1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là bình minh của cuộc đời, là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trong đó có sự chở che của pháp luật. Để bảo vệ trẻ em, đại đa số các quốc gia trên thế giới đã ký kết và tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Điều 34 Công ước về quyền trẻ em đã quy định: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Vì mục đích này các quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp quốc gia, song phương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào”. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và là nước thứ ba trên thế giới phê chuẩn Công ước quyền trẻ em và đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên trong thời gian qua, tội phạm xâm hại trẻ em trong đó có tội hiếp dâm trẻ em ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp và luôn có chiều hướng gia tăng. Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới đã xác định:“Tội phạm xâm hại trẻ em là một trong những loại tội phạm gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây lo lắng cho toàn xã hội cần phải tập trung đấu tranh”.
Từ năm 1999 đến năm 2004, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tội phạm hiếp dâm trẻ em xảy ra hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đáng chú ý là các vụ án hiếp dâm trẻ em chiếm đa số trong các vụ xâm phạm tình dục trẻ em (172/300 vụ- tỷ lệ 57,4%). Tội phạm hiếp dâm trẻ em đã gây ra những hậu quả rất nguy hại cho bản thân trẻ em, gia đình người bị hại và xã hội. Tội phạm hiếp dâm trẻ em không những xâm hại đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà còn gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm, sinh lý của các em trong suốt quá trình trưởng thành. Những người phạm tội hiếp dâm trẻ em thể hiện sự suy đồi về lối sống, sự xuống cấp về các giá trị về đạo đức và thuần phong mỹ tục. Đồng thời, tội phạm này còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho một bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm hiếp dâm trẻ em, trong những năm qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã tập trung lực lượng đấu tranh chống loại tội phạm này và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em vẫn còn tồn tại vướng mắc do những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm hạn chế hiệu quả điều tra đối với loại tội phạm này: Việc thu thập dấu vết, tài liệu chứng cứ có giá trị trực tiếp để chứng minh tội phạm và người phạm tội gặp rất nhiều khó khăn; người làm chứng chưa nhận thức được rõ trách nhiệm của mình nên chưa tự giác khai báo hoặc khai báo chưa đầy đủ; người bị hại do nhiều nguyên nhân khác nhau không trình báo hoặc trình báo không kịp thời. Mặt khác, do nhận thức của các em còn non nớt nên việc cung cấp thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ. Tổ chức bộ máy cũng như hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của Cơ quan CSĐT còn có những hạn chế nhất định.
Vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm xâm hại trẻ em cụ thể như sau:
- Luận văn cao học: Tội phạm xâm phạm trẻ em ở tỉnh Đồng Tháp, thực trạng và những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn - Dương Anh Kiệt, năm 1999.
- Luận văn cao học: Thực trạng và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay - Đặng Thị Thanh, năm 2001.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng CSND – Trần Phương Đạt, năm 2004.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh thành phố phía Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh – Vũ Đức Trung, năm 2005.
Tuy nhiên, những công trình trên mới chỉ tập trung nghiên cứu về phương hướng phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em ở những góc độ khác nhau, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em và nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. MụC đích Và NHIệM Vụ NGHIÊN CứU
- Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra đối với loại án này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Khái quát về mặt lý luận để thống nhất nhận thức về trẻ em, bảo vệ trẻ em theo pháp luật Việt Nam; về điều tra các vụ án xâm hại trẻ em nói chung, hiếp dâm trẻ em nói riêng theo chức năng của lực lượng CSND.
+ Khái quát đánh giá tình hình tội phạm và đặc điểm hình sự của tội phạm hiếp dâm trẻ em tại Đồng Nai từ năm 1999 đến năm 2004.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động điều tra đối với các vụ án hiếp dâm trẻ em tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
+ Dự báo tình hình hoạt động của tội phạm hiếp dâm trẻ em trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
+ Đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. ĐốI TƯợNG Và PHạM VI NGHIÊN CứU
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em do cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em từ năm 1999 đến năm 2004 tại địa bàn tỉnh Đồng Nai và hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai từ năm 1999 đến năm 2004.
5. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lê nin; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm; các tri thức khoa học của bộ môn luật, tội phạm học, tâm lý học và khoa học điều tra tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
+ Phương pháp thống kê so sánh đối chiếu.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp chuyên gia.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
6. ý NGHĩA Lý LUậN Và THựC TIễN
- Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Dự báo có cơ sở khoa học tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trong thời gian tới và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em ở tỉnh Đồng Nai.
7. ĐIểM MớI CủA LUậN VĂN
- Việc nghiên cứu, rút ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ làm giàu thêm kho tàng kinh nghiệm điều tra khám phá các loại tội phạm của lực lượng CAND góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Đối với hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của các trường CAND, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo sinh động về tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em và công tác điều tra loại tội phạm này ở một tỉnh thuộc tam giác kinh tế khu vực phía Nam của Tổ quốc.
8. Bố CụC CủA luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1: Nhận thức cơ bản về tội phạm hiếp dâm trẻ em và công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em.
Chương 2: Tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em và thực trạng công tác điều tra các vụ án này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 1999 đến năm 2004.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6018 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là bình minh của cuộc đời, là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ nên cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trong đó có sự chở che của pháp luật. Để bảo vệ trẻ em, đại đa số các quốc gia trên thế giới đã ký kết và tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Điều 34 Công ước về quyền trẻ em đã quy định: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. Vì mục đích này các quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp quốc gia, song phương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kỳ hành vi tình dục bất hợp pháp nào”. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và là nước thứ ba trên thế giới phê chuẩn Công ước quyền trẻ em và đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên trong thời gian qua, tội phạm xâm hại trẻ em trong đó có tội hiếp dâm trẻ em ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp và luôn có chiều hướng gia tăng. Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới đã xác định:“Tội phạm xâm hại trẻ em là một trong những loại tội phạm gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng, gây lo lắng cho toàn xã hội cần phải tập trung đấu tranh”.
Từ năm 1999 đến năm 2004, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tội phạm hiếp dâm trẻ em xảy ra hầu hết các địa phương trong tỉnh. Đáng chú ý là các vụ án hiếp dâm trẻ em chiếm đa số trong các vụ xâm phạm tình dục trẻ em (172/300 vụ- tỷ lệ 57,4%). Tội phạm hiếp dâm trẻ em đã gây ra những hậu quả rất nguy hại cho bản thân trẻ em, gia đình người bị hại và xã hội. Tội phạm hiếp dâm trẻ em không những xâm hại đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm mà còn gây ảnh hưởng lâu dài tới tâm, sinh lý của các em trong suốt quá trình trưởng thành. Những người phạm tội hiếp dâm trẻ em thể hiện sự suy đồi về lối sống, sự xuống cấp về các giá trị về đạo đức và thuần phong mỹ tục. Đồng thời, tội phạm này còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho một bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh.
Nhận thức được tính nguy hiểm của tội phạm hiếp dâm trẻ em, trong những năm qua, Công an tỉnh Đồng Nai đã tập trung lực lượng đấu tranh chống loại tội phạm này và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em vẫn còn tồn tại vướng mắc do những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm hạn chế hiệu quả điều tra đối với loại tội phạm này: Việc thu thập dấu vết, tài liệu chứng cứ có giá trị trực tiếp để chứng minh tội phạm và người phạm tội gặp rất nhiều khó khăn; người làm chứng chưa nhận thức được rõ trách nhiệm của mình nên chưa tự giác khai báo hoặc khai báo chưa đầy đủ; người bị hại do nhiều nguyên nhân khác nhau không trình báo hoặc trình báo không kịp thời. Mặt khác, do nhận thức của các em còn non nớt nên việc cung cấp thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ. Tổ chức bộ máy cũng như hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của Cơ quan CSĐT còn có những hạn chế nhất định.
Vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm xâm hại trẻ em cụ thể như sau:
- Luận văn cao học: Tội phạm xâm phạm trẻ em ở tỉnh Đồng Tháp, thực trạng và những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn - Dương Anh Kiệt, năm 1999.
- Luận văn cao học: Thực trạng và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay - Đặng Thị Thanh, năm 2001.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng CSND – Trần Phương Đạt, năm 2004.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh thành phố phía Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh – Vũ Đức Trung, năm 2005.
Tuy nhiên, những công trình trên mới chỉ tập trung nghiên cứu về phương hướng phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em ở những góc độ khác nhau, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em và nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. MụC đích Và NHIệM Vụ NGHIÊN CứU
- Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra đối với loại án này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Khái quát về mặt lý luận để thống nhất nhận thức về trẻ em, bảo vệ trẻ em theo pháp luật Việt Nam; về điều tra các vụ án xâm hại trẻ em nói chung, hiếp dâm trẻ em nói riêng theo chức năng của lực lượng CSND.
+ Khái quát đánh giá tình hình tội phạm và đặc điểm hình sự của tội phạm hiếp dâm trẻ em tại Đồng Nai từ năm 1999 đến năm 2004.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động điều tra đối với các vụ án hiếp dâm trẻ em tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
+ Dự báo tình hình hoạt động của tội phạm hiếp dâm trẻ em trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
+ Đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. ĐốI TƯợNG Và PHạM VI NGHIÊN CứU
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em do cơ quan điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Công an tỉnh Đồng Nai tiến hành.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em từ năm 1999 đến năm 2004 tại địa bàn tỉnh Đồng Nai và hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai từ năm 1999 đến năm 2004.
5. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lê nin; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm; các tri thức khoa học của bộ môn luật, tội phạm học, tâm lý học và khoa học điều tra tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
+ Phương pháp thống kê so sánh đối chiếu.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp chuyên gia.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
6. ý NGHĩA Lý LUậN Và THựC TIễN
- Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về hoạt động điều tra, xử lý các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Dự báo có cơ sở khoa học tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em trong thời gian tới và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em ở tỉnh Đồng Nai.
7. ĐIểM MớI CủA LUậN VĂN
- Việc nghiên cứu, rút ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ làm giàu thêm kho tàng kinh nghiệm điều tra khám phá các loại tội phạm của lực lượng CAND góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Đối với hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của các trường CAND, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo sinh động về tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em và công tác điều tra loại tội phạm này ở một tỉnh thuộc tam giác kinh tế khu vực phía Nam của Tổ quốc.
8. Bố CụC CủA luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương.
Chương 1: Nhận thức cơ bản về tội phạm hiếp dâm trẻ em và công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em.
Chương 2: Tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em và thực trạng công tác điều tra các vụ án này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 1999 đến năm 2004.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 1
nhận thức cơ bản về TộI PHạM HIếP DÂM TRẻ EM
Và công tác điều tra các vụ án HIếP DÂM TRẻ EM
1.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của tội phạm hiếp dâm trẻ em
Trẻ em và quan điểm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em
1.1.1.1. Khái niệm về trẻ em
Trong quá trình tồn tại và phát triển, đời người được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trẻ em và giai đoạn người lớn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm đặc trưng về sinh lý, tâm lý và xã hội.
Trẻ em, là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn phát triển đầu tiên của cuộc đời con người. Theo Điều 1 của Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, được thông qua ngày 20/11/1989 tại Viên (áo) và có hiệu lực từ ngày 02/9/1990 thì: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Như vậy, để xác định một người nào đó có phải là trẻ em hay không, phải căn cứ vào tuổi của chính người đó mà không có tiêu chí nào khác nữa.
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này đều phải tuân thủ về tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi. ở Việt Nam, chưa có quy định thống nhất về độ tuổi của trẻ em và người chưa thành niên. Định nghĩa về trẻ em được đề cập ở nhiều văn bản luật khác nhau:
Điều 1, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”. Theo quy định trên, trẻ em Việt Nam là tất cả những ai từ chưa đủ 16 tuổi trở xuống. Đó có thể là những trẻ sơ sinh, là những bé thơ trong nhà trẻ, mẫu giáo, là các em học sinh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trường trung học phổ thông với điều kiện duy nhất là các em chưa đủ 16 tuổi (tính theo tháng). Trong trẻ em cũng có thể phân chia thành các lứa tuổi khác nhau: Trẻ em dưới 2 tuổi; trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi; trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi; trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Luật Lao động nước ta quy định: Trẻ em là người dưới 15 tuổi. Theo quy định của Chương X, Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người chưa thành niên là người từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Cũng tại Bộ luật này, khi nói đến trẻ em với tính cách là đối tượng bị xâm hại, luật quy định là người dưới 16 tuổi. Trong Hiến pháp năm 1992 và một số văn bản pháp luật khác, khi đề cập đến các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam như quyền bầu cử, quyền kết hôn, tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự …thì quy định giới hạn độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi.
Khái niệm “trẻ em” và “người chưa thành niên” là hai khái niệm khác nhau, được xác định căn cứ vào độ tuổi. Nếu giới hạn tuổi của trẻ em chỉ dừng lại ở mức dưới 16 tuổi thì giới hạn tuổi của người chưa thành niên lại ở mức cao hơn. Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì “người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”. Như vậy trẻ em và người chưa thành niên là hai thuật ngữ, hai khái niệm pháp lý khác nhau nhưng gắn bó mật thiết với nhau, hòa quyện vào nhau và trong nhiều trường hợp mối quan hệ này không có sự khác biệt bởi vì: Tất cả trẻ em đều là người chưa thành niên nhưng không phải mọi người chưa thành niên đều là trẻ em.
Như vậy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định thống nhất về ranh giới độ tuổi giữa trẻ em và người trưởng thành. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật đều đã thừa nhận trẻ em là lứa tuổi cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển toàn diện.
Để có căn cứ đưa ra khái niệm về trẻ em, cần phải khái quát một số đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này.
- Đặc điểm về độ tuổi
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em quy định độ tuổi thống nhất của trẻ em là người dưới 18 tuổi, nhưng Công ước cũng chỉ ra rằng: căn cứ đặc điểm lịch sử, phong tục tập quán và các điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia để quy định về độ tuổi của trẻ em, nhưng không được quá 18 tuổi.
Sự phát triển về thể chất và nhận thức của con người theo quy luật khách quan từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Cùng với sự phát triển về thể chất, thông qua hoạt động thực tiễn, nhận thức của con người cũng dần được hoàn thiện. Chỉ đến khi đạt độ tuổi nhất định, con người mới có đầy đủ năng lực trách nhiệm về hành vi của mình.
- Đặc điểm về mặt xã hội
ở bất kỳ quốc gia nào, trẻ em cũng là những người kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước. Tương lai của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều phụ thuộc vào sự giáo dục, chăm sóc trẻ em. Bác Hồ đã nói: “Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu hay không…chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu”. ở lứa tuổi này, trẻ em được giáo dục, hướng dẫn để trở thành chủ nhân tương lai của xã hội. Trẻ em có trở thành người chủ thực sự của đất nước hay không phụ thuộc vào việc trẻ em được chuẩn bị như thế nào? Gia đình, nhà trường và xã hội đã định hướng cho trẻ em theo những chuẩn mực nào? Mọi hành vi của các thế hệ đi trước đều ảnh hưởng tới sự phát triển của các em. Trẻ em có quyền đòi hỏi người lớn chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ. Mọi thiếu sót trong việc chăm sóc giáo dục trẻ em đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, tất cả các hành vi xâm hại đến quyền lợi của trẻ em đều đáng bị lên án.
- Đặc điểm về sự phát triển sinh lý
Trong quá trình phát triển của con người, giai đoạn tuổi trẻ là giai đoạn các chức năng sinh lý trong cơ thể con người được xác lập, phân định để tiến tới hoàn thiện. Những bản năng tự nhiên được di truyền theo loài trong con người như ăn uống, sinh tồn, tự vệ…nếu để các quy luật sinh vật chi phối tự phát mà không được xã hội định hướng, chỉ dẫn thì trẻ không tự tồn tại, phát triển được hoặc phát triển theo hướng tiêu cực và sẽ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn ở trẻ em.
Muốn cho trẻ em có được sự phát triển sinh học đúng hướng thì người lớn(xã hội) phải tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần thuận lợi cho sự phát triển về mặt sinh lý để trẻ em có điều kiện phát triển hài hòa, cân đối.
- Đặc điểm về tâm lý của trẻ em
Những phẩm chất tâm lý của trẻ em không tự nhiên mà có, nó bắt nguồn từ thực tiễn, trong môi trường sống và môi trường giáo dục. ở lứa tuổi này, trẻ em sẽ tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, lịch sử để hình thành những phẩm chất tâm lý nói chung và nhân cách nói riêng. Lúc này, trẻ em chưa có khả năng phân tích đánh giá một cách đúng đắn khách quan về các sự việc, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội. Vì vậy, việc hướng dẫn, giúp đỡ trẻ em nhận biết những yếu tố đúng, sai trong môi trường sống sẽ giúp trẻ em có thái độ đúng đắn đối với các mối quan hệ xung quanh.
Trong giai đoạn này, nếu người lớn bỏ mặc cho trẻ em tự phát triển, không giáo dục, hướng dẫn theo các chuẩn mực đã định thì các phẩm chất tâm lý của trẻ em sẽ phát triển phiến diện, nhân cách của trẻ hình thành và phát triển chậm chạp. Những nét tâm lý lệch lạc nếu không được phòng ngừa sẽ chèn ép những phẩm chất tâm lý tích cực trong nhân cách của trẻ em. Nếu người lớn áp đặt và xâm hại trẻ em một cách thô bạo thì sẽ dẫn đến những chấn động tâm lý ở trẻ. Cũng trong giai đoạn này, trẻ em thường tò mò làm theo những hành vi của người lớn.
Từ những đặc điểm về độ tuổi, về tâm, sinh lý và các đặc điểm về mặt xã hội của trẻ em; căn cứ các quy định của luật pháp quốc tế và ở Việt Nam, chúng tôi đưa ra khái niệm về trẻ em như sau:“Trẻ em là người phát triển chưa đầy đủ về thể chất và trí tuệ; ở độ tuổi dưới 16 tuổi”.
1.1.1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em
* Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ trẻ em
Đảng ta luôn quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Quan điểm đó được thể hiện trong các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX và các nghị quyết của Đảng. Trước những tác động của các mặt tiêu cực trong nền kinh tế thị trường, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng. Ngày 30/5/1991 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 38 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Chỉ thị nêu rõ: “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng và mỗi gia đình. Trong phạm vi khả năng của mình, phải tạo ra những điều kiện tốt nhất cho trẻ em được phát triển toàn diện về đức, trí, dũng, thể…
Chỉ thị đã đề ra 5 công tác trọng tâm cho các cấp ủy Đảng phải thực hiện để bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đó là:
1. Tuyên truyền phổ biến phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác trẻ em; Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em; Luật phổ cập giáo dục tiểu học; Công ước quốc tế về quyền trẻ em, các mục tiêu vì trẻ em.
2. Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi kịp thời các điều khoản luật pháp, các chính sách có liên quan đến trẻ em, ban hành luật đối với trẻ em vị thành niên, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền trẻ em hoặc lợi dụng lôi kéo, xúi giục trẻ em làm trái pháp luật.
3. Tăng cường đầu tư ngân sách cho các chương trình, mục tiêu vì trẻ em..
4. Phát triển phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục trẻ em...
5. Kiện toàn hệ thống ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp…
Để thực hiện các cam kết theo công ước quốc tế về quyền trẻ em, ngày 16/8/1991 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (đã được thay thế bằng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Ngày 14/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 374/HĐBT cụ thể hóa Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều 19 nghị định này quy định: “Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có trách nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, tổ chức hữu quan có kế hoạch hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em. Ngăn chặn việc lôi kéo, xúi giục trẻ em làm điều phạm pháp, có biện pháp phòng ngừa hành vi phạm pháp luật của trẻ em, giáo dục và cải tạo trẻ em phạm pháp. Xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi giam giữ trái pháp luật, đánh đập trẻ em, xâm phạm đến sức khỏe, danh dự trẻ em…”
* Quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em
Điều 65, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước ta đối với tuổi thơ còn được thể hiện trực tiếp và gián tiếp trong hàng loạt điều khoản khác của Hiến pháp năm 1992. Đây chính là cơ sở pháp lý, là tiền đề quan trọng để quyền trẻ em Việt Nam được quy định cụ thể trong những văn bản luật và dưới luật có tính chất chung hoặc riêng một cách đầy đủ và toàn diện nhất.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004 quy định: “Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện; mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật” (điều 6) và“nghiêm cấm các hành vi xâm hại tình dục trẻ em” (điều 7).
Trong quá trình phát triển của đất nước, trên cơ sở thực tiễn đặt ra, Nhà nước ta đã đổi mới, bổ sung hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 1985 làm công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền của trẻ em. Bộ luật hình sự sửa đổi đã tách một số tội phạm xâm hại trẻ em thành điều luật riêng như tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm người chưa thành niên. Tăng mức hình phạt đối với một số tội phạm xâm hại trẻ em.
Do đòi hỏi của thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, ngày 21/11/1999, Quốc hội nước ta đã thông qua Bộ luật hình sự (gọi tắt là Bộ luật hình sự năm 1999), có hiệu lực từ 01/7/2000, nhằm thay thế Bộ luật hình sự 1985 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội thông qua các ngày 28/12/1989; 12/8/1991; 22/12/1992 và 10/5/1997. Trong Bộ luật này, các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong đó có hiếp dâm trẻ em được quy định thành các điều luật cụ thể