Luận văn Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của tập đoàn viễn thông quân đội

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được thành lập từ năm 1995, đến nay đã trở thành một trong hai doanh nghiệp chủ đạo trong ngành Viễn thông Việt Nam. Thực hiện chính sách điều tiết viễn thông nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tận dụng hiệu ứng mạng trong viễn thông, Chính phủ giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (DVVTCI) giai đoạn 2006÷2010 cho các doanh nghiệp viễn thông (DNVT), trong đó có Viettel. Đến nay hoạt động cung cấp DVVTCI của Viettel đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp phần không nhỏ vào hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông đến với người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, thì nhiệm vụ cung cấp DVVTCI tiếp tục được triển khai như Luật Viễn thông khẳng định.

pdf23 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của tập đoàn viễn thông quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- ĐINH PHƢỢNG LOAN ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ HÀ NỘI - 2010 2 MỞ ĐẦU Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được thành lập từ năm 1995, đến nay đã trở thành một trong hai doanh nghiệp chủ đạo trong ngành Viễn thông Việt Nam. Thực hiện chính sách điều tiết viễn thông nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tận dụng hiệu ứng mạng trong viễn thông, Chính phủ giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (DVVTCI) giai đoạn 2006÷2010 cho các doanh nghiệp viễn thông (DNVT), trong đó có Viettel. Đến nay hoạt động cung cấp DVVTCI của Viettel đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp phần không nhỏ vào hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông đến với người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Thực hiện đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, thì nhiệm vụ cung cấp DVVTCI tiếp tục được triển khai như Luật Viễn thông khẳng định. Để phát huy lợi thế về năng lực mạng lưới viễn thông, vừa đảm bảo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, vừa đảm bảo mục tiêu phục vụ xã hội, cộng đồng, các DNVT nói chung, Viettel nói riêng cần tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, đi đầu về DVVTCI giai đoạn 2011÷2015 theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, đề tài: “Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội” được lựa chọn nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ - chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Dựa trên hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về DVVTCI, cùng với việc đánh giá thực trạng cung cấp DVVTCI của Viettel giai đoạn 2006÷2010, luận văn nêu quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp phát triển, duy trì DVVTCI của Viettel giai đoạn 2011÷2015. Về kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ viễn thông công ích. Chương 1 của Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về DVVTCI: Khái nhiệm, nguồn gốc và bản chất của DVVTCI; đồng thời đưa ra quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển viễn thông, trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế. Nội dung chương 1 cũng đã làm rõ cơ sở thực tiễn thiết yếu của DVVT đối với đời sống xã hội, sự cần 3 thiết của chính sách về DVVTCI thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chương 1 cũng đã tóm tắt được một số kinh nghiệm quốc tế về hoạt động cung cấp DVVTCI của một số nước phát triển trên thế giới và khu vực, đồng thời rút ra bài học về hoạt động cung cấp DVVTCI. Kết quả chương 1 đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về DVVTCI giai đoạn 2006÷2010. Chƣơng 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của Viettel giai đoạn 2006 ÷ 2010. Chương 2 của Luận văn đã nêu tổng quan về Viettel và bước phát triển của Viettel trong hoạt động cung cấp DVVTCI ở Việt Nam; khái quát thực trạng cung cấp DVVTCI của Viettel giai đoạn 2006÷2010, trong đó phân tích thành tựu kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân; đồng thời rút ra bài học trong hoạt động cung cấp DVVTCI đối với Viettel. Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông công ích do Viettel cung cấp giai đoạn 2011÷2015. Chương 3 nêu rõ quan điểm phổ cập dịch vụ viễn thông giai đoạn 2011÷2015; nguyên tắc xây dựng chương trình cung cấp DVVTCI giai đoạn 2011÷2015; mục tiêu, định hướng phát triển giai đoạn 2011÷2015. Các giải pháp phát triển DVVTCI do Viettel cung cấp bao gồm: Giải pháp về qui hoạch phát triển mạng lưới; giải pháp về thể chế quản lý; giải pháp huy động nguồn lực; giải pháp về công nghệ. Một số giải pháp của Nhà nước: Khuyến khích phát triển dịch vụ và nội dung; hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế. Điều kiện thực hiện các giải pháp: Nâng cao nhận thức về DVVTCI; cơ cấu tổ chức quản lý; sự nỗ lực của toàn dân. Kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan quản lý Nhà nước; đối với Viettel. Sau đây là kết quả nghiên cứu từng chương: 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH 1.1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của DVVTCI 1.1.1. Khái niệm Dịch vụ công là những công việc phục vụ cộng đồng theo những nhu cầu thiết yếu, nhằm thoả mãn các yêu cầu cụ thể phát sinh trong quá trình quan hệ qua lại. Hiện nay, người ta chia dịch vụ công thành 2 loại chính là: Dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích. Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm: Dịch vụ viễn thông phổ cập nhằm phục vụ cộng đồng tạo điều kiện cho mọi người dân có thể sử dụng thông tin liên lạc phù hợp với điều kiện, khả năng của chính bản thân họ, gia đình họ, như điện thoại nội hạt, truy nhập Internet Dịch vụ viễn thông bắt buộc (DVVTBB) nhằm phục vụ cộng đồng trong từng trường hợp giải quyết những vấn đề “an toàn” cho cuộc sống chung như cứu hoả, cấp cứu sinh mệnh, cấp cứu xung đột trật tự xã hội, thiên tai 1.1.2. Nguồn gốc, bản chất kinh tế và phân loại hoạt động công ích - Nguồn gốc của hoạt động công ích: Nguồn gốc của hoạt động công ích bắt đầu từ không tự giác, xuất phát từ cái lợi riêng để tạo ra các vật dụng và điều kiện nào đó nhưng sản phẩm, dịch vụ đó lại có lợi không chỉ riêng ai, mọi người theo nhau, cùng nhau làm và cuối cùng, hoạt động tự giác của xã hội loài người có tiêu chuẩn nhất định. - Bản chất: Một là, hoạt động công ích do ý muốn chủ quan của Nhà nước, do Nhà nước quy định và hỗ trợ cho các hoạt động này nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hai là, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng người dân, vì lợi ích lâu dài của quốc gia. Ba là, hoạt động công ích là phạm trù quản lý Nhà nước về kinh tế, có sự giao thoa giữa kinh tế vĩ mô và vi mô. Việc quản lý hoạt động công ích là một trong các nội dung của chính sách điều tiết của Chính phủ đặc biệt là trong điều kiện hội nhập quốc tế, và đẩy mạnh thực thi các cam kết của WTO. - Phân loại: Xét về mục tiêu và ý nghĩa xã hội mà hoạt động công ích bao gồm: Nhóm thứ nhất gồm những hoạt động trực tiếp phục vụ hoạt 5 động của bộ máy nhà nước và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Những hoạt động này do tầm quan trọng của chúng nên Nhà nước độc quyền, chọn và giao cho doanh nghiệp thực hiện. Nhóm thứ hai bao gồm việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho nhân dân. Những dịch vụ này được xem như là những dịch vụ phổ cập của Nhà nước. - Sự cần thiết của DVVTCI: Với cách tiếp cận xã hội học, dịch vụ viễn thông (DVVT) cần phải được phổ cập bởi vì: trong xã hội, mặc dù điện thoại đã xuất hiện từ lâu và phát triển rất nhanh, nhưng do mục tiêu lợi nhuận nên hầu hết điện thoại được phát triển ở các vùng đô thị, các vùng tập trung dân cư và các vùng kinh tế phát triển, trong khi các vùng không đem lại lợi nhuận thì bị các nhà kinh doanh bỏ qua. Nhà nước cần sử dụng công cụ của mình để điều tiết sao cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước phải được phát triển một cách hài hoà. Nhà nước coi phổ cập dịch vụ điện thoại là trách nhiệm chung, trước hết là của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại. Trách nhiệm đó được thực hiện bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ điện thoại ở các vùng khó khăn; hoặc yêu cầu các doanh nghiệp phải đóng góp vào Quỹ phổ cập dịch vụ và Nhà nước dùng quỹ này để thuê một doanh nghiệp nào đó làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ phổ cập. Với cách tiếp cận kinh tế học, DVVT cần phải được phổ cập vì 2 lý do chính là hiệu ứng mạng lưới và tính chất của hàng hoá công cộng. Ở Việt Nam, việc phổ cập DVVT càng trở nên cần thiết khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và việc đi tắt, đón đầu được coi là chính sách phù hợp để rút ngắn, thu hẹp khoảng cách số và đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực viễn thông. - Vai trò của Nhà nước trong cung cấp DVVTCI: Đảm bảo các điều kiện pháp lý và duy trì các nghĩa vụ đối với xã hội nhằm đảm bảo việc cung cấp DVVTCI; đầu tư một phần hoặc toàn bộ nguồn lực tài chính để sản xuất hoặc hỗ trợ cuối cùng là cung cấp DVVTCI; đảm bảo các quan hệ tín dụng, quan hệ về xác định mức hỗ trợ cung cấp DVVTCI, nhờ đó sẽ tạo lập sự đảm bảo, ổn định trong việc cung cấp DVVTCI. 1.2. Quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về DVVTCI 1.2.1. Quan điểm, đƣờng lối của Đảng 6 Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc phát triển thông tin, truyền thông nông thôn. Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển viễn thông nông thôn đã được khẳng định và tiếp tục được nhấn mạnh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X. Đặc biệt Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011÷2020 sẽ trình tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: Hiện đại hoá bưu chính – viễn thông và hạ tầng công nghệ thông tin đủ sức đảm bảo nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, báo chí, Internet, xuất bản. Bảo đảm quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. 1.2.2. Chính sách của Nhà nƣớc Nhà nước khẳng định chính sách mở cửa thị trường của Việt Nam và đã có những chính sách nền tảng về cung cấp DVVTCI: Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông; Chiến lược phát triển viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Chính phủ; Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 theo Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ; “Chiến lược Cất cánh” - Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011÷2020; Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010. 1.2.3. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc và Bộ Thông tin – Truyền thông Nhà nước khẳng định cung cấp DVVTCI là một trong ba chính sách điều tiết của Chính phủ về viễn thông. Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về DVVTCI: Luật Doanh nghiệp; Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông (BCVT); Nghị định 160/NĐ-CP ngày 03/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Pháp lệnh BCVT về viễn thông; Quyết định 191/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (VTF); Luật Viễn thông ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/7/2010 thay thế Pháp lệnh BCVT; Quyết định 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cung cấp DVVTCI đến 7 năm 2010; Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Các quy định về điều hành cung cấp DVVTCI có Thông tư 110/2005/TT-BTC ngày 08/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ hạch toán thu nộp các khoản đóng góp vào VTF; QĐ số 186/2007/QĐ-TTg ngày 03/12/2007 về việc sửa đổi Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg; Thông tư 67/2006/TT-BTC ngày 18/7/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính của VTF. Để thực hiện chính sách của Nhà nước về DVVTCI, Bộ Thông tin – Truyền thông (TTTT) đã đưa ra phương hướng triển khai hoạt động cung cấp DVVTCI, và các văn bản cụ thể liên quan đến thực thi chính sách nêu trên lần lượt được ban hành. Từ nghiên cứu những văn bản pháp lý nêu trên rút ra 2 vấn đề như sau: Vấn đề 1: Việc tổ chức triển khai thực hiện hoạt động cung cấp DVVTCI: 1. Đảng, Nhà nước, Cơ quan thanh tra Nhà nước, Tư pháp,: Hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra các đường lối chính sách hoạt động; thực hiện giải quyết khiếu kiện, tranh chấp xảy ra nếu có, 2. Bộ TTTT: Là cơ quan chức năng của Chính phủ trực tiếp quản lý Nhà nước hoạt động cung cấp DVVTCI. Bộ Tài chính: quản lý Nhà nước về các cơ chế chính sách tài chính hoạt động công ích. Uỷ ban Nhân dân các tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông): quản lý Nhà nước tại địa phương về hoạt động cung cấp DVVTCI trên địa bàn tỉnh, thành phố. Bộ TTTT đặt hàng cung cấp DVVTCI cho các DNVT. 3. DNVT: Là đơn vị triển khai thực hiện cung cấp DVVTCI. 4. VTF: Là đơn vị cầu nối từ người dân tới DNVT với cơ quan quản lý Nhà nước, có chức năng hỗ trợ tài chính. Vấn đề 2: Hình thành và đồng bộ hoá các công cụ trong hoạt động cung cấp DVVTCI Bao gồm: Quy định phổ cập dịch vụ viễn thông; Quy định dịch vụ viễn thông bắt buộc; Quy định vùng công ích; Quy định đối tượng được hưởng 8 hỗ trợ công ích; Quy định nguồn vốn hỗ trợ công ích; Quy định phương thức quản lý hoạt động cung cấp DVVTCI (giao kế hoạch, đặt hàng, đấu thầu). Những quy định nêu trên là công cụ để các DNVT tiến hành các hoạt động cung cấp DVVTCI, từ khâu thực hiện kế hoạch Bộ TTTT giao đến khâu cung cấp DVVTCI cho khách hàng (người dân), hỗ trợ kinh phí và thanh toán kinh phí, đánh giá tổng kết công tác cung cấp DVVTCI hàng kỳ. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động cung cấp DVVTCI Hoạt động cung cấp DVVTCI được Chính phủ nhiều nước trên thế giới quan tâm, Quỹ DVVTCI đã được Chính phủ rất nhiều nước thành lập với mục tiêu phổ cập dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin như là một chỉ số phát triển quan trọng trong các chỉ số phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động cung cấp DVVTCI của một số nước phát triển trên thế giới và trong khu vực có thể rút ra bài học cho hoạt động cung cấp DVVTCI cho Việt Nam như sau: Thúc đẩy việc phát triển nội dung thông tin tại các điểm truy nhập tạo thói quen sử và thu hút người dân sử dụng DVVTCI; cân đối giữa công nghệ và nội dung phổ cập; các dự án cung cấp DVVTCI được nhìn nhận theo hình thái giá trị và tài chính; lựa chọn địa điểm xây dựng, lắp đặt thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp DVVTCI; cơ chế hợp lý để phổ biến và nâng cao được các hoạt động cũng như mức độ thuận tiện của các điểm truy nhập viễn thông công cộng. 9 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH CỦA VIETTEL GIAI ĐOẠN 2006÷2010 2.1. Tổng quan về Viettel và DVVTCI do Viettel cung cấp 2.1.1. Tổng quan về Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, được thành lập từ năm 1995 đến nay đã trở thành một trong hai doanh nghiệp chủ đạo trong ngành Viễn thông Việt Nam. Tính đến hết năm 2009, Viettel có 47,7 triệu thuê bao điện thoại hoạt động 2 chiều. Tập đoàn này hiện có 24.000 trạm BTS, trong đó 83% xã trên cả nước đã có trạm phát sóng và xây dựng được 100.000 km cáp quang phủ hết 100% huyện trên đất liền và 75% xã trên cả nước. Đây là năm thứ 5 Viettel phát triển nhanh. Bốn năm trước (2004-2008) phát triển trên 100%. Viettel đã đầu tư sang Campuchia và Lào, các thị trường Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Là DNVT trong nước đầu tiên được nhận được các giải thưởng quốc tế: Nhà cung cấp DVVT tốt nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương tại các nước đang phát triển (Frost & Sullivan); Nhà cung cấp DVVT tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển – WCA 2009 (Total Telecom); được tổ chức Wireless Intelligence xếp hạng 24/772 các nhà cung cấp DVVT trên toàn thế giới. 2.1.2. Bƣớc phát triển của Viettel trong hoạt động cung cấp DVVTCI ở Việt Nam Trong thời gian qua (2005÷2010), thực hiện chính sách của Nhà nước về DVVTCI, nhận thức rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình trong việc phổ cập DVVT tới những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, Viettel tuy là doanh nghiệp mới tham gia thị trường viễn thông, nhưng đã tích cực triển khai cung cấp DVVTCI. Là doanh nghiệp tham gia cung cấp DVVTCI muộn nhưng tốc độ phát triển thuê bao điện thoại cố định (ĐTCĐ) trong vùng viễn thông công ích (VTCI) mạnh nhất. 2.2. Đánh giá thực trạng cung cấp DVVTCI của Viettel giai đoạn 2006÷2010 2.2.1. Phƣơng pháp và tiêu chí đánh giá 10 2.2.1.1. Xét trên hệ thống cung cấp DVVTCI của cả nước: Việc đánh giá tình hình thực hiện cung cấp DVVTCI được thực hiện theo các tiêu chí Quyết định số 74 như sau: Mật độ điện thoại tại các vùng được cung cấp DVVTCI đạt trên 5 máy/100 dân (> 5%); 100% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập ĐTCC; 70% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập InCC; mọi người dân được miễn phí khi sử dụng các DVVTBB. Theo báo cáo sơ bộ số liệu thực hiện Chương trình 74 – VTF, cho đến tháng 6/2010: Mật độ ĐTCĐ bình quân tại vùng được hỗ trợ cung cấp DVVTCI đã được 16,8%, trong đó Viettel đạt được mật độ ĐTCĐ là 5,5% (thuê bao ĐTCĐ do Viettel cung cấp chiếm 32,5% tổng số thuê bao ĐTCĐ vùng viễn thông công ích). Mật độ thuê bao Internet bình quân tại vùng công ích đạt 0,5%, trong đó Viettel đạt được mật độ thuê bao Internet là 0,03% (thuê bao Internet do Viettel cung cấp chiếm 6,6% tổng số thuê bao Internet vùng công ích). Số xã có điểm truy nhập ĐTCC là 8.048/9.502 xã trên toàn quốc, đạt 85%; ước đến cuối năm 2010 riêng vùng được cung cấp DVVTCI có 5.013 điểm trong đó Viettel theo kế hoạch đến cuối năm 2010 có 291 điểm (VNPT là 4.722 điểm), chiếm khoảng 5,8% tổng số điểm truy nhập ĐTCC tại vùng công ích. Số xã có điểm truy nhập InCC là 4.147/9.502 xã trên toàn quốc, đạt 44%; ước đến cuối năm 2010 riêng vùng được cung cấp DVVTCI có 1.247 điểm truy nhập InCC, trong đó Viettel theo kế hoạch đến cuối năm 2010 có 151 điểm (VNPT là 1.043 điểm, EVN Telecom là 52 điểm), chiếm khoảng 12% tổng số điểm truy nhập InCC tại vùng công ích. Mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các DVVTBB. Căn cứ theo số liệu thống kê như trên, có thể nhận thấy Viettel tuy là doanh nghiệp mới tham gia cung cấp DVVTCI (5 năm kể từ năm 2005) nhưng có sự đóng góp vào hoạt động cung cấp DVVTCI lớn thứ hai sau VNPT, trong khi VNPT đã có truyền thống trên 60 năm thực hiện cung cấp DVVTCI. 2.2.1.2. Dưới góc độ thực hiện của Viettel: Dịch vụ phổ cập: Duy trì thuê bao ĐTCĐ có trên mạng; phát triển thuê bao ĐTCĐ của cá nhân, hộ gia đình (CN-HGĐ) và duy trì thuê bao ĐTCĐ của CN-HGĐ là những dịch vụ Viettel trú trọng và đẩy mạnh phát triển trong giai đoạn 2006÷2010. Sản lượng duy trì và phát triển thuê bao 11 ĐTCĐ của CN-HGĐ Viettel luôn thực hiện vượt kế hoạch và hợp đồng đặt hàng (HĐĐH). Tuy nhiên các dịch vụ khác (duy trì thuê bao Internet ADSL có trên mạng, duy trì trạm VSAT, phát triển và duy trì điểm truy nhập điện thoại công cộng (ĐTCC), điểm truy nhập Internet công cộng (InCC), phát triển thuê bao Internet ADSL của CH-HGĐ) Viettel thực hiện được rất thấp so với kế hoạch giao hoặc không hoàn thành so với hợp đồng đặt hàng (HĐĐH). Dịch vụ viễn thông bắt buộc: Giai đoạn 2006÷2010, Viettel thực hiện cung cấp DVVTBB trên phạm vi toàn quốc và được hưởng kinh phí hỗ trợ theo sản lượng thực hiện. 2.2.2. Đánh giá việc tổ chức triển khai hoạt động cung cấp DVVTCI Thứ nhất về việc tổ chức triển khai hoạt động VTCI của Viettel: Tại Viettel, việc tổ chức quản lý, triển khai hoạt động công ích có sự thay đổi về đầu mối làm việc tại các Phòng và chuyên viên quản lý qua các thời kỳ, và các chuyên viên đều là kiêm nhiệm, không chuyên trách. Tại các đơn vị thành viên (các chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố), việc tổ chức đều là kiêm nhiệm, không chuyên trách. Thứ hai, tình hình triển khai thực hiện hoạt động cung cấp DVVTCI: Sau các quyết định được Bộ TTTT ban hành, Viettel đã kịp thời nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn và hệ
Luận văn liên quan