Luận văn Đời sống văn hóa của cư dân óc eo tại Tây Nam Bộ (qua tư liệu khảo cổ học)

Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới khoa học biết đến từ cuối thế kỷ XIX. Tên gọi của nền văn hóa này do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đặt ra sau cuộc khai quật vào tháng 4 năm 1944 ở cánh đồng Óc Eo (Thoại Sơn - An Giang). Cho đến nay, hàng loạt di tích ở khắp các tỉnh TNB khác được khai quật. Các di tích khai quật đã làm lộ diện về sự tồn tại của một nền văn hóa khảo cổ, đều có chung đặc điểm, tính chất văn hóa với khu di tích Óc Eo (An Giang). Văn hóa Óc Eo tồn tại trong một không gian rộng và một thời gian dài, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau; nó được nhìn nhận là chứng cứ vật chất của một “vương quốc” lớn có địa vực bao trùm cả một vùng Nam Đông Dương mà thư tịch cổ Trung Quốc gọi là “Phù Nam”. Bên cạnh đó, khu di tích Óc Eo luôn được coi như một điểm giao hội của văn hóa Đông - Tây, là “kho” hàng hoá lớn trên con đường thương mại quốc tế, giữa hai châu lục Âu - Á. Cho đến nay, hàng trăm di tích Óc Eo đã được phát hiện, phân bố trên diện rộng, rộng hơn về không gian, nhiều hơn về số lượng các di tích phát hiện trước năm 1975. Thêm vào đó, số lượng các hiện vật đã được phát hiện, sưu tầm ngày một nhiều, hiện đang lưu giữ trong các bảo tàng trung ương và bảo tàng các tỉnh, tiêu biểu là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM, BTAG, BTKG, BTCT, BTĐT, BTLA. 1.2. Các nguồn tư liệu quan trọng trên giúp cho các nhà ng

pdf189 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đời sống văn hóa của cư dân óc eo tại Tây Nam Bộ (qua tư liệu khảo cổ học), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ********** NGUYỄN THỊ SONG THƯƠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ (Qua tư liệu khảo cổ học) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ********** NGUYỄN THỊ SONG THƯƠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ (Qua tư liệu khảo cổ học) Chuyên ngành : Văn hóa học Mã số : 62310640 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Cần 2. TS. Lê Thị Liên HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Cần và TS. Lê Thị Liên. Các số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Song Thương 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ÓC EO 8 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài 8 1.2. Điều kiện hình thành văn hóa Óc Eo 13 1.3. Lịch sử nghiên cứu và các dấu tích văn hóa Óc Eo 23 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ÓC EO 58 2.1. Đời sống sinh hoạt 58 2.2. Đời sống mưu sinh 78 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ÓC EO 109 3.1. Tín ngưỡng, tôn giáo 109 3.2. Nghệ thuật 125 3.3. Phong tục, tập quán 133 3.4. Chữ viết 138 3.5. Giải trí 140 Chương 4: VĂN HÓA ÓC EO Ở TÂY NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG 144 4.1. Tây Nam Bộ và mạng lưới thương mại trên biển giai đoạn thiên niên kỷ I sau Công nguyên 144 4.2. Văn hóa Óc Eo giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác 146 4.3. Sự suy tàn của văn hóa Óc Eo 159 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 187 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DSVH : Di sản Văn hóa ĐSVH : Đời sống văn hóa BTLS HCM : Bảo tàng lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh BTĐT : Bảo tàng Đồng Tháp BTAG : Bảo tàng An Giang BTKG : Bảo tàng Kiên Giang BTCT : Bảo tàng Cần Thơ NPHMVKCH : Những phát hiện mới về khảo cổ học ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long TNB : Tây Nam Bộ NXB : Nhà xuất bản VHNT : Văn hóa Nghệ thuật VHTT : Văn hóa Thông tin VH, TT & DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch CTQG : Chính trị Quốc gia KHXH : Khoa học Xã hội HN : Hà Nội SCN : Sau Công nguyên TCN : Trước Công nguyên LLCT : Lý luận chính trị Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh PL : Phụ lục 3 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1.1. Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ, được giới khoa học biết đến từ cuối thế kỷ XIX. Tên gọi của nền văn hóa này do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đặt ra sau cuộc khai quật vào tháng 4 năm 1944 ở cánh đồng Óc Eo (Thoại Sơn - An Giang). Cho đến nay, hàng loạt di tích ở khắp các tỉnh TNB khác được khai quật. Các di tích khai quật đã làm lộ diện về sự tồn tại của một nền văn hóa khảo cổ, đều có chung đặc điểm, tính chất văn hóa với khu di tích Óc Eo (An Giang). Văn hóa Óc Eo tồn tại trong một không gian rộng và một thời gian dài, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau; nó được nhìn nhận là chứng cứ vật chất của một “vương quốc” lớn có địa vực bao trùm cả một vùng Nam Đông Dương mà thư tịch cổ Trung Quốc gọi là “Phù Nam”. Bên cạnh đó, khu di tích Óc Eo luôn được coi như một điểm giao hội của văn hóa Đông - Tây, là “kho” hàng hoá lớn trên con đường thương mại quốc tế, giữa hai châu lục Âu - Á. Cho đến nay, hàng trăm di tích Óc Eo đã được phát hiện, phân bố trên diện rộng, rộng hơn về không gian, nhiều hơn về số lượng các di tích phát hiện trước năm 1975. Thêm vào đó, số lượng các hiện vật đã được phát hiện, sưu tầm ngày một nhiều, hiện đang lưu giữ trong các bảo tàng trung ương và bảo tàng các tỉnh, tiêu biểu là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP.HCM, BTAG, BTKG, BTCT, BTĐT, BTLA... 1.2. Các nguồn tư liệu quan trọng trên giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hóa Óc Eo. Đến nay, đã có hàng ngàn bài viết, sách chuyên khảo, kỷ yếu hội nghị và các báo cáo khảo sát điều tra liên quan tới nền văn hóa Óc Eo. Đây là kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước, nội dung bao gồm: thông báo các phát hiện mới; tình trạng của các di tích, các loại hình di vật phát lộ; nghiên cứu các vấn đề về nguồn gốc hình thành, sự phát triển của văn hóa Óc Eo; các quan hệ giao lưu văn hóa và thương mại với bên ngoài... Một số khía cạnh về đời sống văn hóa xã hội của cư dân được đề cập tới qua việc nghiên cứu các tài liệu lịch sử và so sánh với tài liệu khảo cổ học. 4 Những thành quả này của các nhà khoa học về văn hóa Óc Eo rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu nói trên mới chủ yếu là dưới góc độ các nghiên cứu khảo cổ học. Việc tìm hiểu khối tư liệu khảo cổ học từ hướng tiếp cận văn hóa học còn rất hạn chế. Việc nghiên cứu phạm vi phân bố, nội dung và đặc điểm, niên đại và quá trình phát triển của các di tích, cội nguồn và truyền thống của văn hóa Óc Eo... trong mối liên hệ với cư dân - chủ nhân của nền văn hóa này còn chưa đầy đủ. Những vấn đề lịch sử liên hệ văn hóa Óc Eo với các thể chế chính trị đương thời như nước Phù Nam, đến Chân Lạp... vẫn cần tiếp tục tìm tòi, lý giải, minh định. Trong đó, vấn đề mối quan hệ giữa con người với dấu tích văn hóa mà cư dân Óc Eo để lại; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị DSVH đó trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế đang là những vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất cần được làm sáng tỏ. Với những lý do trên, tác giả mong muốn sẽ có những khám phá, cách tiếp cận mới về văn hóa Óc Eo ở TNB. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các mặt đời sống văn hóa (đời sống vật chất và đời sống tinh thần) của cư dân Óc Eo ở miền TNB thông qua việc phân tích, diễn giải các nguồn tư liệu khảo cổ học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá các tư liệu và kết quả nghiên cứu văn hóa Óc Eo cả về mặt khảo cổ lẫn các nghiên cứu của các học giả trong cũng như ngoài nước, nhằm cung cấp cho các nhà khoa học nguồn tư liệu cập nhật về văn hóa Óc Eo. - Trên cơ sở nguồn tư liệu văn hóa Óc Eo, luận án hướng tới việc phân định các di tích di vật là minh chứng cho đời sống văn hóa xã hội Óc Eo. Từ đó, tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Óc Eo trong khung cảnh chung của quá trình phát triển từ giai đoạn tiền - sơ sử lên hình thức tổ chức nhà nước ở miền TNB; tìm hiểu sự biến đổi văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB trong quá trình giao lưu thương mại với các nền văn minh khác, nhằm xác định những nét đặc trưng của cư dân Óc Eo ở miền TNB. 5 - Bằng phương pháp tiếp cận văn hóa học, công trình làm rõ những khía cạnh đời sống văn hóa xã hội của cư dân Óc Eo ở miền TNB, góp phần nâng cao nhận thức về đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở một giai đoạn lịch sử quan trọng của vùng đất này. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các tư liệu khảo cổ học, bao gồm các di tích trọng điểm, các sưu tập hiện vật trong các bảo tàng, các bài báo cáo khảo cổ học, các công trình nghiên cứu di tích, di vật dưới góc độ khảo cổ học - Bên cạnh đó, các tư liệu thành văn như: thư tịch cổ và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở miền TNB là những tài liệu bổ trợ, soi rọi thêm cho tư liệu khảo cổ học. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Dấu vết của văn hóa Óc Eo được phát hiện trong phạm vi rất rộng, bao trùm hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Trong luận án này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các khía cạnh đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo ở các tỉnh miền TNB, bao gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, trong đó, tập trung ở ba tỉnh có các di tích văn hóa Óc Eo tiêu biểu nhất là: An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. - Về thời gian: Việc phân kỳ các giai đoạn của văn hóa Óc Eo còn chưa được giải quyết triệt để cho nên luận án tập trung tìm hiểu văn hóa Óc Eo chủ yếu ở giai đoạn từ khoảng thế kỷ II đến thế kỷ VII, là thời kỳ hình thành rõ nét và phát triển những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa này. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu văn hóa quá khứ, nhằm nhìn nhận và đánh giá khách quan, khoa học về DSVH. 4.2. Văn hóa học là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, cần được áp dụng nhiều phương pháp và có hướng tiếp cận đa ngành và liên ngành. Tuy nhiên, các 6 phương pháp nghiên cứu được lựa chọn tuỳ vào từng đối tượng cụ thể. Do đối tượng đặc thù của luận án là các tư liệu khảo cổ học (di tích, các sưu tập di vật trong bảo tàng và các tư liệu viết có liên quan), luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành dân tộc học, xã hội học và nhân học. Đặc biệt là sử dụng nhân học biểu tượng vào quá trình thu thập, phân tích tư liệu. Trong đó, các phương pháp định tính và định lượng trên cơ sở quan sát, mô tả, thống kê, chụp ảnh v.v. được đặc biệt chú trọng. Mặc dù phương pháp phỏng vấn không được áp dụng cho các đối tượng khảo cổ học, tác giả luận án đã tham gia một số đợt khảo sát khảo cổ học tới các di tích và các bảo tàng, thảo luận cùng với các nhà khảo cổ học về mối liên hệ của các bộ sưu tập với di tích và địa tầng khảo cổ học, cũng như môi trường sinh thái cổ. Từ đó có cơ sở để phân tích và phục dựng lại đời sống văn hóa của một xã hội nay không còn. 4.3. Trong quá trình phân tích tư liệu khảo cổ học, việc đối chiếu và so sánh với các nguồn sử liệu và tư liệu thành văn khác được thực hiện trên cơ sở áp dụng một số kết quả nghiên cứu đa ngành về lịch sử nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, phương thức sản xuất, giao lưu văn hóa nhằm nhận ra hệ thống các hình thái biểu thị giá trị của xã hội và cư dân Óc Eo. 5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 5.1. Luận án tổng hợp, hệ thống hoá tư liệu khảo cổ học, kết quả nghiên cứu văn hóa Óc Eo và các nguồn tư liệu khác, nhằm cung cấp một cách cập nhật và có hệ thống nguồn tư liệu về văn hóa Óc Eo ở TNB; giúp cho việc nhận thức nội dung văn hóa Óc Eo ở TNB được rõ ràng hơn, nhất là lĩnh vực đời sống văn hóa - xã hội. 5.2. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu những dấu tích khảo cổ học và các sưu tập di vật của cư dân Óc Eo được phát hiện ở miền TNB, luận án cung cấp những kiến giải về đời sống vật chất, tinh thần và làm rõ các đặc điểm của nó nhằm có cái nhìn khách quan, toàn diện về bức tranh văn hóa thời sơ sử ở TNB, Việt Nam. 5.3. Bằng việc so sánh, đối chiếu với các tư liệu ở các khu vực khác, luận án xác định những đặc trưng văn hóa của cư dân Óc Eo ở TNB và sự biến đổi đời sống văn hóa của cư dân Óc Eo trong quá trình giao lưu với các cư dân láng giềng. 7 5.4. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc tìm hiểu văn hóa Óc Eo ở TNB, lịch sử văn hóa miền TNB nói chung, phổ biến kiến thức văn hóa - lịch sử Óc Eo cho nhân dân miền TNB, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, góp phần cung cấp các kiến giải và luận cứ khoa học cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về miền Tây Nam Bộ và lịch sử nghiên cứu văn hóa Óc Eo Chương 2: Đặc điểm đời sống văn hóa vật chất của cư dân Óc Eo Chương 3: Đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Óc Eo Chương 4: Văn hóa Óc Eo ở Tây Nam Bộ trong bối cảnh giao lưu văn hóa với các nước láng giềng 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MIỀN TÂY NAM BỘ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ÓC EO 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ. Tiếp cận văn hóa Óc Eo dưới góc độ văn hóa học, cần làm rõ một số khái niệm: Văn hóa, văn hóa khảo cổ, văn hóa Óc Eo, đời sống văn hóa. Chúng tôi xin đề cập một cách khái lược về những khái niệm này để làm công cụ lý luận cho nội dung luận án. Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hoá nhân loại. Ngay những bước đi lịch sử đầu tiên của mình, loài người đã gắn liền với văn hóa. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2000) [33,tr.35-36] thì từ văn hóa có 5 nghĩa: 1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (Thí dụ: kho tàng văn hóa Việt Nam). 2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần – nói một cách tổng quát (Thí dụ: phát triển văn hóa). 3. Tri thức, kiến thức khoa học (Thí dụ: Trình độ văn hóa). 4. Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (Thí dụ: sống có văn hóa). 5. Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau (Thí dụ: văn hóa Đông Sơn). Như vậy, có thể thấy văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa, thường được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đến nay đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa, trong đó có rất nhiều định nghĩa được các nhà khoa học ghi nhận, được nhiều giáo trình công bố, mà chúng tôi thấy phù hợp với nội dung của luận án. Quan niệm văn hóa của nguyên Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor nêu ra nhân dịp phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” (1988 - 1997): 9 Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình [3, tr.15]. Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần hay trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội. Trong quá khứ hay hiện tại, văn hóa là những hệ thống có giá trị; là cái bản sắc của mỗi cộng đồng, dân tộc; là cái không thể lẫn vào đâu được. Như vậy, theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 2000) văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa thứ nhất là kho tàng văn hóa. Hay một quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh được nhiều nhà khoa học nhắc đến trong những năm gần đây: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [99, tr.431]. Vậy với khái niệm này, văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa thứ hai, là do con người sáng tạo ra, nhằm thích ứng với nhu cầu của cuộc sống. Nó là sản phẩm của con người và chỉ dành riêng cho con người, cộng đồng người; nó được sinh ra, tồn tại và phát triển với con người. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhặt nhất của cuộc sống cũng mang những dấu hiệu văn hóa. Con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của sự phát triển, hay vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện, điều đó chứng tỏ, con người và môi trường văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo Phan Ngọc, khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc, bộ lạc cụ thể; đôi khi theo nghĩa hẹp, văn hóa chỉ liên quan đến đời sống tinh thần của con người [102, tr.14-17]. 10 Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng, mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Từ góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã cố gắng làm sáng tỏ những yếu tố căn cốt nhất của văn hóa. Còn theo quan điểm của tôi, với hướng nghiên cứu một nền văn hóa khảo cổ, thì Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất (văn hóa vật thể) và tinh thần (phi vật thể) do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, sản xuất, được tích luỹ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đây, tôi xem xét các giá trị tinh thần không phải ở những phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và những giá trị văn hóa hiện hữu, mà tiếp cận nó thông qua những sản phẩm vật chất (văn hóa vật thể) đã nằm sâu dưới lòng đất để làm rõ yếu tố tinh thần trong đó. Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hóa của loài người qua quá trình phục chế, tìm hiểu tài liệu và phân tích những dữ liệu như: di vật, di tích, hài cốt Mục đích của khảo cổ học là đưa ra những lời giải đáp đầy đủ về nguồn gốc, sự phát triển và tiến trình tiến hoá, bề dày lịch sử của loài người và của văn hóa loài người. Đây là môn khoa học duy nhất đã thu thập và giải mã những thông tin về thời tiền sử. Nó giúp cho con người hiểu biết về đời sống văn hóa - xã hội của cư dân cổ đại [101, tr.29]. Văn hóa khảo cổ: là nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa được xác định trên cơ sở tổng thể của một nhóm di tích khảo cổ có những đặc điểm giống nhau, phân bố liền khoảnh, tồn tại trong một khung thời gian nhất định, có một số về đặc trưng di tích, di vật ổn định phân biệt rõ với các văn hóa khác và chủ nhân của chúng thường là một tộc người nhất định [118, tr.14-15]. Trong một nền văn hóa khảo cổ có thể tồn tại nhiều loại hình văn hóa khác nhau. Mỗi loại hình văn hóa đều phản ánh những đặc tính của địa phương một cách rõ nét. Để xác định được một nền văn hóa khảo cổ, cần phải nghiên cứu một tập hợp các di tích khảo cổ, xác định giữa chúng có chung những đặc trưng, tính chất, niên đại, chủ nhân, nguồn gốc, các giai đoạn phát triển Khi nghiên cứu nền văn hóa khảo cổ có thể phác thảo diện mạo văn hóa, làm rõ đời sống vật chất, tinh thần và các hình thái kinh - tế xã hội của cư dân cổ. 11 Văn hóa Óc Eo: “Óc Eo” là tên gọi của một địa danh thuộc xã Vọng Khê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Khái niệm“Văn hóa Óc Eo” được hiểu là một nền văn hóa khảo cổ, có những đặc điểm chung về di tích, di vật, được L. Malleret đặt ra sau cuộc khai quật vào năm 1944. Nền văn minh này được hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII SCN. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dựa vào các kết quả khai quật khảo cổ đã chứng minh văn hóa Óc Eo là sản phẩm vật chất của Vương quốc Phù Nam. Theo các nhà nghiên cứu, Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm “founan” của người Trung Hoa. Còn phiên âm của tiếng Khmer cổ là “bnam”, ngày nay gọi là “phnom” có nghĩa là “núi”. Vua Phù Nam có nghĩa như “vua núi” theo tiếng Phạn là “parvatabhûpala”, tiếng Khmer là “kurung bnam” [56, tr.84]. Vương quốc Phù Nam được coi là thể chế nhà nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Nó hình thành từ thế kỷ I SCN, suy vong từ khoảng thế kỷ VI và mất hẳn từ thế kỷ VII. Phù Nam được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa một bộ lạc Môn cổ sống bằng nghề săn bắn, thu hoạch lâm sản và một bộ lạc Nam Đảo làm nông nghiệp, đánh cá và buôn bán trên biển. Phù Nam là đế chế bao gồm nhiều tiểu vương quốc và lãnh địa. Trong mỗi tiểu vương quốc thường có một vị tiểu vương làm thủ lĩnh lãnh đạo các thủ lĩnh khác (chư hầu). Lãnh vực của vương quốc Phù Nam bao trùm một vùng rộng lớn, gồm phía Nam Việt Nam, Malaysia, một phần Campuchia và Thái Lan. Đời sống văn hóa là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam từ những năm 80, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào thống nhất, có tính chất thuyết phục. Theo tác giả Trần Đ
Luận văn liên quan