục tình trạng mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường. Để xử lý lượng rác thải hợp vệ sinh, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư cho huyện Gò Quao lập Dự án ”Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang”. Đề tài tập trung vào đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

doc104 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước đang phát triển và vẫn đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, dẫn đến các nhu cầu về ăn, ở trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của người dân cũng ngày một tăng cao. Cùng với đó là lượng chất thải rắn do quá trình sinh hoạt của người dân thải ra cũng ngày một nhiều hơn, lượng chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý sẽ là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường. Nhất là tại các vùng nông thôn, do chưa có sự đầu tư xây dựng các Nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt hay xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân chủ yếu được thu gom tạm thời vào các bể chứa rồi đem đốt bỏ mà không qua quy trình xử lý nào sẽ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Gò Quao là một huyện nằm trong vùng Tây Sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 45km về phía Đông Nam, cách thị xã Vị Thanh tỉnh Hậu Giang 25 km về phía Tây. Mấy năm gần đây, do huyện có các chính sách thu hút đầu tư hợp lý nên đã có các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương làm cho diện mạo của địa phương cũng được thay đổi về kinh tế cũng như đời sống nhân dân địa phương thay đổi theo hướng đi lên. Cùng với đó lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân ngày một nhiều hơn và được thu gom, xử lý một cách tự phát gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy nhiệm vụ quy hoạch, lựa chọn và xây dựng khu xử lý để tái sử dụng và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hết sức cần thiết nhằm khắc phục tình trạng mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường. Để xử lý lượng rác thải hợp vệ sinh, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư cho huyện Gò Quao lập Dự án ”Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang”. Đề tài tập trung vào đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Với đề tài Luận văn đánh giá tác động môi trường, cần hoàn thành các mục tiêu như sau: - Đánh giá những tác động tiềm tàng, tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn từ các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường. - Trên cơ sở những dự báo và đánh giá, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. 1.3. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu đánh giá tác động môi trường dự án bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Gò Quao, Kiên Giang. Qua đó, cũng sẽ đóng góp một số ý kiến làm cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng, trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động của dự án về phương diện bảo vệ môi trường và có thể giúp cho ban quản lý dự án có những thông tin cần thiết để lựa chọn giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng trong khu vực. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CHẤT THẢI RẮN 2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 2.1.1. Định nghĩa chất thải rắn Chất thải rắn (CTR) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt của con người và động vật. Chất thải rắn của một quá trình sản xuất này có thể là nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Chất thải rắn có thể định nghĩa là bao gồm tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa. Chất thải rắn có thể phân loại bằng các cách khác nhau. Phân loại dựa vào nguồn gốc xuất xứ như là rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình đập phá nhà xưởng hoặc chất thải trong quá trình xây dựng. Phân loại dựa vào đặc tính tự nhhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc chất không có khả năng gây cháy. 2.1.2. Quá trình phát triển và quản lý chất thải rắn Chất thải rắn có từ ngày đầu khi con người có mặt trên mặt đất. Con người và động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn. Sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi vì mật độ dân số lúc bấy giờ còn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất hữu dụng để đồng hoá các chất thải rắn còn rất lớn nên đã không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Khi xã hội phát triển con người sống tập hợp thành nhóm, cụm dân cư thì sự tích lũy của các chất thải trở nên đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Sự thải bỏ các thực phẩm thừa và các loại chất thải khác tại các thị trấn, đường phố, trục giao thông, khu đất trống dẫn đến môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài gặm nhấm như chuột. Các loài gặm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ chét. Chúng mang các mầm bệnh gây nên bệnh dịch hạch. Do không có sự thiết lập kế hoạch quản lý chất thải rắn đã dẫn đến sự lan truyền các bệnh trầm trọng vào giữa thế kỷ 14 tại Châu Âu. Mãi đến thế kỷ 19 việc kiểm soát dịch bệnh liên quan đến sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm và họ nhận thấy rằng các chất thải từ thực phẩm dư thừa cần phải được thu gom và tiêu huỷ hợp vệ sinh để kiểm soát các loài gặm nhấm, ruồi và các vi khuẩn truyền bệnh. Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng và việc lưu trữ, thu gom, và vận chuyển các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy chuột, ruồi, và các vi khuẩn truyền bệnh sinh sản tại các bãi rác không hợp vệ sinh cũng như tại các căn nhà ổ chuột và các loại côn trùng khác. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sinh thái (đất, nước, không khí) là do việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Các nghiên cứu trước đây cho thấy có 22 loài bệnh của con người liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý chất thải rắn từ đầu thế kỷ 20 là: Thải bỏ chất thải rắn trên mặt đất Thải bỏ vào nước (sông, hồ, biển) Chôn lấp chất thải vào trong lòng đất Giảm thiểu và đốt chất thải Cho đến nay hệ thống quản lý chất thải rắn không ngừng phát triển đặc biệt là ở Mỹ và các nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều hệ thống quản lý rác với hiệu quả cao ra đời do sự kết hợp đúng đắn giữa các thành phần sau đây: Hệ thống tổ chức quản lý Quy hoạch quản lý Công nghệ xử lý Luật pháp và quy định quản lý chất thải rắn Sự hình thành và ra đời của các luật lệ và quy định về quản lý chất thải rắn ngày càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn hiện nay. 2.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường sinh thái Các hiện tượng liên quan đến sinh thái như ô nhiễm nước và không khí, cũng liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Ví dụ, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Trong khu vực khai thác mỏ sự rò rỉ từ nơi thải bỏ các chất thải có thể chứa các độc tố như đồng, arsenic, hoặc là nước cấp bị ô nhiễm với các hợp chất muối Ca và mg. Mặc dù thiên nhiên có khả năng pha loãng, phân tán, phân huỷ, hấp phụ để làm giảm tác động của sự phát thải vào trong khí quyển, trong nước, và trong đất. Sự mất cân bằng sinh thái xuất hiện khi khả năng đồng hoá của thiên nhhiên vượt mức giới hạn cho phép. Trong khu vực có mật độ dân số cao, sự thải bỏ các chất thải gây nên nhiều vấn đề bất lợi về môi trường. Lượng rác thay đổi từng nơi theo từng khu vực. Ví dụ như sự thay đổi về số lượng rác thải ở khu vực thành thị và nông thôn. Tại Việt Nam ước tính trung bình vao thoi diem 2007 một người dân ở các thành phố phát thải từ 0,9 đến 1,2 Kg rác/ngày, và người dân ở các đô thị nhỏ và nông thôn phát thải từ 0,5 đến 0,65 Kg rác/ngày. Tổng lượng chất thải sinh hoạt thải hồi vào môi trường được ước tính là khoảng 8 triệu tấn/năm.(Theo bài viết phế thải gia cư ở Việt Nam của TS. Mai Ánh Tuyết, nguồn www.khoahoc.net) 2.1.4. Hệ thống quản lý chất thải rắn 2.1.4.1. Quản lý chất thải rắn đô thị Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị có thể xem như là một bộ phận chuyên môn liên quan đến sự phát sinh, lưu giữ và phân chia tại nguồn; thu gom, phân chia, chế biến và biến đổi; trung chuyển và vận chuyển; tiêu hủy chất thải rắn một cách hợp lý dựa trên nguyên tắc cơ bản là sức khoẻ cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn, cảnh quan, các vấn đề môi trường, và liên quan đến cả thái độ cộng đồng. Mục đích của quản lý chất thải rắn: - Bảo vệ sức khỏe cộng đồng - Bảo vệ môi trường - Sử dụng tối đa vật liệu - Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ - Giảm thiểu rác ở bãi rác Phát sinh chất thải Phân chia, lưu trữ, chế biến tại nguồn Thu gom Trung chuyển và vận chuyển Phân chia, chế biến, và chuyển đổi CTR Tiêu hủy Hình 2.1: Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR 2.1.4.2. Quản lý chất thải rắn tổng hợp Sự chọn lựa kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật, và chương trình quản lý để đạt được mục đích quản lý chất thải được gọi là quản lý chất thải rắn tổng hợp (ISWM). Văn phòng bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA) đã đưa ra thứ bậc hành động ưu tiên trong việc thực hiện ISWM là: Giảm tại nguồn, tái chế, đốt chất thải, và tiêu hủy. Hiệu quả lớn nhất của chương trình này là giảm được kích thước và kinh phí xây dựng lò đốt. Tái chế chất thải cũng giảm được các yếu tố làm thiệt hại nồi hơi, loại bỏ được các thành phần xỉ, và các chất bẩn khác trong lò luyện. 2.1.4.3. Các công cụ pháp lý trong công tác quản lý chất thải rắn a/. Các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy cuối cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn, củng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các tiêu chuẩn này củng bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải. b/. Các loại giấy phép Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong chất thải rắn được phê duyệt để đảm bảo công tác tiêu hủy chất thải rắn được an toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có thể được cấp, nếu như giấy phép quy hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý chất thải rắn quy định và có thể bao gồm các hạng mục như: thời hạn của giấy phép; sự giám sát bởi người giữ giấy phép; loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải; sự ghi lại thông tin; các biện pháp đề phòng cần có; những giờ thích hợp cho việc giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành trước khi các hoạt động được phép bắt đầu, hoặc trong khi các hoạt động đó tiếp diễn. c/. Các công cụ kinh tế - Các lệ phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ chất thải rắn: phí người dùng, phí đổ bỏ và phí sản phẩm. - Các khoản trợ cấp: Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn - Các hệ thống ký quỹ - hoàn trả: các hệ thống ký quỹ - hoàn trả biểu hiện mối quan hệ giữa thuế và trợ cấp. Các loại thuế, phí, lệ phí đặc biệt đối với các khách hàng được thiết kế để khuyến khích tái chế và ngăn ngừa ô nhiễm 2.1.4.4. Những thách thức của việc quản lý chất thải rắn trong tương lai Xã hội càng phát triển, dân số thế giới càng gia tăng kết hợp với sự đô thị hoá và công nghiệp hóa làm cho lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều. Những thách thức và cơ hội có thể áp dụng để giảm thiểu lượng rác thải trong tương lai là: Thay đổi thói quen tiêu thụ sản phẩm trong xã hội Giảm lượng rác thải tại nguồn Phân chia rác tại nguồn Xây dựng bãi chôn lấp an toàn hơn Phát triển công nghệ mới. 2.1.5. Hiện trạng và quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 2.1.5.1. Tình hình phát sinh Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn CTR, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp. 2.1.5.2. Tình hình quản lý Việc xử lý chất thải chủ yếu do các công ty môi trường của các tỉnh / thành phố, quận / huyện thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi trường liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác. 2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA CHẤT THẢI RẮN 2.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là các cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý CTR thích hợp. Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh CTR khác nhau nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là: - Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt); - Từ các trung tâm thương mại; các công sở, trường học, công trình công cộng - Từ các hoạt động xây dựng: xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng - Từ các nhà máy xử lý chất thải - Các hoạt động công nghiệp; nông nghiệp Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, căn cứ vào cách phân loại trên ta có bảng 2.1 sau: Bảng 2.1. Nguồn gốc các loại chất thải Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn Khu dân cư Hộ gia đình, biệt thự, chung cư. Thực phẩm dư thừa, giấy, can nhựa, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm. Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa và dịch vụ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại. Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại, chất thải nguy hại. Công trình xây dựng và phá huỷ Khu nhà xây dựng mới, sữa chữa nâng cấp mở rộng đường phố, cao ốc, san nền xây dựng. Gạch, betong, thép, gỗ, thạch cao, bụi,... Dịch vụ công cộng đô thị Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm Rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí. Nhà máy xử lý chất thải đô thị Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chất thải công nghiệp khác. Bùn, tro Công nghiệp Công nghiệp xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện. Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt. Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại. Thực phẩm bị thối rửa, sản phẩm nông nghiệp thừa, rác, chất độc hại. Nguồn : Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993 2.2.2. Thành phần chất thải rắn 2.2.2.1. Thành phần chất thải rắn Thành phần của CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR. Thành phần riêng biệt thay đổi theo vị trí địa lý, vùng dân cư, mức sống, thời gian trong ngày, trong mùa, trong năm gồm 14 chủng loại mà trong đó thành phần thực phẩm thừa (chất thải hữu cơ) là chiếm tỉ lệ phần trăm nhiều nhất. Cụ thể như được trình bày ở bảng 2.2 dưới đây. Bảng 2.2 Sự phân phối các thành phần chất thải rắn trong các khu dân cư ở các nước có thu nhập thấp, trung bình và cao STT Thành phần (%) Nước thu nhập thấp Nước thu nhập TB Nước thu nhập cao A Chất hữu cơ 1 Thực phẩm thừa 40 – 85 20 – 65 6 - 30 2 Giấy 1 – 10 8 – 30 20 - 45 3 Carton 5 - 15 4 Nhựa 1 - 5 2 – 6 2 - 8 5 Vải vụn 1 - 5 2 – 10 2 - 6 6 Cao su 1 - 5 1 – 4 0 – 2 7 Da 0 – 2 8 Rác vườn 1 – 5 1 – 10 10 – 20 9 Gỗ 1 - 4 B Chất vô cơ 1 Thủy tinh 1 – 10 1 – 10 4 - 12 2 Can thiếc 2 - 8 3 Nhôm 1 - 5 1 - 5 0 - 1 4 Kim loại khác 1 - 4 5 Bụi, tro 1 – 40 1 – 30 1 - 10 Nguồn : Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993 Nhìn vào bảng số liệu 2.2 ta có nhận xét: thực phẩm thừa chiếm tỉ lệ phần trăm trọng lượng rất cao tại các nước có thu nhập thấp. Điều này có thể do các loại rau quả, thức ăn không được sơ chế trước khi đưa vào sử dụng. Các thành phần chất thải rắn tái sinh, tái chế - Lon nhôm - Giấy và carton: Giấy báo; thùng carton hỏng; giấy chất lượng cao; giấy loại hỗn hợp - Nhựa: Chai nước giải khát, Chai sữa, bình đựng xà phòng, túi xách, bao bì nylon...các phế phẩm làm từ nhựa. Ngoài ra còn có các chất thải khác là: Thủy tinh; sắt thép; kim loại màu; cao su cũng cần tái chế sử dụng lại vì lợi ích kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Sự thay đổi thành phần chất thải rắn trong tương lai: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần CTR trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch quản lý CTR, đồng thời nó cũng quyết định các qui định, dự án và chương trình quản lý cho các cơ quan quản lý (như là sự thay đổi các thiết bị chuyên dùng). Bốn thành phần có xu hướng thay đổi lớn là: - Thực phẩm thừa - Giấy và carton - Rác vườn - Nhựa dẻo (plastic). 2.2.2.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn tại hiện trường Thành phần của chất thải rắn không mang tính chất đồng nhất. Do đó việc xác định thành phần của các chất thải không phải là công việc đơn giản. Một cách xác định đơn giản nhất hiện nay vẫn áp dụng là phương pháp một phần tư. Trình tự tiến hành như sau: - Mẫu chất thải rắn ban đầu được lấy từ khu vực nghiên cứu có khối lượng khoảng 100-250kg. Đổ đóng rác tại một nơi độc lập riêng biệt, xáo trộn đều bằng cách vun thành đống hình côn nhiều lần. Khi mẫu đã trộn đều đồng nhất chia hình côn làm 4 phần bằng nhau. - Kết hợp 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn đều thành 1 đống hình côn. Tiếp tục thực hiện bước trên cho đến khi đạt được mẫu thí nghiệm đúng quy định, cân khoảng 20-30kg để phân tích thành phần. - Mẫu rác sẽ được phân loại thủ công, bằng tay. Mỗi thành phần sẽ được đặt vào mỗi khay tương ứng. Sau đó đem cân các khay và ghi khối lượng của các thành phần. Để có số liệu các thành phần chính xác, các mẫu thu thập nên theo từng mùa trong năm. 2.2.3. Tính chất của chất thải rắn 2.2.2.1. Tính chất vật lý Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén trong thành phần chất thải rắn a/. Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên 1 đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất thải rắn có thể ở những trạng thái như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén,… nên khi báo cáo giá trị khối lượng riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu khối lượng riêng rất cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác cần phải quản lý. Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. b/. Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng 2 phương pháp: Phương pháp khối lượng ướt và phương pháp khối lượng khô. - Phương pháp khối lượng ướt độ ẩm trong một mẫu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung do an tot nghiep.doc
  • rarBang bieu.rar
  • rarhinh ve.rar
  • docLoi cam on.doc
  • docTom tat noi dung.doc
Luận văn liên quan