1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp lãnh đạo mà còn là lực lượng đi đầu, trực tiếp thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, vấn đề xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về mọi mặt là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân.
Thái Nguyên là Thủ đô trong những năm nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp, là thành phố công nghiệp trong hiện tại. Đội ngũ công nhân Thái Nguyên là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam với những truyền thống bất khuất kiên cường. Trải qua gần một thế kỷ phát triển, đội ngũ công nhân Thái Nguyên không ngừng trưởng thành về nhiều mặt, có vai trò to lớn trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đội ngũ công nhân Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đó. Tuy nhiên, cũng như giai cấp công nhân cả nước, đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã và đang có biến động, bắt đầu bộc lộ những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế và yếu kém đòi hỏi phải từng bước khắc phục để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công hoá hiện đại hoá, thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên là việc làm vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách.
Do vậy, tôi chọn đề tài: "Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá" làm luận văn tốt nghiệp cao học với hy vọng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu vấn đề trên.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ, những phạm vi khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân là gì? thực trạng giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam; những giải pháp xây dựng giai cấp công nhân hiện nay.chẳng hạn như: "Đặc điểm và xu hướng biến đổi cơ cấu - giai cấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Đỗ Khánh Tặng - Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội, 1990). "Giai cấp công nhân Việt Nam vai trò xu thế biến động về cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (Bùi Đình Bôn - Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội, 1991). Kỷ yếu hội thảo: "Thực trạng giai cấp công nhân dưới tác động cơ thế thị trường" (Trung tâm nghiên cứu lý luận - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hà Nội, 1993). "Một số vấn đề giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam" (GS. Văn Tạo - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997). "Bác Hồ với giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". (PGS. TS Đỗ Quang Hưng (chủ Biên) - Nxb Lao động Hà Nội,1999). "Tích cực hoá nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình" (Trần Thị Bích Liên - Luận án tiến sĩ, 2001). "Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay" (Phạm Thị Xuân Hương - Luận án tiến sĩ, 2001). "Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21" (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Công nhân và công đoàn, Nxb Lao động Hà Nội, 2001). Các công trình nêu trên đã khai thác tương đối toàn diện những vấn đề liên quan đến công nhân, xu hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mặt khác đã đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Gần đây, còn một số công trình khác nghiên cứu trực tiếp đến mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân" (PGS Cao Văn Lượng (chủ biên) - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001). "Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Trần Ngọc Sơn - Luận án tiến sĩ, 2001). Kỷ yếu hội thảo: "Về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá". (Trường Đại học Công đoàn Việt Nam, Hà Nội, 2002). "Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". (PGS. TS. Dương Xuân Ngọc - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004). Trong các công trình này đã đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự phát triển của giai cấp công nhân, đặt ra những yêu cầu nhằm phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.
Ngoài những công trình nêu trên còn một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng và đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ công nhân ở các địa bàn cụ thể, chẳng hạn như: "Công nhân Hải Phòng trong công cuộc đổi mới những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết" (Nguyễn Văn Năm, 1995). "Xu hướng biến đổi phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay" (Vũ Minh Thủ, 1998). "Xây dựng đội ngũ công nhân Đồng Nai đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" (Phạm Hồng Hải, 2002).
Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã tiến hành khảo sát đưa ra những đánh giá bước đầu nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh. Song nhìn chung chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở cấp tiến sĩ hay thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ thực trạng và xu hướng biến động của đội ngũ công nhân Thái Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những quan niệm cơ bản như: Giai cấp công nhân Việt Nam; quan niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đánh giá thực trạng của đội ngũ công nhân Thái Nguyên, tìm ra những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Từ thực trạng đó, dự báo xu hướng biến động của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cơ sở thực tiễn là kết quả điều tra thực trạng công nhân ở các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Coi trọng phương pháp logíc - lịch sử; kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
- Kế thừa một cách chọn lọc các thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
4.3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay.
5. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng đội ngũ công nhân ở Thái Nguyên, dự báo xu hướng biến động của nó, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ công nhân ở Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tạo lập cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Thái Nguyên tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng chính sách nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ công nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy nghiên cứu về giai cấp công nhân ở các trường chính trị tỉnh, thành phố.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương, 6 tiết.
119 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hường
Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số : 60 22 85
Luận văn thạc sĩ triết học
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN OÁNH
HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chơng 1: GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN THÁI NGUYÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
6
1.1. Giai cấp công nhân Việt Nam với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6
1.2. Tính đặc thù của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
31
Chơng 2: ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ XU HỚNG BIẾN ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
47
2.1. Thực trạng đội ngũ công nhân Thái Nguyên
47
2.2. Xu hớng biến động của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
66
Chơng 3: PHƠNG HỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN THÁI NGUYÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
77
3.1. Một số phơng hớng cơ bản
77
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
85
KẾT LUẬN
109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
112
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
TBCN : T bản chủ nghĩa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp lãnh đạo mà còn là lực lượng đi đầu, trực tiếp thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, vấn đề xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về mọi mặt là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, Nhà nước của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân.
Thái Nguyên là Thủ đô trong những năm nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp, là thành phố công nghiệp trong hiện tại. Đội ngũ công nhân Thái Nguyên là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam với những truyền thống bất khuất kiên cường. Trải qua gần một thế kỷ phát triển, đội ngũ công nhân Thái Nguyên không ngừng trưởng thành về nhiều mặt, có vai trò to lớn trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đội ngũ công nhân Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng đó. Tuy nhiên, cũng như giai cấp công nhân cả nước, đội ngũ công nhân Thái Nguyên đã và đang có biến động, bắt đầu bộc lộ những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế và yếu kém đòi hỏi phải từng bước khắc phục để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công hoá hiện đại hoá, thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên là việc làm vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách.
Do vậy, tôi chọn đề tài: "Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá" làm luận văn tốt nghiệp cao học với hy vọng góp một chút sức lực nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu vấn đề trên.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ, những phạm vi khác nhau. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân là gì? thực trạng giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam; những giải pháp xây dựng giai cấp công nhân hiện nay...chẳng hạn như: "Đặc điểm và xu hướng biến đổi cơ cấu - giai cấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" (Đỗ Khánh Tặng - Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội, 1990). "Giai cấp công nhân Việt Nam vai trò xu thế biến động về cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" (Bùi Đình Bôn - Luận án phó tiến sĩ, Hà Nội, 1991). Kỷ yếu hội thảo: "Thực trạng giai cấp công nhân dưới tác động cơ thế thị trường" (Trung tâm nghiên cứu lý luận - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hà Nội, 1993). "Một số vấn đề giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam" (GS. Văn Tạo - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997). "Bác Hồ với giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". (PGS. TS Đỗ Quang Hưng (chủ Biên) - Nxb Lao động Hà Nội,1999). "Tích cực hoá nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình" (Trần Thị Bích Liên - Luận án tiến sĩ, 2001). "Vấn đề đình công của công nhân ở nước ta hiện nay" (Phạm Thị Xuân Hương - Luận án tiến sĩ, 2001). "Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21" (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Viện Công nhân và công đoàn, Nxb Lao động Hà Nội, 2001)... Các công trình nêu trên đã khai thác tương đối toàn diện những vấn đề liên quan đến công nhân, xu hướng biến động của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mặt khác đã đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ công nhân không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Gần đây, còn một số công trình khác nghiên cứu trực tiếp đến mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân" (PGS Cao Văn Lượng (chủ biên) - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001). "Sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Trần Ngọc Sơn - Luận án tiến sĩ, 2001). Kỷ yếu hội thảo: "Về giai cấp công nhân và công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá". (Trường Đại học Công đoàn Việt Nam, Hà Nội, 2002). "Giai cấp công nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". (PGS. TS. Dương Xuân Ngọc - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004)... Trong các công trình này đã đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự phát triển của giai cấp công nhân, đặt ra những yêu cầu nhằm phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu.... để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.
Ngoài những công trình nêu trên còn một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng và đưa ra những phương hướng giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ công nhân ở các địa bàn cụ thể, chẳng hạn như: "Công nhân Hải Phòng trong công cuộc đổi mới những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết" (Nguyễn Văn Năm, 1995). "Xu hướng biến đổi phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay" (Vũ Minh Thủ, 1998). "Xây dựng đội ngũ công nhân Đồng Nai đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" (Phạm Hồng Hải, 2002).....
Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã tiến hành khảo sát đưa ra những đánh giá bước đầu nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh. Song nhìn chung chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề phát triển đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở cấp tiến sĩ hay thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ thực trạng và xu hướng biến động của đội ngũ công nhân Thái Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những quan niệm cơ bản như: Giai cấp công nhân Việt Nam; quan niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự phát triển của giai cấp công nhân; vai trò của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Đánh giá thực trạng của đội ngũ công nhân Thái Nguyên, tìm ra những nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Từ thực trạng đó, dự báo xu hướng biến động của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ công nhân Thái Nguyên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cơ sở thực tiễn là kết quả điều tra thực trạng công nhân ở các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Coi trọng phương pháp logíc - lịch sử; kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê...
- Kế thừa một cách chọn lọc các thành tựu nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
4.3.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đội ngũ công nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay.
5. Đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng đội ngũ công nhân ở Thái Nguyên, dự báo xu hướng biến động của nó, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò đội ngũ công nhân ở Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần tạo lập cơ sở khoa học để các cấp lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Thái Nguyên tham khảo, vận dụng trong việc xây dựng chính sách nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ công nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ giảng dạy nghiên cứu về giai cấp công nhân ở các trường chính trị tỉnh, thành phố.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN THÁI NGUYÊN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1.1. Về giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm về giai cấp công nhân
Khái niệm về giai cấp công nhân được đề cập đến ngay khi giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tùy thuộc ở lập trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận khác nhau đưa ra nhiều ý kiến không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Đến nay giai cấp công nhân là gì? Nó còn hay đã "biến mất"? Địa vị kinh tế - xã hội của nó ra sao? tất cả vẫn đang là trọng điểm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Thực tiễn cho thấy, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân vẫn hàm chứa tính khách quan và khoa học hơn cả bởi nó dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật. Trong rất nhiều tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xem xét khái niệm giai cấp công nhân trên tất cả các khía cạnh, các dấu hiệu đặc trưng nhất và các thuộc tính bản chất của nó. Chẳng hạn như, ngay từ 1845, khi bắt tay vào nghiên cứu giai cấp công nhân trong tác phẩm "Gia đình thần thánh" C.Mác đã đặt câu hỏi: "Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực sự là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử" [33, tr.56].
Cũng trong giai đoạn này, C.Mác và Ph.Ăngghen còn bàn nhiều và đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ về giai cấp công nhân như trong Lời nói đầu tác phẩm: "Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen" (1844). C.Mác đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế, xã hội và xu hướng phát triển của giai cấp công nhân - ở đây C.Mác sử dụng thuật ngữ giai cấp vô sản. Theo C.Mác: "Giai cấp vô sản Đức là con đẻ của nền đại công nghiệp non trẻ đang hình thành ở Đức". Quan điểm của Mác không những chỉ rõ giai cấp vô sản được hình thành từ CNTB công nghiệp mà còn là đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển.
Trong tác phẩm "Tình cảnh những người lao động ở Anh" (1844-1845). Ph.Ăngghen khẳng định:
Giai cấp công nhân Anh là kết quả chủ yếu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. Lịch sử giai cấp công nhân Anh bắt đầu từ nửa thứ hai của thế kỷ XVIII. Công nghiệp nhỏ đã làm nảy sinh ra giai cấp tư sản, công nghiệp lớn đã nảy sinh ra giai cấp công nhân. Công nhân công nghiệp là hạt nhân của phong trào công nhân [33, tr.354].
Ngoài ra, C.Mác và Ph.Ăngghen còn sử dụng một số thuật ngữ khác ngoài "giai cấp vô sản", "giai cấp công nhân" để biểu đạt khái niệm "giai cấp công nhân". Chẳng hạn như: "giai cấp vô sản công nghiệp", "giai cấp vô sản hiện đại", "giai cấp công nhân hiện đại', "giai cấp công nhân công xưởng, nhà máy", "giai cấp công nhân đại cơ khí"... Bên cạnh đó, trong một số điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các ông còn sử dụng một số hình thức diễn đạt khác như "lao động làm thuê", "giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình", "giai cấp của những người hoàn toàn không có của", "giai cấp công nhân làm thuê thế kỷ XIX"... Có thể khẳng định rằng, các thuật ngữ đã nêu chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu đạt trong những văn cảnh cụ thể của một khái niệm: "Giai cấp công nhân" với sự thống nhất về bản chất: lực lượng lao động trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
C.Mác, Ph.Ăngghen phân biệt giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới và bản chất cách mạng với bộ phận công nhân đã bị tha hóa, đánh mất mình bằng những thuật ngữ đối ngược nhau: giữa một bên là "giai cấp vô sản cách mạng" với một bên là "tầng lớp vô sản lưu manh" mất gốc, những phần tử cặn bã của xã hội, và như vậy cũng đồng nghĩa với việc phân biệt giai cấp công nhân cách mạng với bộ phận công nhân đã khuất phục, trở thành công cụ của giai cấp tư sản để phá hoại phong trào công nhân từ bên trong, mưu toan kìm hãm và khuôn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong trật tự của "chủ nghĩa tư bản" vì mục tiêu kinh tế và lợi ích tầm thường do hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản thao túng mà ở đây các ông đã sử dụng thuật ngữ: "Công nhân quý tộc". Theo các ông "công nhân quý tộc" và tầng lớp vô sản lưu manh không còn là bộ phận của giai cấp công nhân nữa mà đã trở thành một bộ phận của giai cấp tư sản hoặc đã là tầng lớp cặn bã của xã hội.
Tựu chung lại, tuy có khác nhau trong cách gọi, cách diễn đạt tùy từng hoàn cảnh lịch sử. Nhưng những thuật ngữ không giống nhau nêu trên về khái niệm giai cấp công nhân đều được các nhà kinh điển Mác xít sử dụng như một khái niệm đồng nhất dựa trên hai tiêu chí cơ bản để phân định giai cấp công nhân với các giai tầng xã hội khác là:
Vị trí của giai cấp công nhân trong lực lượng sản xuất
Giai cấp công nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa, quốc tế hóa cao. Đây cũng là tiêu chí cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời trung cổ hay người thợ trong công trường thủ công. C.Mác chỉ rõ: "Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình, còn trong công xưởng thì người công nhân phải phục tùng máy móc" [36, tr.605]. Điều đó cho thấy, hai ông luôn nói đến giai cấp công nhân với tư cách là tập đoàn người bao gồm những công nhân công xưởng, là sản phẩm của nền đại công nghiệp và phát triển cùng với sự phát triển của đại công nghiệp. Theo các ông: "Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp" [33, tr.610] hay "Công nhân là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy". Như vậy, giai cấp công nhân ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của đại công nghiệp. Chính vì thế giai cấp công nhân là hiện thân của lực lượng sản xuất hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và mang trong mình những đặc trưng riêng có mà không một giai tầng nào có được đó là: Tính tiên tiến, hiện đại, tinh thần khoa học và cách mạng triệt để; ý thức tổ chức kỷ luật; tình đoàn kết giai cấp.
Vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, nếu lao động của họ tăng thêm tư bản cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa, tức là món hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường... [34, tr.605].
Điều này đã khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản.
Xuất phát hai tiêu chí trên, trong "Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản" (1847) Ph.Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân:
Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mình chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc hay đau khổ, sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động làm thuê trong thế kỷ XIX... giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra [34, tr.456-457].
Như vậy, mặc dù C.Mác và Ph.Ăngghen chưa nêu lên thành một định nghĩa hoàn chỉnh về giai cấp công nhân, nhưng qua những tác phẩm của mình, với những cách tiếp cận khác nhau các ông đã nêu một cách khách quan nhất những đặc trưng cơ bản, những thuộc tính bản chất của giai cấp công nhân, nhờ đó, khiến người ta có thể dễ dàng nhận diện được giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
Phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen trong thời đại mới, thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản - thời đại chủ nghĩa xã hội hiện thực. Lênin đã bổ sung, phát triển những thuộc tính mới của giai cấp công nhân. Lênin chỉ rõ: Sự phân chia giai cấp trong xã hội phải dựa vào địa vị và sự khác nhau của các tập đoàn người trong quan hệ đối với chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, trong quan hệ đối với quản lý sản xuất, trong quan hệ phân phối sản phẩm.
Từ nhận thức mới về giai cấp như vậy, trong rất nhiều tác phẩm của mình như "Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga", "Nhà nước và cách mạng", "Sáng kiến vĩ đại"... Lênin đã chỉ ra rằng, sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân đã hoàn toàn thay đổi, từ thân phận nô lệ làm thuê trở thành giai cấp thống trị về chính trị, thông qua Đảng tiên phong của mình lãnh đạo toàn xã hội cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Theo Lênin, giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị, là giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp công nhân là đi tới tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp...
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự tác động mạnh mẽ của nó vào mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội đã không những làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc và cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc dịu đi mà nó diễn ra ngày càng gay gắt với những biểu hiện hết sức phức tạp. Điều đó đã khiến nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới trong đó có nước ta đưa ra quan niệm mới về giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
Trước hết phải kể đến định nghĩa của các tác giả trong công trình: "Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay: "Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt động sản xuất trong các ng