Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC

Giao thông vận tải là một ngành sản xuất phi vật chất không thể thiếu được ở bất cứ một quốc gia nào. Giao thông vận tải cũng là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng. Nó quyết định rất lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước. Có thể nói giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá, hành khách ngày càng phát triển. Trong giao thông vận tải thì xe ô tô là một phương tiện phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất với những ưu điểm nổi bật về tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối nhanh, giá thành vận chuyển thấp. Vận chuyển bằng xe ôtô đã đảm bảo được một phần quan trọng nhu cầu vận tải của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, bên cạnh tốc độ xây mới, mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống không tương xứng với tốc độ tăng phương tiện giao thông mà tình trạng vi phạm luật lệ an toàn giao thông như phóng nhanh vượt ẩu. Đã dẫn đến tình hình giao thông đường bộ ngày càng gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản cho các chủ xe cũng như toàn xã hội. Vì vậy, để bảo vệ cho chủ xe ôtô trong thời gian lưu hành, bảo hiểm vật chất xe ôtô ra đời và phát triển. Sự ra đời của bảo hiểm vật chất xe ôtô là một nhu cầu khách quan nhằm giúp cho các chủ xe ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh trong trường hợp không may gặp rủi ro tai nạn bất ngờ. Từ khi ra đời, nghiệp vụ này đã khẳng định được tính ưu việt và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiệp vụ vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết, xem xét để đưa ra các biện pháp khắc phục tốt hơn để có thể nâng cao hiệu quả, chất lượng của nghiệp vụ, chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại phòng bảo hiểm phi hàng hải của công ty bảo hiểm ABIC em đã chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC’’, để làm chuyên đề thực tập và luận văn tốt nghiệp. Nội dung chính của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm ba chương. Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe ôtô Chương 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm ABIC Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm ABIC

doc53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Giao thông vận tải là một ngành sản xuất phi vật chất không thể thiếu được ở bất cứ một quốc gia nào. Giao thông vận tải cũng là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng. Nó quyết định rất lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước. Có thể nói giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá, hành khách ngày càng phát triển. Trong giao thông vận tải thì xe ô tô là một phương tiện phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất với những ưu điểm nổi bật về tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối nhanh, giá thành vận chuyển thấp. Vận chuyển bằng xe ôtô đã đảm bảo được một phần quan trọng nhu cầu vận tải của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, bên cạnh tốc độ xây mới, mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống không tương xứng với tốc độ tăng phương tiện giao thông mà tình trạng vi phạm luật lệ an toàn giao thông như phóng nhanh vượt ẩu... Đã dẫn đến tình hình giao thông đường bộ ngày càng gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản cho các chủ xe cũng như toàn xã hội. Vì vậy, để bảo vệ cho chủ xe ôtô trong thời gian lưu hành, bảo hiểm vật chất xe ôtô ra đời và phát triển. Sự ra đời của bảo hiểm vật chất xe ôtô là một nhu cầu khách quan nhằm giúp cho các chủ xe ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh trong trường hợp không may gặp rủi ro tai nạn bất ngờ. Từ khi ra đời, nghiệp vụ này đã khẳng định được tính ưu việt và tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiệp vụ vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết, xem xét để đưa ra các biện pháp khắc phục tốt hơn để có thể nâng cao hiệu quả, chất lượng của nghiệp vụ, chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại phòng bảo hiểm phi hàng hải của công ty bảo hiểm ABIC em đã chọn đề tài : “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe ô tô tại ABIC’’, để làm chuyên đề thực tập và luận văn tốt nghiệp. Nội dung chính của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm ba chương. Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm vật chất xe ôtô Chương 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm ABIC Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại công ty bảo hiểm ABIC Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nguyệt cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị phòng bảo hiểm Phi Hàng Hải của công ty bảo hiểm ABIC. Nhưng do thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế nên bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của cô giáo và của các anh, chị trong phòng bảo hiểm Phi Hàng Hải để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà nội, ngày 20 tháng 4 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phan Thị Thảo CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ 1.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô 1.1.1. Sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô Giao thông vận tải đường bộ là một phương thức vận tải chủ yếu được áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam bởi nó tiện lợi và phù hợp với đặc điểm địa hình và kinh tế, xã hội của nước ta. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân ngày càng tăng lên. Loại phương tiện giao thông chủ yếu tham gia trên đường bộ vẫn là xe cơ giới, trong đó chủ yếu là ô tô và xe máy. Đặc biệt là trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của tất cả các chỉ tiêu kinh tế thì dường như chất lượng cuộc sống của chúng ta đang dần được cải thiện. Nhiều người dân đã trang bị cho mình và cả gia đình những chiếc xe hơi sang trọng và đắt tiền để phục vụ cho nhu cầu đi lại và kinh doanh. Như vậy lượng ô tô chỉ phục vụ riêng cho nhu cầu của những cá nhân có nguồn tài chính dư giả đã ngày càng tăng lên. Đó là còn chưa kể đến các loại xe ô tô tải chở hàng hoá, ô tô khách chở người, taxi và các loại xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của đông đảo giới học sinh, sinh viên, quần chúng lao động…là rất lớn và có xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian tới. Nhưng vấn đề đặt ra là khi lượng xe ô tô tham gia giao thông ngày càng tăng thì kéo theo đó là nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông ngày càng lớn. Bên cạnh những ưu điểm vốn có của loại phương tiện này như: tốc độ cao, vận chuyển với số lượng và khối lượng lớn, chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng đường xá, bến bãi để xe không quá đắt đỏ so với các phương tiện khác như máy bay, tàu hoả, tàu thuỷ….Thì vận chuyển bằng xe ô tô cũng có những nhược điểm như độ an toàn thấp, khả năng xảy ra rủi ro tai nạn cao. Đặc biệt những tai nạn do ô tô gây ra thường gây thiệt hại rất lớn về tài sản và tính mạng của chủ xe. Theo thống kê, hàng năm thiệt hại về tài sản do tai nạn ô tô gây ra đã lên tới con số hàng chục, hàng trăm triệu đồng trên mỗi vụ tai nạn, đó là còn chưa kể đến thiệt hại về người là không thể tính toán được. Tuy nhiên, khi tai nạn xảy ra thì những thiệt hại về người ( cụ thể là đối với bên thứ ba) đã có bảo hiểm trách nhiệm dân sự đứng ra bồi thường bởi đây là loại bảo hiểm bắt buộc đối với các chủ xe khi tham gia giao thông. Nhưng những thiệt hại về tài sản chủ xe sẽ phải tự gánh chịu nếu không tham gia bảo hiểm. Đôi khi những thiệt hại này có thể vượt quá khả năng của chủ xe, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày và công việc kinh doanh của họ. Trước tình hình đó, để góp phần khắc phục hậu quả của những vụ tai nạn, chia sẻ gánh nặng về mặt tài chính và giúp chủ xe nhanh chóng đi vào ổn định sản xuất kinh doanh khi không may gặp phải tai nạn, bảo hiểm vật chất xe ô tô đã ra đời và đã được triển khai ở hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay. Như vậy, có thể nói bảo hiểm vật chất xe ô tô là một nghiệp vụ rất quan trọng, nó rất thiết thực và không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay. 1.1.2. Vai trò của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô Bảo hiểm vật chất xe ô tô có nhiều vai trò thiết thực không chỉ đối với các chủ xe nói riêng mà còn còn có những đóng góp tích cực cho toàn xã hội nói chung. Cụ thể: Thứ nhất, giúp các chủ xe nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và giảm bớt gánh nặng về mặt tài chính cho họ khi không may gặp phải rủi ro trong phạm vi được bảo hiểm. Khi không may gặp phải tai nạn, bản thân chiếc xe có thể bị hư hỏng cần phải có thời gian và tiền của để khôi phục, sửa chữa. Nếu chiếc xe đã được tham gia bảo hiểm vật chất thì những chi phí bỏ ra để khôi phục chiếc xe về nguyên trạng ban đầu sẽ được các nhà bảo hiểm đứng ra chi trả một phần hoặc toàn bộ. Bên cạnh đó, việc giải quyết bồi thường cũng được diễn ra rất nhanh chóng và tiện lợi. Như vậy gánh nặng về mặt tài chính của chủ xe sẽ được san sẻ một phần sang cho các nhà bảo hiểm. Chủ xe sẽ nhanh chóng có thể khôi phục hoạt động của xe, sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thứ hai, góp phần đề phòng, hạn chế tổn thất. Mục tiêu lớn nhất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là tạo ra lợi nhuận. Do đó, muốn thu được lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành cắt giảm chi phí, mà khoản chi cho bồi thường là một trong số những khoản chi lớn nhất trong các doanh nghiệp bảo hiểm. Trên cơ sở này, các doanh nhiệp bảo hiểm đã đề ra các biện pháp nhằm giúp khách hàng của mình đề phòng và hạn chế các tổn thất có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giáo dục ý thức cho người dân trong việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông, góp kinh phí để xây dựng, cải tạo hệ thống đường xá, lắp đặt các hệ thống đèn tín hiệu, dải phân cách, gương cầu… để góp phần đề phòng hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn xảy ra. Thứ ba, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thông qua việc nộp thuế, các công ty bảo hiểm đã góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Từ nguồn thu này nhà nước có thể phối hợp với các đơn vị ban ngành có liên quan để xây dựng, nâng cấp đường xá giao thông, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển, góp phần nâng cao đời sống cho xã hội. Thứ tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Khi nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô phát triển, kéo theo đó là nhu cầu về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm ngày một tăng lên như: nhu cầu về đội ngũ cán bộ khai thác, nhân viên tư vấn, giám định viên… Như vậy sẽ thu hút được một số lượng lớn lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người và góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Thứ năm, Góp phần tăng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế. Người tham gia bảo hiểm đóng một khoản phí bảo hiểm hình thành nên một nguồn quỹ bảo hiểm lớn. Ngoài việc chi trả bồi thường thì nguồn quỹ này còn là một kênh huy động vốn lớn để đầu tư, phát triển kinh tế đất nước. 1.2. Nội dung cơ bản của Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô. 1.2.1. Đối tượng bảo hiểm. - Bảo hiểm vật chất xe ô tô là loại hình bảo hiểm tài sản, có đối tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe ô tô tham gia bảo hiểm. - Xe ô tô cũng là một loại xe cơ giới nên nó mang tất cả những đặc điểm của xe cơ giới: chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe ô tô cũng có nhiều loại: xe ô chở hàng hoá, xe ô tô chở người, xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng và các loại xe chuyên dụng khác. - Điều kiện để một chiếc xe ô tô có thể là đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô là chiếc xe này phải đảm bảo những điều kiện về kỹ thuật và pháp lý cho sự lưu hành: chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận về kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường. - Xét về mặt phương diện kỹ thuật, thông thường một chiếc xe ô tô được chia ra làm 7 tổng thành khác nhau: 1. Tổng thành động cơ: bao gồm phần máy, chế hoà khí hoặc bơm cao áp, bơm xăng, bầu lọc khí, lọc dầu, máy phát điện, máy nén khí, két nước, các dụng cụ làm mát, các thiết bị làm cho máy nổ… 2. Tổng thành hộp số: bao gồm hộp số chính, hộp số phụ, hệ thống dẫn động cơ. 3. Tổng thành trục trước (cầu trước): bao gồm dầm cầu, trục lắp, hệ thống treo nhíp, may ơ trước, cơ cấu phanh, nếu là cầu chủ động thì có thêm một cầu, vi sai, vỏ cầu. 4. Tổng thành cầu sau: bao gồm vỏ cầu toàn bộ, ruột cầu, vi sai, cụm mayơ sau, cơ cấu phanh, xilanh phanh, nếu là cầu chủ động thì có thêm một cầu, trục lắp ngang, hệ thống treo cầu sau, nhíp... 5. Tổng thành hệ thống lái: bao gồm vô lăng lái, trục tay lái, các đăng dẫn động lái, hộp tay lái, bổ trợ tay lái (nếu có), thanh kéo ngang, thanh kéo dọc. 6. Tổng thành thân vỏ: được chia làm 3 nhóm: Nhóm A: Thân vỏ: Cabin toàn bộ, ca lăng, ca bô, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước mưa, rửa kính, toàn bộ vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ, các cần đạp và gạt và bàn đạp ga, côn số phanh chân, phanh tay. Nhóm B: Ghế đệm và nội thất: toàn bộ ghế đệm ngồi hoặc nằm, ngang hoặc dọc của xe; các trang thiết bị như máy điều hoà nhiệt độ, quạt, đài, radio casset, đĩa compact... Nhóm C: Sát si: khung xe, ba đờ sốc, các cơ cấu bám chặt vào khung và tổng bơm phanh, dẫn động phanh chính và phanh tay, dẫn động côn, các bình chứa hơi phanh, bình chứa nguyên liệu, các đường ống và tuy mô dẫn dầu, dẫn hơi, dây dẫn điện... 7. Tổng thành lốp: các bộ săm lốp hoàn chỉnh của xe (kể cả săm lốp dự phòng). Ngoài ra, có một số loại xe còn có tổng thành chuyên dùng lắp trên xe để sử dụng theo nhu cầu: cần cẩu nâng, xe cứu hoả, xe cứu thương... Việc phân chia xe thành các tổng thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính khấu hao khi xe bị hư hỏng toàn bộ hoặc một tổng thành nào đó. Các chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho chiếc xe của mình theo hai hình thức: bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe. Vì thông thường tổng thành thân vỏ xe là phần dễ bị tổn thất nhất khi rủi ro xảy ra và thân vỏ chiếm một phần lớn trong cơ cấu giá trị của xe. 1.2.2. Phạm vi bảo hiểm 1.2.2.1. Rủi ro có thể được bảo hiểm Ở mỗi doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau có thể có những điểm khác biệt. Xét trên phương diện đảm bảo yêu cầu về mặt pháp lý, kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, rủi ro có thể được bảo hiểm bao gồm các rủi ro sau đây: - Những rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của xe như: đâm va, lật đổ, lao xuống sông,vực. - Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác: cháy, nổ, hoả hoạn. - Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở đường xá. - Những rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội: mất cắp, mất cướp toàn bộ xe. - Nhà bảo hiểm còn đảm bảo cho các chi phí: + Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất phát sinh khi xe bị tai nạn, sự cố. + Chi phí thuê xe kéo, chở xe, cẩu xe đến nơi gần nhất để sửa chữa. + Chi phí giám định. 1.2.2.2. Các rủi ro loại trừ. - Loại trừ những tổn thất không phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên, khách quan, những tổn thất liên quan đến yếu tố chủ quan của chủ xe trong việc bảo dưỡng, quản lý xe như: + Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa. + Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thiết bị, kể cả máy thu thanh, điều hoà nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra. - Loại trừ những trường hợp vi phạm pháp luật, hoặc độ trầm trọng của rủi ro tăng lên: + Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe, lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ. + Lái xe sử dụng và chịu ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích khác trong khi điều khiển xe ( nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở của lái xe vượt quá quy định) + Xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ môi trường hợp lệ (giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi trường). + Xe chở chất cháy, nổ trái phép. + Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định. + Xe đi vào đường cấm hoặc đi đêm không có đèn. + Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử. - Loại trừ rủi ro có tính chính trị với hậu quả lan rộng: chiến tranh. - Những quy định loại trừ khác như: + Loại trừ những thiệt hại gián tiếp, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (trừ trường hợp có thoả thuận riêng). + Loại trừ những thiệt hại do mất cắp bộ phận của xe. Vấn đề này phụ thuộc vào yêu cầu quản lý rủi ro của người bảo hiểm, và những yếu tố khác của hợp đồng như là phí bảo hiểm. - Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như giảm giá trị thương mại, mất giảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác. - Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau: + Cung cấp không đầy đủ, trung thực các thông tin ban đầu về đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm. + Khi xảy ra tai nạn, không thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm. Không áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự ý tháo dỡ, sửa chữa xe mà chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm. + Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm. 1.2.3. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm. 1.2.3.1.Giá trị bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm của xe ô tô là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Việc xác định đúng giá trị thực tế của xe ô tô là một công việc rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bảo hiểm và là cơ sở để bồi thường chính xác giá trị thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. - Đối với những xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trị của chúng không quá phức tạp, doanh nghiệp bảo hiểm có thể căn cứ vào một trong các giấy tờ sau đây để xác định giá trị bảo hiểm: + Giấy tờ, hoá đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối với người mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài với người nhập khẩu. + Hoá đơn thu thuế trước bạ. Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị bảo hiểm được tính như sau: GTBH= CIF x (100% + T1 ) x (100% + T2) Trong đó: T1 là thuế suất thuế nhập khẩu T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. - Đối với những xe đã qua sử dụng. Việc xác định giá trị của xe được căn cứ theo các yếu tố sau: + Giá mua xe lúc ban đầu + Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất lượng tương đương. + Tình trạng hao mòn thực tế của xe + Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế Tuy nhiên việc xác định giá trị thực tế chỉ cho một kết quả tương đối chính xác và hợp lý. Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị bảo hiểm của xe, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, năm sản xuất, loại xe, mác xe, dung tích xi lanh… 1.2.3.2. Số tiền bảo hiểm. Chủ xe có thể tham gia bảo hiểm cho xe dưới dạng: - Bảo hiểm đúng giá trị: Số tiền bảo hiểm được xác định căn cứ vào giá trị thực tế của xe vào thời điểm ký kết hợp đồng. - Bảo hiểm dưới giá trị: Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của xe.Trừ khi có thoả thuận khác, nếu thiệt hại xảy ra thì quy tắc tỷ lệ sẽ được áp dụng để xác định số tiền bồi thường. - Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bộ phận: dựa trên tỷ trọng giá trị của từng tổng thành với giá trị của xe để xác định giá trị của từng bộ phận tổng thành, qua đó làm cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm. Trong số các tổng thành của xe thì tổng thành thân vỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất về mặt giá trị và thường cũng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hậu quả của những vụ tai nạn. Vì vậy, nếu chọn một tổng thành để tham gia bảo hiểm thì chủ xe thường chọn tổng thành này. 1.2.4. Phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền nhất định mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm sau khi ký hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi người tham gia nộp phí theo đúng quy định. Ở Việt Nam, các công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thu phí bảo hiểm theo biểu phí quy định của Bộ Tài chính. Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm Để xác định phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ô tô dựa vào một số yếu tố cơ bản sau: Một là: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe + Loại xe ( xác định bởi mác và năm sản xuất…). Loại xe sẽ liên quan đến trang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay thế… + Mục đích sử dụng xe. + Phạm vi địa bàn hoạt động. + Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe. Hai là: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều khiển xe: + Giới tính, độ tuổi của lái xe + Tiền sử của lái xe + Kinh nghiệm của lái xe + Quá trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm Ba là: Việc tính phí bảo hiểm còn tuỳ thuộc vào sự giới hạn phạm vi bảo hiểm và có sự phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe. Cơ chế thưởng bằng việc giảm phí cũng được áp dụng như một biện pháp giữ khách hàng. Tỷ lệ phí cũng được điều chỉnh cho những trường hợp mở rộng phạm vi bảo hiểm ( ví dụ cho rủi ro mất cắp bộ phận xe, bảo hiểm không khấu trừ khấu hao thay mới ...), trường hợp áp dụng mức miễn thường tăng lên và theo số năm xe đã qua sử dụng.
Luận văn liên quan