Nam Bộ là đồng bằng lớn và trù phú ở Việt Nam với diện tích trên
67.000km2
. Đây là vùng địa lý có nhiều nét đặc biệt và xã hội mang tính chấ t mở,
thoáng hơn so với các vùng khác trong cả nước.
Trong lịch sử khẩn hoang, Nam Bộ được xem là vùng đất mới của người
Việt, đầy thách thức với người đi khai hoang, vì là vùng đất hoang vu. Khai phá
đất Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và lâu dài của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.
Các lưu dân như người Việt là chủ yếu và sau đó là người Khmer, Hoa, Chăm
cùng cư dân bản địa như S’tiêng, Châuro đã đổ mồ hôi, xương máu khai phá vùng
Nam Bộ và biến nó trở thành một trong những vùng trù phú của đất nước như
ngày nay.
Trong quá trình cộng cư, các tộc người ở Nam Bộ cùng hội tụ, cùng chịu sự
chi phối bởi môi trường địa lý – lịch sử, cùng cảnh ngộ, thân phận, trải qua những
khó khăn vất vả trong quá trình chinh phục vùng đất hoang vu nên họ đã cố kết
với nhau, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong quá trình cố kết tộc
người, yếu tố tâm linh được “chia sẻ”, kết quả là hệ thống tôn giáo tín ngưỡng của
cư dân Nam Bộ luôn nằm trong sự đan xen lẫn nhau, dần dần dẫn đến sự biến đổi
so với yếu tố ban đầu mà các lưu dân mang đến. Sự biến đổi đó đã bổ trợ sự
khiếm khuyết của nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, nhờ đó, hệ thống tôn
giáo tín ngưỡng của các cư dân Nam Bộ dần có những điểm chung, bên cạnh
những yếu tố riêng biệt của từng tộc người. Những điểm chung nói trên là kết quả
hoà đồng tôn giáo rất đặc trưng của khu vực Nam Bộ.
Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời tại khu vực Nam Bộ vào
nửa đầu thế kỷ XX cũng bắt nguồn từ yếu tố hoà đồng tôn giáo đó.
Khi đạo Cao Đài ra đời, Nam Bộ đã trở thành vùng đất màu mỡ:
“Ruộng đồng mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua” 7
Nam Bộ cũng đã trở thành nơi quần tụ của nhiều tộc người, tạo nên một
vùng văn hóa hỗn dung đặc sắc và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng “cứu thế” của
đạo Cao Đài.
348 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng biểu .................................................................................... 3
Danh mục các hình vẽ ........................................................................................ 4
Danh mục các sơ đồ ........................................................................................... 5
Dẫn luận ..................................................................................................................... 6
1. Lý do và mục tiêu thực hiện đề tài ................................................................. 6
2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ................................................... 8
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................ 9
4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 10
5. Bố cục của luận án ........................................................................................ 11
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ
1.1. Những vấn đề lý luận ....................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 12
1.1.2. Quan điểm tiếp cận của đề tài ................................................................ 21
1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu .............................................................................. 24
1.1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 31
1.2. Tổng quan về đạo Cao Đài ở Nam Bộ ............................................................ 38
1.2.1. Bối cảnh văn hóa Nam Bộ trước khi đạo Cao Đài ra đời ....................... 38
1.2.2. Đạo Cao Đài ở Nam Bộ .......................................................................... 45
Chƣơng 2
ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO
CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ
2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài .............................................................................. 60
2.1.1. Tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người .................................. 60
2.1.2. Tin vào thời mạt kiếp ............................................................................. 66
2.1.3. Tin vào sự giải thoát và sự đọa đày ........................................................ 68
2.2. Sự thờ phụng của đạo Cao Đài ....................................................................... 74
2
2.2.1. Thờ phụng tại Đền thánh ........................................................................ 75
2.2.2. Thờ phụng tại Thánh thất ....................................................................... 78
2.2.3. Thờ phụng tại tư gia ............................................................................... 79
2.3. Tổ chức của đạo Cao Đài ................................................................................. 79
2.3.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 79
2.3.2. Chức năng của tổ chức tôn giáo ............................................................. 94
2.4. Nghi lễ của đạo Cao Đài.................................................................................. 97
2.4.1. Nghi lễ Thiên đạo .................................................................................. 98
2.4.2. Nghi lễ Thế đạo ................................................................................... 112
2.4.3. Chức năng của nghi lễ .......................................................................... 122
Chƣơng 3
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG VĂN HÓA NAM BỘ
VÀ ẢNH HƢỞNG SẮC THÁI CỦA VĂN HÓA NAM BỘ
3.1. Sắc thái tôn giáo Cao Đài trong văn hóa Nam Bộ ....................................... 142
3.1.1. Văn hóa vật chất ................................................................................... 142
3.1.2. Văn hóa tinh thần ................................................................................. 162
3.1.3. Văn hóa xã hội ...................................................................................... 174
3.2. Đạo Cao Đài ảnh hƣởng sắc thái của văn hóa Nam Bộ .............................. 186
3.2.1. Sự hỗn dung văn hóa ............................................................................ 187
3.2.2. Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa ......................................................... 195
3.2.3. Giữ gìn văn hóa truyền thống ............................................................... 206
Kết luận .................................................................................................................. 216
Tài liệu tham khảo ................................................................................................ 221
Chú thích ................................................................................................................ 236
Phụ lục 1: Quyết định công nhận các chi phái Cao Đài......................................... 247
Phụ lục 2: Trích các cuộc phỏng vấn ..................................................................... 257
Phụ lục 3: Trích nhật ký điền dã ............................................................................ 280
Hình ảnh sinh hoạt tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài ......................................... 300
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Nội dung Số trang
1 Số tín đồ theo đạo Cao Đài được thống kê từ năm 1928 đến
năm 1995
50
2 Số tín đồ có sớ cầu đạo và cơ sở thờ tự của Cao Đài ở Nam Bộ 51
3 Số tín đồ, chức sắc, chức việc và cơ sở thờ tự của các chi phái
vào năm 2007
53
4 Số liệu thống kê đạo Cao Đài ở các tỉnh, thành phố 54
5 Đối phẩm với bậc tu trong đạo 81
6 Đối phẩm với bậc tu trong Hiệp Thiên đài 88
7 Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Phước thiện 173
8 Đối phẩm với bậc tu giữa Cửu Trùng Đài và Ban Pháp Chánh 174
9 So sách Ban hành lễ của đạo Cao Đài và Ban tế tự ở Đình thần
Nam Bộ
203
4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT Nội dung Số trang
1 Cách bắt ấn Tý 98
2 Cách cắm nhang từ trên nhìn xuống 99
3 Cách cắm nhang từ bên phải sang 99
4 Cách để hai bàn tay khi lạy 100
5 Tòa thánh Cao Đài 140
6 Bàn thờ trong gia đình của tín đồ Minh Chơn Lý 145
7 Thiên bàn của Tây Ninh, Ban Chỉnh Đạo 149
8 Thiên bàn của Tiên Thiên, Truyền giáo 149
9 Thiên nhãn do ông Ngô Minh Chiêu vẽ 188
5
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT Nội dung Số trang
1 Thiên đường trong giáo lý Cao Đài 67
2 Cách sắp xếp trên bàn thờ Cao Đài 72
3 Chữ Vương trên Thiên bàn 74
4 Sơ đồ Cửu Trùng Đài 74
5 Sơ đồ Hiệp Thiên đài 75
6 Sơ đồ Cửu Trùng Đài sau năm 1930 85
7 Cơ cấu tổ chức của cơ quan Hiệp Thiên Đài 86
8 Sơ đồ tiến hành Đại lễ tại Đền thánh và Thánh thất 96
9 Bàn thờ của phái Minh Chơn Lý 144
10 Sơ đồ chữ Thập trên bàn thờ Chiếu Minh 146
11 Sơ đồ chữ Vương trên Thiên bàn của Chiếu Minh 146
12 Sơ đồ bàn cơ trong gia đình 147
13 Sơ đồ bàn cơ trong Đàn 147
14 Sơ đồ chung của Bàn thờ Chiếu Minh 147
15 Cách sắp đặt các đồ vật trên Thiên bàn 148
16 Hình thức quán đàn tại Đền thánh Tây Ninh 165
17 Sơ đồ tổ chức của cơ quan Phước thiện 173
18 Thiết lập bàn thờ theo cách của ông Ngô Văn Chiêu 188
19 Cách thờ tự trong gia đình tín đồ Cao Đài ở Đồng Nai 191
20 Thân tộc của gia đình Chức việc ở quận 8, TP.HCM 195
6
DẪN LUẬN
1. Lý do và mục tiêu thực hiện đề tài
Nam Bộ là đồng bằng lớn và trù phú ở Việt Nam với diện tích trên
67.000km
2. Đây là vùng địa lý có nhiều nét đặc biệt và xã hội mang tính chất mở,
thoáng hơn so với các vùng khác trong cả nước.
Trong lịch sử khẩn hoang, Nam Bộ được xem là vùng đất mới của người
Việt, đầy thách thức với người đi khai hoang, vì là vùng đất hoang vu. Khai phá
đất Nam Bộ là quá trình lao động vất vả và lâu dài của nhiều thế hệ nối tiếp nhau.
Các lưu dân như người Việt là chủ yếu và sau đó là người Khmer, Hoa, Chăm
cùng cư dân bản địa như S’tiêng, Châuro đã đổ mồ hôi, xương máu khai phá vùng
Nam Bộ và biến nó trở thành một trong những vùng trù phú của đất nước như
ngày nay.
Trong quá trình cộng cư, các tộc người ở Nam Bộ cùng hội tụ, cùng chịu sự
chi phối bởi môi trường địa lý – lịch sử, cùng cảnh ngộ, thân phận, trải qua những
khó khăn vất vả trong quá trình chinh phục vùng đất hoang vu… nên họ đã cố kết
với nhau, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong quá trình cố kết tộc
người, yếu tố tâm linh được “chia sẻ”, kết quả là hệ thống tôn giáo tín ngưỡng của
cư dân Nam Bộ luôn nằm trong sự đan xen lẫn nhau, dần dần dẫn đến sự biến đổi
so với yếu tố ban đầu mà các lưu dân mang đến. Sự biến đổi đó đã bổ trợ sự
khiếm khuyết của nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, nhờ đó, hệ thống tôn
giáo tín ngưỡng của các cư dân Nam Bộ dần có những điểm chung, bên cạnh
những yếu tố riêng biệt của từng tộc người. Những điểm chung nói trên là kết quả
hoà đồng tôn giáo rất đặc trưng của khu vực Nam Bộ.
Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời tại khu vực Nam Bộ vào
nửa đầu thế kỷ XX cũng bắt nguồn từ yếu tố hoà đồng tôn giáo đó.
Khi đạo Cao Đài ra đời, Nam Bộ đã trở thành vùng đất màu mỡ:
“Ruộng đồng mặc sức chim bay
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua”
7
Nam Bộ cũng đã trở thành nơi quần tụ của nhiều tộc người, tạo nên một
vùng văn hóa hỗn dung đặc sắc và ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng “cứu thế” của
đạo Cao Đài.
Đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ đã được hình thành và
phát triển hàng trăm năm, nên tôn giáo này đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Nam
Bộ biến thành cái riêng mang tính đặc thù trong tôn giáo của mình như xây dựng
đức tin theo Tam giáo, giáo lý dựa trên nền tảng của các tôn giáo có trước, tổ chức
tôn giáo được sắp đặt theo cơ cấu nhà nước,… và được giải thích theo giáo lý Cao
Đài. Chính điều này, tạo nên sự mới mẻ của một tôn giáo mới, nhưng lại gần gũi
với tín ngưỡng truyền thống của cư dân Nam Bộ, do đó đạo Cao Đài đã thu hút
được nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam Bộ tham gia và trở thành tín đồ của
Đạo.
Trên thực tế, sự mới mẻ của đạo Cao Đài vẫn không nằm ngoài bối cảnh
chung của văn hóa Nam Bộ, nó chỉ tích hợp từ những thành tố văn hóa đã có
trước, rồi sắp xếp lại và điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới, nhằm
mục đích thu hút sự chú ý của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ. Kết quả là đạo Cao
Đài khi vừa thành lập (năm 1926) đã nhanh chóng phát triển và trở thành một
trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông ở khu vực Nam Bộ.
Đạo Cao Đài đã có những điều chỉnh như thế nào về đức tin, về giáo lý, về
cơ cấu tổ chức, cách hành đạo… để tạo nên sự mới mẻ ở Nam Bộ và trở thành một
trong những tôn giáo có đông tín đồ người Việt tin theo? Nghiên cứu vấn đề này
sẽ lý giải được vai trò tôn giáo trong đời sống của cư dân Nam Bộ và góp phần
tìm ra những yếu tố đặc trưng trong văn hóa Nam Bộ cũng như tính cách của
người Việt Nam Bộ. Hơn nữa, bản thân tác giải luận án là người “trong cuộc”, là
một tín đồ Cao Đài nên tương đối hiểu rõ về tôn giáo này và có hướng tiếp cận dễ
dàng hơn.
Vì lý do trên, chúng tôi chọn “Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài
trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Dân tộc học. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến giải quyết các mục tiêu
sau:
8
- Tìm hiểu chức năng tôn giáo trong đời sống của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ.
- Tìm hiểu những đóng góp về mặt văn hóa của đạo Cao Đài đối với văn
hóa Nam Bộ qua đời sống tôn giáo của tín đồ.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ đối với việc hình thành và phát
triển đạo Cao Đài, cũng như đối với đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài.
- Tìm hiểu một số quan điểm lý thuyết về văn hóa trong nghiên cứu Nhân
học như thuyết Chức năng, các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa, Cấu trúc…
2. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đời sống tôn giáo của tín đồ
đạo Cao Đài, do đó đối tượng nghiên cứu là những tín đồ theo đạo Cao Đài, chủ
yếu là tín đồ người Việt. Vấn đề nghiên cứu của đề tài là những hoạt động trong
đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài người Việt như đức tin, thờ phụng, tổ chức,
nghi lễ.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi Nam Bộ, vì khu
vực này là điểm xuất phát của đạo Cao Đài; hầu hết các Toà thánh, Tổ đình,
Thánh thất của các chi phái trong đạo đều hình thành tại đây. Hơn nữa, Nam Bộ là
vùng văn hóa - lịch sử có nhiều điểm đặc biệt về quá trình tộc người, giao lưu tiếp
biến văn hóa và là nơi ra đời nhiều tôn giáo mới so với các vùng khác ở Việt Nam.
Vì vậy, Nam Bộ là nơi tốt nhất để nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đã được
đặt ra cho đề tài này.
- Giới hạn thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về văn
hóa Nam Bộ và ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ trong đời sống tôn giáo của tín
đồ Cao Đài, nên thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 1926 đến năm 2008 (Năm
1926 là năm đánh dấu sự ra đời của đạo Cao Đài. Khi tôn giáo này ra đời đã luôn
bồi đắp, tích tụ sắc thái của văn hóa Nam Bộ qua thời gian và phát triển dần. Năm
2008 là mốc thời gian tạm giới hạn của đề tài nghiên cứu).
+ Thời gian khảo sát: Đề tài được khảo sát trong thời gian 4 năm, từ năm
2004 đến năm 2008 (Năm 2004, khảo sát để xây dựng đề cương nghiên cứu. Từ
năm 2005 đến năm 2008, khảo sát, nghiên cứu để hoàn thành đề tài).
9
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, các phương pháp được thực hiện gồm Quan sát –
Tham dự, Phỏng vấn sâu, So sánh đối chiếu, Thu thập và xử lý thông tin bằng
hình ảnh và Nghiên cứu lịch sử (xét hai phương diện: đồng đại và lịch đại).
- Quan sát – tham dự là phương pháp đặc thù chuyên biệt của ngành Nhân
học, đòi hỏi người nghiên cứu phải tham dự, quan sát, cùng sinh sống và khảo sát
tại cộng đồng mà mình nghiên cứu trong thời gian dài. Khi nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi đã thực hiện điền dã dài ngày tại các tỉnh, thành như Tây Ninh, Bến Tre,
Long An, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian điền
dã, các lễ hội của Cao Đài như vía Đức Chí tôn, Diêu Trì Kim Mẫu, lễ Khai đạo,
Hôn phối, Tang lễ, cúng Cửu, Nhập môn, Quì hương,… được tổ chức tại Đền
thánh, các Thánh thất, tư gia của tín đồ,… chúng tôi đều tham gia. Mục đích sử
dụng phương pháp này nhằm hướng đến yếu tố tự mình quan sát, cảm nhận và
nắm bắt thông tin trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Các thông tin này được ghi
lại dưới hình thức Nhật ký điền dã.
- Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên trong
cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định. Trong quá trình điền dã, phương
pháp này được dùng để phỏng vấn chức sắc, chức việc và tín đồ của đạo Cao Đài.
Thông qua các cuộc phỏng vấn, người được nghiên cứu có thể hiểu và làm rõ
được các nguyên tắc hành đạo, các suy nghĩ, cũng như biết được thân thế, sự
nghiệp, ước vọng, niềm tin của tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Thông tin có được
từ các cuộc phỏng vấn có tính khách quan cho đề tài, dùng để phân tích và minh
chứng cho những nhận định trong đề tài bằng hình thức trích dẫn nội dung phỏng
vấn (đưa quan điểm của tín đồ, của người được nghiên cứu vào nội dung khoa
học) bên cạnh ý kiến, nhận định của chúng tôi.
- So sánh đối chiếu là phương pháp được thực hiện trong quá trình điền dã
nhằm so sánh các hoạt động tôn giáo diễn ra trong đời sống tín đồ Cao Đài với các
nhóm cư dân khác để nhận biết những nét tương đồng và dị biệt trong bối cảnh
chung của một vùng văn hóa. Đây được xem là phương pháp có hiệu quả về việc
so sánh và giải thích các hoạt động tôn giáo đang diễn ra ở cộng đồng tín đồ.
10
- Thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh là phương pháp ghi nhận
thông tin bằng các thiết bị kỹ thuật như máy ảnh, máy quay phim, các bản vẽ…
Các thông tin này được phân tích, lý giải nhằm minh chứng cho các nhận định của
chúng tôi về hoạt động tôn giáo của tín đồ Cao Đài Nam Bộ.
- Nghiên cứu lịch sử (đồng đại và lịch đại) là một trong những phương
pháp nghiên cứu, phân tích các dạng tài liệu thư tịch, tư liệu điền dã để tìm hiểu
các sự kiện đã diễn ra theo thời gian lịch sử nhằm tìm hiểu cội nguồn, những bước
tiến triển, các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài trong
không gian cụ thể là Nam Bộ. Phương pháp này giúp phân tích, lý giải những tư
liệu thu thập được trong điền dã Dân tộc học.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp emic, etic khi trình bày nội
dung khoa học của luận án. Sử dụng emic là đưa tiếng nói của người trong cuộc,
người được phỏng vấn, dưới dạng trích dẫn đóng trong khung vào nội dung để
chứng minh cho các nhận định trong luận án. Etic là quan điểm của người nghiên
cứu bày tỏ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với những nhận định của người trong
cuộc. Sử dụng phương pháp này nhằm có sự so sánh, đối chiếu những nhận định
của tác giả với ý kiến của đối tượng nghiên cứu trong luận án.
4. Những đóng góp mới của luận án
Dưới góc độ nghiên cứu Dân tộc học về đời sống tôn giáo của cộng đồng tín
đồ Cao Đài, luận án thể hiện một số đóng góp mới như:
- Tập hợp các nguồn tư liệu (tư liệu thành văn, tư liệu điền dã) thành hệ
thống để phân tích, làm rõ quá trình ra đời, phát triển và phân hóa của đạo Cao
Đài ở Nam Bộ một cách dễ hiểu so với những công trình đã công bố trước đây.
Miêu tả tỉ mỉ các nghi lễ, cơ cấu tổ chức, cách hành đạo của tín đồ Cao Đài nhằm
tìm ra những chức năng của nó trong đời sống tôn giáo của tín đồ.
- Công bố nhiều tư liệu mới, chủ yếu là tư liệu điền dã của tác giả về các
hoạt động của đạo Cao Đài.
- Các thông tin được sơ đồ hóa dưới dạng bảng, bản vẽ và hình ảnh cụ thể.
- Dùng tư liệu điền dã Dân tộc học để chứng minh đạo Cao Đài ảnh hưởng
nhiều yếu tố của văn hóa Nam Bộ và cũng chứng minh đạo Cao Đài đã có những
11
đóng góp không nhỏ trong việc góp phần tạo nên sắc thái đặc trưng cho văn hóa
Nam Bộ từ nửa sau thế kỷ XX.
- Nội dung nghiên cứu về đạo Cao Đài góp phần bổ sung lý thuyết về tôn
giáo, tôn giáo bản địa và các lý thuyết liên quan đến vùng văn hóa của ngành Dân
Tộc học, Nhân học.
5. Bố cục của luận án
Ngoài phần dẫn luận, luận án gồm ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận của việc nghiên cứu và tổng quan về đạo
Cao Đài ở Nam Bộ. Nội dung trình bày những tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu,
trong đó làm rõ các khái niệm liên quan như tôn giáo, phân loại tôn giáo, đời sống
tôn giáo; và đưa ra các hướng nghiên cứu, các lý thuyết để áp dụng cho việc phân
tích, giải quyết vấn đề; ngoài ra, trong luận án còn trình bày bối cảnh văn hóa
Nam Bộ và quá trình hình thành phát triển của đạo Cao Đài ở Nam Bộ.
- Chương 2: Đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ. Nội dung hệ
thống hóa thông tin về đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ với các nội
dung được trình bày như đức tin, thờ phụng, tổ chức tôn giáo, lễ nghi và giải thích
về mục đích, nhu cầu và chức năng tôn giáo trong đời sống của tín đồ đạo Cao
Đài.
- Chương 3: Đóng góp của đạo Cao Đài trong văn hóa Nam Bộ và ảnh
hưởng sắc thái của văn hóa Nam Bộ. Nội dung trình bày đạo Cao Đài góp phần
làm đa dạng đặc trưng cho văn hóa Nam Bộ và phân tích đạo Cao Đài đã ảnh
hưởng nhiều từ văn hóa Nam Bộ, qua đó chứng minh văn hóa Nam Bộ có những
ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài.
- Kết luận: Đúc kết các kết quả nghiên cứu từ ba chương và nêu những nhận
xét tổng kết của luận án.
12
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm
Nghiên cứu đời sống tôn giáo của tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ, chúng tôi
trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài như Tôn giáo, cách phân loại tôn
giáo và đời sống tôn giáo, nhằm định hướng cho việc tiếp cận, nghiên cứu và giải
quyết vấn đề li