1/ Lý do chọn đề tài.
1.1 . Về lý luận.
Trong thời đại xã hội phát triển và biến đổi mạnh như ngày nay, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc xây dựng những dự đoán về những điều có thể xảy ra của nền giáo dục trong tương lai, việc nghiên cứu những triển vọng phát triển của nền giáo dục, đồng thời chỉ ra thời gian có thể xác định được những biến đổi đó đã trở thành đặc biệt cần thiết. Dự báo giáo dục là một dạng tiên đoán khoa học trong lĩnh vực xã hội. Dự báo giáo dục chủ yếu hướng vào việc cung cấp những hiểu biết về một thực trạng tương lai của một nền giáo dục, tìm kiếm những mục tiêu mới, những viễn cảnh mới và chỉ ra những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục trong tương lai.
Hiện nay giáo dục - đào tạo được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, nhất là đất nước ta đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, giáo dục ngày càng trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” và “Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội đang chuyển sang đầu tư cho phát triển”[8] . Việc đón trước tương lai, hoạch định chính sách, biện pháp nhằm đưa nền giáo dục phát triển là rất quan trọng. Nhưng để làm được điều đó cần phải: “Xem xét nền giáo dục trong viễn cảnh tương lai, đó là hướng cốt yếu trong việc đề ra các kế hoạch và chính sách giáo dục, thực sự như là một định hướng mới trong kế hoạch hoá giáo dục ”[31] .
ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học đề cập đến vấn đề tầm quan trọng của công tác dự báo, mà đại diện là tác giả Hà Thế Ngữ đã khẳng định: “Nền giáo dục của một nước, một địa phương nhất thiết phải lấy công tác dự báo làm tiền đề”[40].
Nghị quyết TƯ2 khoá VIII của Đảng đã nêu: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để thực hiện được điều đó thì giáo dục phải không ngừng đổi mới. Đổi mới đội ngũ, đổi mới công tác quản lý, công tác giáo dục, đặc biệt: “Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển giáo dục” [26]. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch giáo dục có thể gặp nhiều khó khăn bất cập nhưng không vì thế mà bỏ qua yếu tố cơ bản, có tính chất tiên đề này. Vì vậy phải nghiên cứu và thực hiện tốt công tác dự báo giáo dục: “Dự báo không thể cho biết chính xác về tương lai nhưng có thể giúp các nhà làm chính sách đương đầu với tính không chính xác và biến động để khai thác ý nghĩa của các lựa chọn chính sách”[36]. Dự báo với tính chất là giai đoạn tiền kế hoạch nhằm tạo cơ sở vững chắc cho các chiến lược về mục tiêu và giải pháp sau này.
1. 2. Về thực tiễn:
Trong giai đoạn vừa qua, việc lập kế hoạch giáo dục ở nhiều địa phương và cơ sở giáo dục còn mang tính chất tình thế, ngắn hạn, tập trung chủ yếu vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh thiếu hụt, như tác giả Đặng Quốc Bảo đã nhận định: “Cái lạc hậu trong kế hoạch hoá giáo dục của chúng ta trong một thời gian dài là việc lập kế hoạch giáo dục thiếu tính đa chiều, thiếu tính viễn cảnh, thiếu tính mềm dẻo và phương án thực hiện”[2].
Tỉnh Vĩnh Phúc đang từng ngày phát triển đi lên theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, song sự chênh lệch về nhiều mặt trong dân cư giữa các vùng là không tránh khỏi, trong đó phải kể đến mặt bằng dân trí.
Thực hiện Nghị định 153/ NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh một phần địa giới và dân cư huyện Mê Linh để thành lập thị xã Phúc Yên, chính thức đi vào hoạt động độc lập kể từ ngày 01/01/2004. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Mê Linh phát triển một cách toàn diện. Nhân dân Mê Linh có truyền thống hiếu học, là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị. Chính vì lẽ đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo là rất quan trọng. Sự phát triển của giáo dục có ý nghĩa quyết định trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Lực lượng cơ bản quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên Tiểu học (đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục nền móng cho các bậc học). Nhưng hiện nay đội ngũ này đang trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lại vừa yếu; thừa về số lượng, thiếu về cơ cấu bộ môn và yếu về chất lượng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là công tác dự báo giáo dục - mà cụ thể là dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên ở bậc học này chưa được quan tâm đúng mức, làm cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên còn bị động, thiếu cơ sở thực tế và khoa học.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015”.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng giáo dục - đào tạo huyện Mê Linh, nhằm dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học đến năm 2015 và đề xuất một số biện pháp để phần nào đáp ứng nhu cầu đó.
3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015.
4/ Giả thuyết khoa học:
Đến năm 2015 đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh cần có nhiều biến đổi về số lượng, chất lượng về cơ cấu đội ngũ theo hướng CNH và HĐH. Nếu dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn dự báo được khoa học và xác đáng về nhu cầu đó và có những biện pháp triển khai đồng bộ và thích hợp thì sẽ chủ động đáp ứng được những nhu cầu trên.
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên.
5. 2. Nghiên cứu, xác định thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh.
5.3. Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
6/ Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống giáo dục Tiểu học của huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
- Trọng tâm nghiên cứu là dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học của huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
111 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học sư phạm hà nội
…………………………
DỰ BÁO NHU CẦU ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN MÊ LINH - TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2015
luận văn thạc sỹ khoa học
Chuyên ngành:
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lòng kính trọng đến các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Giáo dục, Phòng nghiên cứu khoa học, các thầy giáo cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội đã dạy dỗ, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ quý báu, chân tình của các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, lãnh đạo huyện Mê Linh, Lãnh đạo Phòng Giáo dục-Đào tạo, các nhà trường trong huyện, cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã cổ vũ động viên giúp đỡ tôi về mọi mặt.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn chân thành đến Phó giáo sư - Tiến sỹ Lê Ngọc Lan và các thầy cô giáo - chuyên gia dự báo đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
danh mục
các chữ cái viết tắt
BCH TƯ Ban chấp hành trung ương
CTQG Chính trị quốc gia
KT- XH Kinh tế - xã hội
KT Kinh tế
XH Xã hội
UBND Uỷ ban nhân dân
GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo
KH- KT Khoa học - kỹ thuật
KH- CN Khoa học - công nghệ
CT- XH Chính trị - xã hội
PCGDTH – CMC Phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ
PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học
PCTH Phổ cập tiểu học
GDTH Giáo dục tiểu học
GVTH Giáo viên tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
GD - TX – DN Giáo dục – thường xuyên – dạy nghề
PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
TH Tiểu học
CBQL Cán bộ quản lý
GVVH Giáo viên văn hoá
GVĐT Giáo viên đặc thù
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSTH Học sinh tiểu học
SL Số lượng
% Tỷ lệ phần trăm
QL Quản lý
VH Văn hoá
THSP Trung học sư phạm
CĐSP Cao đẳng sư phạm
ĐHSP Đại học sư phạm
THCN Trung học chuyên nghiệp
VHTT Văn hoá thông tin
CN Công nghiệp
CNH – HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
Mục lục
Trang
Mở đầu
1.
Lý do chọn đề tài .....................................................................….
1
1.1. Về lý luận………………………………………………………..
1
1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………
2
2.
Mục đích nghiên cứu ...............................................................….
3
3.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………………
3
3.1. Khách thể nghiên cứu…………………………………………...
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………
3
4.
Giả thuyết khoa học…………………………………………………..
3
5.
Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………
3
6.
Phạm vi nghiên cứu............................................................……...
4
7.
Phương pháp nghiên cứu......................................................….....
4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết..........................…
4
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn...........................
4
7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu dự báo.............................
5
8
Bố cục của luận văn..........................................................…........
6
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...................………….
7
1.1.
Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu................................….............
7
1.1.1. Quốc tế............................................................…..............
7
1.1.2. Việt Nam..............................................................
8
1.2.
Dự báo.............................................................................….........
9
1.2.1. Khái niệm dự báo..............................................
9
1.2.2. Phân loại dự báo................................................
11
1.2.3. Cách tiếp cận khi lập dự báo...............................................
11
1.2.4. Các nguyên tắc khi lập dự báo.............................................
12
1.3.
Dự báo giáo dục............................................................................
13
1.3.1. Khái niệm về dự báo giáo dục.............................................
13
1.3.2. Phân loại dự báo giáo dục..........…………………………..
14
1.3.3.Tổ chức quá trình nghiên cứu dự báo giáo dục....................
14
1.3.4. Vai trò của dự báo...............................................................
15
1.3.5. Lựa chọn phương pháp dự báo cho vấn đề nghiên cứu
18
1.4.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quy mô phát triển giáo dục..…....
19
1.4.1. Nhân tố kinh tế – xã hội......................................................
19
1.4.2. Các nhân tố bên trong của hệ thống giáo dục......................
19
1.4.3. Nhân tố về văn hoá - khoa học – công nghệ........................
20
1.4.4. Các nhân tố về chỉ đạo lãnh đạo..........................................
20
1.4.5. Các nhân tố quốc tế.............................................................
21
1.5.
Vị trí vai trò của cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân và một số đặc điểm của đội ngũ GVTH .......................……….....
21
1.5.1. Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân..................
21
1.5.2. Một số đặc điểm của đội ngũ giáo viên tiểu học.................
25
1.5.3. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học.........................................
27
1.5.4. Quyền hạn của giáo viên tiểu học........................................
28
Chương 2. Thực trạng đội ngũ GVTH huyện Mê Linh…………..........
29
2.1.
Khái quát về đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Mê Linh …...........
29
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................
29
2.1.2. Đặc điểm xã hội...................................................................
29
2.1.3. Đặc điểm kinh tế..................................................................
30
2.2.
Thực trạng GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh ...……….
31
2.2.1. Khái quát về Vĩnh Phúc và giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc...
31
2.2.2. Thực trạng giáo dục huyện Mê Linh ..................................
33
2.3.
Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học..........….............................
40
2.3.1. Thực trạng giáo dục tiểu học tỉnh Vĩnh Phúc......................
40
2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Mê Linh …..
41
Chương 3. Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 ............................…………....................………………..
49
3.1.
Căn cứ xác định nhu cầu phát triển đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015...................................................................….
49
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo theo nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam......................................
49
3.1.2. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh ......................................................
51
3.2.
Dự báo quy mô phát triển GDTH huyện Mê Linh đến 2015……..
55
3.2.1. Dự báo quy mô học sinh tiểu học huyện Mê Linh từ năm 2005 đến 2015 bằng phương pháp sơ đồ luồng.............................
55
3.2.2. Dự báo quy mô học sinh tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 bằng phương pháp ngoại suy xu thế.............................
61
3.2.3. Phân tích, lựa chọn kết quả dự báo quy mô phát triển học sinh tiểu học đến năm 2015 bằng hai phương pháp dự báo……..
65
3.3.
Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến 2015.……...
66
3.3.1. Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh bằng phương pháp định mức..................................................................
66
3.3.2. Dự báo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh bằng phương pháp tương quan tỷ lệ.......................................................
68
3.3.3. Phân tích kết quả phương pháp dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015…………………………………...
69
3.3.4. Dự báo nhu cầu GVTH huyện Mê Linh cần ĐT bổ sung…
72
3.4.
Một số giải pháp đảm bảo nhu cầu đội ngũ GVTH huyện Mê Linh đến năm 2015........................................................................
78
3.4.1. Cơ sở xuất phát của việc đề ra giải pháp.............................
78
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu.....................................................
79
3.4.3. Kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.
81
Kết luận và kiến nghị.………………………….........…….…
84
1. Kết luận...........................................................................……..
84
2. Kiến nghị..........................................................................…….
85
Mở đầu
1/ Lý do chọn đề tài.
. Về lý luận.
Trong thời đại xã hội phát triển và biến đổi mạnh như ngày nay, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc xây dựng những dự đoán về những điều có thể xảy ra của nền giáo dục trong tương lai, việc nghiên cứu những triển vọng phát triển của nền giáo dục, đồng thời chỉ ra thời gian có thể xác định được những biến đổi đó đã trở thành đặc biệt cần thiết. Dự báo giáo dục là một dạng tiên đoán khoa học trong lĩnh vực xã hội. Dự báo giáo dục chủ yếu hướng vào việc cung cấp những hiểu biết về một thực trạng tương lai của một nền giáo dục, tìm kiếm những mục tiêu mới, những viễn cảnh mới và chỉ ra những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục trong tương lai.
Hiện nay giáo dục - đào tạo được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, nhất là đất nước ta đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, giáo dục ngày càng trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” và “Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội đang chuyển sang đầu tư cho phát triển”[8] . Việc đón trước tương lai, hoạch định chính sách, biện pháp nhằm đưa nền giáo dục phát triển là rất quan trọng. Nhưng để làm được điều đó cần phải: “Xem xét nền giáo dục trong viễn cảnh tương lai, đó là hướng cốt yếu trong việc đề ra các kế hoạch và chính sách giáo dục, thực sự như là một định hướng mới trong kế hoạch hoá giáo dục…”[31] .
ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học đề cập đến vấn đề tầm quan trọng của công tác dự báo, mà đại diện là tác giả Hà Thế Ngữ đã khẳng định: “Nền giáo dục của một nước, một địa phương nhất thiết phải lấy công tác dự báo làm tiền đề”[40].
Nghị quyết TƯ2 khoá VIII của Đảng đã nêu: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Để thực hiện được điều đó thì giáo dục phải không ngừng đổi mới. Đổi mới đội ngũ, đổi mới công tác quản lý, công tác giáo dục, đặc biệt: “Tăng cường công tác dự báo, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển giáo dục” [26]. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch giáo dục có thể gặp nhiều khó khăn bất cập nhưng không vì thế mà bỏ qua yếu tố cơ bản, có tính chất tiên đề này. Vì vậy phải nghiên cứu và thực hiện tốt công tác dự báo giáo dục: “Dự báo không thể cho biết chính xác về tương lai nhưng có thể giúp các nhà làm chính sách đương đầu với tính không chính xác và biến động để khai thác ý nghĩa của các lựa chọn chính sách”[36]. Dự báo với tính chất là giai đoạn tiền kế hoạch nhằm tạo cơ sở vững chắc cho các chiến lược về mục tiêu và giải pháp sau này.
1. 2. Về thực tiễn:
Trong giai đoạn vừa qua, việc lập kế hoạch giáo dục ở nhiều địa phương và cơ sở giáo dục còn mang tính chất tình thế, ngắn hạn, tập trung chủ yếu vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh thiếu hụt, như tác giả Đặng Quốc Bảo đã nhận định: “Cái lạc hậu trong kế hoạch hoá giáo dục của chúng ta trong một thời gian dài là việc lập kế hoạch giáo dục thiếu tính đa chiều, thiếu tính viễn cảnh, thiếu tính mềm dẻo và phương án thực hiện”[2].
Tỉnh Vĩnh Phúc đang từng ngày phát triển đi lên theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, song sự chênh lệch về nhiều mặt trong dân cư giữa các vùng là không tránh khỏi, trong đó phải kể đến mặt bằng dân trí.
Thực hiện Nghị định 153/ NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh một phần địa giới và dân cư huyện Mê Linh để thành lập thị xã Phúc Yên, chính thức đi vào hoạt động độc lập kể từ ngày 01/01/2004. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Mê Linh phát triển một cách toàn diện. Nhân dân Mê Linh có truyền thống hiếu học, là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc đang trên đà phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị. Chính vì lẽ đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo là rất quan trọng. Sự phát triển của giáo dục có ý nghĩa quyết định trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Lực lượng cơ bản quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên Tiểu học (đội ngũ quyết định chất lượng giáo dục nền móng cho các bậc học). Nhưng hiện nay đội ngũ này đang trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lại vừa yếu; thừa về số lượng, thiếu về cơ cấu bộ môn và yếu về chất lượng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là công tác dự báo giáo dục - mà cụ thể là dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên ở bậc học này chưa được quan tâm đúng mức, làm cho việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên còn bị động, thiếu cơ sở thực tế và khoa học.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015”.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng giáo dục - đào tạo huyện Mê Linh, nhằm dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học đến năm 2015 và đề xuất một số biện pháp để phần nào đáp ứng nhu cầu đó.
3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015.
4/ Giả thuyết khoa học:
Đến năm 2015 đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh cần có nhiều biến đổi về số lượng, chất lượng về cơ cấu đội ngũ theo hướng CNH và HĐH.. Nếu dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn dự báo được khoa học và xác đáng về nhu cầu đó và có những biện pháp triển khai đồng bộ và thích hợp thì sẽ chủ động đáp ứng được những nhu cầu trên.
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận của việc dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên.
5. 2. Nghiên cứu, xác định thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh.
5.3. Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh đến năm 2015 và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
6/ Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống giáo dục Tiểu học của huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
- Trọng tâm nghiên cứu là dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học của huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
7/ Phương pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết để nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước cũng như của ngành giáo dục và của địa phương nhằm:
- Thu thập để hiểu một cách sâu sắc đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt được mục tiêu phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
- Nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hoá các thông tin khoa học từ các tài liệu có liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, đến công tác giáo dục, công tác dự báo để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, xây dựng phương pháp và quy trình nghiên cứu phù hợp.
7. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp điều tra.
Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu từ thực tế đã diễn ra, đồng thời vận dụng các kiến thức nhằm tổng hợp các vấn đề có liên quan đến đề tài.
Mục đích của phương pháp này là thông qua khảo sát, điều tra, thu thập các số liệu để nắm được lịch sử phát triển, hiện tại và tương lai của vấn đề nghiên cứu. Xử lý và sử dụng các thông tin đã thu thập được trong toàn bộ quá trình nghiên cứu thuộc phạm vi của đề tài.
7.2.2. Phương pháp chuyên gia.
Là phương pháp lấy trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề được nghiên cứu qua phiếu điều tra.
Cách thức thực hiện:
- Lựa chọn các chuyên gia đẻ hỏi ý kiến.
- Xây dựng các câu hỏi.
- Xây dựng các phiếu câu hỏi và bản ghi kết quả xử lý các ý kiến của các chuyên gia.
- Làm việc với chuyên gia.
- Phân tích và xử lý các phiếu trả lời.
- Kiểm tra và xử lý kết quả dự báo thu được.
- Tổng hợp và lựa chọn kết quả dự báo.
Phương pháp chuyên gia có 2 hình thức: Hội đồng (lấy ý kiến tập thể các chuyên gia) và phương pháp DELPHI (Lấy ý kiến của từng chuyên gia rồi tổng hợp lại).
7. 3. Nhóm phương pháp dự báo
7.3.1. Phương pháp ngoại suy:
Là phương pháp chấp nhận quy luật phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai vẫn tiếp diễn như trước (y=a+bt).
- Phương pháp ngoại suy theo quan hệ tỷ lệ:
Nếu gọi Y là đối tượng dự báo, X là nhân tố ảnh hưởng ta có:
Yi
Ki = . Trong đó i là tần số quan sát với i = 1,… n
Xi
Dựa vào công thức ta xác định được Ki trong quá khứ xem xét quy luật phát triển của nó theo thời gian, các khả năng có thể xảy ra.
ki ki ki
k k k
t t t
(Hình 1) (Hình 2) (Hình 3)
- Phương pháp ngoại suy xu thế (ngoại suy theo dãy thời gian):
Dựa vào số liệu quan sát trong quá khứ về đối tượng thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo. Mối quan hệ đó được đặc trưng bởi hàm xu thế: Y=f (t).
7.3.2. Phương pháp sơ đồ luồng.
Đây là phương pháp thông dụng trong việc dự báo quy mô phát triển học sinh có hiệu quả. Dự báo bằng phương pháp này cần dựa vào ba tỷ lệ đó là: Tỷ lệ học sinh lên lớp (P), tỷ lệ học sinh lưu ban (R), tỷ lệ học sinh bỏ học (đ).
7.3.3. Phương pháp xác định quan hệ tỷ lệ.
Căn cứ vào tỷ lệ cho phép để xác định hệ số tỷ lệ.
7.3.4. Phương pháp định mức:
Là phương pháp thường dùng trong việc tính toán, dự báo nhu cầu giáo viên, dựa vào quy định của Nhà nước về định mức giáo viên trên lớp, định mức học sinh trên lớp.
Ngoài các phương pháp trên đề tài còn kết hợp sử dụng các phương pháp như: Phương pháp tương quan hồi quy, thống kê, tổng kết kinh nghiệm…
8/ Bố cục luận văn.
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn còn có 3 chương.
- Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Chương II: Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương III: Dự báo nhu cầu đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015.
Chương 1
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1/ Sơ lược lịch sử vấn đề.
1.1.1. Quốc tế:
Thời phục hưng những yếu tố dự báo sư phạm, dự báo giáo dục đã được xác định trong nhiều tài liệu của các tác giả như Campnella, Thoms Moro, rồi đến thời cận – hiện đại cũng được các nhà sư phạm đề cập đến như Komensky, Usinsky, Disteveg và các nhà xã hội học không tưởng. Đó là những quan niệm về nền giáo dục và nhà trường trong tương lai gắn liền với những mong muốn về một xã hội tốt đẹp.
Với phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, những ý tưởng về nền giáo dục và nhà trường tương lai đầu tiên được khẳng định trên cơ sở những quy luật khách quan phù hợp với sự phát triển của xã hội và con người. Vào giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX ở Liên Xô (cũ) đã có một số công trình dự báo giáo dục có ý nghĩa to lớn,