1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ lâu đã là một dịch vụ được nhiều người dân ưa chuộng vì tính hữu dụng, thân thiện, hiện đại và tiện ích. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn là dịch vụ giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho các ngân hàng. Ở Việt Nam, tuy còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của hạ tầng công nghệ và sự đi lên của đời sống người dân thì phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang dần trở thành một xu hướng chung. Đặc biệt, sau thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại càng trở nên gay gắt hơn với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài. Tạp chí Stephen Timewell có nhận định: “Xu hướng ngày nay, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”. Nắm bắt xu thế này, một loạt các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng như Việt Nam. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết đây là thời điểm mà các ngân hàng Việt Nam cần có một cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình và từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của lĩnh vực ngân hàng thế giới.
Là một trong những ngân hàng có thương hiệu và uy tín lớn tại Việt Nam, để luôn giữ vững được thị phần và không ngừng phát triển lớn mạnh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã lựa chọn phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ song song với các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Với sự đầu tư khá đồng bộ về vốn, công nghệ, nhân sự kết hợp với những thế mạnh vốn có về mạng lưới kênh phân phối, mạng lưới khách hàng, bước đầu VietinBank đã đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định cần phải sớm khắc phục để có thể đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở VietinBank thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế nêu trên tác giả quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động ngân hàng bán lẻ là vấn đề được nghiên cứu nhiều trên thế giới, tuy nhiên chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Cho đến nay đã có một số bài viết về hoạt động ngân hàng bán lẻ như: bài viết Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM của các NHTM ở Việt Nam- Tạp chí Ngân hàng số 3(2004) của tác giả Văn Chiến. Bài viết này nêu một cách khái quát về hoạt động ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn khởi đầu ở Việt Nam và đi sâu nghiên cứu về mảng dịch vụ ATM của các NHTM.Tuy đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam thời điểm đó nhưng bài viết chỉ tập trung chủ yếu vào dịch vụ ATM mà chưa nghiên cứu đến các mảng dịch vụ khác của NHTM. Bên cạnh đó còn có bài viết “ Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 7 (2007)- ThS.Vũ Thị Ngọc Dung. Bài viết này đưa ra cái nhìn tổng quát và đẩy đủ hơn về xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay, tuy nhiên không đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của cụ thể một ngân hàng nào.
Ngoài ra, còn có một vài đề tài nghiên cứu về hoạt động ngân hàng bán lẻ như: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của Mai Văn Sắc-ĐH Kinh Tế TPHCM (2007),“Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Hải Dương”của Lê Thị Mai Phương-Học Viện Ngân Hàng (2009).Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau, và đặc thù riêng của từng ngân hàng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng ngân hàng cụ thể và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác.
Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VietinBank, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
• Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại;
• Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;
• Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
• Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận về hoạt động ngân hàng bán lẻ từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây.
• Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trong hoạt động ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động ngân hàng bán lẻ.
• Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: Báo cáo của Ngân hàng, nghiên cứu khoa học, tạp chí.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
• Về mặt lý luận: Cung cấp cho người đọc nền tảng lý thuyết về ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.
• Về mặt thực tiễn: Đã cung cấp được bức tranh toàn cảnh về hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm chỉ ra những kết quả và những mặt còn tồn tại trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng. Phân tích kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Dựa trên các giải pháp đề xuất này, mong muốn sẽ giúp ích được nhiều ngân hàng khác áp dụng cho việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam.
Chương III: Giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vào đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại VietinBank.
108 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam: Bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------------
VŨ THỊ HỒNG ANH
ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ
QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
HÀ NỘI-2011
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM). 5
1.1.1 Một số khái niệm. 5
1.1.2 Chức năng của NHTM. 10
1.1.3 Phân loại NHTM. 12
1.1.4 Các hoạt động ngân hàng cơ bản của NHTM. 13
1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM. 16
1.2.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) 16
1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ NHBL. 18
1.2.3 Vai trò của dịch vụ NHBL. 21
1.3 Các dịch vụ NHBL cơ bản. 22
1.3.1 Dịch vụ huy động vốn. 22
1.3.2 Dịch vụ cho vay 24
1.3.3 Các dịch vụ khác. 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NHBL TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29
2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). 29
2.1.1 Giới thiệu chung về VietinBank. 29
2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2006-2010 32
2.1.3 Định hướng phát triển của VietinBank giai đoạn 2011-2015 39
2.2 Phân tích tình hình hoạt động NHBL tại VietinBank giai đoạn 2006-2010. 42
2.2.1 Kết quả hoạt động NHBL giai đoạn 2006-2010 42
2.2.2 Sản phẩm dịch vụ NHBL. 48
2.2.3 Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối. 51
2.2.4 Hoạt động marketing và phát triển thương hiệu. 53
2.2.5 Hạ tầng công nghệ thông tin. 55
2.2.6 Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực: 57
2.3 Hạn chế trong hoạt động NHBL tại VietinBank . 59
2.3.1 Hạn chế còn tồn tại. 59
2.3.2 Nguyên nhân 62
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHBL CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀO ĐẨY MẠNH DỊCH VỤ NHBL TẠI VIETINBANK 70
3.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. 70
3.1.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng ANZ Việt Nam. 70
3.1.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng HSBC Việt Nam. 74
3.1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của ngân hàng Citibank Việt Nam. 78
3.2 Giải pháp đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại VietinBank. 80
3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ NHBL. 80
3.2.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL. 81
3.2.3 Mở rộng hệ thống chi nhánh và kênh phân phối. 83
3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực. 85
3.2.5 Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ. 86
3.2.6 Đẩy mạnh hoạt động marketing. 87
3.2.7 Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro. 89
3.2.8 Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. 90
3.3 Một số kiến nghị. 92
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ. 92
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 94
3.3.3 Kiến nghị với các NHTM. 97
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
ATM
Máy rút tiền tự động
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHBB
Ngân hàng bán buôn
NHBL
Ngân hàng bán lẻ
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHTG
Ngân hàng trung gian
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTW
Ngân hàng trung ương
LAN
Mạng nội bộ
POS
Điểm chấp nhận thẻ
Sacombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Seabank
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
TMCP
Thương mại cổ phần
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
VietinBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1
Tăng trưởng về tổng tài sản của VietinBank giai đoạn
2006-2010
32
Bảng 2.2
Tăng trưởng về vốn của VietinBank giai đoạn 2006-2010
33
Bảng 2.3
Tăng trưởng về lợi nhuận của VietinBank giai đoạn
2006-2010
34
Bảng 2.4
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của VietinBank giai đoạn 2006-2010
34
Bảng 2.5
Tình hình huy động vốn của VietinBank giai đoạn
2006-2010
35
Bảng 2.6
Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank giai đoạn
2006-2010
36
Bảng 2.7
Hoạt động thanh toán của Vietinbank giai đoạn
2006-2010
37
Bảng 2.8
Số lượng thẻ VietinBank phát hành giai đoạn 2007-2010
38
Bảng 2.9
Tiền gửi phân theo nhóm khách hàng tại VietinBank giai đoạn 2006-2010
42
Bảng 2.10
Hoạt động thanh toán của VietinBank giai đoạn 2006-2010
45
Biểu đồ 2.1
Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại VietinBank theo kỳ hạn giai đoạn 2006-2010
43
Biểu đồ 2.2
Dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế tại VietinBank giai đoạn 2006-2010
44
Biểu đồ 2.3
Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn tại VietinBank giai đoạn 2006-2010
45
Biều đồ 2.4
Doanh số chuyển tiền kiều hối qua VietinBank giai đoạn 2003-2010
47
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ lâu đã là một dịch vụ được nhiều người dân ưa chuộng vì tính hữu dụng, thân thiện, hiện đại và tiện ích. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn là dịch vụ giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho các ngân hàng. Ở Việt Nam, tuy còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của hạ tầng công nghệ và sự đi lên của đời sống người dân thì phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang dần trở thành một xu hướng chung. Đặc biệt, sau thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại càng trở nên gay gắt hơn với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài. Tạp chí Stephen Timewell có nhận định: “Xu hướng ngày nay, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”. Nắm bắt xu thế này, một loạt các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng như Việt Nam. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết đây là thời điểm mà các ngân hàng Việt Nam cần có một cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình và từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của lĩnh vực ngân hàng thế giới.
Là một trong những ngân hàng có thương hiệu và uy tín lớn tại Việt Nam, để luôn giữ vững được thị phần và không ngừng phát triển lớn mạnh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã lựa chọn phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ song song với các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Với sự đầu tư khá đồng bộ về vốn, công nghệ, nhân sự kết hợp với những thế mạnh vốn có về mạng lưới kênh phân phối, mạng lưới khách hàng, bước đầu VietinBank đã đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập nhất định cần phải sớm khắc phục để có thể đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở VietinBank thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế nêu trên tác giả quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Bài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động ngân hàng bán lẻ là vấn đề được nghiên cứu nhiều trên thế giới, tuy nhiên chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Cho đến nay đã có một số bài viết về hoạt động ngân hàng bán lẻ như: bài viết Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM của các NHTM ở Việt Nam- Tạp chí Ngân hàng số 3(2004) của tác giả Văn Chiến. Bài viết này nêu một cách khái quát về hoạt động ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn khởi đầu ở Việt Nam và đi sâu nghiên cứu về mảng dịch vụ ATM của các NHTM.Tuy đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam thời điểm đó nhưng bài viết chỉ tập trung chủ yếu vào dịch vụ ATM mà chưa nghiên cứu đến các mảng dịch vụ khác của NHTM. Bên cạnh đó còn có bài viết “ Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng” đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 7 (2007)- ThS.Vũ Thị Ngọc Dung. Bài viết này đưa ra cái nhìn tổng quát và đẩy đủ hơn về xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay, tuy nhiên không đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của cụ thể một ngân hàng nào.
Ngoài ra, còn có một vài đề tài nghiên cứu về hoạt động ngân hàng bán lẻ như: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của Mai Văn Sắc-ĐH Kinh Tế TPHCM (2007),“Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV Hải Dương”của Lê Thị Mai Phương-Học Viện Ngân Hàng (2009)...Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau, và đặc thù riêng của từng ngân hàng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng ngân hàng cụ thể và gần như không thể áp dụng các giải pháp đó cho các tổ chức khác.
Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VietinBank, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại;
Phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận về hoạt động ngân hàng bán lẻ từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ trong hoạt động ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, sử dụng dữ liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: Báo cáo của Ngân hàng, nghiên cứu khoa học, tạp chí...
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho nghiên cứu của mình.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận: Cung cấp cho người đọc nền tảng lý thuyết về ngân hàng thương mại và hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại.
Về mặt thực tiễn: Đã cung cấp được bức tranh toàn cảnh về hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm chỉ ra những kết quả và những mặt còn tồn tại trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng. Phân tích kinh nghiệm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Dựa trên các giải pháp đề xuất này, mong muốn sẽ giúp ích được nhiều ngân hàng khác áp dụng cho việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại và dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam.
Chương III: Giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vào đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại VietinBank.
Do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu cũng như trình độ nhận thức nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ý và hướng dẫn chỉnh sửa của các thầy cô.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Nguyễn Đình Thọ đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM).
1.1.1 Một số khái niệm.
Khái niệm ngân hàng.
Danh từ ngân hàng (Bank) xuất phát từ chữ La Tinh là Bancus. Bancus có nghĩa là một chiếc bàn dài có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền, tài sản sử dụng để ngồi làm việc, giao dịch, cất giữ tiền, tài sản và sổ sách. Cả tên gọi và hoạt động ngân hàng bắt đầu phát triển từ đế quốc La Mã (năm 323 trước Công nguyên) cho đến thế kỷ V sau Công nguyên. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng sơ khai thật sự đã bắt đầu từ trước đó rất lâu.
Khoảng 3500 năm trước Công nguyên là giai đoạn sơ khai của ngân hàng dưới dạng tiệm cầm đồ. Vào thời điểm này, lãnh thổ, khu vực của các cộng đồng chưa được phân định, chiến tranh và cướp bóc xảy ra ở khắp nơi, dân chúng có của cải thừa từ quá trình sản xuất và trao đổi trở thành mục tiêu của tranh cướp. Người dân, do đó, chỉ tìm thấy sự an tâm khi mang gửi các tài sản ky cóp được vào nhà thờ, vào kho các nhà quyền quý hoặc các thợ vàng là những người có lâu đài và lực lượng bảo vệ. Một cách tự nhiên, những người này trở thành những người giữ của cải và tài sản cho công chúng. Công chúng gửi tài sản vào đầu kỳ, các đối tượng nói trên nhận lấy, vào sổ, xuất biên nhận và chỉ việc cất thật kỹ cho đến cuối kỳ. Đến ngày hẹn, hoặc khi cần đột xuất, chủ nhân đến nhận lại tài sản, trả biên nhận cho nhà thờ hoặc lãnh chúa kèm theo khoản thù lao tiền công đã cất giữ, bảo quản. Những hoạt động này mang hình thức như hoạt động của một tiệm cầm đồ.
Khoảng năm 1800 trước Công nguyên, có 2 phát kiến quan trọng đã biến những tiệm cầm đồ nói trên và những người giữ của trở thành các ngân hàng và chủ ngân hàng sơ khai.
Thứ nhất: những người vẫn gửi tài sản, sản vật và sau này là tiền nhận thấy rằng trong một số thanh toán, thay vì họ phải mang biên nhận đến nơi gửi để đổi trở lại thành tài sản phục vụ cho việc thanh toán, họ có thể giao cho người bán biên nhận nói trên. Người bán hàng mang biên nhận đến nơi gửi để đổi lấy lại phần tài sản mà người mua hàng đã gửi trước đó. Việc thanh toán bằng biên nhận của tiệm cầm đồ này đầu tiên được chấp nhận một cách dè dặt nhưng dần dần nó được chấp nhận rộng rãi hơn, bởi nhiều lý do: Thứ nhất, người nhận thanh toán thấy rằng họ hoàn toàn có thể đến các tiệm cầm đồ để đổi lại ra tiền khi họ xuất trình biên nhận gửi tài sản. Việc thanh toán bằng biên nhận càng thuận lợi hơn nếu cả hai bên mua bán đều gửi tiền hay tài sản ở cùng một nơi. Thứ hai, việc cất giữ hoặc mang theo biên nhận thuận tiền, dễ dàng và an toàn hơn các loại tiền hoặc tài sản khác.
Thứ hai: các chủ tiệm cầm đồ thông minh trong giai đoạn ấy nhanh chóng nhận thấy rằng: trong mỗi đơn vị thời gian, chẳng hạn một ngày, có nhiều người đến rút tài sản, trả lại biên nhận, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều người mới đến gửi tài sản vào. Sự chênh lệch giữa tổng khoản ký gửi và tổng khoản được rút ra thường không lớn, và về mặt dài hạn, thí dụ như một tuần hoặc một tháng, các khoản gửi và rút thường cân bằng nhau. Do vậy, tài sản được cất giữ trong kho hầu như không đổi trong những khoảng thời gian rất dài. Điều này trở nên thật phí phạm, trong lúc có nhiều thương nhân rất cần vay vốn để kinh doanh, sản xuất hoặc tiêu dùng…Nhận thức được điều đó nên một số chủ tiệm cầm đồ bắt đầu dùng tiền của công chúng gửi để cho vay. Nếu người chủ tiệm cầm đồ có thể điều chỉnh khối lượng cho vay mỗi ngày không vượt quá một giới hạn nào đó, nhằm đảm bảo rằng luôn luôn có những khoản tiền mặt dự trữ tối thiểu trong kho, nhằm đáp ứng việc rút tiền bất ngờ của người gửi, thì tiệm cầm đồ vẫn bảo vệ được uy tín của mình.
Như vậy, hoạt động cầm đồ đơn giản giữa hai bên, người gửi tiền và chủ tiệm cầm đồ, đã chuyển thành hoạt động phức tạp hơn giữa ba bên, người dư thừa tiền của có nhu cầu gửi tiền, chủ tiệm cầm đồ làm trung gian lấy tiền của người gửi cho vay lại lấy lời, và những thương nhân có nhu cầu về vốn để kinh doanh. Lúc này tiền không còn nằm một chỗ trong kho mà đã được luân chuyển hợp lý từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Hơn nữa, với việc mạnh dạn cho vay, các tiệm cầm đồ đã tạo ra các khoản tiền mới trong lưu thông, nghĩa là đã tham gia vào hoạt động cung ứng tiền. Không chỉ có vậy, bằng việc phát hành biên lai xác nhận số tiền gửi, chủ tiệm cầm đồ đóng vai trò trung gian đã cung cấp thêm một phương tiện thanh toán góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán phát triển.Với hai phát kiến trên hình thức tiệm cầm đồ ban đầu đã chuyển thành hình thức ngân hàng sơ khai và các chủ tiệm cầm đồ đã trở thành các chủ ngân hàng đầu tiên.
Các hoạt động ngân hàng sơ khai tiếp tục tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của giao thương buông bán, tuy nhiên tên gọi “ngân hàng” (bank) chỉ chính thức ra đời vào năm 323 trước Công nguyên khi đế quốc Hy Lạp tan rã, mở đầu cho thời kỳ La Mã thống trị Hy Lạp. Nghệ thuật ngân hàng sơ khai cũng được mang theo về La Mã và trước Thiên Chúa giáng sinh, hoạt động này đã được một số người gọi tên chính thức là “ngân hàng”. Tên gọi này được tiếp tục giữ và phát triển cho đến ngày nay.
Như vậy, thông qua lịch sử phát triển lâu đời và nguồn gốc tên gọi của ngân hàng có thể hiểu một cách đơn giản ngân hàng là một tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính (như huy động vốn, cho vay vốn, cung cấp dịch vụ thanh toán) để kiếm lời.
Tuy nhiên theo thời gian, bên cạnh sự tồn tại của ngân hàng cũng xuất hiện những tổ chức đóng vai trò trung gian tài chính như các công ty bảo hiểm, các công ty kinh doanh chứng khoán hay các quy hỗ tương…Khi đó để có thể phân biệt các tổ chức này khái niệm chung chung “ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính” đã dần được thay thế bởi những quy định cụ thể hơn trong luật quốc gia và luật quốc tế. Về cơ bản, các tổ chức này được phân biệt với nhau bởi danh mục các dịch vụ mà chúng cung cấp.
Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã xác định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.” (Khoản 2-Điều 20). Trong đó các “hoạt động ngân hàng” được quy định là “ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán” (Khoản 7- Điều 20).
Như vậy có thể hiểu, ngân hàng là một tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động bao gồm: kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Hệ thống ngân hàng hiện nay được chia làm hai bộ phận chính: ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian.
Ngân hàng trung ương (NHTW): Ngày nay, tất cả các quốc gia trên thế giới dù lớn hay nhỏ dều có một NHTW. Các ngân hàng này đảm nhận nhiều vai trò rất quan trọng như: Chủ ngân hàng của chính phủ; Chủ ngân hàng cho các ngân hàng trung gian hoặc các tổ chức tài chính, Điều hòa sự phát hành tiền tệ; Quản lý dự trữ quốc gia, Quản lý