Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa, chủ động hội nhập
quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho nước ta để
tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trước yêu cầu đó,
ngành tài chính ngân hàng cũng vào cuộc, mà biểu hiện đầu tiên là sự gia tăng không
ngừng về mạng lưới hoạt động. Nhất là kể từ sau 01-04-2007 ngân hàng nước ngoài có
th ể thành lập ngân hàng con với 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là thị phần trên thị trường Việt Namđã phân
chia xong, muốn giữ tốc độ tăng trưởng 22-25% (trung bình ngành), các ngân hàng
phải liên kết cạnh tranh với nhau để phát triển, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt
động kinh doanh của mình.
Ngày nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằmtăng thu nhập không
những từ các nghiệp vụ ngân hàng truy ền thống, mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ
ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh Các hoạt động
ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí ngày một tăng không
những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, thì thanh
toán quốc tế đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng
trưởng mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng; thông qua nghiệp
vụthanh toán quốc tế để chấp nối phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ,
bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng Do đó, nghiệp
vụ thanh toán quốc tế có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng cho các
NHTM Việt Nam ngày nay.
101 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5177 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ NGỌC HÂN
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM
Chuyên ngành: kinh tế tài chính-ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG DỜN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu được nêu
trong luận văn là trung thực và có trích dẫn nguồn. Kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả ký tên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ RỦI RO TRONG
THANH TOÁN QUỐC TẾ .....................................................................................1
1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế ........................................................................1
1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế ...............................................................1
1.1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế......................................................1
1.1.2.1 Điều kiện về tiền tệ ..........................................................................1
1.1.2.2 Điều kiện về thời gian thanh toán .....................................................3
1.1.2.3 Điều kiện về phương thức thanh toán ...............................................4
1.1.2.4 Điều kiện về bộ chứng từ thanh toán ................................................4
1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng .......................................4
1.1.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance):............................................4
1.1.3.2 Phương thức nhờ thu (Collection). ...................................................5
1.1.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit) .....................6
1.1.4 Vai trò của thanh toán quốc tế ...................................................................7
1.1.4.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế ............................7
1.1.4.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với các NHTM:...........................8
1.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế ..........................................................................9
1.2.1 Khái niệm về rủi ro ...................................................................................9
1.2.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế .................................................................9
1.2.2.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý ..........................................10
1.2.2.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối ............................................................10
1.2.2.3 Rủi ro tác nghiệp ............................................................................10
1.2.2.4 Rủi ro tín dụng ...............................................................................11
1.2.2.5 Rủi ro đối tác trong các phương thức thanh toán quốc tế ................11
1.3 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế của các ngân hàng
thương mại trên thế giới ........................................................................................21
1.3.1 Giới thiệu kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế của các
ngân hàng thương mại trên thế giới .......................................................................21
1.3.1.1 Phân loại khách hàng......................................................................22
1.3.1.2 Sử dụng các thỏa thuận cho giao dịch thanh toán quốc tế trong hợp
đồng, cam kết và mẫu biểu ....................................................................................22
1.3.1.3 Chức năng thông tin về các khách hàng của phòng quan hệ quốc tế22
1.3.1.4 Áp dụng công nghệ và đào tạo con người .......................................23
1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán quốc tế của các ngân
hàng thương mại trên thế giới ................................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT VÀ RỦI RO TRONG TTQT
TẠI EXIMBANK..................................................................................................26
2.1 Tổng quan về Eximbank ..................................................................................26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Eximbank ....................................26
2.1.1.1 Những cột mốc đáng nhớ ...............................................................26
2.1.1.2 Thành tích và sự ghi nhận...............................................................27
2.1.2 Kết quả họat động kinh doanh của Eximbank từ năm 2007 đến năm 2009 ..
................................................................................................................28
2.1.2.1 Về huy động vốn ............................................................................28
2.1.2.2 Về sử dụng vốn ..............................................................................29
2.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ ....................................................................30
2.1.2.4 Phát triển mạng lưới hoạt động.......................................................30
2.1.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................31
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Eximbank từ năm 2007 đến năm
2009 ......................................................................................................................31
2.2.1 Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank ........................31
2.2.2 Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Eximbank.................32
2.2.2.1 Doanh số thanh toán quốc tế...........................................................32
2.2.2.2 Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong thanh toán quốc tế tại
Eximbank .......................................................................................................33
2.3 Tình hình rủi ro trong TTQT tại Eximbank ......................................................36
2.3.1 Rủi ro trong TTQT tại Eximbank ............................................................36
2.3.1.1 Rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý ..........................................36
2.3.1.2 Rủi ro về quản lý ngoại hối ............................................................37
2.3.1.3 Rủi ro đối tác trong các phương thức thanh toán.............................39
2.3.2 Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong TTQT tại Eximbank .......................49
2.3.2.1 Các nguyên nhân khách quan .........................................................49
a.Nguyên nhân từ phía khách hàng của Eximbank ......................................49
2.4 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Eximbank..51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG TTQT TẠI
EXIMBANK .........................................................................................................61
3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Eximbank trong thời gian tới:......61
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank trong thời gian
tới ................................................................................................................61
3.1.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank trong
năm 2010 .......................................................................................................61
3.1.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank trong
thời gian tới .......................................................................................................61
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Eximbank trong thời gian tới ..
................................................................................................................62
3.2 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong TTQT của Eximbank ..............................64
3.2.1 Các giải pháp cơ bản nhằm quản lý rủi ro trong các phương thức TTQT
chủ yếu của Eximbank...........................................................................................64
3.2.1.1 Giải pháp quản lý rủi ro trong phương thức chuyển tiền .................64
3.2.1.2 Giải pháp quản lý rủi ro trong phương thức nhờ thu .......................65
3.2.1.3 Giải pháp quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. ......66
3.2.2 Các giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủi ro trong TTQT của Eximbank ..70
3.2.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro quốc gia, rủi ro chính trị pháp lý ..............70
3.2.2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro ngoại hối bằng cách đa dạng hoá nghiệp vụ
kinh doanh ngoại tệ ...............................................................................................71
3.2.2.3 Giải pháp hạn chế rủi ro do các đối tác ...........................................73
3.2.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự TTQT ...............................77
3.2.2.5 Giải pháp về công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT ...............78
3.3 Một số kiến nghị ..............................................................................................79
3.3.1 Đối với chính phủ....................................................................................79
3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách trong TTQT ....................79
3.3.1.2 Tăng cường quản lý thị trường, giám sát hợp đồng kinh doanh: .....80
3.3.1.3 Tăng cường các biện pháp quản lý kỹ thuật an toàn trong thanh toán
xuất nhập khẩu: .....................................................................................................82
3.3.1.4 Nâng cao vai trò của các đại sứ quán ở nước ngoài, có chính sách
phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu ...............................................83
3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước...................................................................83
3.3.2.1 Xây dựng hệ thống cảnh báo những biến động bất thường về tình
hình tài chính - kinh tế...........................................................................................83
3.3.2.2 Chính sách cho vay ngoại tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá cần điều chỉnh
kịp thời .......................................................................................................84
3.3.2.3 Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa
và xử lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước (CIC): ....................................................85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................87
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 - Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế
Bảng 2.2 - Cơ cấu doanh số thanh toán xuất khẩu
Bảng 2.3 - Cơ cấu doanh số thanh toán nhập khẩu
Bảng 3.1 Chỉ tiêu doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2010
Bảng 3.2 Chỉ tiêu doanh số thanh toán nhậpkhẩu năm 2010
Hình 2.1 – Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư năm 2009
Hình 2.2 – Cơ cấu huy động vốn năm 2009
Hình 2.3 – Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Hình 2.4 – Mạng lưới hoạt động
Hình 2.5 – Tổng tài sản qua các năm
Hình 2.6 – Lợi nhuận trước thuế
Hình 2.7 – Doanh số thanh toán quốc tế
Hình 2.8 – Trị giá các phương thức thanh toán quốc tế
Hình 2.9 – Phí thanh toán quốc tế
Sơ đồ 1.1 - Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền
Sơ đồ 1.2 - Quy trình nghiệp vụ nhờ thu
Sơ đồ 1.2 - Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ
CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
TTQT Thanh toán quốc tế
PTTT Phương thức thanh toán
NHTM Ngân hàng thương mại
L/C Tín dụng thư (Letter of credit)
TDCT Tín dụng chứng từ
XNK Xuất nhập khẩu
ICC Phòng thương mại quốc tế
UCP Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits (Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
ISBP International Standard Banking Practice (Tập quán ngân
hàng theo tiêu chuẩn quốc tế)
NH Ngân hàng
NHPH Ngân hàng phát hành
B/L Bill of lading
AWB Airway bill
LỜI MỞ ĐẦU
1./ Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa, chủ động hội nhập
quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho nước ta để
tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trước yêu cầu đó,
ngành tài chính ngân hàng cũng vào cuộc, mà biểu hiện đầu tiên là sự gia tăng không
ngừng về mạng lưới hoạt động. Nhất là kể từ sau 01-04-2007 ngân hàng nước ngoài có
thể thành lập ngân hàng con với 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết gia nhập
WTO của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là thị phần trên thị trường Việt Nam đã phân
chia xong, muốn giữ tốc độ tăng trưởng 22-25% (trung bình ngành), các ngân hàng
phải liên kết cạnh tranh với nhau để phát triển, đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt
động kinh doanh của mình.
Ngày nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng thu nhập không
những từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ
ngoại bảng như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Các hoạt động
ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí ngày một tăng không
những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, thì thanh
toán quốc tế đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng
trưởng mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng; thông qua nghiệp
vụ thanh toán quốc tế để chấp nối phát triển các nghiệp vụ khác như mua bán ngoại tệ,
bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng…Do đó, nghiệp
vụ thanh toán quốc tế có thể được xem là nghiệp vụ ngoại bảng đặc trưng cho các
NHTM Việt Nam ngày nay.
Tuy nhiên, thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động ngoại bảng khác, tiềm ẩn
khá nhiều rủi ro vì sự phức tạp và đa dạng của yếu tố quốc tế đem đến; đặc biệt, khi
một số người cho rằng hoạt động thanh toán quốc tế mang lại thu nhập hấp dẫn nhưng
ngân hàng không hề phải bỏ vốn, càng làm cho họ chủ quan lơ là, bất chấp những rủi
ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các nội dung và biện pháp nhằm
quản lý các rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh toán quốc tế tại ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại
là một nhu cầu khách quan và hợp với quy luật. Đề tài với tiêu đề “Giải pháp hạn chế
rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Eximbank Việt Nam” hy vọng sẽ giải quyết các yêu
cầu của vấn đề đặt ra
2./ Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đề tài trình bày những cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế và rủi ro trong
thanh toán quốc tế. Từ những cơ sở lý luận này, sẽ đưa ra những rủi ro có thể xảy ra
đối với từng phương thức thanh toán cụ thể .
Thứ hai, dựa vào thực tế vận dụng phương thức thanh toán quốc tế tại Eximbank
Việt Nam, những trường hợp rủi ro đã xảy ra trong thực tế để đưa ra các giải pháp phù
hợp và hiệu quả cho Eximbank.
Cuối cùng, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán
quốc tế tại Eximbank . Đây cũng là phần quan trọng nhất thể hiện tính hiệu quả của
luận văn này. Nó cũng chính là mục đích cuối cùng mà tác giả mong muốn gửi đến
quý bạn đọc.
3./ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: việc nghiên cứu luận văn được thực hiện trong phạm vi hoạt
động của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Thời gian: các báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn từ
2007-2010.
4./ Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn này đã sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng để luận giải các vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên
cứu sau đã được sử dụng: phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở số liệu
thống kê của Eximbank Việt Nam.
5./ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn làm sáng tỏ vị trí và vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế; các
rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế; đặc biệt đi sâu vào phân tích rủi ro các
phương thức thanh toán quốc tế dưới góc độ các bên tham gia trong quá trình thanh
toán xuất nhập khẩu. Căn cứ vào những tổng hợp rủi ro, cơ sở lý luận đã xây dựng và
thực tiễn nghiên cứu, đề ra thêm những giải pháp nhằm quản lý những rủi ro trong các
phương thức thanh toán quốc tế tại Eximbank Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
6./ Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và rủi ro trong thanh toán quốc
tế
Chương 2 : Thực trạng h o ạ t đ ộ ng t h anh t o á n q u ố c t ế v à rủi ro
trong thanh toán quốc tế tại Eximbank Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Eximbank
Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ
RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
TTQT là việc chi trả các nghĩa vụ tiền tệ phái sinh trong các quan hệ kinh
tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức, các đơn vị kinh tế, các cá nhân
giữa nước này với nước khác.
TTQT là khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện buôn bán – trao đổi
hàng hóa – dịch vụ giữa các nước. Nó phản ánh sự vận động có tính chất quy luật của
giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hóa tiền tệ giữa các quốc và được xem là khâu
cuối cùng trong một giao dịch kinh tế.
TTQT không chỉ đơn thuần giống hoạt động thanh toán trong quan hệ giao
dịch mua bán trong nước, mà TTQT rất phức tạp. Điều này là do TTQT có liên quan
đến nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều đồng tiền thanh toán khác nhau. Và hơn nữa,
việc thanh toán giữa các nước đều phải tiến hành thông qua các tổ chức tài chính trung
gian mà chủ yếu là Ngân hàng. Hoạt động thanh toán thường không dùng tiền mặt,
chủ yếu là thanh quyết toán giữa các ngân hàng. Vì vậy, TTQT có những nét đặc thù
riêng.
1.1.2 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
Để thực hiện TTQT, điều khoản thanh toán quy định trong hợp đồng ngoại
thương các bên tham gia phải quan tâm đến các điều kiện về tiền tệ, thời hạn thanh
toán, phương thức thanh toán và bộ chứng từ thanh toán.
1.1.2.1 Điều kiện về tiền tệ
1.1.2.1.1 Lựa chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán:
Điều kiện này quy định cụ thể sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanh
toán trong quan hệ mua bán và cách xử lý khi tỷ giá hối đoái biến động nhằm đảm bảo
quyền lợi các bên tham gia ký kết hợp đồng. Trong giao dịch thương mại quốc tế đồng
2
tiền tính toán và đồng tiền thanh toán có thể giống nhau hoặc khác nhau, có thể là tiền
tệ của nước người mua, nước người bán hoặc nước thứ ba, thông thường là các ngoại
tệ mạnh. Tuy nhiên để xác định điều kiện tiền tệ trong các hợp đồng mua bán giữa các
nước với nhau thì dựa vào các yếu tố sau:
So sánh tương quan lực lượng của bên mua và bên bán, năng lực kinh doanh
của các bên và mối quan hệ cung cầu về hàng hoá mà hai bên mua bán trên thị trường.
Vị trí của đồng tiền trên thế giới.
Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán quốc tế.
Trong quan hệ thanh toán quốc tế người mua và người bán muốn dùng đồng
tiền của mình để tính toán và thanh toán vì những lý do sau: Không phải xuất ngoại tệ
để trả nợ; Tránh được sự biến động của tỷ giá; Nâng cao uy tín của đồng tiền nước
mình trên thế giới.
1.1.2.1.2 Lựa chọn kỹ thuật đả