Trong những năm qua, du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đã
và đang phát triển nhanh chống trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, trong những năm gần
đây DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm
của các nước trên thế giới. Bởi đó, không chỉ là một loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn
mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch
nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng có tính
chất toàn cầu của DLST đối với bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa
của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội nên ngày du lịch thế giới 27-9-2002 được Tổ
chức Du lịch thế giới chọn chủ đề “Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững” và
Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 2002 làm năm quốc tế về DLST.
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã
hội. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đại hội toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đã khẳng định:
Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du
lịch quốc tế, sớm đạt trình độ khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành
các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước [9, tr.178].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích đầu tư phát
triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du
lịch” [10, tr.202].
115 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Du lịch sinh thái tại Tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, du lịch nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng đã
và đang phát triển nhanh chống trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, trong những năm gần
đây DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm
của các nước trên thế giới. Bởi đó, không chỉ là một loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn
mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch
nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng có tính
chất toàn cầu của DLST đối với bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa
của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội nên ngày du lịch thế giới 27-9-2002 được Tổ
chức Du lịch thế giới chọn chủ đề “Du lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững” và
Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 2002 làm năm quốc tế về DLST.
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã
hội. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đại hội toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đã khẳng định:
Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái,
truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du
lịch quốc tế, sớm đạt trình độ khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành
các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước [9, tr.178].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Khuyến khích đầu tư phát
triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du
lịch” [10, tr.202].
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 được Thủ Tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22.7.2002 đã xác định:
DLST là một trong hai định hướng ưu tiên phát triển góp phần đảm bảo phát triển du lịch
bền vững, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Du lịch là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thu nhập quốc dân.
Trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, thì du lịch nói chung, DLST nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng.
DLST là hình thức du lịch đặc thù, du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và
môi trường xã hội, được du khách quốc tế và trong nước rất quan tâm.
Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng Tây Nam Bộ - một trong những khu vực trọng
điểm ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam. Tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi:
Có rừng, có biển, có hải đảo có đồi núi, đồng bằng, danh lam thắng cảnh đẹp và hệ sinh
thái phong phú; tiềm năng kinh tế tương đối đa dạng, đã tạo ra một lợi thế về du lịch rất
lớn. KDTSQ của tỉnh Kiên Giang được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới (năm
2006). Đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh Kiên Giang đẩy mạnh phát triển du lịch nói
chung và DLST nói riêng.
Lịch sử Kiên Giang gắn liền với truyền thống cách mạng anh hùng của cả nước,
có đường biên giới dài, nơi đây là căn cứ cách mạng, sản sinh ra nhiều anh hùng dân tộc.
Chính điều này tạo ra lợi thế về du lịch.
Đại hội Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần thứ VIII đã khẳng định: Tập trung đầu tư
ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhanh và bền vững. Thực hiện
nghị quyết của Tỉnh Ủy về phát triển Phú Quốc thành khu DLST chất lượng cao của cả
nước và khu vực, đồng thời phát triển đồng bộ các vùng du lịch trọng điểm khác của tỉnh
[7, tr.55-56].
Du lịch nói chung và DLST nói riêng được Tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi
nhọn, lợi thế so sánh quan trọng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, du lịch của tỉnh Kiên Giang đã phát triển nhanh chống và
ngày càng thu hút thêm nhiều du khách nội địa quốc tế. Tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên
Giang đặc biệt là biển, đảo, rừng, cảnh quan thiên nhiên… đã từng bước khai thác có hiệu
quả. Thực tế cho thấy, tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang là rất lớn. Nhưng trong thời
gian qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan việc khai thác du lịch ở đây chưa xứng
tầm. Lượng khách du lịch đến Kiên Giang còn ít, chỉ mang tính tự phát, các trung tâm lữ
hành các tỉnh và trong nước chưa quan tâm đúng mức.
Sản phẩm du lịch là yếu tố quyết định sự thành công của một điểm du lịch. Nếu
được quan tâm đúng mức, đầu tư xứng tầm, sự phối hợp đồng bộ, khai thác kịp thời, hợp
lý,…DLST ở tỉnh Kiên Giang sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài
nước, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, việc nghiên cứu DLST là một trong những vấn đề bức xúc. Đồng thời, việc
nghiên cứu này còn đóng góp, bổ sung nhận thức và sự vận dụng phát triển của DLST nói
chung. Vì vậy tôi chọn đề tài “Du lịch sinh thái ở Tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ
kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, du lịch nói chung, DLST nói riêng đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở
nhiều khía cạnh, phạm vi khác nhau.
Điển hình là một số công trình nghiên cứu:
- “Thị trường du lịch của Tỉnh Quang Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Trần
Xuân Ảnh (2006) luận văn làm rõ cơ sở lý luận về thị trường du lịch và một số kinh
nghiệm phát triển thị trường du lịch ở một số địa phương.
- “Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế- Tiềm năng và phương hướng phát triển”, Luận
văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hòa học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997).
- “Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Tỉnh Bình Thuận”, Luận
văn Thạc sĩ kinh tế của Dụng Văn Duy (2004) Luận văn nói rõ đặc điểm, vai trò của du
lịch trong sự phát triển kinh tế, các nhân tố tác động đến du lịch trong quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế.
- “Phát triển du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Trần
Quốc Nhật (1996) luận văn làm rõ tính tất yếu khách quan và vai trò của du lịch đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội
- “Kinh tế du lịch ở Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp phát triển”, Luận văn
thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005).
- “Phát triển du lịch ở An Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị Hằng
(1999)
- “Phát triển du lịch Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của Lê
Mai Khanh (2005).
Tỉnh Kiên Giang có một số đề tài nghiên cứu du lịch:
“Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang”, Luận văn thạc sĩ
kinh tế của Huỳnh Vĩnh Lạc (2005).
Ngoài ra, còn có quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại – du lịch của Tỉnh
đến năm 2010, Quy hoạch phát triển du lịch ở đảo Phú Quốc, Hà Tiên, Hòn Đất, Kiên
Lương, định hướng phát triển du lịch ở U Minh Thượng…
Tuy nhiên, đó là định hướng phát triển du lịch ở từng vùng, ngành khác nhau, việc đi
sâu nghiên cứu vai trò, đánh giá thực trạng DLST ở Tỉnh Kiên Giang thì vẩn còn mới mẽ, ít
người nghiên cứu. Là một công trình khoa học được nghiên cứu trên cơ sở kế thừa nhiều
công trình nghiên cứu trước đó, nhưng được vận dụng vào địa bàn mới. Đây là một vấn đề
có ý nghĩa thực tiễn rất cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích
Trên cơ sở làm rõ đặc điểm, vai trò của DLST với vấn đề phát triển kinh tế - xã
hội, phân tích đánh giá thực trạng DLST ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua, từ đó đề xuất
những giải pháp chủ yếu để phát triển DLST trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ đặc điểm vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DLST.
- Phân tích thực trạng của DLST ở tỉnh Kiên Giang thời gian qua, rút ra những
vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là làm rõ vai trò, đánh giá đúng thực trạng của
DLST ở tỉnh Kiên Giang và đề xuất các giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò của kinh tế
DLST đối với phát triển kinh tế-xã hội.
* Phạm vi nghiên cứu
DLST trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Kiên Giang từ năm 2001
đến năm 2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – lênin, các quan điểm
chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển du
lịch, đồng thời kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch và DLST của các học giả
kinh tế trước đó để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở tỉnh Kiên Giang.
Luận văn còn sử dụng phương pháp trong nghiên cứu kết hợp lý luận với thực
tiễn, phân tích, thống kê, tổng hợp, lôgic-lịch.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích rõ vai trò, đánh gia đúng tiềm năng DLST đề ra các giải pháp để
tiếp tục phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo trong việc xây dựng các kế
hoạch phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn có phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI
1.1.1. Du lịch sinh thái và những đặc điểm cơ bản
1.1.1.1. Những quan niệm về du lịch sinh thái
Trong những năm qua, DLST như một hiện tượng và xu thế phát triển ngày càng
chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự
nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; phát triển DLST đã mang lại
những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc
gia và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có
cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST còn góp phần vào việc nâng cao
dân trí và sức khoẻ cộng đồng thông qua giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi
giải trí. DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, thông qua các hoạt động nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền
vững.
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và nhanh chống
thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên,
đến nay chưa có nhận thức thống nhất, còn nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm
DLST. Các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình du lịch này đều đưa ra
những định nghĩa của riêng mình:
Một trong những định nghĩa được coi là sớm về DLST mà đến nay vẫn được
nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội DLST Quốc tế đưa ra năm 1991: “Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tự nhiên, bảo vệ môi
trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương” [16, tr.11].
Định nghĩa này đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn, tôn tạo, tránh sự
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa
phương.
Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund): "Du lịch sinh
thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên hoang dã, gây tác
động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã
trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người bản
địa phục vụ tại đó" [16, tr.11].
Ở định nghĩa này, cũng đề cập đến hoạt động của DLST, đó là các khu vực tự
nhiên hoang dã và điều quan trọng là giảm thiểu những tác động tiêu cực đối môi trường
tự nhiên, mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng cư dân địa phương, những người bản
địa làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation):
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự
nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học
hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và
tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra,
du lịch sinh thái phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên
và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời
phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối
với người dân bản địa và du khách đến thăm [16, tr.11].
Đây là một định nghĩa tương đối đầy đủ nó phản nội dung hoạt động cũng như
những đặc điểm, mục đích của DLST. Đó là loại hình du lịch mang tính giáo dục, nâng
cao nhận thức và trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn giữ gìn môi
trường tự nhiên và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở những
nơi mà du khách tới thăm quan.
Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999 tại Hà
Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương" [29].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về DLST mang đầy đủ những ý
nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và
ứng dụng thực tế việc phát triển DLST ở Việt Nam.
Luật du lịch Việt nam (2005) đưa ra khái niệm DLST như sau: “Du lịch sinh thái
là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, với sự tham
gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [26, tr.11].
Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa
về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm: Thứ nhất, được thực hiện
trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.
Thứ hai, hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá và xã hội. Thứ
ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường. Thứ tư, phải mang lại
lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương.
Các quan niệm trên về DLST đã tiếp cận theo nghĩa rộng bao quát được nội dung,
tính chất, mục đích của DLST.
Xét trên phạm vi nghiên cứu có thể cho rằng: Du lịch sinh thái phản ánh mối quan
hệ tích cực của con người với tự nhiên. Trong đó con người hòa nhập vào tự nhiên, biến
mình thành một bộ phận của tự nhiên, vừa khai thác tự nhiên, hưởng dụng vẽ đẹp, lợi ích
của tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn của mình, đồng thời nuôi dưỡng và
phát triển tự nhiên, bảo đảm cho con người và tự nhiên một cuộc sống trường tồn.
Theo đó, du dịch sinh thái là hình thức phát triển du lịch bền vững. Nội dung hoạt
động diễn ra trong môi trường thiên nhiên, không chỉ là loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn,
mà còn là du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo vệ môi trường tự nhiên, các giá trị
văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng và có tính giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong
việc bảo vệ môi trường, duy trì các nguồn tài nguyên du lịch, tiến tới phát triển bền vững.
Mục đích lớn nhất của DLST là góp phần tăng trưởng kinh tế, xã hội của quốc gia và địa
phương. Đây có thể coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển của DLST.
Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái là những mặt bổ sung cho nhau
của cùng một chương trình hành động. Phát triển du lịch phải đi liền với bảo vệ môi
trường. Nếu không bảo vệ được môi trường sinh thái thì du lịch sẽ không phát triển. Do
đó phát triển DLST tương đồng với phát triển du lịch bền vững. Nếu không phát triển
du lịch theo hướng bền vững thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại. Do đó, vừa phải
tuân theo xu hướng phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái. Bên
cạnh đó, DLST còn đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội của quốc
gia và địa phương.
Tóm lại, DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại
các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và đặc điểm văn
hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động
bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách quan gây ra và tạo ra ích lợi
cho những người dân địa phương tham gia tích cực.
1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản về du lịch sinh thái
- Các đặc trưng xuất phát từ sản phẩm du lịch sinh thái
Sản phẩm DLST về cơ bản cũng không cụ thể không tồn tại dưới dạng vật thể.
Thành phần chính của sản phẩm DLST là dịch vụ, hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ. Sản
phẩm DLST đa dạng và phong phú.
Do vậy việc đánh giá chất lượng sản phẩm DLST là rất khó khăn, vì thường mang
tính chủ quan và phần lớn là không phụ thuộc người kinh doanh mà phụ thuộc vào người
tiêu dùng - khách du lịch. Chất lượng sản phẩm DLST phụ thuộc vào tài nguyên du lịch.
Sản phẩm DLST thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do
vậy, sản phẩm DLST ít có khả năng di chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản
phẩm DLST đến nơi có người tiêu dùng - khách du lịch mà bắt buộc người tiêu dùng phải
đến với nơi có sản phẩm DLST để thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng.
Sản phẩm của DLST được tạo ra trên cơ sở giảm thiểu tác hại đến môi trường.
Dịch dụ vận chuyển: chủ yếu bằng phương tiện như đi bộ trong rừng, xe đạp, du
thuyền... ; dịch vụ lưu trú: DLST đòi hỏi chủ yếu là nhà nghỉ sinh thái, sử dụng vật liệu ở
địa phương; dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống sạch, an toàn;…những sản phẩm DLST
này thật sự ít gây tác hại cho môi trường sinh thái.
- Các đặc trưng xuất phát từ tạo lập các sản phẩm DLST
Quá trình tạo lập sản phẩm DLST phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và công phu, mang
tính thẩm mỹ cao. Việc xây dựng nhà nghỉ sinh thái, sản xuất hàng lưu niệm....đòi hỏi
phải có thời gian và đáp ứng được các tiêu chí. Tiêu chí của DLST là khai thác tối đa
nguyên liệu sẵn có tại địa phương nhưng không làm tổn hại đến tài nguyên để tạo ra hàng
hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách. Chính vì vậy, việc tạo lập sản phẩm DLST tốn
nhiều thời gian, phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo ra những sản phẩm đặc thù.
Tạo lập sản phẩm du lịch không theo ý muốn chủ quan của những người kinh
doanh dịch vụ mà phải theo quy định chung nhằm tạo ra sự đồng bộ, đảm bảo cảnh quan
môi trường. Việc xây dựng cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách du lịch phải theo
quy hoạch thống nhất đảm bảo cảnh quan thiên nhiên, không làm tổn hại đến môi trường
sống xung quanh.
Hướng dẫn viên đòi hỏi phải có chuyên môn, đồng thời là tuyên truyền viên trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng trong nhiều lĩnh
vực như: kiến thức văn hóa dân tộc, am hiểu về tài nguyên thiên nhiên, động thực vật, ý thức
cao trong bảo vệ môi trường, ...
- Các đặc trưng xuất phát từ tiêu dùng sản phẩm DLST
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm DLST trùng nhau về không
gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa thông thường khác.
Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là khó khăn. Việc thu hút khách
du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm DLST là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh
doanh du lịch.
Việc tiêu dùng sản phẩm DLST thường không diễn ra điều đặn, mà có thể tập trung
vào những thời điểm nhất định trong ngày (đối với dịch vụ lưu trú, nhà hàng, cơ sở ăn
uống), trong tuần (đối với sản phẩm thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm
là một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ núi...) Vì vậy, trên thực tế hoạt
động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Sự dao động trong tiêu dùng sản phẩm
DLST gây khó khăn cho việc tổ chức