Luận văn Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương

Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta nhưng để chăn nuôi lợn phát triển tốt hơn theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm, các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư chăn nuôi theo hướng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp. Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng tiêu chảy cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo cung cấp con giống có chất lượng tốt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về hội chứng tiêu chảy ở lợn con và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực sự đem lại kết quả mong muốn. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương”.

doc61 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta nhưng để chăn nuôi lợn phát triển tốt hơn theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm, các địa phương đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư chăn nuôi theo hướng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp. Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản là bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra hầu như quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo vệ sinh; lợn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress, lợn con sinh ra không được bú sữa kịp thời hoặc do sữa đầu của mẹ thiếu không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây còi cọc chậm lớn ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng tăng trọng của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng tiêu chảy cho lợn con góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản, đảm bảo cung cấp con giống có chất lượng tốt. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước về hội chứng tiêu chảy ở lợn con và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do tiêu chảy gây ra ở lợn con theo mẹ. Tuy nhiên sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân, đặc điểm cơ thể gia súc non… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thực sự đem lại kết quả mong muốn. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi lợn. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương”. 1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI - Tìm hiểu quy trình chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương. - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn theo mẹ. - Ứng dụng một số phác đồ điều trị tiêu chảy ở lợn con theo mẹ. Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH LỢN CON PHÂN TRẮNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Bệnh phân trắng lợn con rất hay gặp trong chăn nuôi lợn. Bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi, làm giảm tăng trọng, lợn con dễ bị suy kiệt và chết. 2.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con. Theo Purvis G.M. và cộng sự (1985) cho rằng phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn. Niconxki V.V. (1971) đã nhấn mạnh “Khi cơ thể gia súc non bị lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm số lượng bạch cầu và tác dụng thực bào, giảm khả năng diệt trùng của máu do đó gia súc dễ bị vi khuẩn tấn công”. Năm 1992, Fairbrother J.M và cộng sự cho biết độc tố Enterotoxin do E.coli sinh ra Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn sơ sinh từ 1 – 4 ngày tuổi. Năm 1972, Mouwen đã kết luận niêm mạc ruột non của lợn có sự biến đổi lớn trong trường hợp lợn con ỉa phân trắng do Rotavirus. Akita và cộng sự (1993) đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. 2.1.2. Những nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam Bệnh phân trắng lợn con ở nước ta đã được nghiên cứu từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi tập trung (trại chăn nuôi và các nông trường quốc doanh). Năm 1993, Lê Văn Tạo và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vacxin chết dưới dạng cho uống. Vacxin dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tục trong 3- 5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30- 35% so với đối chứng. Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) thì bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỷ lệ mắc bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới 30- 45% (Nguyễn Như Thanh, 1997). Lý Thị Liên Khai (2001) đã phân lập và xác định độc tố ruột của các chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con. Tác giả cho rằng các chủng K88 sinh độc tố ruột LT và ST; K99 và 987P sinh độc tố ruột ST, độc tố ruột ST trở nên rất độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu chảy cho lợn con đang bú mẹ, phổ biến ở 1 đến 2 tuần tuổi. Theo Đỗ Ngọc Thuý và Cù Hữu Phú (2002), các chủng Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây bệnh cho lợn con ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam thuộc về 5 tổ hợp các yếu tố gây bệnh và 5 nhóm serotyp kháng nguyên O (O149: K91, O8: G7, O8, O101, O64). Trong đó chủng O149: K91 mang các yếu tố gây bệnh F4/STa/STb/LT là chủng phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa. Trần Thị Hạnh và Đặng Xuân Bình (2002) công bố lợn con theo mẹ đều phân lập được E.coli và Cl.perfigens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong đó sự có mặt của E.coli luôn chiếm một tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm khí Cl.perfingens chỉ được phát hiện ở gan, và ruột non với một tỷ lệ khá cao. Khi sử dụng các sinh phẩm E.coli-sữa, Cl.perfrigfens-toxoit trong quy trình phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con, kết quả thu được bước đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả khá rõ rệt: đã giảm được số lợn con bị mắc bệnh (28,12% so với 55,5%), số ngày điều trị cho mỗi lợn bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống còn 1,8 ngày và khống chế được tỷ lệ lợn con chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đối chứng). Ngoài ra, các sinh phẩm còn cho thấy hiệu quả kinh tế khi khối lượng bình quân lúc cai sữa của lợn con được nâng lên 0,46 kg/con và 1,37 kg/con so với đối chứng. Đoàn Thị Kim Dung (2003) dùng Apramycin hoặc Apramycin phối hợp với Bioseptin có tác dụng tốt nhất đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con (dùng riêng khỏi 80%, dùng phối hợp khỏi 98%). Bên cạnh đó các phác đồ điều trị đều không thể thiếu được việc bổ sung các chất điện giải cho lợn bệnh vì nó nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị. Theo tác giả Đinh Xuân Phát và cộng sự (2005),việc dùng kháng thể chiết tác từ lỏng đỏ trứng đã khống chế bệnh cho hiệu quả cao. Sau khi chế tạo thành công kháng thể E.coli dạng bột từ lòng đỏ trứng gà đã được miễn dịch các chủng K88; K99; 987P. Trịnh Quang Tuyên (2005) qua nghiên cứu cho rằng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình hình dịch bệnh của đàn lợn. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến 44,1%, Staphylococcus spp từ 29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp từ 24,3% đến 41,3%, giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON 2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con Lợn con mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, sau khi cai sữa cơ thể lợn trải qua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái, cấu tạo và sinh lý của ống tiêu hoá để thích ứng với điều kiện mới. Sau khi sinh ra, ở lợn con chức năng tiêu hoá của dạ dày còn hạn chế, dễ gây rối loạn trao đổi chất mà hậu quả là rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy, còi cọc, thiếu máu và chậm lớn. Lợn con trước 1 tháng tuổi có hàm lượng HCl tự do trong dạ dày rất ít, giai đoạn này gọi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên giúp cơ thể thẩm thấu được các kháng thể miễn dịch trong sữa đầu của lợn mẹ. Dịch vị không có hoạt tính phân giải protein mà chỉ có hoạt tính làm vón sữa đầu, albumin và globulin được chuyển xuống ruột để vào máu. Tuy nhiên, lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCl ở dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1986). Vì vậy, việc tập cho lợn con ăn sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl, giúp hoạt hoá hoạt động tiết dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Sau 20 ngày lượng sữa mẹ giảm dần trong khi nhu cầu của lợn con tăng lên. Vì vậy, lợn con rất dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Để khắc phục tình trạng này cần tập cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, có tác dụng kích thích tăng tiết dịch, tăng hàm lượng HCl và men tiêu hóa; sự phát triển của dạ dày và ruột để đáp ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa. 2.2.2. Đặc điểm thích ứng của lợn con Sự thích ứng của lợn con khi thay đổi môi trường sống là rất kém. Đặc biệt ở giai đoạn lợn con chuyển từ môi trường sống trong bụng mẹ ra môi trường bên ngoài, từ nuôi dưỡng qua sữa mẹ đến chế độ tập ăn sớm. Hơn nữa, sự thành thục và thiếu hoàn chỉnh về chức năng của các cơ quan nội tạng, nhất là bộ máy tiêu hoá, liên quan mật thiết đến sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi hoặc có hại trong ruột và sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Quá trình tuần hoàn chuyển từ tuần hoàn máu qua nhau thai sang tuần hoàn nhờ tim phổi, toàn bộ máu ở mạch máu rốn qua gan. Sự cân bằng nhiệt của lợn con cũng phải tự thiết lập để thích ứng với môi trường bên ngoài, không thể nhờ vào cân bằng nhiệt lượng của cơ thể mẹ như trong giai đoạn bào thai. Quá trình chuyển hoá, cân bằng năng lượng từ giai đoạn bào thai sang giai đoạn sau khi sinh rất chậm, chưa thích nghi ngay nên dễ bị tác động bởi môi trường. Nhờ quá trình oxy hoá mô mỡ nên lợn con điều chỉnh được thân nhiệt. Khả năng điều chỉnh thân nhiệt khác nhau ở lợn con là do mức độ phát triển khác nhau của mô mỡ ở từng cá thể, từng loại gia súc (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1986). Lợn con có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Axit amin là nguyên liệu chủ yếu cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất nhanh, trong vòng 10 đến 14 ngày, thể trọng tăng gấp 1,3 lần; sau 2 tháng tuổi khối lượng lợn con có thể tăng 14 đến 15 lần so với sơ sinh. Nếu sữa mẹ không đảm bảo đủ chất lượng, trong khẩu phần ăn thiếu đạm, sự sinh trưởng của cơ thể sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, khả năng chống đỡ bệnh tật rất kém nên cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. 2.2.3. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn con Ở gia súc trưởng thành, trong đường ruột có hệ vi sinh vật có lợi thường trực cộng sinh có khả năng khống chế sự xâm nhập và nhân lên của các loài vi sinh vật khác lạ từ môi trường bên ngoài, đồng thời tham gia vào quá trình tiêu hoá hấp thu. Trong đường ruột của gia súc non, hệ vi sinh có lợi - vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn gây bệnh chưa hình thành, chức năng tiêu hoá chưa thành thục, môi trường sống, điều kiện ngoại cảnh, chăm sóc không tốt đều là những stress đối với gia súc non. Khi chuyển từ bào thai sang nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và chế độ tập ăn, tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài và nhất là điều kiện không vệ sinh, vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây bệnh đường ruột cho gia súc non, có thể ở dạng cấp tính hay mãn tính. Ở trạng thái sinh lý bình thường, giữa cơ thể vật chủ và hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá cũng như giữa các loài vi sinh vật trong khu hệ vi sinh vật với nhau luôn luôn ở trạng thái cân bằng, sự cân bằng này là cần thiết cho sức khoẻ của vật chủ. Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn, bao gồm các trực khuẩn gram âm sống trong ống tiêu hoá của người và động vật. Chúng có thể gây bệnh hoặc không gây bệnh, hiếu khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, bao gồm vi khuẩn sinh axit lactic, vi khuẩn bifidium, một số loại cầu khuẩn đường ruột có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khẩn Salmonella, Proteus vulgaris và các loại vi khuẩn sinh thối rữa, vi khuẩn Lactobacillus, Bacilus subtilis. Ở gia súc sơ sinh, chưa hình thành hoặc hình thành không ổn định hệ vi sinh vật có lợi này, có nghĩa là chưa có vi khuẩn ức chế và tiêu diệt sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá. Hệ vi sinh vật có hại hay gặp trong đường ruột là vi khuẩn Salmonella spp, E.coli, một số chủng Clostridium spp, Shigella. Cho đến nay nhiều công bố nghiên cứu khoa học đã cho biết nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc non gồm 3 loại chính là E.coli, Salmonella spp, Clostridium perfrigens. Trong hệ vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn E.coli là phổ biến nhất và chúng xuất hiện sớm trong đường ruột của người, động vật sơ sinh, thường ở phần sau của ruột, đôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể (Nguyễn Như Thanh, 2001). Clostridium perfrigens typ C gây bệnh viêm ruột hoại tử cho lợn ở lứa tuổi 1 đến 14 ngày tuổi, đặc biệt xảy ra trầm trọng ở 1 đến 7 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao (50%), bệnh lây nhiễm qua phân. Tiêu chảy ở lợn con do Salmonella cholerasuis gây ra thường thể hiện ở 2 dạng là bại huyết và thần kinh. Khi mổ khám chúng ta thấy có hiện tượng viêm ruột hoại tử có xuất huyết ở ruột, màng treo ruột, viêm màng ruột, đoạn trước trực tràng phình to. 2.2.4. Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con Khả năng miễn dịch của cơ thể là khả năng phản ứng của cơ thể đối với các chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể. Các chất lạ có thể là mầm bệnh, các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc non tương đối dễ do các cơ quan bảo vệ cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh. Trong hệ thống tiêu hoá của lợn con lượng enzym tiêu hoá và lượng HCl tiết ra chưa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hoá, gây rối loạn trao đổi chất, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng kém. Do vậy, các mầm bệnh như E.coli, Salmonella… dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá và gây bệnh. Ở lợn con, các yếu tố miễn dịch như bổ thể, profecdin và lysozim được tổng hợp còn ít, khả năng thực bào kém. Vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần thiết do trong sữa đầu có rất nhiều globulin miễn dịch, bảo vệ cơ thể lợn con chống lại mầm bệnh. Hai giờ sau khi đẻ, lợn con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều globulin từ sữa đầu vào máu trong thời gian 24- 36 giờ, nhờ đó có đủ kháng thể trong 5 tuần đầu tiên (Trương Lăng, 2007). Tuy nhiên còn một yếu tố quan trọng nữa là sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột gia súc non có những đặc thù riêng. Việc cân bằng khu hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột nhằm khắc phục, hạn chế sự loạn khuẩn trong quá trình phát triển và trưởng thành của cơ thể lợn con là rất quan trọng. Sử dụng chế phẩm sinh học để phòng và trị tiêu chảy cho lợn con là rất cần thiết. 2.3. BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON Ở nước ta bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa đông xuân, nhất là sau những trận mưa lớn, những ngày có độ ẩm cao và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ở các trại chăn nuôi tập trung bệnh xảy ra rất nhiều, mặc dù đã thực hiện tốt các khâu về chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn con, lợn mẹ nhưng bệnh vẫn xảy ra lúc lẻ tẻ, lúc ồ ạt gây thiệt hại kinh tế. 2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh phân trắng lợn con đã và đang được rất nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra những nhận định về nguyên nhân theo nhiều hướng khác nhau song tập trung vào 2 hướng: - Quan điểm thứ nhất cho rằng bệnh phân trắng lợn con không phải bệnh nhiễm trùng mà là chứng khó tiêu, hậu quả của các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết khí hậu, chất lượng sữa mẹ, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng lợn con, lợn mẹ kém…gây nên. - Quan điểm thứ 2 cho là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá, chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây ra. Gần đây nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan đến hàng loạt các yếu tố. Do đó việc phân chia nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ để có biện pháp điều trị hiệu quả. Yếu tố ngoại cảnh Trong điều kiện sinh lý bình thường có sự cân bằng giữa sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, thì cân bằng này mất đi, làm cho cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý. Khi còn nằm trong bụng mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai do thân nhiệt của cơ thể mẹ quy định. Sau khi sinh ra cơ thể lợn con chưa thể bù đắp được lượng nhiệt mất đi do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Lúc này, các yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và tiến triển. Trong những yếu tố về khí hậu thì yếu tố về nhiệt độ ẩm là quan trọng nhất. Nhiệt độ 28oC- 30oC, độ ẩm từ 75%- 85% là thích hợp cho lợn con. Vì vậy vào những tháng giao mùa, tháng mưa nhiều, độ ẩm cao 86%- 90%, nhiệt độ thay đổi thất thường lợn con sẽ mắc bệnh nhiều, có khi tỷ lệ bệnh phân trắng lợn con trong đàn 90% - 100% (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, 1986). Nhiều tác giả cho rằng nguyên nhân của bệnh phân trắng lợn con không có tính đặc hiệu nhưng mang tính tổng hợp, trong đó các yếu tố lạnh, ẩm được đánh giá là yếu tố hàng đầu của bệnh. Lạnh, ẩm làm hệ thống điều hoà bị rối loạn, dẫn đến rối loạn trao đổi chất của các cơ quan, các mô bào, các tế bào của cơ thể, làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn có sẵn trong đường ruột hay từ ngoài vào có cơ hội phát triển tăng nhanh về số lượng và tăng cường độc lực gây bệnh. Mặt khác, ở gia súc non các men tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, đặc biệt trong dịch vị chưa có đủ lượng HCl tự do nên không hoạt hoá được men pepsin. Vì vậy mà không tiêu hoá được hết sữa mẹ trong khi sữa mẹ là môi trường phát triển tốt của nhiều loại vi khuẩn (Sử An Ninh, 1993). Do vi khuẩn Vi khuẩn E.coli Vai trò của vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn con đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhưng trong đó vi khuẩn E.coli là nguyên nhân quan trọng nhất trong hội chứng tiêu chảy của lợn con mới sinh và sau cai sữa (Biehl và cộng sự, 1986). E.coli là một loại trực khuẩn đường ruột sống ở ruột già, chỉ một vài giờ sau khi sinh và tồn tại đến khi con vật chết. Theo Nguyễn Như Thanh (2001), thì bệnh lợn con phân trắng là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc biệt là viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Hầu hết E.coli gây bệnh cho ký chủ nhờ yếu tố bám dính và độc tố đường ruột. E.coli bám dính vào niêm mạc ruột rồi sản sinh độc tố đường ruột. Các chủng E.coli gây bệnh đều sản sinh ra một hay nhiều kháng nguyên bám dính, chúng nằm trên Fibriae- một cấu trúc giống sợi lông, xuất phát từ một đĩa giống trong màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn. Chính các yếu tố bám dính cùng với các độc tố đường ruột đã gây quá trình sinh bệnh đặc trưng của E.coli. Lê Văn Tạo và cộng sự (1995) đã phân lập được các chủng E.coli gây bệnh phân trắng cho lợn con và đã chọn được 7 chủng E.coli mang các yếu tố gây bệnh như K88, Enterotoxin, Hly và R để chế tạo vacxin. Vacxin này rất an toàn (100%) và hiệu lực bảo hộ so với đối chứng đạt 40% đến 59% trên động vật thí nghiệm. Vi khuẩn Salmonella Salmonella có mặt trong thức ăn, nước uống, môi trường thiên nhiên và trong cơ thể động vật, có khả năng gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Salmonella cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con vì vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh phó thương hàn ở lợn bao gồm Salmonelle cholera suis (chủng kunzendorf) và Salmonella typhysuis (chủng Voldagsen) (Nguyễn Như Thanh, 2001). Ngoài Salmonella cholera suis gây bệnh phó thương hàn cho lợn, trong một số trường hợp còn gặp Slmonella enteritidis và Salmonella dublin ở lợn con đang bú sữa (Reynolda và cộng sự, 1967). Vi khuẩn Clostridium perfrigens Một trong những nguyên nhân quan trọng khác đóng vai trò kế phát gây bệnh là vi khuẩn yếm khí Cl.perfrigens hình thành độc tố gây dung huyết, gây hoại tử tổ chức phần mềm và gây chết. Vi khuẩn có khả năng gây ra các chứng nhiễm độc, viêm ruột xuất huyết trầm trọng ở lợn con. Các chủng Cl.perfrigens sản sinh ra nhiều độc tố và enzym khác nhau, mỗi chủng có những đặc điểm riêng trong việc sản sinh r
Luận văn liên quan