Với ưu điểm nằm gần trục đường hàng hải quốc tế, vận tải đường biển đóng
vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hàng hoá ngoại thương của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, do chính sách mở cửa của Nhà nước và tốc độ tăng
trưởng cao của nền kinh tế quốc dân nên lượng hàng hoá thông qua các cảng biển
Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Chỉ tính riêng từ năm 1999 đến năm 2004,
lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng biển Việt Nam đã tăng từ khoảng
17.425 nghìn tấn (năm 1999), lên khoảng 21.900 nghìn tấn (năm 2000), và 127,7
triệu tấn (năm 2004). Số lượt tàu biển cập các cảng để bốc dỡ hàng hoá cũng nhiều
hơn. Nhu cầu phục vụ cho các tàu cũng vì vậy tăng nhanh.
Mặc dù sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng biển Việt Nam
tăng rất nhanh, nhất là hàng Container, nhưng phần lớn các cảng vẫn chưa sử dụng
hết năng lực của mình. Vị trí cảng, chất lượng phương tiện và thiết bị cũng như cách
bố trí mặt bằng sản xuất trong cảng và hệ thống giao thông vận tải sau cảng là
những yếu tố làm tăng thời gian tàu đỗ tại cảng, giảm năng suất xếp dỡ, giảm khả
năng thu hút tàu biển vào làm hàng tại cảng Việt Nam so với các cảng khác trong
khu vực.
Hơn nữa chính hệ thống cảng biển cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết: độc
quyền trong bốc xếp, độc quyền trong dịch vụ hoa tiêu, tốn thời gian chờ đợi để tàu
vào luồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị của cảng nói chung đã lạc hậu, sử
dụng quá lâu và không được đầu tư đổi mới, các thiết bị có thể hỏng bất kỳ lúc nào
và công việc sửa chữa kéo dài. Còn thiếu nhiều thiết bị phù hợp với công việc trong
nhà kho (xe nâng hạ .), các vật liệu khác phục vụ công tác xếp dỡ rất cũ và thiếu
(neo, thừng.). Do thiếu các thiết bị phù hợp nên ở các xưởng sửa chữa, công việc
sửa chữa thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Ngoài ra, chi phí cảng khá cao (phí cầu
cảng, cước bốc dỡ, phí lưu kho bãi, cước phí lai dắt cầu cảng, phí buộc cởi dây.).
Các cảng địa phương sử dụng nhân công có kỹ thuật bốc xếp kém nên gây tổn thất
rất nhiều cho hàng hóa.
103 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6001 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dịch vụ cảng biển và phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---***---
NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆP
DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN
Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ TIẾN
HÀ NỘI 6-2005
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN VÀ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN.................. 1
1.1 Khái quát chung về cảng biển .......................................................... 1
1.1.1 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của cảng biển ............. 1
1.1.2 Phân loại cảng biển .......................................................... 2
1.1.3 Trang thiết bị và các chỉ tiêu hoạt động của cảng biển ...... 3
1.1.4 Hệ thống cảng biển Việt nam ............................................ 5
1.2 Các dịch vụ cảng biển ...................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm dịch vụ cảng biển ............................................ 9
1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ cảng biển ....................................... 15
1.2.3 Phân loại dịch vụ cảng biển .............................................. 16
1.2.4 Vai trò, tác dụng của dịch vụ cảng biển ............................ 17
1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cảng biển của một số nước trên thế
giới và khu vực ...................................................................................... 20
1.3.1 Singapore ........................................................................... 20
1.3.2 Trung Quốc ........................................................................ 25
1.3.3 Thái Lan ............................................................................. 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CẢNG BIỂN Ở VIỆT NAM ......................... 31
2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ở cảng
Việt Nam ......................................................................................... 31
2.1.1 Pháp luật quốc tế ............................................................... 31
2.1.2 Pháp luật Việt Nam .......................................................... 32
2.2 Dịch vụ cảng biển ở Việt Nam ........................................................ 34
2.2.1 Quá trình hình thành hoạt động dịch vụ cảng biển tại Việt
Nam .......................................................................................... 34
2.2.2 Tình hình thị trường dịch vụ cảng biển hiện nay ................ 39
2.3 Những vấn đề rút ra qua các hoạt động kinh doanh dịch vụ ở cảng
Việt Nam .............................................................................................. 57
2.3.1. Những ưu điểm ................................................................ 57
2.3.2. Những hạn chế................................................................. 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ CẢNG
BIỂN Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KTQT ............... 61
3.1 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động kinh doanh dịch
vụ cảng biển .......................................................................................... 61
3.1.1 Tính tất yếu của quá trình hội nhập ................................... 61
3.1.2 Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ở
Việt Nam ................................................................................... 63
3.2 Định hướng của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế-xã hội
nói chung và kinh doanh dịch vụ cảng biển nói riêng ........................... 63
3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ cảng biển ở Việt
Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập KTQT.................................................. 65
3.3.1 Các giải pháp về phía Nhà nước ........................................ 65
3.3.2 Các giải pháp về phía Hiệp hội ......................................... 76
3.3.3 Các giải pháp về phía doanh nghiệp .................................. 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với ưu điểm nằm gần trục đường hàng hải quốc tế, vận tải đường biển đóng
vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hàng hoá ngoại thương của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, do chính sách mở cửa của Nhà nước và tốc độ tăng
trưởng cao của nền kinh tế quốc dân nên lượng hàng hoá thông qua các cảng biển
Việt Nam đã không ngừng tăng lên. Chỉ tính riêng từ năm 1999 đến năm 2004,
lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng biển Việt Nam đã tăng từ khoảng
17.425 nghìn tấn (năm 1999), lên khoảng 21.900 nghìn tấn (năm 2000), và 127,7
triệu tấn (năm 2004). Số lượt tàu biển cập các cảng để bốc dỡ hàng hoá cũng nhiều
hơn. Nhu cầu phục vụ cho các tàu cũng vì vậy tăng nhanh.
Mặc dù sản lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua cảng biển Việt Nam
tăng rất nhanh, nhất là hàng Container, nhưng phần lớn các cảng vẫn chưa sử dụng
hết năng lực của mình. Vị trí cảng, chất lượng phương tiện và thiết bị cũng như cách
bố trí mặt bằng sản xuất trong cảng và hệ thống giao thông vận tải sau cảng là
những yếu tố làm tăng thời gian tàu đỗ tại cảng, giảm năng suất xếp dỡ, giảm khả
năng thu hút tàu biển vào làm hàng tại cảng Việt Nam so với các cảng khác trong
khu vực.
Hơn nữa chính hệ thống cảng biển cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết: độc
quyền trong bốc xếp, độc quyền trong dịch vụ hoa tiêu, tốn thời gian chờ đợi để tàu
vào luồng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị của cảng nói chung đã lạc hậu, sử
dụng quá lâu và không được đầu tư đổi mới, các thiết bị có thể hỏng bất kỳ lúc nào
và công việc sửa chữa kéo dài. Còn thiếu nhiều thiết bị phù hợp với công việc trong
nhà kho (xe nâng hạ ...), các vật liệu khác phục vụ công tác xếp dỡ rất cũ và thiếu
(neo, thừng...). Do thiếu các thiết bị phù hợp nên ở các xưởng sửa chữa, công việc
sửa chữa thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày... Ngoài ra, chi phí cảng khá cao (phí cầu
cảng, cước bốc dỡ, phí lưu kho bãi, cước phí lai dắt cầu cảng, phí buộc cởi dây...).
Các cảng địa phương sử dụng nhân công có kỹ thuật bốc xếp kém nên gây tổn thất
rất nhiều cho hàng hóa.
Với chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá
mậu dịch, Việt Nam đã là thành viên của APEC, ASEAN, tham gia AFTA, ký kết
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và tương lai không xa sẽ là thành viên của WTO.
Một trong những yêu cầu bắt buộc là phải dần dần xoá bỏ độc quyền, nâng cao chất
lượng hàng hoá dịch vụ, nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại
phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển cũng
là một nhiệm vụ cần phải sớm thực hiện. Dịch vụ ở cảng được cải thiện sẽ thu hút
nhiều tàu vào làm hàng và như vậy cảng lại có điều kiện để cung cấp và mở rộng
các dịch vụ của mình.
Xuất phát từ ý nghĩa của dịch vụ cảng biển nên việc nghiên cứu các dịch vụ
và phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa mang
tính thực tiễn cao. Chính vì vậy tôi chọn “Dịch vụ cảng biển và phát triển dịch vụ
cảng biển ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập KTQT” làm đề tài luận văn
thạc sỹ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một vài đề tài nghiên cứu về
cảng biển và dịch vụ cảng biển, như đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp tăng năng
lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”
của PGS.TS Đinh Ngọc Viện – Tổng Công ty Hàng hải Việt nam làm chủ nhiệm đề
tài. Có thể nói, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể và mang tính hệ
thống cả về mặt lý luận và thực tiễn các dịch vụ cảng biển và đưa ra được những
giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Do vậy, mặc dù có những mối liên hệ mật thiết trong cách tiếp cận vấn đề với
những nghiên cứu đã có nhưng về mặt nội dung, đối tượng nghiên cứu không trùng
với bất kỳ một luận văn thạc sỹ nào đã được công bố.
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận về cảng biển và các dịch vụ cảng biển, đưa ra ví dụ
điển hình về mô hình cảng biển có các dịch vụ phát triển của một số nước trên thế
giới. Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn đưa ra được
- Lý luận về cảng biển và dịch vụ cảng biển.
- Thực trạng dịch vụ cảng biển ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu hội nhập KTQT.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cảng biển và dịch vụ cảng biển, các
chính sách của Nhà nước về cảng biển, các hoạt động của cảng biển và dịch vụ cảng
biển.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các dịch vụ cảng
biển. Các giải pháp cũng chỉ xoay quanh vấn đề nêu trên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng
tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp thống kê, đối
chiếu, so sánh, phân tích và tổng hợp, phương pháp khái quát và hệ thống….
Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển qua các năm
Loại hình Năm 2000 Năm 2002 Năm 2004 (tính đến tháng 5/2004)
doanh
nghiệp Số lượng Cơ cấu
(%)
Số lượng Cơ cấu (%)
Tỷ lệ % tăng so
với năm 2000 Số lượng Cơ cấu (%)
Tỷ lệ % tăng
so với năm
2000
Tỷ lệ %
tăng so với
năm 2002
DNNN 105 75.00 212 56.84 101.90 178 51.74 69.52 -16.04
Công ty
TNHH
26 18.57 118 31.64 353.85 105 30.52 303.85 -11.02
Công ty
cổ phần
7 5.00 32 8.58 357.14 56 16.28 700.00 75.00
DNTN 2 1.43 6 1.61 200.00 3 0.87
50.00 -50.00
Công ty
liên doanh
0 0.00 6 1.61 - 2 0.58 - -66.67
Cộng 140 100.00 373 100.00 166.43 344 100.00 145.71 -7.77
Nguồn: Cục Hàng hải Việt nam - năm 2004
(DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước; TNHH: Trách nhiệm hữu hạn; DNTN: Doanh nghiệp tư nhân)
4
1
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Công nghệ và thiết bị cảng Hải Phòng
Bảng 1.2: Năng lực tiếp nhận tàu của cảng Hải Phòng
Bảng 1.3: Định mức xếp dỡ hàng hoá cảng Hải Phòng
Bảng 1.4: Dịch vụ vận tải biển theo phân loại của WTO
Bảng 1.5: Danh sách 10 cảng Container lớn nhất thế giới
Bảng 1.6: Cơ cấu hành chính của cảng Singapore
Bảng 1.7: Cơ cấu hành chính của cảng Thượng Hải
Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển qua các năm
Bảng 2.2: Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải
Bảng 2.3: Lượng hàng hoá thông qua các cảng Việt Nam
Bảng 2.4: Năng suất và thiết bị xếp dỡ tại một vài cảng biển Việt Nam
Bảng 2.5: Trị giá xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam (triệu US$)
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 10 năm (%)
Bảng 3.2: Cơ cấu GDP của Việt Nam (%)
Bảng 3.3: Hệ thống quản lý dịch vụ cảng biển
Bảng 3.4: Mô hình quản lý cảng biển
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Asia Pacific Economic
Cooperation
Hợp tác kinh tế Châu á - Thái
Bình Dương
ASEAN Association of South-East
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam á
CFS Container Freight Station Trạm đóng gói hàng lẻ
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
CY Container Yard Bãi container
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DWT Deadweight Tonnage Trọng tải toàn phần
EU European Union Liên minh Châu Âu
GATS General Agreement on
Trade Related Services
Hiệp định chung về Thương mại
Dịch vụ
GATT General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và
mậu dịch
GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
GRT Gross Register Tonnage Tổng dung tích
GTVT Giao thông vận tải
MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc
NT National Treatment Đối xử quốc gia
NVOCC
Non-Vessel Operating
Common Carrier
Kinh doanh vận tải không tàu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
XNK Xuất nhập khẩu
WEF World Econmic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
2. Ký hiệu
[]: Tham khảo theo thứ tự tài liệu trong Danh mục tài liệu tham khảo
1
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CẢNG BIỂN VÀ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN
1.1 Khái quát chung về cảng biển
Vận tải biển (hàng hải) là một bộ phận của ngành sản xuất vận tải. Mặc dù
có những đặc trưng khác biệt với các phương thức vận tải khác nhưng nó không thể
không gắn liền một cách thống nhất với các phương thức đó. Vận tải biển đóng vai
trò rất quan trọng trong vận chuyển hàng hoá ngoại thương. Năm 1997 khối lượng
hàng hoá vận chuyển bằng đường biển tăng 4,1% so với năm 1996 và đạt 4.953
triệu tấn, trong khi đó khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 3,6% đạt 21.413 tỷ
tấn/hải lý. Đóng góp vào sự tăng trưởng đó là vai trò không nhỏ của cảng biển.
1.1.1 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của cảng biển
1.1.1.1 Khái niệm cảng biển
Theo Điều 57 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam (năm 1990) thì cảng biển là cảng
được mở ra để tàu biển ra, vào hoạt động.
Theo định nghĩa của Quy chế Giơnevơ ngày 9/12/1923 thì “Những cảng
thường thường có tàu biển ra vào và dùng cho ngoại thương được gọi là cảng biển”.
Như vậy, chỉ những cảng nào có tàu biển ra vào thường thường và dùng cho buôn
bán đối ngoại mới được gọi là cảng biển. Cảng biển là một bộ phận lãnh thổ quốc
gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển, có quy chế pháp lý như nội
thuỷ.
Cảng biển cũng được hiểu là tổng hợp những công trình và thiết bị kỹ thuật
nhằm đảm bảo thuận lợi cho tàu tiến hành công tác bốc xếp hàng hoá và các quá
trình khác, là đầu mối giao thông quan trọng của một nước.
Cảng biển gồm hai khu là khu đất và khu nước:
Khu nước của cảng gồm: Lạch tàu vào cảng; khu nước dùng cho tàu quay
vòng khi ra vào cảng; khu nước dùng cho tàu chờ đợi ra vào cảng (chờ đợi bốc xếp
hay chờ đợi ra khơi); khu nước dùng cho tàu bốc xếp hàng hóa và đi lại ở ngay sát
với đường bờ; khu nước dùng cho tàu bốc xếp hàng ngay trên nước.
Khu đất của cảng gồm khu trước bến và khu sau bến:
- Khu trước bến của cảng hàng hoá và cảng khách không giống nhau:
2
+ Đối với cảng hàng hoá, khu trước bến là khu đất liền kề với khu
nước bao gồm tuyến bến, thiết bị bốc xếp, đường cần trục và đường giao thông
trước bến, khu kho bãi chứa hàng hoá.
+ Đối với cảng khách, khu trước bến gồm tuyến bến và nhà ga hành
khách.
- Khu sau bến gồm tuyến bốc xếp hàng sau kho; khu kho hàng bảo quản dài
hạn; các toà nhà phục vụ cho sản xuất.
1.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của cảng biển
*) Vì cảng biển là nơi tàu biển ra, vào hoạt động nên cảng biển có hai chức
năng là phục vụ tàu biển và phục vụ hàng hoá.
- Phục vụ tàu biển: Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu, là nơi cung cấp các
dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh, sửa chữa
tàu…
- Phục vụ hàng hoá: Cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải,
bảo quản, lưu kho tái chế, đóng gói, phân phối hàng hoá xuất nhập khẩu. Cảng còn
là nơi tiến hành các thủ tục XNK, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận
tải…
*) Cảng biển Việt nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng biển trong phạm vi trách
nhiệm.
- Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an
toàn cảng và luồng ra vào cảng.
- Phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hoặc
xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
- Cấp giấy phép cho tàu ra vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm
giữ hàng hải.
- Yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp các thông tin, tài liệu để
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của cảng…
1.1.2 Phân loại cảng biển
1.1.2.1 Theo công dụng, cảng biển có thể phân chia thành các loại sau:
- Cảng quân sự
3
- Cảng dân sự: Cảng giao thông, cảng thương nghiệp, cảng chuyên dụng
(cảng cá, cảng vui chơi, cảng khách du lịch, cảng hàng lỏng, cảng hàng rời, cảng
container…)
- Cảng trú ẩn
- Cảng cấp nhiên liệu
1.1.2.2 Theo ý nghĩa kinh tế giao thông, có các loại cảng sau:
- Cảng quốc tế
- Cảng trong nước
- Cảng địa phương
1.1.2.3 Theo lượng hàng của cảng, có các loại cảng sau đây:
- Cảng cấp I (Khi H > 25m)
- Cảng cấp II (Khi 25m H > 20m)
- Cảng cấp III (Khi 20m H > 10m)
- Cảng cấp IV (Khi 10m H) (H là chiều cao bến)
1.1.2.4 Hiện nay, ở Việt Nam, theo phân cấp quản lý, hệ thống cảng biển
được phân chia như sau:
- Cảng tổng hợp do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quản lý - 09 cảng, với
tổng chiều dài tuyến bến là 9,918 km;
- Cảng chuyên dụng do các Bộ, Ngành quản lý – 51 cảng, với tổng chiều dài
tuyến bến là 5,689 km;
- Cảng do địa phương quản lý - 31 cảng, với tổng chiều dài tuyến bến là
5,020 km;
- Cảng của các liên doanh – 28 cảng, với tổng chiều dài tuyến bến là
4,990km;
Như vậy cả nước có khoảng hơn 110 cảng (tính theo chủ thể cảng), với tổng
chiều dài tuyến mép bến là 25,617km. Ngoài ra, còn có 104 bến phao (trong đó có
87 bến phao cho tàu trên 10.000 tấn) để bốc xếp hàng trực tiếp sang các phương tiện
thuỷ nội địa hoặc giảm mớn nước của tàu do luồng tàu vào cảng không đủ độ
sâu.[37]
1.1.3 Trang thiết bị và các chỉ tiêu hoạt động của cảng biển
1.1.3.1 Trang thiết bị của cảng biển, gồm:
4
- Trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu gồm: Cầu tàu, luồng lạch, kè, đập
chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu…
-Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá gồm: Cần cẩu các loại
(dàn, cổng trên ray hoặc cẩu di động trên bánh lốp, bánh xích); xe nâng hàng; máy
bơm hút hàng rời, hàng lỏng; băng chuyền; toa xe tự đổ; ô tô; đầu máy kéo;
Chassis; Container; Pallet…
Bảng 1.1: Công nghệ và thiết bị cảng Hải Phòng
Cần trục bờ chạy trên ray Sức nâng từ 5 đến 40 tấn
Xếp dỡ nâng hàng Sức nâng từ 3,5 đến 45 tấn
Xe cẩu di động Sức nâng 50 tấn
Cần cẩu nổi Sức nâng từ 10 và 80 tấn
Cần cẩu dàn xếp dỡ Container tại cầu
tàu
Sức nâng 40 tấn, năng suất 25 Container
/giờ
Cân điện tử 80 tấn
Tàu hỗ trợ lai dắt Công suất từ 510 đến 3.200cv
Dây chuyền tự động đóng bao hàng rời Công suất 4.000 tấn / ngày
Nguồn:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng hoá gồm: Hệ thống
kho (kho có mái che cho hàng bách hoá tổng hợp, kho lạnh cho các loại hàng yêu
cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp, silô cho hàng hạt), bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu,
bãi Container (CY), trạm đóng gói hàng lẻ (CFS)…
- Trang thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và công tác hành
chính của cảng: các công trình nhà làm việc và sinh hoạt, mạng lưới hệ thống giao
thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, phòng chống cháy nổ…
- Ngoài ra, trong cảng còn có xưởng sửa chữa thiết bị máy móc và bộ phận
bảo dưỡng duy tu công trình cảng; có công trình nâng, sửa chữa tàu và đội tàu dịch
vụ của cảng.
1.1.3.2 Các chỉ tiêu hoạt động của cảng biển
Để đánh giá một cảng hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay không hiện
đại phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
- Số lượng tàu hoặc tổng dung tích (Gross Register Tonnage-GRT) hoặc
trọng tải toàn phần (Deadweight Tonnage - DWT) ra vào cảng trong một năm. Chỉ
5
tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ nhộn nhịp của một cảng, chẳng hạn cảng
Rotterdam là cảng lớn nhất thế giới, hàng năm có 30.000 tàu biển và 170.000 tàu
sông ra vào. Cảng Sài Gòn, Hải Phòng mỗi năm có khoảng 2.000 tàu ra vào.
- Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian. Cảng
Cái Lân đủ sức tiếp nhận đồng thời 3 tàu có trọng tải 40.000 DWT.
- Khối lượng hàng hoá xếp dỡ trong một năm. Chỉ tiêu này phản