Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn ñề ưu tiên
hàng ñầu ở nhiều quốc gia. Bởi, tình hình ngộ ñộc thực phẩm ngày càng gia tăng
ñã gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ của
cộng ñồng, tác hại lâu dài, làm ảnh hưởng ñến các mối quan hệ quốc tế. Số liệu
thống kê 6 tháng ñầu năm 2010, toàn quốc ñã xẩy ra 67 vụ ngộ ñộc thực phẩm
làm 2,6 ngàn trường hợp ngộ ñộc, trong ñó 27 người tử vong [44].
Thịt lợn là thức ăn chiếm phần lớn trong tổng lượng thức ăn có nguồn
gốc từ ñộng vật của con người. Ngoài ra, thịt lợn còn là thức ăn truyền thống và
hợp khẩu vị của phần lớn các dân cư, dân tộc, các quốc gia trên thế giới, trong ñó
có Việt Nam. Vì vậy, thịt lợn không ñảm bảo an toànvệ sinh thực phẩm là một
trong những nguy cơ tổn hại rất lớn ñến sức khỏe cộng ñồng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm ñối với thịt
lợn, trong ñó vấn ñề về tồn dư KS và Borax là một vấn ñề nan giải và ñáng báo
ñộng. Có thể xem ñây là một trong những “sát thủ” vô hình ñang từng ngày,
từng giờ làm tổn hại sức khỏe của người tiêu dùng.
Qua nhiều nghiên cứu, người ta ñã ghi nhận những ảnh hưởng xấu của tồn
dư KS trong sản phẩm chăn nuôi: Làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh vật
ñường ruột, gây hiện tượng quen thuốc của vi sinh vật gây bệnh, làm nẩy sinh
hiện tượng kháng KS .; Làm ảnh hưởng ñến kỹ thuậtchế biến và bảo quản sản
phẩm; Làm tăng chi phí trong chăn nuôi; Làm giảm hiệu quả sử dụng KS; Ảnh
hưởng trực tiếp ñến sức khỏe người tiêu dùng: gây dị ứng, nguy cơ gây quái thai,
gây ung thư, gây ngộ ñộc thức ăn và còn là vấn ñề ñạo ñức xã hội . mà nhiều
nhà khoa học ñã cảnh báo và ñược dư luận xã hội rấtquan tâm.
86 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh và Borax trên thịt lợn tại huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
VÕ THỊ THU HOA
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG CHĂN NUÔI LỢN, DƯ LƯỢNG KHÁNG
SINH VÀ BORAX TRÊN THỊT LỢN TẠI
HUYỆN EA H’LEO – TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành Thú y
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
VÕ THỊ THU HOA
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG CHĂN NUÔI LỢN, DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH
VÀ BORAX TRÊN THỊT LỢN TẠI
HUYỆN EA H’LEO – TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành Thú y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Oanh
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Người cam đoan
Võ Thị Thu Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp. Xin cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến :
- Cô giáo, TS. Nguyễn Thị Oanh – Người đã luôn quan tâm giúp đỡ, tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
- Tập thể thầy cô giáo và cán bộ phòng Đào tạo Sau Đại học, khoa Chăn
Nuôi Thú y, Bộ môn Cơ sở thú y- Trường Đại học Tây Nguyên.
- Tập thể cán bộ: Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú
y, phòng Thống kê, cùng tập thể cán bộ các xã, thôn/buôn và các hộ buôn bán và
chăn nuôi lợn trên toàn địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.
- Tập thể cán bộ, Kỹ thuật viên phân tích của Trung tâm Kiểm tra An toàn
Vệ sinh thực phẩm miền Trung thuộc viện Pasteur Nha Trang.
- Tập thể cán bộ khoa Nông – Lâm – Thú y - Trường Cao đẳng nghề
Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Võ Thị Thu Hoa
iii
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Chữ viết tắt ........................................................................................................ vi
Danh mục các bảng ........................................................................................... vii
Danh mục các biểu đồ ....................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ........................................................................... 3
1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước ........................................................ 3
1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Đắk Lắk ...................................................... 3
1.2. Kháng sinh ................................................................................................ 3
1.2.1. Định nghĩa kháng sinh ............................................................................ 3
1.2.2. Phân loại kháng sinh ............................................................................... 6
1.2.3. Cơ chế tác dụng của kháng sinh .............................................................. 11
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực kháng sinh khi sử dụng ................... 11
1.2.5. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong trị liệu ......................................... 14
1.2.6. Chiến lược sử dụng kháng sinh ............................................................... 14
1.2.7. Tình hình kinh doanh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại
Việt Nam .................................................................................................... 16
1.3. Borax ........................................................................................................ 17
1.3.1. Đặc điểm của Borax ................................................................................ 17
1.3.2. Tình hình sử dụng Borax trong các sản phẩm từ thịt .............................. 18
1.4. Ảnh hưởng của tồn dư KS và Borax đối với đời sống con người ....... 18
1.5. Những nguyên nhân chính gây tồn dư KS và Borax trong thịt ........... 20
MỤC LỤC Trang
iv
1.5.1. Những nguyên nhân gây tồn dư KS trong thịt ........................................ 20
1.5.2. Những nguyên nhân gây tồn dư Borax trong thịt .................................... 21
1.6. Giới hạn cho phép tối đa dư lượng Borax và KS trong thịt ................ 21
1.6.1. Giới hạn cho phép tối đa dư lượng KS trong thịt ........................... 21
1.6.2. Giới hạn cho phép tối đa dư lượng Borax trong thịt ....................... 22
1.7. Tình hình nghiên cứu về sự tồn dư KS và Borax trong thịt lợn tại
Việt Nam ................................................................................................... 22
1.7.1. Tình hình nghiên cứu về sự tồn dư KS trong thịt lợn ....................... 22
1.7.2. Tình hình nghiên cứu về sự tồn dư Borax trong thịt lợn ......................... 24
1.8. Các phương pháp phân tích tồn dư kháng sinh và Boax trong thịt ... 24
1.8.1. Các phương pháp phân tích tồn dư kháng sinh trong thịt ....................... 24
1.8.2. Các phương pháp phân tích tồn dư Borax trong thịt .............................. 27
Chương II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 29
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 33
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
3.1. Tình hình chăn nuôi lợn của huyện Ea H’leo ........................................ 35
3.1.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi lợn của huyện Ea H’leo từ năm
2007-2009 ................................................................................................. 35
3.1.2. Số lượng lợn, loại lợn và cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa bàn nghiên cứu .... 36
3.1.3. Thức ăn, chuồng nuôi và phương thức chăn nuôi lợn tại địa bàn
nghiên cứu ..............................................................................................
38
3.1.4. Các biện pháp phòng bệnh cho lợn ................. ...................................... 40
3.1.5. Các bệnh thường xẩy ra trên lợn nuôi tại địa địa bàn nghiên cứu .......... 43
v
3.1.6. Phương pháp điều trị bệnh cho lợn ...................................................... 45
3.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng
sinh trong chăn nuôi lợn ......................................................................... 45
3.2.1. Tỉ lệ các hộ có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn ......................... 46
3.2.2. Mục đích sử dụng kháng sinh và phương pháp lựa chọn kháng sinh sử
dụng trong điều trị và trong chăn nuôi lợn ............................................. 47
3.2.3. Đường cung cấp và thời gian ngưng sử dụng kháng sinh trước khi giết
mổ ........................................................................................................... 48
3.2.4. Các chế phẩm chứa kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn ........ 50
3.3. Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh trong thịt lợn ..................................... 56
3.4. Kết quả kiểm tra tồn dư Borax trong thịt lợn ............................................. 58
3.5. Đề xuất các biện pháp hạn chế tồn dư kháng sinh và Borax trong thịt lợn
tại địa bàn huyện Ea H’leo ......................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 66
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 70
PHỤ LỤC 1: Số lượng mẫu cần kiểm tra kháng sinh và Borax ....................... 70
PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra .............................................................................. 71
PHỤ LỤC 3 ....................................................................................................... 74
Phương pháp phân tích Borax ........................................................................... 74
Phương pháp phân tích Tetracycline trong thịt ................................................. 78
Kết quả phân tích dư lượng Tetracycline trong thịt lợn tại địa bàn nghiên cứu 83
Kết quả phân tích dư lượng Borax trong thịt lợn tại địa bàn nghiên cứu ......... 85
vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- AOAC: Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống
- LMLM: Lở mồm long móng
- HPLC: Sắc ký lỏng cao áp
- KS: Kháng sinh
- PTH: Phó thương hàn
- THT: Tụ huyết trùng
- TTKTVSTYTWII: Trung tâm Kiểm tra Vệ sinh Thú y Trung ương 2
vii
Bảng 1.1. Phổ khuẩn của một số loại KS ......................................................... 10
Bảng 1.2. Thời gian ngưng sử dụng KS trước khi hạ thịt đối với lợn .............. 15
Bảng 1.3. Những KS bị cấm sử dụng và KS hạn chế sử dụng ......................... 17
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thịt tươi.................. 21
Bảng 1.5. Giới hạn tối đa của một số KS trong thịt.......................................... 21
Bảng 1.6. Giới hạn tồn dư KS trong thịt lợn (Quyết định số 46/2007/QĐ-
BYT- ký 19/12/ 2007)...................................................................................... 22
Bảng 3.1. Diện tích và dân số của huyện Ea H’leo năm 2009 .......................... 35
Bảng 3.2. Số lượng và cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa bàn nghiên cứu .................. 36
Bảng 3.3. Thức ăn, chuồng và phương thức chăn nuôi lợn tại các địa bàn
nghiên cứu ...................................................................................... 38
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn ...................... 41
Bảng 3.5. Các bệnh thường xảy ra trên lợn nuôi tại địa bàn nghiên cứu
......... 43
Bảng 3.6. Cơ sở điều trị bệnh cho lợn nuôi ..................................................... 45
Bảng 3.7. Tỉ lệ hộ nuôi lợn có sử dụng kháng sinh .......................................... 46
Bảng 3.8. Mục đích sử dụng KS và cơ sở lựa chọn KS trong chăn nuôi lợn
tại địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 47
Bảng 3.9. Đường cung cấp kháng sinh cho lợn ................................................ 48
Bảng 3.10. Thời gian ngưng sử dụng kháng sinh trước khi giết mổ lợn ......... 49
Bảng 3.11. Các chế phẩm có chứa kháng sinh được sử dụng trong nuôi lợn ... 50
Bảng 3.12. Các loại kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại địa bàn 52
Bảng 3.13. Các nhóm KS được sử dụng trong chăn nuôi lợn tại địa bàn
......... 54
Bảng 3.14. Kết quả phân tích tồn dư Tetracycline trong thịt lợn tại địa bàn .... 56
Bảng 3.15. Kết quả kiểm tra Borax của các mẫu thịt lấy tại nơi giết mổ ......... 58
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra Borax của các mẫu thịt lấy tại các quầy bán
lẻ ở các chợ trung tâm 59
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
viii
............................................................................
Bảng 3.17. Các nguyên nhân chủ yếu gây tồn dư KS trong thịt lợn tại địa
bàn 61
Bảng 3.18. Nhận thức của người dân về hàn the (Borax)
................................ 62
Đồ thị 3.1. Sản lượng và số lượng lợn nuôi tại huyện Ea H’leo giai đoạn năm
2003 – 2009................................................................................ 35
Hình 3.1. Lợn đực giống Landrace (giống nhập nội) ....................................... 37
Hình 3.2. Lợn nái giống nội .............................................................................. 37
Hình 3.3. Chuồng lợn xây bằng xi-măng .......................................................... 40
Hình 3.4. Chuồng lợn làm bằng gỗ.................................................................... 40
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ (%) bệnh thường xảy ra và kết quả tiêm Vaccin ................ 44
Biểu đồ 3.2. So sánh tỉ lệ sử dụng các nhóm kháng sinh ................................. 55
Hình 3.5. Hình phụ lục 1 .................................................................................. 70
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Trang
ix
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề ưu tiên
hàng đầu ở nhiều quốc gia. Bởi, tình hình ngộ độc thực phẩm ngày càng gia tăng
đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của
cộng đồng, tác hại lâu dài, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế. Số liệu
thống kê 6 tháng đầu năm 2010, toàn quốc đã xẩy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm
làm 2,6 ngàn trường hợp ngộ độc, trong đó 27 người tử vong [44].
Thịt lợn là thức ăn chiếm phần lớn trong tổng lượng thức ăn có nguồn
gốc từ động vật của con người. Ngoài ra, thịt lợn còn là thức ăn truyền thống và
hợp khẩu vị của phần lớn các dân cư, dân tộc, các quốc gia trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. Vì vậy, thịt lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là một
trong những nguy cơ tổn hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt
lợn, trong đó vấn đề về tồn dư KS và Borax là một vấn đề nan giải và đáng báo
động. Có thể xem đây là một trong những “sát thủ” vô hình đang từng ngày,
từng giờ làm tổn hại sức khỏe của người tiêu dùng.
Qua nhiều nghiên cứu, người ta đã ghi nhận những ảnh hưởng xấu của tồn
dư KS trong sản phẩm chăn nuôi: Làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh vật
đường ruột, gây hiện tượng quen thuốc của vi sinh vật gây bệnh, làm nẩy sinh
hiện tượng kháng KS ...; Làm ảnh hưởng đến kỹ thuật chế biến và bảo quản sản
phẩm; Làm tăng chi phí trong chăn nuôi; Làm giảm hiệu quả sử dụng KS; Ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng: gây dị ứng, nguy cơ gây quái thai,
gây ung thư, gây ngộ độc thức ăn và còn là vấn đề đạo đức xã hội ... mà nhiều
nhà khoa học đã cảnh báo và được dư luận xã hội rất quan tâm.
Trong nhiều năm qua, vấn đề tồn dư KS và Borax trong sản phẩm chăn
nuôi đã được tiến hành nghiên cứu ở nhiều tỉnh thành trong nước nhưng vẫn
2
chưa được đầy đủ, đồng bộ. Năm 1999, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nước ta
được thành lập, hệ thống quản lý chuyên ngành thống nhất từ Trung ương đến
địa phương nhưng hoạt động chưa có hiệu quả; Hiện tượng ngộ độc thức ăn gia
tăng. Việc kiểm soát các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn rất bất cập. Trước
yêu cầu thách thức việc hội nhập WTO, để kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm
của hàng hóa xuất và nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu
dùng và cộng đồng ... nước ta đã công bố Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và sẽ
bắt đầu có hiệu lực vào ngày 7/11/2011.
Tại Đắk Lắk, vấn đề tồn dư KS và Borax trong thịt đã được một số tổ
chức, cá nhân quan tâm, nghiên cứu. Các kết quả đã cho thấy có tồn dư KS và
Borax trong thịt lợn và các sản phẩm từ thịt. Đa số các nghiên cứu trước được
triển khai ở những nơi dân cư đông đúc, trình độ dân trí và đời sống kinh tế cao
hơn so với mặt bằng khu vực, và kết quả chỉ dừng lại ở mức định tính. Cho đến
nay, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức và cụ thể nào về dư lượng KS và
Borax trên thịt lợn nuôi tại huyện Ea H’leo.
Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều
tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn, dư lượng kháng sinh
và Borax trên thịt lợn tại Huyện Ea H’leo- Tỉnh Đắk Lắk”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nắm được tình hình sử dụng KS trong chăn nuôi lợn tại Huyện Ea H’leo
- Xác định mức độ tồn dư KS trong thịt lợn tại các chợ trung tâm thuộc
huyện Ea H’leo.
- Xác định dư lượng Borax trong thịt lợn tại các chợ trung tâm thuộc
huyện Ea H’leo.
- Đề xuất biện pháp hạn chế tồn dư KS và borax trong thịt lợn tại các chợ
thuộc huyện Ea H’leo.
3
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN
1.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trong nước
Số liệu từ Cục thống kê Việt Nam: Tại thời điểm 01/10/2008; đàn lợn có
26,702 triệu con, tăng 0,5% so với 01/10/2007. Tại thời điểm 01/10/2009, đàn
lợn cả nước có 27,627 triệu con, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2008. Tại thời
điểm 01/04/2010, đàn lợn cả nước có 27,3 triệu con, tăng 3,1% so với cùng kỳ
năm trước. Tuy dịch “Tai xanh” xảy ra tại nhiều địa phương đã làm 150 nghìn
con lợn mắc bệnh, trong đó gần 66 nghìn con bị tiêu hủy nhưng những tháng đầu
năm 2010, sản lượng thịt lợn hơi đạt 1,79 triệu tấn, tăng 4,7% so với năm trước.
Tính đến ngày 27/6/2010, dịch bệnh “Tai xanh” trên lợn chưa qua 21 ngày còn ở
các tỉnh/thành phố: ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Cao Bằng và Sơn La [45].
1.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại Đắk Lắk
Tình hình chăn nuôi lợn tại Đắk Lắk từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm
2010 cũng theo xu hướng giảm chung của toàn quốc. Do ảnh hưởng của dịch
Cúm H1N1, dịch Lở mồm long móng, dịch Liên cầu khuẩn ... và đặc biệt tình
hình dịch “Tai xanh”; Thêm vào đó, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao... đã làm
cho số lượng và sản lượng lợn giảm, giá thịt lợn hơi giảm mạnh, nhất là vào thời
điểm dịch bệnh bùng phát. Đồng thời, do yếu tố tâm lý nên thịt lợn sau khi qua
dịch vẫn rất khó tiêu thụ...Người chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
Một số hộ nuôi cầm chừng, một số chủ trại chuyển dần sang hướng chăn nuôi
khác (Ví dụ chuyển sang nuôi gia cầm, nuôi thú rừng ...). Các hộ chăn nuôi
chuyên canh thì rất lo lắng về tình hình dịch bệnh xảy ra.
1.2. KHÁNG SINH
1.2.1. Định nghĩa kháng sinh
4
Từ năm 1889, Vuillemin đã đề cập đến vấn đề “Antibiosis” nghĩa là
chống lại sự sống của sinh vật – yếu tố kháng sinh.
Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc định nghĩa “Thuốc
kháng sinh”, “ Chất kháng sinh”. Qua từng thời kỳ, cùng theo sự phát triển của
khoa học, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ sinh học, hóa học, dược
học...Con người ngày càng nghiên cứu, chiết xuất, tổng hợp được nhiều loại
kháng sinh mới; đồng thời cũng phát hiện ngày càng rõ hơn về cấu trúc, đặc tính
lý – hóa, tính năng, tác dụng của chúng. Do đó việc định nghĩa và phân loại
“Thuốc kháng sinh”, “Các chất kháng sinh” là một vấn đề luôn được các nhà
khoa học quan tâm.
Năm 1928, Fleming đã nhận thấy trong môi trường nuôi cấy tụ cầu vàng
có lẫn nấm Penicillium notatum (Penicillium chrysogenum) có hiện tượng: các
lạc khuẩn gần nấm Penicillium notatum, đã không phát triển được.
Đến năm 1941, Florey và Chain đã nghiên cứu, chiết xuất, đưa Penicillin
vào điều trị, mở ra “ Kỷ nguyên kháng sinh” trong ngành dược học. Lúc này
Kháng sinh được coi là “những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có
khả năng kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật khác”. Tuy nhiên trước đó, vào
năm 1936, Sulfonamid đã được tìm thấy và sử dụng trong điều trị, nhưng được
gọi với tên là “Các chất hóa trị liệu kháng khuẩn” [30], [ Tr.186].
Năm 1942, KS được Waksman định nghĩa như sau: Kháng sinh -
“Antibiotics” là những chất được tạo bởi các vi sinh vật, nó chống lại sự phát
triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác ở một nồng độ nhỏ.
Về nghĩa thì “Antibiot