Luận văn Điều tra thảm thực vật và thành phần loài của rừng phòng hộ núi dài – Huyện tri tôn tỉnh An Giang

Từ các chuyên đề đã tìm hiểu và từ việc khảo sát tình hình thực tế của tỉnh An Giang được biết, các cấp chính quyền trong tỉnh An Giang đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên còn lại, và khôi phục trồng rừng cây gỗ lâm nghiệp và cây ăn trái trên những diện tích đất rừng đã bị mất và đã thu được những kết quả khả quan. Và đây lại là một vấn đề lâu dài. Công việc điều tra thảm thực vật và thành phần thực vật ở một khu vực cụ thể, một cách rõ ràng cũng sẽ góp phần vào việc đề xuất các nội dung bảo tồn tài nguyên thực vật rừng của tỉnh An Giang. Chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện đề tài: “Điều tra thảm thực vật và thành phần loài của rừng phòng hộ Núi Dài – huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”. Những gì đạt được sau khi hoàn thành đề tài, ngoài ý nghĩa về mặt khoa học, còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần vào việc bảo tồn tài nguyên thực vật rừng của tỉnh An Giang.

pdf106 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra thảm thực vật và thành phần loài của rừng phòng hộ núi dài – Huyện tri tôn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Biên ĐIỀU TRA THẢM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN LOÀI CỦA RỪNG PHÒNG HỘ NÚI DÀI – HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Trần Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Sự hoàn thành của đề tài có sự đóng góp và hổ trợ rất nhiều về tinh thần cũng như vật chất. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Thầy trực tiếp hướng dẫn đề tài: PGS. TS. Trần Hợp. - Sự chỉ dẫn, đóng góp, động viên và tạo điều kiện thuận lợi của: + Quí thầy cô khoa Sinh trường ĐH Sư Phạm TP.HCM. + Quí thầy cô trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM. + Phòng KHCN sau đại học – trường ĐH SP TP.HCM. + Sở giáo dục và đào tạo An Giang – Ban giám hiệu, thầy cô và các bạn đồng nghiệp trường THPT Xuân Tô – Tịnh Biên – An Giang. + Ông Nguyễn Đức Thắng – phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm An Giang. + Ông Lý Vĩnh Định – Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Tri Tôn – An Giang. Và cán bộ công nhân viên chức Chi cục kiểm lâm An Giang, Hạt kiểm lâm Tri Tôn. + Thư viện tỉnh An Giang. + Sở Khoa học công nghệ, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh An Giang. + TS. Phạm Quang Khánh, chị Trịnh Thị Nga (trưởng khoa phân tích đất), Cán bộ công nhân viên chức Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp TP. HCM. + Th.S Trịnh Thị Lâm, Cán bộ công nhân viên chức Viện sinh học nhiệt đới TP. HCM. - Sự cưu mang giúp đỡ của gia đình Bác Sui ở số nhà 12 – 14 đường Dương Bá Cung, phường An Lạc A, Quận Bình Tân TP.HCM. - Bên cạnh đó là sự chia sẻ, hổ trợ rất lớn của gia đình và các bạn bè giúp tôi hoàn thành đề tài. Người thực hiện đề tài Trần Thị Biên 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Trang 1 Danh mục các bảng 3 Danh mục các hình 4 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 5 2. Tính cấp thiết của đề tài 6 3. Mục tiêu của đề tài 7 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Hạn chế của đề tài 8 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Các nội dung đã nghiên cứu 9 1.2. Một số đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế 10 1.2.1. Địa giới hành chính – dân số 10 1.2.2. Địa hình đồi núi 11 1.2.3. Kênh đào 16 1.2.4. Khe suối 16 1.2.5. Khí hậu 17 1.2.6. Một số đặc điểm địa chất – khoáng sản 19 1.2.7. Tài nguyên khoáng sản 20 1.2.8. Tài nguyên đất 21 1.2.9. Tài nguyên rừng 22 1.2.10. Nông nghiệp 22 1.3. Điều kiện tự nhiên và dân sinh kinh tế huyện Tri Tôn 24 Chương 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Quan điểm và nguyên tắc phân bố 27 2 2.2. Các kiểu thảm thực vật rừng núi Dài – Tri Tôn – An Giang 28 2.2.1. Kiểu rừng chính 28 2.2.2. Kiểu phụ thảm thực vật rừng 28 2.2.3. Xã hợp thực vật 29 2.3. Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật rừng 30 2.3.1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 30 2.3.1.1. Kiểu phụ thứ sinh do tác động của con người 30 2.3.1.2. Kiểu phụ gây trồng nhân tạo hàng năm 33 2.3.2. Kiểu rừng kín nửa rụng lá – rụng lá hơi ẩm nhiệt đới 39 2.4. Xây dựng danh lục thực vật rừng 46 2.4.1. Phương pháp 46 2.4.2. Bảng danh lục thực vật rừng núi Dài – huyện Tri Tôn tỉnh An Giang 47 2.4.3. Phẩu đồ trắc diện quần thể thực vật 69 2.4.4. Tiêu bản thực vật 70 2.4.5. Kết quả bảng xây dựng danh lục 71 2.4.6. Một số loài thực vật ngoài danh lục thực vật đã điều tra trước đây 75 2.4.7. Kết quả phân tích đất 83 KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 92 Phẩu đồ trắc diện và chiếu tán thực vật 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các núi chính ở An Giang (2000) 13 Bảng 1.2: Một số suối lớn trong vùng đồi núi Tri Tôn – Tịnh Biên 16 Bảng 2.1: Danh lục thực vật rừng (xếp theo hệ thống tiến hoá) 48 Bảng 2.2: Thực vật rừng quý hiếm núi Dài (theo sách đỏ việt nam) 74 Bảng 2.3: Một số loài thực vật ngoài danh lục thực vật đã điều tra trong các tài liệu trước đây 75 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang. 15 Hình 2.1: Bản đồ thảm thực vật rừng Núi Dài – Tri Tôn – An Giang. 44 Hình 2.2: Tỷ lệ % cấu trúc tổ thành loài theo dạng sống thực vật. 76 5 MỞ ĐẦU 1.CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Từ các chuyên đề đã tìm hiểu và từ việc khảo sát tình hình thực tế của tỉnh An Giang được biết, các cấp chính quyền trong tỉnh An Giang đã rất quan tâm đến công tác bảo vệ những diện tích rừng tự nhiên còn lại, và khôi phục trồng rừng cây gỗ lâm nghiệp và cây ăn trái trên những diện tích đất rừng đã bị mất và đã thu được những kết quả khả quan. Và đây lại là một vấn đề lâu dài. Công việc điều tra thảm thực vật và thành phần thực vật ở một khu vực cụ thể, một cách rõ ràng cũng sẽ góp phần vào việc đề xuất các nội dung bảo tồn tài nguyên thực vật rừng của tỉnh An Giang. Chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện đề tài: “Điều tra thảm thực vật và thành phần loài của rừng phòng hộ Núi Dài – huyện Tri Tôn tỉnh An Giang”. Những gì đạt được sau khi hoàn thành đề tài, ngoài ý nghĩa về mặt khoa học, còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, góp phần vào việc bảo tồn tài nguyên thực vật rừng của tỉnh An Giang. Về mặt khoa học: - Bổ sung xây dựng bộ tài liệu khoa học về thảm thực vật; danh lục thực vật rừng và bộ tiêu bản thực vật rừng của tỉnh An Giang. - Làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; đồng thời có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch của tỉnh An Giang. Về mặt thực tiễn: - Phục vụ trong việc giảng dạy ở các trường phổ thông và chuyên nghiệp, tham quan du lịch. - Đề xuất hệ thống giải pháp kỹ thuật và đầu tư nhằm quy hoạch bảo tồn, phát triển, khai thác hợp lý tài nguyên rừng của Núi Dài nói riêng và của tỉnh An Giang nói chung. 6 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Do môi trường sinh thái có những thay đổi lớn trong gần 200 năm qua, từ chỗ rừng rậm rạp, khe suối nhiều, đến rừng cạn kiệt và suối khe khô cạn như hiện nay, địa hình đồi núi An Giang đã có nhiều thay đổi. Trước hết, do mất dần lớp thảm phủ thực vật điều hòa tốc độ dòng chảy, dẫn đến hình thành lũ quét ngày càng gia tăng làm sụt lở đất núi, lấp khe suối và các cánh đồng ven núi, kéo theo tốc độ sườn núi cũng bị biến dạng. Các hiện tượng này xảy ra mạnh mẽ tại khu vực núi Dài, núi Cấm, Các hoạt động khai thác đá xây dựng trong suốt nhiều năm qua tại núi Sập, núi Sam, núi Cô Tô, đã khoét sâu vào chân núi và sườn núi trên quy mô lớn, làm cho hình dạng của các núi này có nhiều đổi thay, mất vẽ đẹp tự nhiên của chúng và tác động xấu đến cảnh quan môi trường sinh thái xung quanh. Để khắc phục các tình trạng trên, trong những năm gần đây An Giang đã có nhiều biện pháp tích cực như đình chỉ khai thác đá tại núi Sam, núi Sập; trồng rừng, xây dựng các hồ chứa nước, phát triển giao thông, thủy lợi, trên vùng đồi núi Tri Tôn – Tịnh Biên. Núi Dài, đây là nơi có nhiều thực vật quí hiếm nhưng do sự tác động của người dân nên những loài thực vật quý hiếm này còn rất ít và rải rác. Phần lớn đã bị chặt phá do sự hiểu biết chưa rõ ràng của những người khai thác rừng và chưa có biện pháp bảo vệ đúng đắn. Đây là tổn thất lớn đối với Lâm nghiệp của tỉnh An Giang nói chung và của chính người dân đang sinh sống ở đây nói riêng. Đề tài: “Điều tra thảm thực vật và thành phần loài của rừng phòng hộ Núi Dài – huyện Tri Tôn tỉnh An Giang” nhằm phục hồi và bảo vệ kịp thời nguồn tài nguyên thực vật của khu vực này. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Điều tra thảm thực vật rừng của vùng Núi Dài. - Điều tra thành phần loài thực vật rừng của vùng Núi Dài. - Mô tả loài thực vật rừng của vùng Núi Dài. 7 - Phân chia thảm thực vật rừng của vùng Núi Dài. - Phân chia kiểu thực vật rừng của vùng Núi Dài. - Bổ sung bộ tiêu bản thực vật (ưu tiên các loài cây quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế, có hoa, quả, hiện có của vùng Núi Dài). - Phân tích, tính toán tổng hợp các kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận khoa học về thực vật rừng vùng Núi Dài, kiến nghị các giải pháp kỹ thuật và đầu tư bảo tồn phát triển rừng của Núi Dài – An Giang theo hướùng ổn định và bền vững. - Xây dựng bộ tiêu bản ảnh màu in màu trên giấy A4. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRA NGOẠI NGHIỆP: ♦ Chủ yếu là điều tra theo tuyến: - Tuyến cơ giới theo địa bàn. - Tuyến ngẫu nhiên theo đường mòn. ♦ Điều tra theo ô tiêu chuẩn: - Lập ô tiêu chuẩn theo trạng thái rừng – thảm thực vật. - Lập ô tiêu chuẩn theo địa hình. - Vẽ phẩu đồ cắt ngang và chiếu tán. - Chia theo dạng sống và tái sinh: Cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, cỏ. - Thực hiện tiêu bản về thành phần loài áp dụng phương pháp hình thái so sánh. + Làm tiêu bản thực vật. + Chụp ảnh. + Phân loại theo hình thái. CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP: - Xác định kiểu rừng qua ô tiêu chuẩn. - Định danh loài, sắp xếp theo hệ thống phân loại: Ngành – Bộ – Họ – Chi – Loài. 8 5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ chọn một khía cạnh của nội dung ngành học và nghiên cứu ở một phạm vi nhất định: - Khu vực Núi Dài thuộc thị trấn Ba Chúc – huyện Tri Tôn – tỉnh An Giang. Núi Dài có diện tích: 2.839 ha, Độ cao: 554 m, chu vi: 21.625 m. Là núi có diện tích lớn và độ cao đứng thứ ba sau núi Cấm và núi Cô Tô. Đường lên núi dốc từ 25 độ đến 35 độ, có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, - Nghiên cứu về thực vật bậc cao. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. CÁC NỘI DUNG ĐÃ NGHIÊN CỨU - Tài liệu về “Thực vật chí Đông Dương” đã thu mẫu thực vật vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang. - Báo cáo kết quả điều tra “Đặc điểm phân bố thảm thực vật và xây dựng danh lục thực vật rừng vùng đất quy hoạch cho Lâm nghiệp ở tỉnh An Giang” – Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). - Báo cáo đề tài khoa học “Điều tra thảm thực vật rừng tỉnh An Giang” – Chi cục kiểm lâm An Giang”. 1.2. ĐIỀU KHIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN SINH KINH TẾ TỈNH AN GIANG 1.2.1. Địa giới hành chính – dân số: An giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo, nhân dân giàu lòng yêu nước, được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 02/10/2000. An Giang có diện tích tự nhiên 3.535 km2, dân số 2.194.218 người, mật độ dân số 621 người/km2. Có 4 dân tộc chủ yếu, người Kinh đông nhất chiếm khoảng 91% dân số toàn tỉnh, người Hoa chiếm khoảng 4 – 5%, Khmer chiếm 4,3%, người Chăm chiếm khoảng 0,6%. Các đơn vị trực thuộc gồm: Thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện, có 154 đơn vị hành chính cơ sở ( 122 xã, 15 phường, 17 thị trấn). Phía Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km, Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km; Nam giáp tỉnh Cần Thơ 44,734 km; Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057/ (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10012/ (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104046/ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105035/ (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới). 10 Trình độ dân cư từng bước được nâng cao, An Giang đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học từ năm 1998. lực lượng lao động rất dồi dào, nhưng chất lượng lao động thấp. Lao động kỹ thuật so với nhu cầu xã hội còn thiếu nhiều; tốc độ đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Năm 2000 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 12%, đến 2005 khoảng 19%. Đời sống xã hội: đời sống người dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể, mức sống dân cư còn thể hiện qua các chỉ tiêu về hưởng thụ dịch vụ. Trong những năm qua các chỉ tiêu về tỷ lệ dùng điện, dùng nước sạch, các phương tiện thông tin đại chúng đều tăng rất nhanh. 1.2.2. Địa hình đồi núi : Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh tế, Thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn. - Dạng núi: Đứng trên góc độ địa hình, có thể chia đồi núi An Giang thành hai dạng chính: dạng núi cao và dốc, dạng núi thấp và thoải. + Dạng núi cao và dốc: được hình thành trong các thời kỳ tạo sơn mãnh liệt. Do đó hình dạng của chúng thường là cao, có độ dốc lớn trên 250 , các thành tạo có nguồn gốc Magma là chính, phần lớn là đá cứng với nhiều pha tạo lập khác nhau (đá núi lửa và đá Granitoit có tuổi Jura thượng, đá Granite có tuổi Creta). Theo kết quả nghiên cứu của ngành Địa chất thì ở An Giang, phần nhiều các núi lớn có độ dốc và độ cao vượt trội như: núi Cấm, núi Cô Tô, Núi Dài, đều thuộc dạng này. + Dạng núi thấp và thoải: Được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào có tuổi Trias và Creta nên có độ dốc nhỏ dưới 150, độ cao thấp và ít khe suối, thậm chí một số núi có lớp thành tạo bề mặt phần lớn là đất. Ở An Giang, phần lớn các núi thấp nằm liền hoặc gần kề các núi lớn như Nam Qui, Sà Lon, núi Đất, đều thuộc dạng này. 11 - Độ cao núi: xuất phát từ khoa học địa lý cho rằng các núi nổi trên mặt đất có độ cao khác nhau là phần nổi của các cụm núi lớn chìm ngầm trong lòng đất. Chọn một số núi lớn làm trung tâm và gắn các núi thấp nhỏ gần kề thành từng khối, đồi núi An Giang được phân thành sáu cụm và hai núi độc lập (bảng 1.1). Ngoài đặc điểm trong mỗi cụm núi bao gồm nhiều núi liên kết hoặc đứng độc lập rời rạc, còn thấy ngay mỗi tại núi lại có nhiều đỉnh với độ cao thấp khác nhau. Các cụm núi Cấm, núi Dài, Phú Cường và Cô Tô liên kết thành một mạch núi liên tục trải dài 35 km và rộng 17 km với diện tích gần 600 km2, là vùng đất địa linh “Bảy Núi – Thất Sơn” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo và huyền thoại bí ẩn. 12 Bảng 1.1: CÁC NÚI CHÍNH Ở AN GIANG (2000) Thứ Tự Tên Cụm Núi Và Núi Độc Lập Tên Núi Độ Cao (m) Chu Vi (m) Vị Trí Núi (gắn với xã, thị trấn hiện nay) 1 Núi Sập Thoại Sơn 85 3800 Núi Sập, huyện Thoại Sơn 2 Núi Nhỏ 76 2200 Núi Sập, huyện Thoại Sơn 3 Núi Bà 55 280 Núi Sập, huyện Thoại Sơn 1 4 Núi Sập Núi Cậu 34 240 Vọng Thê, huyện Thoại Sơn 5 Ba Thê 221 4220 Vọng Thê, huyện Thoại Sơn 6 Núi Nhỏ 63 700 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn 7 Núi Tượng 60 970 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn 8 Núi Trọi 21 400 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn 2 9 Ba Thê Núi Chóc 19 550 Vọng Đông, huyện Thoại Sơn 3 10 Độc lập Núi Nổi 10 320 Phú Hữu, huyện An Phú 4 11 Độc lập Núi Sam Học Lãnh Sơn 228 5200 Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc 12 Phú Cường Bạch Hổ Sơn 282 9500 An Nông, huyện Tịnh Biên 13 Núi Dài Ngũ Hồ Sơn 265 8751 An Phú, huyện Tịnh Biên 14 Núi Két Anh Vũ Sơn 266 5250 Thới Sơn, huyện Tịnh Biên 15 Núi Rô 149 2250 An Cư, huyện Tịnh Biên 16 Trà Sư Kỳ Lân Sơn 146 1750 Nhà bàn, huyện Tịnh Biên 17 Bà Vải 146 1400 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên 18 Đất Lớn 120 2120 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên 19 Bà Đắt 103 1075 Văn Giáo, huyện Tịnh Biên 5 20 Phú Cường Núi Cậu 100 1900 Xuân Tô, huyện Tịnh Biên 13 21 Đất Nhỏ 80 450 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên 22 Mo Tấu 80 270 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên 23 Núi Chùa 60 380 Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên 24 Tà Nung 59 1450 Xuân Tô, huyện Tịnh Biên 25 Núi Cấm Thiên Cấm Sơn 705 28600 An Hảo, huyện Tịnh Biên 26 Bà Đội 261 6075 Tân Lợi, huyện Tịnh Biên 27 Nam Qui 213 8875 Châu Lăng, huyện Tri Tôn 28 Bà Khẹt 129 1380 Chi Lăng, huyện Tri Tôn 29 Tà Lọt 69 870 Châu Lăng, huyện Tri Tôn 30 Ba Xoài 58 550 An Cư, huyện Tịnh Biên 6 31 Núi Cấm Cà Lanh 41 1225 An Hảo, huyện Tịnh Biên 32 Núi Dài Ngọa Long Sơn 554 21625 Lê Trì, huyện Tri Tôn 33 Núi Tượng Liên Hoa Sơn 145 3825 Ba Chúc, huyện Tri Tôn 34 Sà Lon 102 2325 Lương Phi, huyện Tri Tôn 7 35 Núi Dài Núi Nước Thủy Đài Sơn 54 1070 Ba Chúc, huyện Tri Tôn 36 Cô Tô Phụng Hoàng Sơn 614 14375 Cô Tô, huyện Tri Tôn 8 37 Cô Tô Tà Pạ 102 10225 An Tức, huyện Tri Tôn 14 Hình 1.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH AN GIANG. 15 1.2.3. Kênh đào: Toàn bộ hệ thống kênh đào các cấp kết hợp với hệ thống sông chính và rạch tự nhiên tạo nên một mạng lưới giao thông – thủy lợi – phân bố dân cư ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi để An Giang khai thác hợp lý và có hiệu quả cao tài nguyên thiên nhiên, mà trước hết là tài nguyên đất và nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của tỉnh. 1.2.4. Khe suối: Bảng 1.2: MỘT SỐ SUỐI LỚN TRONG VÙNG ĐỒI NÚI TRI TÔN – TỊNH BIÊN Thứ Tự Tên suối Diện tích lưu vực (km2) Chiều dài suối (km) Độ dốc lòng suối (%) Độ dốc sườn núi (%) Mức độ che phủ (%) Lưu lượng trung bình (m3/s) Lưu lượng lớn nhất (m3/s) 1 Ô Thum 3.61 2.88 7.90 22.6 27.5 0.482 3.97 2 Soài So 1.46 2.25 35.0 17.5 25.0 0.108 1.56 3 An Hảo 6.31 4.25 6.70 14.5 35.5 0.812 2.39 4 Suối Tiên 3.12 3.62 10.5 12.9 27.5 0.333 5.23 5 Ô Tức Xa 2.80 4.00 27.5 15.0 25.0 0.391 4.23 6 Tà Sóc 4.00 2.50 6.40 18.8 55.0 0.428 3.06 7 Suối Vàng 2.44 2.00 8.00 17.0 55.0 0.218 0.69 8 Khe Đá 1.62 2.50 11.1 15.5 45.0 0.199 2.07 1.2.5. Khí hậu: - Điều kiện địa lý: An Giang nằm gần với xích đạo, nên thời gian mặt trời chiếu sáng dài, khoảng cách giữa hai lần mặt trời đi qua đỉnh đầu xa nhau, nên các quá trình diễn biến của nhiệt 16 độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo, mà cụ thể là mỗi năm các
Luận văn liên quan