Trong những năm gần đây, sốlượng các DVNVV không ngừng tăng lên và
đang dần khẳng định vịtrí của mình trong nền kinh tếquốc dân. Hằng năm các
DVNVV đóng góp khoảng 40% GDP, thu hút 50,13% lực lượng lao động. DVNVV
chiếm 97% tỷtrọng sốlượng doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Nghị định số90/NĐ-CP ngày 23/11/2002 của Chính phủvềtrợgiúp phát triển
DVNVV đã nêu: “Phát triển DVNVV là một nhiệm vụchiến lược phát triển KT – XH,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho các DVNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực
quản lý, phát triển khoa học công nghệvà nguồn lực ”
Nhận thức được điều này, trong thời gian qua các NHTM đã giành sựquan tâm
đặc biệt tới loại hình doanh nghiệp này, nhất là khi môi trường kinh doanh giữa các
ngân hàng này càng trởnên khốc liệt thì việc nhắm tới các DNNNV nhưlà một đối
tượng khách hàng đầy tiềm năng là chiến lược phát triển tất yếu của các NHTM.
Nắm được chủtrương của Đảng và Nhà nước cũng như đểbắt kịp với xu hướng
vận động của nền kinh tế, Ngân hàng Đầu tưvà phát triển chi nhánh Hà Nội trong thời
gian qua đã đẩy mạnh cho vay đối với DVNVV. Hoạt động này đã thu được nhiều kết
quảkhảquan nhưng cũng bộc lộnhiều khó khăn, hạn chế đòi hỏi ngân hàng phải nỗ
lực tìm cách giải quyết đểcó thểphát triển hơn nữa và tăng tính cạnh tranh trên thị
trường. Mặt khác, trong họat động kinh doanh của NHTM, hoạt động cho vay mang lại
80-90 % thu nhập cho mỗi ngân hàng song rủi ro cũng rất lớn. Rủi ro cho vay cao quá
mức sẽhủy hoại giá trịcủa ngân hàng và có thểdẫn đến phá sản.Do đó, đứng trước
những thời cơvà thách thức của tiến trình hội nhập kinh tếquốc tếthì nâng cao khả
năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam mà trước hết là nâng cao chất lượng cho
vay, giảm thiểu rủi ro là rất cần thiết đối với hệthống NHTM Việt Nam.
89 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2875 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vμ §μO T¹O
TR¦êNG §¹I HäC TH¡NG LONG
---o0o---
Luận văn tốt nghiệp
§Ò TμI:
GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L¦îNG CHO VAY §èI VíI
DOANH NGHIÖP NHá Vμ VõA T¹I CHI NH¸NH
NG¢N HμNG §ÇU T¦ Vμ PH¸T TRIÓN Hμ NéI
Sinh viªn thùc hiÖn : Phan Hång Nhung
M· sinh viªn : A09837
Líp : QB19C2
Chuyªn ngμnh : Tμi chÝnh - Ng©n hμng
Hμ Néi - 2010
Bé GI¸O DôC Vμ §μO T¹O
TR¦êNG §¹I HäC TH¡NG LONG
---o0o---
Luận văn tốt nghiệp
§Ò TμI:
GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT L¦îNG cho vay §èI VíI
DOANH NGHIÖP NHá Vμ VõA T¹I CHI NH¸NH
NG¢N HμNG §ÇU T¦ Vμ PH¸T TRIÓN Hμ NéI
Gi¸o viªn h−íng dÉn : TS Phan V¨n TÝnh
Sinh viªn thùc hiÖn : Phan Hång Nhung
M· sinh viªn : A09837
Líp : QB19C2
Chuyªn ngμnh : Tμi chÝnh - Ng©n hμng
LuËn v¨n ®−îc b¶o vÖ t¹i héi ®ång chÊm luËn v¨n tèt nghiÖp tr−êng
§¹i häc Th¨ng Long ngµy … th¸ng … n¨m 2010
§iÓm b¶o vÖ:……..
Hμ Néi - 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY CÁC.............................3
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM.....................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA..........................3
1.1.1. Quá trình hình thành..............................................................................................3
1.1.1.1. Điều kiện chính trị, xã hội ......................................................................3
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế .....................................................................................5
1.1.2. Tình hình phát triển của DNNVV ở Việt Nam .....................................................9
1.2. KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI
VỚI DNNVV ............................................................................................................11
1.2.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ..................................................11
1.2.1.1. Phân loại cho vay ..................................................................................11
1.2.1.2. Quy trình cho vay của NHTM...............................................................13
1.2.2. Đặc thù cho vay của Ngân hàng đầu tư và phát triển đối với các DNNVV........15
1.2.2.1. Vai trò và ý nghĩa của của cho vay các DNNVV đối với ngân hàng....15
1.2.2.2. Chủ trương chính sách của Ngân hàng đối với cho vay các DNNVV..15
1.2.2.3. Những đặc thù cơ bản trong cho vay các DNNVV...............................16
1.3. CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV.........17
1.3.1. Khái niệm về chất lượng cho vay các DNNVV ..................................................17
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay đối với DNNVV................................18
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay các DNNVV...........................21
1.3.2.1. Các nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng..............................................21
1.3.2.2. Các nhân tố khách quan.........................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ
NỘI................................................................................................................................28
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –.28
CHI NHÁNH HÀ NỘI ............................................................................................28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................28
2.1.2. Mô hình tổ chức...................................................................................................28
2.1.2.1 Sơ đồ mô hình tổ chức: ..........................................................................28
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng......................................................29
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh....................................................................32
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI .................33
2.2.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của chi nhánh............................................33
2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn .......................................................................33
2.2.1.2. Sử dụng vốn...........................................................................................37
2.2.1.3. Hoạt động kinh doanh khác...................................................................42
2.2.2. Thực trạng về cho vay DNNVV..........................................................................43
2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNNVV có quan hệ cho vay tại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội ..................................................43
2.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh
Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội..............................................................46
2.2.2.3. Dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát
triển Hà Nội ........................................................................................................47
2.2.2.4. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với các DNNVV..........................47
2.2.2.5. Hệ số thu nợ...........................................................................................50
2.2.2.6. Nợ cần chú ý..........................................................................................51
2.2.2.7 Nợ dưới tiêu chuẩn .................................................................................52
2.2.2.8 Chính sách khách hàng đối với DNNVV...............................................53
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI ĐỐI VỚI DNNVV ...................................54
2.3.1. Những mặt được ..................................................................................................54
2.3.2. Những hạn chế.....................................................................................................55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ...................61
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
HÀ NỘI.........................................................................................................................61
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM VỀ TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.........................61
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI...........................................................................62
3.2.1. Giải pháp về chính sách cho vay đối với DNNVV .............................................62
3.2.2. Nhóm giải pháp về nhân sự .................................................................................64
3.2.3. Nhóm giải pháp về công nghệ .............................................................................65
3.2.4. Nhóm giải pháp về các công tác kiểm soát sau khi cấp cho vay.........................67
3.2.5. Phát triển hoạt động Marketing hướng tới DNNVV...........................................69
3.2.6. Nhóm giải pháp bổ trợ.........................................................................................70
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................81
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
ATM Máy rút tiền tự động
AUD Đô la Australia
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Cty Công ty
CHF Franc Thụy Sỹ
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DVNVV Doanh nghiệp vừa và nhỏ
EUR Đồng tiền chung Châu Âu
GBP Bảng Anh
GDP Tổng thu nhập quốc dân
KH Kỳ hạn
KKH Không kỳ hạn
L/C Thư cho vay
LN Lợi nhuận
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TD Cho vay
TCTD Tổ chức cho vay
TG Tiền gửi
TCKT- XH Tổ chức kinh tế xã hội
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số lượng Doanh nghiệp 7
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành 32
Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 34
Biểu đồ 4: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh 36
Biểu đồ 5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian 37
Biểu đồ 6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 39
Biểu đồ 7: Cơ cấu DVNVV có quan hệ cho vay với 45
Biểu đồ 8: Lãi thu được từ họat động cho vay đối với DVNVV 47
Biểu đồ 9: Nợ gia hạn trong cho vay DVNVV 50
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của BIDV Hà Nội hiện nay 27
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2006, 2007, 2008 32
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn 33
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các năm 35
Bảng 4: Dư nợ cho vay theo thời gian 37
Bảng 5: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 39
Bảng 6: Dư nợ cho vay theo thành phần knh tế 42
Bảng 7: Cơ cấu DVNVV có quan hệ cho vay với Chi nhánh 44
Bảng 8: Doanh số cho vay đối với DVNVV tại Chi nhánh 46
Bảng 9: Dư nợ đối với DVNVV tại Chi nhánh 47
Bảng 10: Lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay DVNVV 48
Bảng 11: Tỷ lệ lãi thu được từ hoạt động cho vay DVNVV 48
Bảng 12: Hệ số thu nợ trong cho vay DVNVV 50
Bảng 13: Nợ cần chú ý trong cho vay DVNVV 51
Bảng 14: Nợ dưới tiêu chuẩn trong cho vay DVNVV 52
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, số lượng các DVNVV không ngừng tăng lên và
đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Hằng năm các
DVNVV đóng góp khoảng 40% GDP, thu hút 50,13% lực lượng lao động. DVNVV
chiếm 97% tỷ trọng số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 23/11/2002 của Chính phủ về trợ giúp phát triển
DVNVV đã nêu: “Phát triển DVNVV là một nhiệm vụ chiến lược phát triển KT – XH,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện thuận lợi cho các DVNVV phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực
quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực…”
Nhận thức được điều này, trong thời gian qua các NHTM đã giành sự quan tâm
đặc biệt tới loại hình doanh nghiệp này, nhất là khi môi trường kinh doanh giữa các
ngân hàng này càng trở nên khốc liệt thì việc nhắm tới các DNNNV như là một đối
tượng khách hàng đầy tiềm năng là chiến lược phát triển tất yếu của các NHTM.
Nắm được chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như để bắt kịp với xu hướng
vận động của nền kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Hà Nội trong thời
gian qua đã đẩy mạnh cho vay đối với DVNVV. Hoạt động này đã thu được nhiều kết
quả khả quan nhưng cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế đòi hỏi ngân hàng phải nỗ
lực tìm cách giải quyết để có thể phát triển hơn nữa và tăng tính cạnh tranh trên thị
trường. Mặt khác, trong họat động kinh doanh của NHTM, hoạt động cho vay mang lại
80-90 % thu nhập cho mỗi ngân hàng song rủi ro cũng rất lớn. Rủi ro cho vay cao quá
mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước
những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì nâng cao khả
năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam mà trước hết là nâng cao chất lượng cho
vay, giảm thiểu rủi ro là rất cần thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam.
Vì vậy sau một thời gian thực tập tại ngân hàng, em đã chọn đề tài: “Giải pháp
nâng cao chất lượng cho vay đối với DVNVV tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay và chất lượng
hoạt động cho vay trong ngân hàng, trên cơ sở đó tìm hiểu và phân tích các điểm
mạnh, điểm yếu của hoạt động cho vay ngân hàng
- Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển
chi nhánh Hà Nội nói chung và của DVNVV tại chi nhánh nói riêng.
- Quy chế, quy trình cho vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Đưa ra một số giải pháp tạo bước chuyển biến mới trong hoạt động cho vay
đối với DVNVV tại chi nhánh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của luật pháp liên quan đến hoạt động
của NHTM nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, chính sách của Nhà nước đối
với DNNVV.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam nói chung và của chi nhánh Hà Nội trong 3 năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu, tài liệu về tình hình huy động vốn và cho vay trong những
năm gần đây tại BIDV Hà Nội. Đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng chất lượng
hoạt động cho vay thông qua một số chỉ tiêu.
Tham khảo các tài liệu, sách báo liên quan đến hoạt động cho vay để có những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với DVNVV.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng về chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1.1. Quá trình hình thành
1.1.1.1. Điều kiện chính trị, xã hội
Đường lối đổi mới kinh tế từ Đại hội VI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 – 18/12/1986
đã đề ra đường lối thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế theo những nguyên tắc cơ bản
của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một vài nhiệm vụ đó là:
- Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình: sử dụng khả năng tích cực của kinh
tế tiểu sản xuất hàng hoá, sử dụng kinh tế tư bản tư nhân (tư sản nhỏ) trong một số
ngành nghề, đi đôi với cải tạo từng bước bằng nhiều hình thức kinh tế tư bản nhà
nước, xoá bỏ thương nghiệp tư bản tư nhân, mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa các
thành phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng trước pháp luật.
- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu,
bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch
toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông bằng
những biện pháp chủ yếu như: giải phóng năng lực sản xuất; tập trung sức bảo đảm vật
tư và cải tiến các chính sách cụ thể để đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng thiết yếu và
những mặt hàng tạo nguồn thu lớn cho ngân sách…
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng với nền kinh tế Việt Nam nói
chung và là điều kiện KT-XH quan trọng đối với việc ra đời và phát triển các
DNNVV. Những chủ trương, chính sách mới của Đại hội Đảng VI đã gợi mở, khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở
đường cho phát triển sản xuất.
Hành lang pháp lý
Sự ra đời và hoàn thiện của Luật doanh nghiệp
Trước khi Luật doanh nghiệp được ban hành lần đầu tiên vào năm 1999, việc
thành lập doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của Luật công ty và Luật doanh
nghiệp tư nhân năm 1990. Muốn thành lập công ty, các sáng lập viên phải gửi đơn xin
phép thành lập đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị
hành chính tương đương, nơi dự định đặt trụ sở chính. Để được cấp giấp phép thành
lập thì công dân, tổ chức có quyền tham gia thành lập công ty phải đảm bảo các điều
kiện sau đây:
- Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh rõ ràng, có phương án kinh doanh ban đầu;
có trụ sở giao dịch.
- Có vốn điều lệ phù hợp với quy mô và ngành, nghề kinh doanh và phải phong
toả số vốn đó trên tài khoản ngân hàng. Vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp
định do Hội đồng bộ trưởng quy định.
- Người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh phải có trình độ chuyên môn
tương ứng mà pháp luật đòi hỏi đối với một số ngành, nghề.
Có thể thấy rằng, việc thành lập doanh nghiệp trong giai đoạn này không hề
đơn giản do giới hạn tối thiểu về vốn, về trình độ chuyên môn của người lãnh đạo cũng
như những thủ tục đăng ký kinh doanh. Những quy định này, tuy là có chặt chẽ, nhưng
xét theo khía cạnh về chất, yêu cầu ổn định và bền vững thì mang yếu tố tích cực.
Luật Doanh nghiệp số 13/1999 QH 10 ngày 12 tháng 06 năm 1999 ra đời trên
cơ sở thay thế Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21 tháng 12 năm
1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công ty, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994. Luật doanh nghiệp
mới đã tạo ra môi trường thông thoáng hơn cho việc ra đời và phát triển của các doanh
nghiệp, cụ thể như sau:
Đối tượng được thành lập Doanh nghiệp
Luật công ty 1990 chỉ cho phép công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, tổ chức kinh tế
Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội có quyền
góp vốn đầu tư hoặc tham gia thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần. Theo Luật
doanh nghiệp 1999 được ban hành, đối tượng này đã được mở rộng hơn, bao gồm:
- Mọi tổ chức không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính, mọi cá nhân
không phân biệt nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt
Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh
nghiệp.
Thực tế cho thấy, sau khi Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời số lượng doanh
nghiệp được thành lập nhiều với tốc độ gia tăng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh tăng trưởng về số lượng thì chất lượng doanh nghiệp bị
giảm sút. Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động trên cơ sở vốn huy động dưới các hình
thức. Vì không có vốn tự có nên doanh nghiệp không có khả năng phát triển chiều sâu
như lựa chọn và đào tạo cán bộ, mua sắm và đổi mới công nghệ…Đến khi Luật Doanh
nghiệp số 60/2005/QH11 được ban hành ngày 29/11/2005 thì môi trường pháp lý
chung cho hoạt động của các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam đã được tạo lập.
So với tất cả các quy định trước, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã thực sự đơn
giản hóa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh:
- Một điểm mới khác của luật Doanh nghiệp năm 2005 theo hướng là luật
chung cho các loại hình doanh nghiệp, là gắn thủ tục đăng ký kinh doanh với thủ tục
đăng ký đầu tư.
- Các sáng lập viên không bắt buộc phong tỏa tiền, tài sản trên tài khoản, mà
chỉ tự khai.
Thay đổi trong họat động tiền tệ - cho vay – ngân hàng
Trong những thay đổi rất quan trọng về những vấn đề mang tính vĩ mô, những
đổi mới căn bản về hoạt động tiền tệ - cho vay - ngân hàng là những thay đổi có ý
nghĩa quyết định đối với phát triển KT-XH của đất nước; đặc biệt đối với việc phát
triển các DNNVV. Đổi mới quan trọng nhất, có ý nghĩa lịch sử lớn nhất trong hoạt
động ngân hàng là sự ra đời của Nghị định 53 - HĐBT ngày 26 -3 -1988. Mục tiêu chủ
yếu, quan trọng nhất mà Nghị định 53 đã đạt được là việc tách hệ thống ngân hàng duy
nhất thành hệ thống ngân hàng 2 cấp: cấp quản lý nhà nước và cấp kinh doanh. Sự ra
đời của Nghị định 53 như một “đột phá khâu” làm chuyển đổi hẳn mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh theo những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả
kinh tế làm thước đo chất lượng hoạt động. Với sự thay đổi này, các doanh nghiệp của
các thành phần kinh tế sẽ có được sự bình đ