Sự phát triển toàn diện và bền vững của 1 đất nước được thể hiện qua tình hình
kinh tế bởi đây là “Hàn thử biểu” có độ tin cậy cao . Trong đó, sự hoạt động của hệ thống
các Tổ chức tín dụng đóng góp vai trò rất quan trọng đối với tình hình kinh tế của 1 quốc
gia.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đang phát triển, hệ thống các Tổ chức tín
dụng vẫn còn non trẻ so với các quốc gia khác. Trong quá trình phát triển của mình, các
Tổ chức tín dụng gặp không ít những khó khăn thử thách, để có thể tồn tại và phát triển,
mỗi Tổ chức tín dụng cần phải không ngừng khắc phục những khuyết điểm, cũng như
phải có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện của mình. Trong hệ thống các tổ chức
tín dụng của Việt Nam, bên cạnh sự đóng góp của các ngân hàng thương mại thì Quỹ tín
dụng Trung ương cũng góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị theo mục đích đã đề
ra.
Quỹ tín dụng trung ương là một tổ chức tín dụng được thành lập theo văn bản số
6901/KTTH ngày 09/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 162/QĐ-NH5
cho phép thành lập Quỹ tín dụng Trung ương theo mô hình thí điểm thành lập QTDND,
đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội.
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Qũy tín dụng Trung ương đã thực hiện được mục tiêu
ban đầu mà Chính Phủ đã đề ra. Tuy nhiên, trong xu thế mới của tình hình nền kinh tế đất
nước ngày càng phát triển, đòi hỏi Qũy tín dụng Trung ương phải có những bước tiến tích
cực, đổi mới hoạt động, định hướng phát triển trong tương lai. Qũy tín dụng Trung ương
là một tổ chức tín dụng hơn 90% vốn điều lệ là nguồn vốn Nhà nước, do đó để sử dụng
nguồn vốn này một cách an toàn và hiệu quả, đòi hỏi Qũy tín dụng Trung ương phải có
chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng mới.
82 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng tại hệ thống quỹ tín dụng Trung Ương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------
VŨ CHU BẢO NGỌC
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI
HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng.
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG
TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin
xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
Vũ Chu Bảo Ngọc
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng nhà nước
TCTD Tổ chức tín dụng
CBTD Cán bộ tín dụng
QTD Quỹ tín dụng
HTX Hợp tác xã
QTDTW Quỹ tín dụng Trung ương
QTDCS Quỹ tín dụng cơ sở
QTDKV Quỹ tín dụng khu vực
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số liệu về tình hình dư nợ của QTDTW từ năm 2006
đến năm 2010
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian từ năm 2006 đến năm
2010
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay từ năm 2006 đến
năm 2010
Bảng 2.4: Số liệu về tỷ lệ dư nợ của QTDTW, TCTD phi NH;
Hệ thống TCTD tại VN từ 2006 đến năm 2010
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ từ 2006 đến năm 2010
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ năm 2007
Hình 2.3: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ năm 2008
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ năm 2009
Hình 2.5: Biểu đồ tỷ trọng dư nợ năm 2010
MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG & HOẠT ĐỘNG
CỦA QTD
1
1.1. Lý luận chung về tín dụng 1
1.1.1. Bản chất của tín dụng 1
1.1.2. Phân loại tín dụng 2
1.1.3 Các hình thức cấp tín dụng 4
1.1.3.1. Hình thức cho vay 4
1.1.3.2 Hình thức cho thuê tài chính 8
1.3.3.3 Hình thức bao thanh toán 8
1.1.3.4. Hoạt động bảo lãnh ngân hàng 9
1.2 Mô hình Quỹ tín dụng Desjardins ở Quecbec-
Canada
12
1.2.1 Khái quát về Mô hình Desjardins 12
1.2.2 Những vấn đề cơ bản về QTDTW 15
1.2.3 Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng tại QTDTW 16
1.2.4 Một số kinh nghiệm mở rộng tín dụng tại QTD
Desjardins của Canada
16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17
Chương II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
HỆ THỐNG QTDNDTW
18
2.1. Giới thiệu về hệ thống Qũy tín dụng 18
2.1.1. Khái quát về hệ thống QTDTW 20
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển QTD tại Việt Nam 23
2.1.3 Những thuận lợi và những khó khăn chủ yếu của
QTDTW giai đoạn 2010-2020
24
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của QTDTW từ
năm 2006 đến năm 2010
26
2.2.1 Cơ chế điều hành hoạt động tín dụng tại QTDTW 26
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của QTDTW từ năm
2006 đến năm 2010
27
2.2.2.1 Tình hình cho vay và dư nợ 27
2.2.2.2 So sánh dư nợ của QTDTW với các TCTD phi
ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2010
32
2.2.3 Những sản phẩm tín dụng đang được QTDTW triển
khai
36
2.2.3.1 Nghiệp vụ cho vay 36
2.2.3.2 Nghiệp vụ Bảo lãnh ngân hàng 41
2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng của QTDTW 43
2.3.1. Những thành tựu trong hoạt động tín dụng của
QTDTW
43
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại 44
2.3.2.1 Những tồn tại về thực trạng tín dụng 44
2.3.2.2 Những nguyên nhân tồn tại của thực trạng tín dụng 45
2.3.2.3. Một số ảnh hưởng do môi trường pháp lý tại VN 46
2.4 Ứng dụng mô hình SWOT tại QTDTW trong
hoạt động mở rộng tín dụng
47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
Chương
III
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI
QTDTW
53
3.1. Định hướng phát triển QTDTW đến năm 2020 53
3.2. Các nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung thực hiện 53
của QTDTW trong giai đoạn năm 2011-2020
3.2.1. Giai đoạn 2011-2015 53
3.2.2. Giai đoạn 2016-2020 55
3.3 Một số giải pháp mở rộng tín dụng tại QTDTW 55
3.3.1 Giải pháp đối với Hội sở chính của QTDTW 55
3.3.2 Giải pháp đối với các chi nhánh QTDTW 65
3.4 Một số giải pháp hỗ trợ 67
3.4.1 Giải pháp đối với các QTDCS 67
3.4.2 Kiến nghị đối với NHNN 68
3.4.3 Kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển toàn diện và bền vững của 1 đất nước được thể hiện qua tình hình
kinh tế bởi đây là “Hàn thử biểu” có độ tin cậy cao . Trong đó, sự hoạt động của hệ thống
các Tổ chức tín dụng đóng góp vai trò rất quan trọng đối với tình hình kinh tế của 1 quốc
gia.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đang phát triển, hệ thống các Tổ chức tín
dụng vẫn còn non trẻ so với các quốc gia khác. Trong quá trình phát triển của mình, các
Tổ chức tín dụng gặp không ít những khó khăn thử thách, để có thể tồn tại và phát triển,
mỗi Tổ chức tín dụng cần phải không ngừng khắc phục những khuyết điểm, cũng như
phải có chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện của mình. Trong hệ thống các tổ chức
tín dụng của Việt Nam, bên cạnh sự đóng góp của các ngân hàng thương mại thì Quỹ tín
dụng Trung ương cũng góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị theo mục đích đã đề
ra.
Quỹ tín dụng trung ương là một tổ chức tín dụng được thành lập theo văn bản số
6901/KTTH ngày 09/12/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 162/QĐ-NH5
cho phép thành lập Quỹ tín dụng Trung ương theo mô hình thí điểm thành lập QTDND,
đặt trụ sở tại Thủ đô Hà Nội.
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Qũy tín dụng Trung ương đã thực hiện được mục tiêu
ban đầu mà Chính Phủ đã đề ra. Tuy nhiên, trong xu thế mới của tình hình nền kinh tế đất
nước ngày càng phát triển, đòi hỏi Qũy tín dụng Trung ương phải có những bước tiến tích
cực, đổi mới hoạt động, định hướng phát triển trong tương lai. Qũy tín dụng Trung ương
là một tổ chức tín dụng hơn 90% vốn điều lệ là nguồn vốn Nhà nước, do đó để sử dụng
nguồn vốn này một cách an toàn và hiệu quả, đòi hỏi Qũy tín dụng Trung ương phải có
chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng mới.
Đề tài Giải pháp mở rộng tín dụng tại Qũy tín dụng Trung ương Việt Nam tuy chỉ
phản ánh được một phần nhỏ trong chiến lược phát triển toàn diện của Qũy tín dụng
Trung ương, nhưng việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần giải quyết vấn đề cốt lõi là
hoạt động tín dụng tại Qũy tín dụng Trung ương. Mặc dù đã có bề dày lịch sử hoạt động
15 năm, nhưng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương vẫn chưa có sự phát
triển tương xứng với tiềm năng của mình. Lợi nhuận hiện nay tại Quỹ tín dụng Trung
ương vẫn chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Đề tài này sẽ nêu lên những ưu điểm,
khuyết điểm hiện nay của Quỹ tín dụng Trung ương, với những điều kiện hiện nay của
tình hình kinh tế Việt Nam, đề tài này sẽ đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài để
mở rộng tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương Việt Nam.
Vì tất cả những lý do đã nêu, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống hóa lý thuyết về hoạt động tín dụng trong hệ thống quỹ tín dụng tại
Việt Nam trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học đã học và tổng kết tình hình hoạt
động thực tiễn.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung
ương. Từ đó nhìn nhận lại những kết quả đạt được và những yếu kém trong hoạt động tín
dụng, thị phần tín dụng để tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung
ương Việt Nam, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hoạt động tín dụng trong
tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng Trung ương giai đoạn
2005 - 2010 trong mối tương quan với hoạt động của các ngân hàng thương mại khác trên
lãnh thổ Việt Nam.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm so sánh và phân tích hoạt
động tín dụng tại Quỹ thời gian đã qua. Bên cạnh đó, Luận văn cũng sử dụng phương
pháp SWOT nhằm đề xuất hệ thống chiến lược tín dụng của Quỹ trong giai đoạn đến năm
2020.
- Về dữ liệu: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo
thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, từ các cơ quan thống kê, báo
đàivà được xử lý trên máy tính.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI :
Trong tương lai gần, Quỹ tín dụng Trung ương sẽ chuyển thành Ngân hàng hợp
tác. Do đó, thông qua Luận văn này, tác giả mong muốn đè xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tại Quỹ theo hướng phát triển thành hoạt động tín dụng
của một ngân hàng hợp tác.
Kết cấu của Luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
TÍN DỤNG.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI HỆ THỐNG
QTDNDTW
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI QTDTW
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
TÍN DỤNG.
Trong chương 1, tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ bản về tín dụng, hoạt động
của Quỹ tín dụng. Bên cạnh đó tác giả đã đề cập đến một số kinh nghiệm mà Quỹ tín
dụng Desjasdins đã thực hiện để tạo tiền đề cho sự phân tích thực tế ở chương sau.
1.1 Lý luận chung về tín dụng
1.1.1 Bản chất của tín dụng
Tín dụng (Credit) là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến
hạn. Như vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức
như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh, được sử dụng trong một thời
gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.
Như vậy, xét về bản chất, tín dụng được hiểu theo hai nghĩa sau:
• Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người
cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang
chủ thể khác để sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế-xã
hội.
• Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng kim
loại theo nguyên tắc hoàn trả, để đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể
tín dụng.
1
1.1.2 Phân loại tín dụng
Dựa vào mục đích của tín dụng
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
• Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp;
• Cho vay tiêu dùng cá nhân;
• Cho vay mua bán bất động sản;
• Cho vay sản xuất nông nghiệp;
• Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
Dựa vào thời hạn tín dụng
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
• Cho vay ngắn hạn : Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích
của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các
doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Tín dụng ngắn hạn thường
chiếm tỷ trọng cao trong các tổ chức tín dụng.
• Cho vay trung hạn : Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích
của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi
mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô
nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh.
• Cho vay dài hạn : Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của
loại cho vay này để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, nhằm tài trợ đầu tư
vào các dự án đầu tư có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
2
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được chia thành các loại sau:
• Cho vay không có bảo đảm : Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay
vốn để quyết định cho vay. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh,
có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng
dựa vào uy tín của bản thân khách hàng, mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ
sung.
• Cho vay có bảo đảm : Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào đó. Các loại bảo đảm
tiền vay này là căn cứ pháp lý để tổ chức tín dụng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai bổ
sung cho nguồn thu nợ.
Dựa vào phương thức cho vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia thành các loại sau:
• Cho vay theo món vay;
• Cho vay theo hạn mức tín dụng;
• Cho vay theo hạn mức thấu chi.
Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:
• Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi
đáo hạn;
• Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp; hình thức
cho vay này yêu cầu khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Loại cho vay
3
này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản, nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối
với những người kinh doanh nhỏ lẻ (thường áp dụng cho các tiểu thương ở chợ)
• Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả
năng tài chính của mình mà người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
Dựa vào hình thức cấp tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:
• Chiết khấu thương phiếu: là việc NHTM sẽ đứng ra trả tiền trước cho
khách hàng. Số tiền ngân hàng ứng trước phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết
khấu, thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất là Ngân hàng đã bỏ tiền ra mua
thương phiếu theo một giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thương phiếu (cho vay
gián tiếp).
• Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách
hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian đã xác định. Cho vay gồm các
hình thức chủ yếu như: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng, trả
góp), cho vay gián tiếp.
• Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng
dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng
của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
• Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng bỏ tiền mua sắm tài sản cho khách
hàng thuê. Sau một thời gian nhất định khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
Tài sản cho thuê thường là tài sản cố định. Vì vậy, cho thuê tài chính được xếp vào tín
dụng trung dài hạn.
1.1.3 Các hình thức cấp tín dụng :
1.1.3.1 Hình thức cho vay:
4
• Cho vay ngắn hạn:
Mục đích của cho vay ngắn hạn:
Cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho việc đầu tư tài sản lưu động của Doanh nghiệp
và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp
thường có nhu cầu về tài sản lưu động rất lớn. Để đầu tư vào tài sản lưu động, doanh
nghiệp thường sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm các khoản sau:
+ Các khoản nợ phải trả người bán;
+ Các khoản ứng trước của người mua;
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
+ Các khoản phải trả công nhân viên;
+ Các khoản phải trả khác;
+ Vay ngắn hạn từ Tổ chức tín dụng.
Do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng và tiền đầu tư
vào tài sản lưu động hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời
vụ nên doanh nghiệp thường bị thiếu hụt về nguồn vốn ngắn hạn. Vì vậy nhu cầu tài trợ
nguồn vốn ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng là rất cần thiết.
Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp có thể chia ra thành: nhu cầu tài trợ
ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ. Nhu cầu tài trợ thường xuyên
do đặc điểm luân chuyển vốn của doanh nghiệp quyết định, trong khi nhu cầu tài trợ thời
vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định.
5
Đối với khách hàng cá nhân, phát sinh từ các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn hợp lý, tổ
chức tín dụng sẽ quyết định cho vay ngắn hạn.
Các phương thức cho vay ngắn hạn:
Có nhiều phương thức cho vay ngắn hạn, tùy vào đối tượng khách hàng của mình
mà tổ chức tín dụng lựa chọn phương thức cho vay phù hợp.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp: tổ chức tín dụng thường thỏa thuận với
khách hàng áp dụng một trong hai phương thức cho vay phổ biến hiện nay là :
Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ
tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng : tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định.
+ Đối với khách hàng là cá nhân: tổ chức tín dụng thưởng thỏa thuận với khách
hàng áp dụng một trong hai phương thức cho vay phổ biến hiện nay là :
Cho vay từng lần.
Cho vay trả góp.
• Cho vay trung, dài hạn:
Mục đích của cho vay trung, dài hạn:
Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 60 tháng. Cho
vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên. Mục đích của
cho vay trung và dài hạn là nhằm đầu tư vào các tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc
đầu tư vào các dự án đầu tư. Hiện nay, mục đích cho vay trung, dài hạn còn nhằm phục
vụ cho nhu cầu mua sắm quyền sử dụng đất, xây dựng, sữa chữa nhà ở đối với khách
hàng cá nhân.
6
Đối với khách hàng doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp
thường có nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới các phương
tiện vận chuyển
Đặc biệt đối với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn xây dựng cơ bản
là rất lớn. Trong lúc các nhà kinh doanh chưa tích lũy được nhiều, chưa có thời gian để
tích lũy vốn, tâm lý đầu tư trực tiếp của công chúng vào các doanh nghiệp còn hạn chế.
Do vậy đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp mới chủ yếu dựa vào vốn tự có của các nhà
kinh doanh, và bộ phận chủ yếu còn lại phải nhờ vào sự tài trợ của hệ thống Ngân hàng.
Đối với khách hàng cá nhân, phát sinh từ các nhu cầu chi tiêu để mua các tài sản
có giá trị lớn, mục đích sử dụng hợp lý như: sữa chữa , xây dựng nhà ở, mua xe ô tô, mua
quyền sử dụng đất, mua nhà ở... Để phù hợp với khả năng trả nợ của đối tượng khách
hàng cá nhân mà tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thẩm định và quyết định cho vay trung, dài
hạn.
Các phương thức cho vay trung, dài hạn:
Có nhiều phương thức cho vay trung, dài hạn. Tùy vào đối tượng khách hàng của
mình mà tổ chức tín dụng lựa chọn phương thức cho vay trung, dài hạn phù hợp.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp: tổ chức tín dụng thường thỏa thuận với
khách hàng áp dụng phương thức cho vay phổ biến hiện nay là: cho vay từng lần: mỗi lần
vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp
đồng tín dụng. (do việc đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm thiết bị có thể kéo dài,
hoặc thanh toán từng phần, nên ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân từng lần theo nhu cầu
của doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ, giấy tờ liên quan).
+ Đối với khách hàng là cá nhân: tổ chức tín dụng thưởng thỏa thuận với khách
hàng áp dụng một trong hai phương thức cho vay phổ biến hiện nay là :
Cho vay từng lần.
7
Cho vay trả góp
1.1.3.2 Hình thức cho thuê tài chính:
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê
máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho
thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ
quyền sỡ hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán
tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận. (Điều 1 của Nghị định của
CP số 16/2001/ND-CP ngày 02/5/2001)
Nghiệp vụ cho thuê tài chính là một hình thức cho vay vốn. Thông thường một
hoạt động cho thuê tài chính được tiến hành q