Công tác quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT&XD) nói chung, trong đó đặc biệt là
quản lý các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn vốn nhà nước còn nhiều yếu
kém, thiếu sót. Đáng kể nhất là trình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả, nợ
đọng trong đầu tư tăng cao, đã trở thành vấn đề bức xúc hiện nay; các hiện tượng tiêu cực
còn khá phổ biến trong XDCB làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, gây
thất thoát, lãng phí lớn đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong xã hội.
Thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN) trong XDCB không chỉ xảy ra ở một
khâu nào đó, mà nó xảy ra ở tất cả các khâu: chủ trương đầu tư, kế hoạch vốn, khảo sát,
thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công và thanh
quyết toán công trình.
Do vậy thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong XDCB đã được
đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những tin tức đó có thể chưa
đầy đủ, toàn diện, nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạng thất thoát trong
XDCB. Nhiều người, nhiều cấp quan tâm theo dõi với những băn khoăn suy nghĩ rất khác
nhau.
Sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu Quốc hội đã có ý kiến về vốn đầu tư
xây dựng hiện nay đang thất thoát tới 30,35% tổng mức đầu tư.
Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đề cập
đến "Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng".
85 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3898 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trong điều kiện và môi trường kinh tế - Xã hội hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm
nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng trong điều kiện và môi
trường kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam
mở đầu
1. Tính cấp thiết của luận văn
Công tác quản lý đầu tư và xây dựng (ĐT&XD) nói chung, trong đó đặc biệt là
quản lý các dự án xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn vốn nhà nước còn nhiều yếu
kém, thiếu sót. Đáng kể nhất là trình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả, nợ
đọng trong đầu tư tăng cao, đã trở thành vấn đề bức xúc hiện nay; các hiện tượng tiêu cực
còn khá phổ biến trong XDCB làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, gây
thất thoát, lãng phí lớn đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trong xã hội.
Thất thoát ngân sách nhà nước (NSNN) trong XDCB không chỉ xảy ra ở một
khâu nào đó, mà nó xảy ra ở tất cả các khâu: chủ trương đầu tư, kế hoạch vốn, khảo sát,
thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công và thanh
quyết toán công trình.
Do vậy thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong XDCB đã được
đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những tin tức đó có thể chưa
đầy đủ, toàn diện, nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạng thất thoát trong
XDCB. Nhiều người, nhiều cấp quan tâm theo dõi với những băn khoăn suy nghĩ rất khác
nhau.
Sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu Quốc hội đã có ý kiến về vốn đầu tư
xây dựng hiện nay đang thất thoát tới 30,35% tổng mức đầu tư.
Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đề cập
đến "Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng".
2. Mục đích của luận văn
- Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý các dự án đầu tư xây dựng
từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước. Góp phần hoàn thiện và phát triển các nhận thức,
các quan điểm về quản lý, điều hành các dự án đầu tư XDCB.
- Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận
văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án
đầu tư xây dựng các công trình dân dụng trong điều kiện và môi trường kinh tế - xã hội
hiện nay ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Về mặt lý luận chủ yếu tập trung nghiên cứu quy trình quản lý dự án XDCB
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Về thực tiễn chủ yếu đánh giá tổng kết cơ chế quản lý XDCB của nước ta trong
thời gian qua (chủ yếu là những mặt hạn chế và thiếu sót, như thất thoát, lãng phí, dẫn
đến công trình không đảm bảo chất lượng, đầu tư kém hiệu quả, phân tích để xác định
nguyên nhân của tình hình trên. Đây là căn cứ để đề xuất những giải pháp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý kinh tế nói chung và kiểm
tra, kiểm soát nói riêng.
- Đồng thời, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
tổng hợp và đánh giá thực tiễn, phân tích và hệ thống hóa.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình quản lý dự án XDCB
Chương 2: Thực trạng quản lý dự án XDCB trong thời gian qua ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng.
Chương 1
cơ sở lý luận về quy trình
quản lý dự án xây dựng cơ bản
1.1. Nội dung cơ bản về quản lý chi ngân sách
1.1.1. Quy định chung về chi ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước;
chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán chi XDCB phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình dự án đầu tư
đã có quyết định của cấp có thẩm quyền. Ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai
thực hiện các chương trình dự án.
Quản lý chi XDCB được thực hiện theo Quy chế quản lý ĐT&XD ban hành kèm
theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999, Nghị định số 12/2000/NĐ ngày 05-5-2000
và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31-01-2003 của Chính phủ.
1.1.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư và xây dựng
1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xét dưới các góc độ
khác nhau. Chẳng hạn:
- Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết
quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
- Xét về góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài.
- Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch
chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển KT-XH, làm tiền đề cho
các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất
trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung.
- Xét về nội dung, dự án đầu tư bao gồm một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau, đó là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện để tạo ra các kết quả cụ
thể. Những nhiệm vụ và các hoạt động cùng với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ thể
của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch thực hiện dự án.
- Theo quan niệm phổ biến hiện nay, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất
có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất
định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
Như vậy, dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tư đều bao gồm 4 vấn
đề chính, đó là: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực. Trong 4
thành phần đó thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án. Vì vậy,
trong quá trình thực hiện dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt
được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi
là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm.
1.1.2.2. Quy trình quản lý dự án XDCB
Quy chế Quản lý ĐT&XD ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP ngày 8-7-
1999, Nghị định số 12/2000/NĐ ngày 05-5-2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31-
01-2003 của Chính phủ. Trình tự ĐT&XD được phân chia thành ba giai đoạn chính:
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Nội dung bao gồm:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định
nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư
cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;
- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;
- Lập dự án đầu tư;
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ
chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
b) Giai đoạn thực hiện đầu tư. Nội dung bao gồm:
- Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất);
- Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép
khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên);
- Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và
phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây
dựng (nếu có);
- Mua sắm thiết bị và công nghệ;
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng;
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình;
- Tiến hành thi công xây lắp;
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng;
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng;
- Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo
hành sản phẩm.
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung bao
gồm:
- Nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình;
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình;
- Bảo hành công trình;
- Quyết toán vốn đầu tư;
- Phê duyệt quyết toán.
1.1.2.3. Phân loại dự án ĐT&XD
Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án để phân loại. Dự án đầu tư trong
nước được phân thành 3 nhóm: A, B và C. Mỗi nhóm dự án có các đặc trưng sau:
Bảng 1.1: Phân loại dự án đầu tư
( Theo Nghị định số 52/CP ngày 8-7-1999)
TT Loại dự án đầu tư
Tổng mức
vốn đầu tư
Nhóm A
1 Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng, có
tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị- xã hội quan
trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
mới.
Không kể
mức vốn.
2 Các dự án: Sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc
vào quy mô vốn đầu tư.
Không kể
mức vốn.
3 Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất,
phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp
ráp ô tô) xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng
sản; các dự án giao thông; cầu, cảng biển, cảng sông, sân
bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Trên
600 tỷ đồng.
4 Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác ở điểm I-3) cấp
thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính
Trên
400 tỷ đồng.
viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường
giao thông nội thị các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết
được duyệt.
5 Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; các dự án:
công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản
xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông,
lâm sản.
Trên
300 tỷ đồng.
6 Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền
hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể
thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Trên
200 tỷ đồng.
Nhóm B
1 Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất,
phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp
ráp ô tô) xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng
sản; các dự án giao thông; cầu, cảng biển, cảng sông, sân
bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Từ 30-600
tỷ đồng.
2 Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác ở điểm II-1) cấp
thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính
viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường
giao thông nội thị các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết
được duyệt.
Từ 20 - 400
tỷ đồng.
3 Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; các dự án:
công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản
Từ 15 - 300
tỷ đồng.
xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông,
lâm sản.
4 Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền
hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể
thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Từ 7 - 200
tỷ đồng.
Dự án nhóm C
1 Các dự án: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất,
phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp
ráp ô tô) xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng
sản; các dự án giao thông; cầu, cảng biển, cảng sông, sân
bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Dưới
30 tỷ đồng.
2 Các dự án: Thủy lợi, giao thông (khác ở điểm III-1) cấp
thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện,
sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính
viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường
giao thông nội thị các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết
được duyệt.
Dưới
20 tỷ đồng.
3 Các dự án: Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; các dự án:
công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản
xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông,
lâm sản
Dưới
15 tỷ đồng.
4 Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền
hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể
thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Dưới
7 tỷ đồng.
1.1.3. Quản lý vốn xây dựng cơ bản
1.1.3.1. Quản lý vốn đối với các dự án quy hoạch
- Vốn để lập các dự án quy hoạch bao gồm vốn điều tra, khảo sát, nghiên cứu, lập
dự án quy hoạch.
- Vốn để lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ, quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi
tiết các đô thị trung tâm, quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai được sử dụng nguồn vốn
NSNN và được cân đối trong kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước.
- Vốn để lập các dự án quy hoạch xây dựng chi tiết các khu chức năng đô thị và
nông thôn, quy hoạch chi tiết khu công nghiệp và quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô
thị mới, quy hoạch chi tiết chuyên ngành (du lịch, thể dục thể thao, dịch vụ,...) được sử
dụng vốn huy động từ các dự án đầu tư và được tính vào giá thành thực hiện các dự án
đầu tư.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý và cân đối vốn
hàng năm cho công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng,
lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch đô thị và nông thôn, hướng dẫn các Bộ
và các địa phương tổ chức thực hiện.
- Kế hoạch vốn hàng năm cho công tác lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch
xây dựng đô thị và nông thôn do địa phương lập kế hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống
nhất với Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc
quản lý sử dụng nguồn vốn này được phân cấp quản lý theo pháp luật về NSNN.
1.1.3.2. Quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN
a) Các dự án sử dụng vốn NSNN
- Các dự án kết cấu hạ tầng KT-XH, quốc phòng, an ninh không có khả năng thu
hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi NSNN cho đầu tư phát triển;
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham
gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Thủ tướng
Chính phủ cho phép;
- Cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển;
- Vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nước để lại cho doanh nghiệp
nhà nước để đầu tư.
b) Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các
dự án thuộc nhóm A;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan
quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị xã hội, Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyết định đầu tư các
dự án thuộc nhóm B và C.
- Đối với dự án nhóm B, C, cơ quan quyết định đầu tư phải căn cứ theo quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương và kế hoạch vốn
ngân sách đã được duyệt để quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Cơ
quan quyết định đầu tư phải bảo đảm cân đối vốn đầu tư để thực hiện dự án nhóm B
không quá 4 năm và dự án nhóm C không quá 2 năm.
- Tổng cục trưởng các Tổng cục trực thuộc Bộ có thể được Bộ trưởng ủy quyền
quyết định đầu tư các dự án nhóm C;
- Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền
cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 2 tỷ
đồng. Các tỉnh và thành phố còn lại, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng;
- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn
vốn ngân sách do Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh phân cấp.
Đối với các dự án đầu tư ở cấp huyện dùng vốn NSNN phải được UBND cấp
tỉnh chấp thuận và quản lý chặt chẽ về quy hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH.
Đối với các dự án ở cấp xã dùng vốn NSNN xây dựng kênh mương, đường nông
thôn, trường học, trạm xá, công trình văn hóa sau khi được HĐND cấp xã thông qua phải
được UBND cấp huyện chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch.
- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không được sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp để đầu tư xây dựng mới. Đối với việc cải tạo mở rộng, nếu sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp có mức từ 1 tỷ đồng trở lên để đầu tư phải thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư
và thực hiện đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý ĐT&XD.
1.1.3.3. Điều kiện ghi kế hoạch XDCB
Các dự án được ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát
triển ngành và lãnh thổ được duyệt.
Các dự án được ghi kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư hoặc thực hiện đầu tư
phải có quyết định đầu tư phù hợp với những quy định của Quy chế quản lý ĐT&XD ở
thời điểm tháng 10 trước năm kế hoạch.
Những dự án thuộc nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán
(TKKT-TDT) được duyệt, nhưng trong quyết định đầu tư đã quy định mức vốn của từng
hạng mục và có thiết kế, dự toán hạng mục thi công trong năm thì được ghi kế hoạch đầu
tư; các dự án nhóm C phải có TKKT-TDT được duyệt.
1.2. quản lý dự án xây dựng cơ bản theo Định mức và đơn giá
Định mức và đơn giá XDCB là những cơ sở quan trọng để quản lý vốn dự án đầu
tư. Chúng là căn cứ để xây dựng dự toán, cấp phát thu hồi tạm ứng, thanh quyết toán công
trình XDCB hoàn thành.
1.2.1. Định mức dự toán xây dựng cơ bản
Định mức dự toán XDCB là mức hao phí lao động trung bình tiên tiến cần thiết
cho một đơn vị khối lượng công tác, một bộ phận công trình hay một nhóm công việc để
người sản xuất hoàn thành khối lượng công
tác, bộ phận công trình hay nhóm công việc theo thiết kế được duyệt. Định mức dự toán
có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tương ứng với mỗi tiêu thức nhất định,
như: theo công dụng, theo mức độ mở rộng, theo chuyên ngành.
Nội dung của định mức dự toán xây dựng là thành phần công việc, điều kiện kỹ
thuật, điều kiện thi công được xác định phù hợp để thực hiện công tác xây lắp đó. Định
mức dự toán cho mỗi loại công việc bao gồm ba nội dung:
- Mức hao phí vật liệu, là quy định về số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ và các
vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện hoàn thành khối lượng công tác xây lắp. Mức
hao phí vật liệu đã bao gồm cả hao hụt vật liệu trong khâu vận chuyển, bảo quản và thi
công trong phạm vi công trình.
- Mức hao phí lao động, là quy định về sử dụng ngày công lao động của công
nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp và công nhân phục vụ xây lắp (kể cả
công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm trong phạm vi quy định của mặt
bằng xây lắp). Mức chi phí lao động chính và phụ được quy định bằng số ngày công theo
cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây lắp. Định mức bao gồm cả lao động chính,
phụ (kể cả công tác chuẩn bị và kết thúc, thu dọn hiện trường thi công).
- Mức hao phí máy thi công, là quy định về số ca sử dụng trực tiếp phục vụ xây
lắp của tất cả các loại máy tham gia thi công khối lượng công tác xây lắp tại hiện trường.
Mức hao phí máy thi công chính được quy định bằng số lượng ca máy sử dụng, mức hao
phí máy thi công phụ được quy định bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí sử dụng máy thi
công chính.
1.2.2. Đơn giá xây dựng cơ bản
Đơn giá XDCB là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp quy định chi phí cần thiết
hợp lý trên cơ sở tính đúng, tính đủ các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và
các chi