Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện
thực Việt Nam 1930-1945. Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều phương diện: sáng tác,
khảo cứu, dịch thuật Ring ở mảng sáng tác, ông bộc lộ tài nămg trên nhiều thể loại: tiểu
thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí Với thể loại nào, ơng cũng đã để lại những dấu ấn
sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả. Chính vì thế suốt sáu thập kỉ qua, thân thế và sự
nghiệp sáng tác của ông đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và biết bao
thế hệ sinh viên, học viên.
Tuy vậy, việc nghiên cứu văn chương Ngô Tất Tố chưa thật toàn diện, sự hiểu biết của
các thế hệ độc giả về ông cũng chưa đầy đủ: Người ta hầu như mới chỉ biết và quan tâm
nhiều đến một nhà tiểu thuyết Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chng mà chưa biết hoặc ít quan
tâm đến một nhà phóng sự Ngô Tất Tố với Việc làng, Tập án cái đình, một nh tiểu phẩm
Ngô Tất Tố với hàng trăm thậm chí hàng ngàn bài báo sắc sảo và có giá trị văn học. Gần
đây, khi cc tập Ngô Tất Tố chuyện người đương thời và Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí của
nhà xuất bản Hội nhà văn ra mắt độc giả, không ít người giật mình: hĩa ra tất cả những gì đ
biết về Ngơ Tất Tố mới chỉ l một gĩc nhỏ; tc phẩm của ơng như lâu nay đ biết chỉ chiếm
khoảng một phần mười so với văn nghiệp phong phú, đồ sộ của ông. Trong phần tác phẩm
của Ngô Tất Tố mới ra mắt độc giả ấy, phóng sự và nhất là tiểu phẩm chiếm một số lượng
lớn. Việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về ơng nhất l mảng phĩng sự, tiểu phẩm vì vậy sẽ gip
chúng ta vẽ lên một bức chân dung văn học đúng, đủ trung thực và sâu sắc về nhà văn- nhà
báo Ngô Tất Tố
133 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3503 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm ngô tất tố đối với văn học Việt Nam 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ MỸ HẠNH
ĐÓNG GÓP CỦA PHÓNG SỰ VÀ TIỂU
PHẨM NGÔ TẤT TỐ ĐỐI VỚI VĂN HỌC
VIỆT NAM 1930 - 1945
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngô Tất Tố được coi là một trong những cây bút xuất sắc nhất của dòng văn học hiện
thực Việt Nam 1930-1945. Tài năng của ông được bộc lộ trên nhiều phương diện: sáng tác,
khảo cứu, dịch thuật Ring ở mảng sáng tác, ông bộc lộ tài nămg trên nhiều thể loại: tiểu
thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí Với thể loại nào, ơng cũng đã để lại những dấu ấn
sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả. Chính vì thế suốt sáu thập kỉ qua, thân thế và sự
nghiệp sáng tác của ông đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và biết bao
thế hệ sinh viên, học viên.
Tuy vậy, việc nghiên cứu văn chương Ngô Tất Tố chưa thật toàn diện, sự hiểu biết của
các thế hệ độc giả về ông cũng chưa đầy đủ: Người ta hầu như mới chỉ biết và quan tâm
nhiều đến một nhà tiểu thuyết Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Lều chng mà chưa biết hoặc ít quan
tâm đến một nhà phóng sự Ngô Tất Tố với Việc làng, Tập án cái đình, một nh tiểu phẩm
Ngô Tất Tố với hàng trăm thậm chí hàng ngàn bài báo sắc sảo và có giá trị văn học. Gần
đây, khi cc tập Ngô Tất Tố chuyện người đương thời và Ngô Tất Tố tiểu phẩm báo chí của
nhà xuất bản Hội nhà văn ra mắt độc giả, không ít người giật mình: hĩa ra tất cả những gì đ
biết về Ngơ Tất Tố mới chỉ l một gĩc nhỏ; tc phẩm của ơng như lâu nay đ biết chỉ chiếm
khoảng một phần mười so với văn nghiệp phong phú, đồ sộ của ông. Trong phần tác phẩm
của Ngô Tất Tố mới ra mắt độc giả ấy, phóng sự và nhất là tiểu phẩm chiếm một số lượng
lớn. Việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về ơng nhất l mảng phĩng sự, tiểu phẩm vì vậy sẽ gip
chúng ta vẽ lên một bức chân dung văn học đúng, đủ trung thực và sâu sắc về nhà văn- nhà
báo Ngô Tất Tố.
Trước đây, sách giáo khoa văn học ở trường phổ thông đ đưa tác phẩm Tắt đèn (Phổ
thông cơ sở), Lều chng (Phổ trông trung học) vào giảng dạy, đọc thêm. Hiện nay sách Ngữ
văn 11 lại giới thiệu thêm với công chúng học đường phóng sự Việc lng của Ngô Tất Tố
(bài đọc thm: Nghệ thuật băm thịt gà). Đó là một sự bổ sung rất kịp thời và cần thiết. Điều
đó càng cho thấy những người giáo viên văn học ở trường phổ thông như tác giả luận văn
này cần phải đọc, tìm hiểu cập nhật về Ngơ Tất Tố v sự nghiệp văn chương của ông, kịp
thời bổ sung những gì chưa biết, để việc giảng dạy tốt hơn.
Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn “Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất
Tố đối với văn học Việt Nam 1930-1945” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp Ngô Tất Tố tính đến nay đã cĩ nhiều thành tựu
với một bề dày đáng quý, rất thuận lợi cho tất cả những ai đến sau muốn tìm hiểu su về ơng.
Có thể điểm qua một số bài viết và những công trình nghiên cứu về Ngô Tất Tố từ sau năm
1930 trở về đây để thấy rõ điều đó.
Theo trục thời gian, chng tơi tạm chia lịch sử nghiên cứu về Ngô Tất Tố, trong đó có
phóng sự và và tiểu phẩm thành ba chặng đường: trước 1945, 1945-1975 v sau 1975.
Trước 1945
Tuy thời kì ny chưa có nhiều công trình nghin cứu ring, nhưng sáng tác văn học và
báo chí của Ngô Tất Tố ngay từ năm 1931 đ được đánh giá rất cao. Tiu biểu l cc ý kiến của
Vũ Trọng Phụng, v cơng trình nghin cứu Vũ Ngọc Phan.
Vũ Trọng Phụng trong bài giới thiệu về tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã gọi Ngơ
Tất Tố l “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám làng nho”. (Báo Thời vụ số ra ngày
31.01.1931)
Trong “Nhà văn hiện đại”(1938-1940) Vũ Ngọc Phan khi giới thiệu bảy mươi chín
nhà văn Việt Nam tham gia sáng tác bằng chữ quốc ngữ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những
năm 40 của thế kỉ XX cũng đ dnh cho Ngơ Tất Tố một vị trí vẻ vang. Ơng gọi Ngơ Tất Tố l
“một tay kì cựu trong làng văn làng báo Việt Nam” “cĩ ĩc ph bình, cĩ trí xt đoán, có tư tưởng
mới”, v nhấn mạnh: “ về đường văn nghệ ông đã theo kịp cả những nhà văn thuộc phái
tân học xuất sắc nhất. Ngô Tất Tố là một nhà nho mà viết được những thiên phóng sự và
những thiên tiểu thuyết theo nghệ thuật Tây phương và ông đã viết bằng một ngòi bút đanh
thép, làm cho phái tân học phải khen ngợi”. Nhận xét này của Vũ Ngọc Phan đã khẳng định
tư tưởng mới mẻ, tiến bộ và tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố. Tuy nhiên trong khi giới
thiệu tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Ngọc Phan chỉ giới thiệu “Việc làng”, “Lều chõng” và
một số công trình khảo cứu khác, không đề cập đến những bài văn ngắn của Ngô Tất Tố.
Từ năm 1945 đến năm 1975
Năm 1954, trên tạp chí Văn nghệ (số 54). Nguyên Hồng đã có bài viết xúc động về nhà
văn, nhà tiểu thuyết lão thành Ngô Tất Tố. Nguyên Hồng đã ghi nhận những đóng góp tích
cực của Ngô Tất Tố trong việc phản ánh đúng sự thật đời sống của người nông dân nơi luỹ
tre xanh. Ông viết: “Người nông dân giãy lên trên những dòng chữ của Ngô Tất Tố, chưa
ánh lên cái sức đấu tranh nhưng sự thống khổ của họ đem phơi bày ra đã được một phần
nào thật, thật trên cái đen tối của chế độ tàn bạo và ruỗng nát lúc bấy giờ”[33, tr.44].
Nguyên Hồng cũng cho rằng, nhân cách, con người và thái độ đấu tranh không mệt mỏi của
Ngô Tất Tố đáng để cho người đời sau học tập. Ông khẳng định: “Cái hình ảnh Ngô Tất Tố
dứt khoát với thù địch, không đội giời chung với thù địch, cái hình ảnh đôi mắt kính vằng
vặc say mê cúi xuống những dòng chữ rắn rỏi rõ ràng, miết lên những trang giấy giang
vàng ngà trên bàn tre làm việc, hình ảnh đó chúng ta luôn tưởng nhớ, xót xa thương tiếc,
quyết tâm học tập và nguyện sát cánh nhau chặt hơn nữa, làm việc nhiệt tình tận tụy, quyết
thắng”[33, tr.48]. Đó chính là tinh thần mà Ngô Tất Tố để lại cho đồng nghiệp và những thế
hệ sau. Bài viết của Nguyên Hồng đã khẳng định sự ảnh hưởng của Ngô Tất Tố đối với các
đồng nghiệp.
Trên tạp chí Văn nghệ số 8 năm 1958, Bùi Huy Phồn cũng có những đánh giá rất khách
quan về Ngô Tất Tố qua phóng sự “Việc làng”. Bùi Huy Phồn cho rằng lập trường giai cấp
của Ngô Tất Tố còn mơ hồ cho nên còn một số hạn chế nhỏ trong “Việc làng”. Ông cũng
cho rằng sự hạn chế này không lấy gì làm lạ, vì Ngô Tất Tố vốn xuất thân từ một nhà nho.
Bùi Huy Phồn cũng khẳng định đóng góp lớn nhất của “Việc làng” là đã phản ánh một cách
chân thực đời sống của người dân quê, những nỗi thống khổ về tinh thần mà khó ai có thể
nhìn thấy được. Từ xưa đến nay người ta chỉ thấy người nông dân bị bóc lột về kinh tế, áp
bức về chính trị, ít ai thấy được nỗi khổ của người nông dân dưới gánh nặng của hủ tục.
Năm 1961, trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3, Nguyễn Đức Đàn, qua phân tích một
số tác phẩm của Ngô Tất Tố trước 1945, đã chỉ ra “sự sáng tạo nghệ thuật của Ngô Tất Tố
có một ý nghĩa vị nhân sinh rõ rệt” [33, tr.65]. Nguyễn Đức Đàn đi đến kết luận “Bao giờ
ông – tức Ngơ Tất Tố - cũng đứng về phía những người bị đày đọa, bị áp bức. Chính nhờ đó
mà nhà văn đã vẽ lên được bức tranh chân thực của xã hội đương thời. Trong hoàn cảnh
lúc bấy giờ, ngòi bút Ngô Tất Tố dám dũng cảm tố cáo những cái xấu xa thối nát của xã
hội, xây dựng những hình tượng đẹp đẽ về người lao động cùng khổ đã là một thành công
lớn” [33, tr.66]
Năm 1962, trên tạp chí Văn nghệ số 61, Nguyễn Đức Bính cũng viết bài bàn về con
người và văn chương Ngô Tất Tố. Trong đó ông có đề cập đến phóng sự “Việc làng”, và
các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố. Nguyễn Đức Bính tiết lộ “Quyển Việc làng ra đời
năm 1940. Nhưng có thể tác giả đã nhẩm từ lâu, trong những buổi nhàn đàm với anh em ở
toà soạn tờ báo Hàng Da”. Ông còn cho rằng “Nếu có ai cho rằng đó là một tập văn kí sự
ghi lại những tệ tục ở nông thôn thì thật chưa hiểu được dụng ý của người viết. Mặc dù lời
văn có khi nặng tích chất khách quan của kẻ quan sát hiện thực, nhưng nên tìm ở trong đó
một tấm lòng nói thay cho nhiều tấm lòng” [33, tr.69]. Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố,
Nguyễn Đức Bính khẳng định: “Ngô Tất Tố có một lối viết mới, độc đáo nữa là khác, không
chút gì nhắc lại lối văn biền ngẫu của các cụ đồ, giọng văn khi đậm đà, khi duyên dáng,
nhưng đặc biệt là dí dỏm; câu văn sắc cạnh, trong sáng, ngắn gọn, chữ dùng thường mạnh
dạn và ý nhị”[33, tr.77].
Trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam” tập 5 (1930-1945), xuất bản tại Hà Nội năm
1973, Nguyễn Đăng Mạnh khi phê bình “Lều chõng” và “Việc làng”, đã phân tích một số
đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của phóng sự “Việc làng”. Ông nhìn nhận ở Ngô
Tất Tố một “lòng cảm thương sâu sắc đối với người nông dân”, “càng thông cảm với người
nông dân bao nhiêu , Ngô Tất Tố lại càng căm ghét bọn cường hào địa chủ bấy nhiêu”. Về
nghệ thuật, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: cả tập phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố tuy
quanh đi quẩn lại chủ yếu là nạn xôi thịt, nhưng với lối kể chuyện linh hoạt, người đọc
không thấy đơn điệu. Cuối cùng ông kết luận “Việc làng là một tập án đanh thép về hủ tục
và nạn cường hào ở nông thôn Việt Nam”.
Nhìn chung ở giai đoạn này, Người ta nhắc nhiều đến tiểu thuyết và phóng sự của
Ngô Tất Tố. Mảng văn tiểu phẩm chưa được đi sâu vào nghiên cứu. Từ sau năm 1975,
người ta mới bắt đầu chú ý tới những bài văn ngắn này của ông.
Sau 1975
Năm 1977, Nhà xuất bản văn học Hà Nội in “Ngô Tất Tố- Tác phẩm” Phan Cự Đệ chủ
biên. Đây là công trình đầu tiên giới thiệu một cách tương đối toàn diện về Ngô Tất Tố và
những thành công của ông trên các lĩnh vực: báo chí, sáng tác văn học, nghiên cứu dịch
thuật Riêng ở lĩnh vực báo chí, tác giả đã có công sưu tầm và giới thiệu 112 bài báo của
Ngô Tất Tố được viết trong khoảng thời gian từ 1929-1943.
Trong cơng trình ny, Phan Cự Đệ, cũng như nhiều nhà nghiên cứu hồi bấy giờ nhận xét
đánh giá cịn nặng ci nhìn soi xt nhân thân, quan điểm lập trường của Ngô Tất Tố. Tuy vậy,
đáng chú ý là nhà nghiên cứu đ khẳng định: Ngô Tất Tố, với tư cách l “người bạn đường tin
cậy của giai cấp công nhân”, luôn đứng trên quyền lợi của dân tộc, của quần chúng bị áp
bức, luôn xuất phát từ một tấm lòng yêu nước thương dân mà sáng tác.
Về nghệ thuật, Phan Cự Đệ đánh giá cao nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố:
“ bất cứ lúc nào có điều kiện, Ngô Tất Tố sẵn sàng sử dụng những đòn đánh thẳng vào
mặt đối phương, không kiêng nể và ông phân biệt rất rõ lối đả kích và trào lộng đả kích để
đánh địch. Lối hài hước và trào lộng hài hước là để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân. Nụ cười của Ngô Tất Tố không phải là sự chế giễu lạnh lẽo vô tình,
không phải là thái độ bông phèng “lùng tùng xoè” như nhóm Tự lực văn đoàn, cũng không
phải là sự đả kích đôi khi vô chính phủ theo quan điểm hư vô chủ nghĩa của Vũ Trọng
Phụng, mà đây là một sự phê phán xã hội đứng trên lập trường một người trí thức yêu nước.
Chính lập trường đó đã tạo nên tiếng cười của Ngô Tất Tố, có nội dung xã hội sâu sắc, lành
mạnh, lạc quan và nói chung lúc nào cũng nhằm trúng đích, bắn chính xác vào kẻ thù của
dân tộc và của quần chúng bị áp bức bóc lột” [17, tr.57].
Năm 1978, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản công trình “Lịch sử văn học Việt Nam” của
Nhóm tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh,
Nguyễn Trác. Trong đó có một chương viết về “Ngô Tất Tố- nhà báo” do Nguyễn Đăng
Mạnh biên soạn. Nguyễn Đăng Mạnh đã nêu khái quát cuộc đời làm báo của Ngô Tất Tố, và
cũng đi đến những nhận xét rất tích cực “Nhìn chung, qua những bài bình luận, bút chiến,
phóng sự, ta thấy Ngô Tất Tố thực sự là một nhà báo hăng hái và chân thành chiến đấu cho
những yêu cầu cải cách dân chủ thật sự vì lợi ích của nhân dân lao động. Những việc ông
làm, những điều ông đấu tranh như thế đã khiến ông gần với cách mạng” [24, tr.201].
Nhìn chung, trong chương viết về Ngô Tất Tố, Nguyễn Đăng Mạnh đã đi vào nhận xét
những thành tựu, những ưu khuyết điểm của nhà báo Ngô Tất Tố về nội dung tư tưởng,
chưa đi vào phân tích giá trị nghệ thuật trong các tiểu phẩm của ông.
Năm 1987-1988, khoa Ngữ văn-báo chí, trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh ấn hành và lưu hành nội bộ giáo trình “Văn học Việt nam 1930-1945” (2tập) do Trần
Ngọc Hồng biên soạn. Phần viết về Ngô Tất Tố cĩ đề cập đến thành tựu của Ngô Tất Tố qua
hai tác phẩm “Việc làng” và “Tắt đèn” không thấy đề cập đến các tác phẩm báo chí.
Năm 1993, Nhà xuất bản văn học cho in “Tuyển tập Ngô Tất Tố” (2 tập) do Phan Cư Đệ
sưu tầm tuyển chọn, Trương Chính sắp xếp và giới thiệu. Trong lời giới thiệu về Ngô Tất
Tố, Trương Chính cũng đồng tình với quan điểm của Phan Cư Đệ cho rằng Ngô Tất Tố đã
vượt qua mọi sự ràng buộc của tư tưởng Nho giáo, là “một người có tư tưởng độc lập,
không chịu nhắm mắt theo những thành kiến của cổ nhân”. Ông cũng đi đến nhận định Ngô
Tất Tố là một nhà nho yêu nước, thương dân “Phú quý không ham, nghèo hèn không đổi dạ,
uy quyền không thể khuất phục”. Ngoài ra, Trương Chính còn phân tích để chỉ ra quan niệm
tiến bộ, nghiêm túc của Ngô Tất Tố trong nghề báo. Trương Chính không quan tâm nhiều
đến những hạn chế trong tư tưởng của Ngô Tất Tố mà chủ yếu tập trung làm nổi bật những
quan niệm tiến bộ của nhà nho Ngô Tất Tố, và khẳng định những thành công của ông về nội
dung cũng như nghệ thuật. Theo Trương Chính thì tiểu phẩm của Ngô Tất Tố gần với tạp
văn của Lỗ Tấn.
Đến năm 1999, nhà xuất bản giáo dục tái bản lần ba công trình “Văn học Viêt Nam
1900-1945”. Trong đó có chương XIII viết về Ngô Tất Tố do Phan Cự Đệ phụ trách. Phan
Cự Đệ đi phân tích từ tư tưởng tiến bộ của một nhà nho nghèo yêu nước đến những tác
phẩm tiêu biểu cho thành công của Ngô Tất Tố trên con đường nghệ thuật. Ông giới thiệu
về các tác phẩm phê bình, về tiểu thuyết “Tắt đèn”, về các phóng sự “Việc làng” và “Tập án
cái đình”, và về các tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố .
Ở phần viết về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, Phan Cự Đệ đã khẳng định những đóng góp
lớn lao của Ngô Tất Tố về nội dung cũng như nghệ thuật. Về nội dung Phan Cự Đệ viết
“Văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố dường như làm thành một bộ sử biên niên của xã hội Việt
Nam những năm từ trước 1930 cho đến hồi đại chiến lần thứ hai” [21, tr.395]. Về nghệ
thuật thì “các tiểu phẩm của Ngô Tất Tố vừa mang tính chất của một bài bình luận chính trị,
bình luận xã hội nhưng đồng thời cũng là một tác phẩm văn học. Do đó nó vừa phải có sức
thuyết phục logic, có căn cứ và lập luận chặt chẽ, vừa phải xây dựng được những hình
tượng và có một sức truyền cảm mạnh mẽ, sâu sắc đối với người đọc” [21, tr.395]. Và,
“phong cách châm biếm trong tiểu phẩm của Ngô Tất Tố là sự kết hợp hài hoà cái thâm
thuý của một nhà nho trí thức với cái vui hồn hậu, lạc quan, tính chiến đấu mạnh khỏe của
văn học dân gian” [21, tr.400].
Hai tập phóng sự “Việc làng” và “Tập án cái đình” cũng được Phan Cự Đệ đánh giá cao.
Ơng đặc biệt khẳng định giá trị hiện thực vào tính chiến đấu của nó “Trong hai phóng sự
“Tập án cái đình” và “Việc làng”, Ngô Tất Tố tìm cách phơi trần những sự thật xấu xa về
các hủ tục ở nông thôn, xem đó là một cái gì vô lý “quái gở”, “mọi rợ” và đặt chính quyền
thực dân trước nhiệm vụ phải giải quyết” [21, tr.409]
Nhìn chung, với bi viết ny, Phan Cự Đệ đã đưa ra được một cái nhìn khái quát toàn bộ
văn nghiệp của Ngô Tất Tố, chỉ ra một cách tương đối thỏa đáng những thành công, hạn chế
trong tư tưởng chính trị cũng như về hình thức thể hiện trong sng tc của nhà văn.
Xuất phát từ sự quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật viết tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, năm
1983, trên tạp chí Văn học số 6, Lê Thị Đức Hạnh viết bài “Đặc sắc trong tiểu phẩm của
Ngô Tất Tố”. Trong bi viết ny, với lưu ý “những bài viết này chưa ai nghiên cứu kĩ, chưa
được chú ý nhiều về nghệ thuật, nhất là nghệ thuật trào phúng”, Lê Thị Đức Hạnh cho rằng:
“những tiểu phẩm của ông (Ngô Tất Tố) rất giàu tính nghệ thuật, là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa lý trí và hình tượng thông qua những sự kiện, những tài liệu cụ thể, tạo nên
một sức thuyết phục mạnh”. Trong khi đi sâu phân tích nghệ thuật trào phúng trong tiểu
phẩm của Ngô Tất Tố, tác giả bài báo khẳng định: “ Ngô Tất Tố rất già dặn trong việc
vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều thủ pháp nghệ thuật khi đề cập đến các vấn đề của xã
hội đương thời. Ông biết khai thác đề tài bằng cách đối lập một hiện tượng nào đó với khát
vọng mong muốn của nhân dân. Ông biết tô đậm những mâu thuẫn của hiện thực và khi thể
hiện chúng thì thông qua một ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm đà chất trữ tình nên ông đã tạo
được một hiệu quả phê phán lớn. Sự thông minh hóm hỉnh là một đặc trưng quan trọng của
nghệ thuật trào phúng cũng thấy bộc lộ qua từng câu, từng chữ, có khi trong toàn bài, đã
làm cho văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố để lại những ấn tượng khó quên trong lòng người
đọc” [33, tr.423-424].
Cũng nói riêng về tiểu phẩm, năm 1998, trên tạp chí Văn học số 11, Hà Minh Đức viết
bài “Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố”. Bàn về tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, Hà
Minh Đức đánh giá cao tính thời sự, và tính luận chiến của nó: “Ngô Tất Tố không viết tiểu
phẩm để in trong sách hoặc trong tạp chí hàng tháng, nhiều tháng mà chủ yếu là in trên báo
hàng ngày, hàng tuần với tinh thần thời sự ứng chiến” [33, tr.444]. Hà Minh Đức cũng ghi
nhận tinh thần thương yêu dân và đấu tranh với những thế lực bóc lột đàn áp nhân dân. Tác
giả nhận định sự phê phán, đả kích của Ngô Tất Tố là không chạy theo từng việc nhỏ mà
“có cái nhìn bao quát vào bức tranh chung của xã hội, nhìn vào bản chất của các hiện
tượng”.
Năm 2001, Nhà xuất bản giáo dục đã xuất bản quyển sách “Ngô Tất Tố về tác gia và tác
phẩm” do Mai Hương và Tôn Phương Lan tuyển chọn và giới thiệu. Quyển sách đã tập hợp
tương đối đầy đủ những bài viết, những lời giới thiệu v những bài phê bình, nghiên cứu về
nhà văn- nhà báo-nhà dịch thuật Ngô Tất Tố. Trong đó có bài viết “Ngô Tất Tố tài năng và
tấm lòng” của Mai Hương, thể hiện lòng mến phục và trân trọng đối với Ngô Tất Tố. Đáng
chú ý l ý kiến giải thích về văn tài và động cơ viết văn của Ngô Tất Tố: “ Vượt lên mọi hư
danh, cám dỗ, Ngô Tất Tố “đã biết đánh đổi cơm áo để lấy cái quyền viết theo chỉ thị của
trái tim mình”, trái tim chỉ thuộc về đất nước mà ông hết lòng yêu thương, chỉ thuộc về
nhân dân mà ông thiết tha gắn bó. Chính đó là cái lõi để tạo nên tài năng lớn, đa dạng nơi
ông” [33, tr.30-31]
Nhìn chung dù viết dưới dạng bài báo, bài nghiên cứu, phê bình hay bài giới thiệu, dù
phân tích các tác phẩm tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm hay dịch thuật, phê bình, các nhà
nghiên cứu đều có sự nhìn nhận, đánh giá thống nhất với nhau ở quá trình phát triển tư
tưởng, quá trình lao động, sáng tạo, và quá trình đấu tranh không mệt mỏi vì nhân dân và
dân tộc của nhà văn lão thành Ngô Tất Tố. Tất cả mọi lời nhận định đều khẳng định tài năng
về mọi mặt của Ngô Tất Tố và những cống hiến to lớn của ông đối với nền văn học dân tộc,
với việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá vốn có của đất nước. Một số hạn chế
trong tác phẩm và tư tưởng của ông nếu được vạch ra, không hề làm giảm đi lòng yêu mến
và sự cảm phục của các đồng nghiệp và của các thế hệ độc giả từ xưa đến nay.
Tìm hiểu lịch sử nghin cứu vấn đề, ta nhân thấy:
Thứ nhất, chưa có một công trình nghiên cứu riêng, sâu về các mảng sáng tác của Ngô
Tất Tố. Phần lớn các sách thường chỉ sưu tầm và biên tập lại những bài viết trên các báo, tạp
chí hay một bài nghiên cứu nhỏ về Ngô Tất Tố.
Thứ hai, thnh tựu nghin cứu về sự nghiệp văn chương, báo chí của Ngô Tất Tố tính đến
nay đ kh dy dặn, phong ph. Giới nghin cứu cng ngy, cng mở rộng, khơi sâu nhiều mặt giá trị
trong sự nghiệp viết văn của ông, càng khẳng định thêm vị trí quan trọng của ông trong lịch
sử văn chương và báo chí Việt Nam 1930-1945. Việc cơng bố, in ấn cc cơng trình nghin
cứu về ơng trước thời đổi mới, trong một thời gian dài không tiến triển được bao nhiêu.
Có những cuốn sách về Ngô Tất Tố nhan đề tuy khác nhau nhưng nội dung bên