Theo số liệu vừa công bố của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), vào ngày 08/05/2010,
ngành du lịch Việt Nam đã có sự hồi phục, tăng trưởng nhanh. Với mức tăng trưởng trên
30% trong 4 tháng đầu năm 2010, du lịch Việt Nam đã đạt tăng trưởng ở mức hai con số so
với mức bình quân 7% của thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới sau Sri Lanka, Arabia Saudi,
Israel.
Những số liệu trên cho thấy tiềm năng du lịch của nước ta là rất lớn. Để khai thác triệt để
những tiềm năng du lịch sẵn có cũng như tạo một chu trình phục vụ hoàn hảo cho du khách,
hàng loạt các khách sạn, resort, nhà hàng đã được xây dựng.
Theo thống kê, khi đến Việt Nam du khách thường mất 50% chi phí của mình cho ho ạt
động lưu trú, đây là một con số khá cao so với một số nước có ngành du lịch phát triển khác.
Do vậy, hoạt động lưu trú giữ vai trò không nhỏ trong sự phát triển của ngành du lịch.
Mang đặc thù của sản phẩm du lịch nên ngành kinh doanh khách sạn luôn chịu sự tác
động của tính “mùa vụ”. Vào mùa cao điểm, số lượng khách tăng nhanh nên hay dẫn đến tình
trạng “cháy phòng”, còn vào mùa thấp điểm thì tình trạng ế ẩm diễn ra, dẫn đến sự sụt giảm
doanh thu khá lớn. Nhằm bù lại những mất mát do tính mùa vụ mang đến cũng như làm
phong phú thêm cho các loại hình dịch vụ của khách sạn, tất cả các khách sạn lớn đều thành
lập cho mình bộ phận Banquet. Đây là bộ phận chuyên tổ chức các buổi meeting, hội nghị,
tiệc, Việc đầu tư, duy trì hoạt động của bộ phận Banquet mang lại cho khách sạn một
nguồn thu khá lớn, đặc biệt vào mùa thấp điểm thì doanh thu của khách sạn có được chủ yếu
là ở bộ phận này.
57 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5303 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập - 1 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG………………..
LUẬN VĂN
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận
Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
Báo cáo thực tập - 2 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
LỜI MỞ ĐẦU
Theo số liệu vừa công bố của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), vào ngày 08/05/2010,
ngành du lịch Việt Nam đã có sự hồi phục, tăng trưởng nhanh. Với mức tăng trưởng trên
30% trong 4 tháng đầu năm 2010, du lịch Việt Nam đã đạt tăng trưởng ở mức hai con số so
với mức bình quân 7% của thế giới, đứng thứ 4 trên thế giới sau Sri Lanka, Arabia Saudi,
Israel.
Những số liệu trên cho thấy tiềm năng du lịch của nước ta là rất lớn. Để khai thác triệt để
những tiềm năng du lịch sẵn có cũng như tạo một chu trình phục vụ hoàn hảo cho du khách,
hàng loạt các khách sạn, resort, nhà hàng đã được xây dựng.
Theo thống kê, khi đến Việt Nam du khách thường mất 50% chi phí của mình cho hoạt
động lưu trú, đây là một con số khá cao so với một số nước có ngành du lịch phát triển khác.
Do vậy, hoạt động lưu trú giữ vai trò không nhỏ trong sự phát triển của ngành du lịch.
Mang đặc thù của sản phẩm du lịch nên ngành kinh doanh khách sạn luôn chịu sự tác
động của tính “mùa vụ”. Vào mùa cao điểm, số lượng khách tăng nhanh nên hay dẫn đến tình
trạng “cháy phòng”, còn vào mùa thấp điểm thì tình trạng ế ẩm diễn ra, dẫn đến sự sụt giảm
doanh thu khá lớn. Nhằm bù lại những mất mát do tính mùa vụ mang đến cũng như làm
phong phú thêm cho các loại hình dịch vụ của khách sạn, tất cả các khách sạn lớn đều thành
lập cho mình bộ phận Banquet. Đây là bộ phận chuyên tổ chức các buổi meeting, hội nghị,
tiệc,… Việc đầu tư, duy trì hoạt động của bộ phận Banquet mang lại cho khách sạn một
nguồn thu khá lớn, đặc biệt vào mùa thấp điểm thì doanh thu của khách sạn có được chủ yếu
là ở bộ phận này.
Giống như các bộ phận khác, quá trình hoạt động của bộ phận Banquet diễn ra theo một
quy trình cụ thể. Để có được một cuộc meeting thành công hay một buổi tiệc cưới thật sang
trọng và lộng lẫy đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả nhân viên trong bộ phận.
Sau 2 tháng thực tập tại khách sạn Equatorial TP.HCM, với sự hướng dẫn của thầy Trần
Phi Hoàng tôi đã quyết định chọn chuyên đề “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM”. Tôi nghĩ, đây là một khía cạnh
mới mà các khách sạn nên đầu tư để khai thác nguồn lợi từ nó nhiều hơn.
Báo cáo thực tập - 3 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về kinh doanh khách sạn
1.1.1. Khái niệm cơ bản về khách sạn
Cơ sở lưu trú là cơ sở cho thuê phòng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ
khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.
Vậy: Khách sạn được xem là một nơi có các điều kiện tương đối nhằm phục vụ nơi ngủ
nghỉ của khách và có trả phí theo từng ngày.
Khách sạn luôn có 2 sản phẩm chính:
- Sản phẩm vô hình (Intangible products): Khách hàng có thể cảm nhận thấy như: thái
độ phục vụ, chất lượng phục vụ.
- Sản phẩm hữu hình (Tangible products): Các sản phẩm có thể thấy được cụ thể như:
phòng, trang thiết bị, các món ăn,…
1.1.2. Kinh doanh khách sạn
- Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú
và các dịch vụ bổ sung khác nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí của du khách
với mục đích thu lợi nhuận.
- Cũng như các sản phẩm khác, vòng đời của một khách sạn sẽ trải qua 4 giai đoạn. Tùy
từng giai đoạn mà người điều hành sẽ có những chính sách thích hợp để hoạt động kinh
doanh khách sạn đạt được hiệu quả cao. Bao gồm 4 giai đoạn sau:
+ Giới thiệu sản phẩm (GĐ1):
Lợi nhuận thấp
Nhu cầu tài chính thấp
+ Giai đoạn tăng trưởng (GĐ2):
Lợi nhuận cao
Nhu cầu tài chính lớn
+ Giai đoạn trưởng thành (GĐ3):
Lợi nhuận cao
Ít nhu cầu tài chính
N
um
be
r o
f u
ni
ts
Time
GĐ4
GĐ3
GĐ2
GĐ1
Hình 1.1.2 Vòng đời khách sạn
Báo cáo thực tập - 4 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
+ Giai đoạn suy tàn (GĐ4):
Lợi nhuận giảm dần
Ít nhu cầu tài chính
- Ba yếu tố của dịch vụ căn bản tại khách sạn:
+ Sản phẩm / lợi ích cốt lỗi: Chức năng chính yếu cung cấp cho khách hàng.
Khách sạn được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách là chính. Do vậy,
phòng ngủ là sản phẩm cốt lỗi của khách sạn.
+ Sản phẩm chính, các dịch vụ tiện ích: Các dịch vụ thiết yếu cho các hoạt động
tác nghiệp.
Lễ tân, buồng, nhà hàng, hồ bơi, phòng tập thể dục và nhiều dịch vụ khác.
+ Sản phẩm phụ, các dịch vụ hỗ trợ: Các dịch vụ cần thiết cho tiếp thị.
Tạo sự khác biệt, ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
Hệ thống đặt phòng.
Thủ tục check in / check out.
Các loại phòng trong khách sạn.
Giặt ũi trong vòng 24 giờ.
Các hình thức thanh toán.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn (từ 3 sao trở lên)
Thông thường các khách sạn từ 3 sao trở lên sẽ có khoảng từ 7 đến 8 bộ phận. Các bộ
phận được kết nối, ràng buộc với nhau rất chặt chẽ và hợp lý. Mỗi bộ phận sẽ có nhiệm vụ,
trách nhiệm riêng nhưng khi kết hợp lại thì cũng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với tiêu
chuẩn tốt nhất. Do vậy, trong quá trình hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng,
liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban mới đem lại hiệu quả trong cộng việc.
Dưới đây là sơ đồ tổng quát của khách sạn từ 3 sao trở lên. Tùy theo mỗi khách sạn sẽ
có những thay đổi sao cho phù hợp.
Báo cáo thực tập - 5 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
Vai trò và nhiệm vụ của từng bộ phận:
1. Front office department (Bộ phận lễ tân )
Giữ vai trò như bộ phận thần kinh trung ương của một khách sạn.
Hầu hết các hoạt động thường ngày của khách sạn đều thông qua bộ phận lễ tân.
Là cầu nối giữa khách hàng và khách sạn.
2. Human resource department (Bộ phận nhân sự)
Giúp đỡ các bộ phận khác trong việc tuyển dụng và đào tạo, tái tạo đội ngũ nhân viên
cho khách sạn.
Giải quyết tất cả các chế độ liên quan đến nhân sự, chế độ lao động, tiền lương.
3. Sale & Marketing department (Bộ phận kinh doanh và tiếp thị )
Chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển khách hàng.
Thực hiện các công việc xúc tiến thương mại, các chiến dịch quảng cáo và quan hệ đối
ngoại.
Bảo đảm nguồn thu và công suất phòng cho khách sạn.
4. Financial department (Bộ phận kế toán tài chính)
Chịu trách nhiệm kiểm soát hệ thống hóa đơn xuất nhập trong toàn bộ khách sạn.
Thực hiện đầy đủ các chế độ: báo cáo tài chính, thuế.
5. Food & Beverages (Bộ phận ẩm thực)
General Manager
Operation
Manager
Front Office
Department
Human Resoure
Department
Sale & Marketing
Department
F & B
Department
Engineering
Department
Housekeeping
Department
Financial
Department
Security
Department
1.1.3 Hotel Oranization chart
Báo cáo thực tập - 6 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
Thực hiện các dịch vụ về ăn uống, tổ chức các loại hình tiệc.
Phục vụ ăn uống tại phòng cho khách (In_room service).
6. Engineering department (Bộ phận kỹ thuật)
Chịu trách nhiệm sữa chữa, bảo trì toàn bộ khách sạn.
Thực hiện các chương trình bảo dưỡng định kỳ để tránh hư hỏng các trang thiết bị cả
trong và ngoài khách sạn.
7. Security department (Bộ phận bảo vệ)
Làm việc 24/24, chia làm 3 ca.
Chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của khách, nhân viên và tài sản của khách sạn.
Chịu trách nhiệm về an ninh bên trong cũng như bên ngoài khách sạn, bảo đảm an toàn
tuyệt đối cho tất cả khách và nhân viên.
8. Housekeeping department (Bộ phận quản lý phòng)
Chịu trách nhiệm chăm sóc phòng ốc, cơ sở vật chất của khách sạn.
Bảo đảm vệ sinh cho tất cả các khu vực công cộng khác trong khách sạn.
Chịu trách nhiệm chăm sóc cây cảnh trong toàn bộ khách sạn.
9. Other department (Các bộ phận khác)
Guest service center (Trung tâm dịch vụ khách hàng)
Fitness center (Trung tâm thể dục)
Entertainment center (Trung tâm giải trí)
……………………………..
1.2 Hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn
- Cơ sở ăn uống: Là cơ sở chế biến và phục vụ các loại thức ăn, thức uống cho du khách
trong đó nhà hàng là cơ sở phục vụ chủ yếu.
- Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm: các hoạt động chế biến thức ăn, bán và
phục vụ các nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, thức uống và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn
các nhu cầu về ăn uống, giải trí tại các điểm du lịch cho du khách với mục tiêu lợi nhuận.
- Bộ phận Food & Beverages trong khách sạn:
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách lưu trú, tất cả các khách sạn đều có bộ phận F &
B. Không chỉ giúp quy trình phục vụ khách trong khách sạn hoàn thiện thêm, bộ phận F & B
Báo cáo thực tập - 7 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
còn mang lại cho khách sạn nguồn doanh thu khá lớn. Bộ phận F & B trong khách sạn sẽ có
các nhiệm vụ sau:
+ Chịu trách nhiệm phục vụ khách ăn uống những bữa ăn thường và các bữa tiệc lớn,
nhỏ đúng giờ, kịp thời, chính xác, đúng nguyên tắc và động tác quy định.
+ Tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của khách, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận bếp, bar
để đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách.
+ Tạo môi trường hấp dẫn để khách thưởng thức món ăn, đồ uống thông qua việc sắp
đặt, bài trí phòng ăn, bàn ăn, kiểm soát thiết bị ánh sáng, nhiệt độ và cả phong cách giao tiếp.
+ Duy trì vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, có biện pháp bảo vệ tuyệt
đối an toàn tính mạng và tài sản cho khách.
+ Thực hiện tốt việc quản lý tài sản, lao động, kỹ thuật và những quy định của khách
sạn.
+ Thường xuyên thu thập thông tin từ khách, nghiêm chỉnh báo cáo với lãnh đạo và bộ
phận liên quan để nâng cao chất lượng phục vụ.
+ Thường xuyên trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, có ý thức đoàn
kết giúp đỡ lẫn nhau nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Đặc điểm kinh doanh ăn uống trong khách sạn
Tính hữu hình: món ăn, thức uống, cảnh quan,…
Tính vô hình: thái độ ứng xử của nhân viên phục vụ,…
Tính mùa vụ: cũng như các loại hình hoạt động du lịch khác, việc kinh doanh trong
khách sạn chịu ảnh hưởng rất lớn của tính mùa vụ. Và thường được chia làm 2 mùa rõ rệt là
mùa cao điểm và mùa thấp điểm.
Các bộ phận thuộc F & B trong khách sạn:
Restaurant (nhà hàng)
Banquet (tiệc)
Quầy bar
Báo cáo thực tập - 8 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
1.3 Phục vụ tiệc trong khách sạn
1.3.1. Khái niệm thực đơn
Thực đơn là bảng kê các món ăn có trong một bữa ăn trên cơ sở tính toán khoa học nhằm
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể và hợp khẩu vị người ăn.
Đối với khách, thực đơn là bảng thông báo các món ăn có trong một bữa ăn để khách lựa
chọn và chủ động trong việc chi tiêu cho bữa ăn.
Đối với nhà hàng, thực đơn là công cụ quảng cáo, là bộ mặt của nhà hàng, là phương
tiện để nhà bếp lên kế hoạch nấu nướng, phân phối thức ăn, là cơ sở để người quản lý kiểm
tra nhu cầu khách hàng, mua sắm trang thiết bị thích hợp, quyết định số lượng và kỹ năng
nhân viên cần thuê, là cơ sở để kiểm soát doanh thu và chi phí.
Có 3 loại thực đơn cơ bản:
Set Menu: Là loại thực đơn hoạch định sẵn cho một bữa ăn đầy đủ với giá cố định,
khách ít có sự lựa chọn, thường được sử dụng trong các bữa tiệc và trong khách sạn thì dùng
cho bộ phận Banquet.
A La Carte (Thực đơn theo món): Là loại thực đơn mà trong đó đồ ăn, thức uống được
liệt kê và làm giá tách biệt hẳn nhau, khách có thể lựa chọn các món khác nhau cho bữa ăn
của chính mình. Chi phí của bữa ăn được quyết định bằng cách cộng giá từng món ăn đã
được chọn.
Combination (Dạng phối hợp 2 hình thức trên): Ví dụ: Thực đơn set menu có thể cho
khách tự lựa chọn các món tráng miệng và thậm chí các món ăn chính. Hoặc thực đơn A La
Carte có thể bao gồm một loại rau cải đi kèm hoặc khoai tây, cơm hay bánh mì nhưng giá
không thay đổi.
1.3.2. Yến tiệc trong khách sạn
Đối với nhà kinh doanh khách sạn, yến tiệc được xem là loại hình kinh doanh riêng biệt
của hoạt động ẩm thực đem lại doanh thu và mức lãi cao cho khách sạn.
Còn đối với khách hàng thì yến tiệc là một buổi ăn uống thịnh soạn dùng để chiêu đãi
người thân, bạn bè, khách hàng,…
Báo cáo thực tập - 9 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
Ưu điểm của kinh doanh yến tiệc:
. Giá cả có thể kiểm soát được
. Chi phí đầu tư ban đầu ít
. Nhận tiền đặt cọc trước
. Có doanh thu phụ ngoài đồ ăn, thức uống (dàn dựng)
. Dự đoán chính xác
. Kinh doanh bằng hợp đồng
. Hệ thống trả tiền trực tiếp
. Được nhiều người biết đến
1.3.3. Các loại yến tiệc phổ biến
Tiệc trà / Tiệc ngọt (Tea-break / coffee break)
- Thường được phục vụ trong giờ nghỉ giải lao của các hội nghị, hội thảo,… để khách
tham dự vừa có thể giải lao, tráng miệng, vừa có thể trao đổi thêm với nhau.
- Phục vụ bánh ngọt các loại trà, cafe.
Tiệc chiêu đãi (Reception part )
- Thường được tổ chức vào các dịp lễ khai trương, lễ kỷ niệm.
- Thức ăn phục vụ thường là các món nhấm nhỏ, vừa miệng như: canapec, snack,… đặt
trên khay do nhân viên phục vụ mang đi mời khách.
- Các loại thức uống và rượu được đặt trên khay và do nhân viên phục vụ mang đi mời
khách. Thức uống thường là các loại nước ngọt, bia, champagne. Các thức uống có nồng độ
cồn cao sẽ được phục vụ theo yêu cầu.
Tiệc chiêu đãi trước bữa tối (Reception befor Dinner)
- Thường kéo dài từ 30-60 phút trước khi bắt đầu tiệc. Đây là hình thức phục vụ trong
khi chờ khách mời tới đông đủ và khu vực tiếp đón thường là phần sảnh trước phòng tiệc.
- Thức uống bao gồm các loại nước ngọt, vang hay một số loại cocktail khai vị.
Tiệc rượu cocktail (Cocktail party)
- Là một dạng tiệc chiêu đãi thường được bắt đầu từ 5-6 giờ chiều và kéo dài 2-3 tiếng.
- Thường được tổ chức ở quầy Bar.
- Thức ăn là các món nhấm như: Cannpes, snack, ô liu, khoai tây chiên,…
Báo cáo thực tập - 10 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
Tiệc dạ hội (Gala Dinner)
- Tổ chức nhân dịp đặc biệt. Không khí vui nhộn, đòi hỏi chất lượng ăn uống và phục
vụ cao.
- Thường có kèm theo tiệc chiêu đãi trước bữa ăn tối với các loại rượu khai vị và một số
món nhấm, cuối tiệc luôn phải có phục vụ trà và cafe.
Tiệc cho hai người (Dinner for Two)
Hình thức tiệc này mang tính chất bất ngờ cho một trong hai vị khách. Nhà hàng thường
có những món ăn, cách trình bày đặc biệt cho buổi tiệc này để gây sự thú vị, bất ngờ.
Tiệc buffet
- Là tiệc chiêu đãi giống như coctail nhưng thức ăn nhiều hơn, đa dạng hơn và ăn với
muỗng, nĩa, dĩa ăn.
- Buffet sáng kéo dài từ 6h-9h30
- Buffet trưa kéo dài từ 11h-14h
- Buffet tối kéo dài từ 19h-22h
Một số hình thức tiệc khác
- Tiệc sinh nhật (Birthday party)
- Tiệc khai trương (Opening party)
- Tiệc thương mại (Business dinner)
- Tiệc mừng (Happy party)
- Tiệc kỷ niệm ngày cưới bạc (Silver wedding party)
- Tiệc mùa hè (Summer party)
……………………..
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ tiệc
- Tố chất nhân viên
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Công tác quản trị chất lượng
- Quy trình phục vụ
Báo cáo thực tập - 11 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
1.3.5. Các cách bố trí bàn tiệc, hội nghị
Để tổ chức một buổi tiệc thành công đòi hỏi cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố từ cơ sở
vật chất kỹ thuật, sản phẩm ăn uống đến cả yếu tố phục vụ của nhân viên cũng như đòi hỏi sự
quản lý khá chặt chẽ của người quản lý. Mỗi một bữa tiệc được diễn ra với một mục đích
riêng, do vậy để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách người quản lý còn phải chú trọng đến việc
sắp xếp, bố trí bàn ghế thật hợp lý.
Sau đây là các cách sắp xếp, bố
trí bàn ghế thường gặp:
- Theatre_style: Ghế được bài
trí giống như trong một nhà hát,
không có bàn. Được phân thành 2 dãy
với lối đi ở giữa (Hình1.4.1). Loại
hình này thường được sử dụng cho
các buổi hội nghị với số lượng người
tham dự đông nhưng không cần ghi
chép nhiều.
- Schoolroom_style: Ghế được
sắp xếp tương tự như Theatre_style
nhưng có thêm bàn (Hình1.4.2).
Schoolroom_style sử dụng khi
họp với số lượng nhiều và cần ghi
chép.
- Horseshoe_style: Loại hình
này còn được gọi là cách setup kiểu
chữ U. Thường được dùng cho các
buổi training (Hình1.4.3).
- Boardrom_style: Sử dụng cho
các buổi hội nghị với số lượng người
ít, thường là các buổi gặp đối tác (Hình1.4.4).
- Banqueting_style: Sử dụng cho các buổi tiệc (Hình1.4.5).
1.4.1.Theatre_style
1.4.2.Schoolroom_style
1.4.3.Horseshoe
1.4.4.Boardroom_style
1.1.5. Banqueting_Style
Báo cáo thực tập - 12 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
1.3.6. Phương pháp phân công nhân viên setup và phục vụ tiệc
- Phương pháp cá nhân: Trong phương pháp này, mỗi nhân viên thuộc đội ngũ phục vụ
được phân công phụ trách một khu vực hay một nhóm các bàn, nhân viên đó phải bày bàn
trước khi phục vụ và thu dọn trước khi nghỉ.
- Phương pháp tổ: Đối với phương pháp này, tất cả nhân viên phục vụ chịu trách nhiệm
bày bàn trong toàn bộ nhà hàng. Mỗi người sẽ được phân công một công việc cụ thể.
Ví dụ:
Đĩa đựng bánh mì + Đĩa ăn
Nĩa ăn thịt + Nĩa ăn món tráng miệng
Muỗng ăn súp + Muỗng ăn tráng miệng
Dao ăn thịt + Dao ăn bơ
Dao ăn cá + Nĩa ăn cá
Muối + Tiêu
Khăn ăn + Gạt tàn
Hoa + Số bàn
Báo cáo thực tập - 13 - GVHD: Th.S Trần PhiHoàng
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận Banquet ở khách sạn Equatorial TP.HCM
CHƯƠNG 2: BỘ PHẬN BANQUET Ở KHÁCH SẠN
EQUATORIAL TP.HCM
2.1. Khách sạn Equatorial
2.1.1. Lịch sử và vị trí
Equatorial là một trong những khách sạn 5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Khách sạn chính thức hoạt động vào tháng 8 năm 1995 và được quản lý bởi tập đoàn
Equatorial của Malasia. Trong 15 năm hoạt động, đội ngũ quản lý và nhân viên trong khách
sạn không ngừng nâng cao chất lượng và đẳng cấp của mình. Ngày 19/4/2000 khách sạn
chính thức được công nhận là khách sạn 5 với các tiêu chuẩn của quốc tế.
Equatorial tọa lạc tại vị trí giao nhau của bốn quận chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở trung tâm thành phố giữa khu bờ sông Chợ lớn, đây được xem là một nơi khá lý
tưởng. Từ đây chỉ 20 phút để lái xe tới sân bay, 10 phút để đến các khu thương mại, tài chính,
khu mua sắm, khu vui chơi giải trí và các hộp đêm của thành phố Hồ Chí Minh. Khách sạn
có phòng sang trọng được thiết kế thích hợp cho nghỉ ngơi và cho các thương nhân du lịch.
2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ
- Lưu trú:
Là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức lo liệu đón tiếp, phục vụ nơi nghỉ ngơi của khách,
quản lý việc cho thuê phòng và quán xuyến quá trình khách ở. Qua đó thể hiện trình độ văn
minh lịch sự, truyền thống mến khách của khách sạn nói riêng và của dân tộc nói chung.
Hiện tại khách sạn Equatorial có 333 phòng được thiết kế thật đẹp, thanh lịch và trang
nhã. Từng đường nét trang trí, thiết kế được chú ý đến từng chi tiết nhằm tạo sự thoải mái tối
đa cho khách hàng.
Khách sạn luôn mang đến cho khách hàng một không gian thoải mái, yên tĩnh và hiện
đại. Từng căn phòng được sắp xếp, bài trí đẹp mắt với đầy đủ các tiện nghi tạo cho khách có
cảm giác như đang ở trong chính ngôi nhà của mình vậy