Luận văn Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của công ty QTECH

Máy tính trên thị trường là một trong những sản phẩm luôn được chú trọng và quan tâm, luôn tìm được chỗ đứng trên thị trường. Trong môi trường như hiện nay khi có nhiều đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tin học thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, có thể nói sự cạnh tranh trên thị trường Công Nghệ Thông Tin Việt Nam là rất gay gắt và khốc liệt. Đó là sự cạnh tranh để bán máy tính giữa các công ty tin học trong nước với nhau và giữa cá nhà sản xuất nước ngoài nhằm giành giật thị trường và thu lợi nhuận tối đa. Đây là một thị trường lớn, sôi động, phát triển mạnh và cạnh tranh gay gắt. Ra đời trong môi trường như vậy, Công ty Cổ phần công nghệ và dịch vụ thương mại Quang Tùng (tên giao dịch QTECH) là công ty tuy còn non trẻ nhưng nhờ có tập thể ban lãnh đạo công ty đã tìm cho mình con đường đi đúng và dần dang chiếm lĩnh thị trường tin học Việt Nam. Tuy QTECH mới chỉ thành lập từ năm 2001, QTECH đã có tốc độ phát triển không ngừng về doanh số và cán bộ công nhân viên. QTECH luôn luôn đổi mới hoạt động đi vào những hướng mũi nhọn của công nghệ thông tin và đặc biệt quan tâm đến uy tín, chất lượng, tạo ấn tượng về sự tồn tại của mình trong xã hội. QTECH đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên, hiện nay QTECH đang đứng trước sự cạnh tranh rất gay go và ác liệt đối với các hãng máy tính Đông Nam á đang tràn ngập trên thị trường nội địa. Đây là điều ban lãnh đạo QTECH đang trăn trở nhất hiện nay, làm sao để tìm ra hướng đi mới để giành lấy ưu thế về công ty. Đây là vấn đề nóng bỏng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua quá trình thực tập ở Phòng Kinh doanh của công ty, em đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề về sức cạnh tranh máy tính và các thiết bị tin học của công ty QTECH. Và mong muốn được góp sức mình trong việc tìm ra các biện pháp tốt nhất để nâng cao sức cạnh tranh cho các loại máy tính và thiết bị tin học của công ty để công ty có thể kinh doanh thành công mặt hàng này trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài là: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của công ty QTECH “. Mục đích nghiên cứu của luận văn là để nhằm nghiên sức cạnh tranh các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty trên thị trường từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm này của công ty QTECH. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sức cạnh tranh một số mặt hàng chủ yếu của công ty trên thị trường. Luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm thiết bị tin học và máy tính nhập khẩu của công ty QTECH trên thị trường. Chương II: Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của các thiết bị tin học và máy tính của Công ty QTECH hiện nay. Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các thiết bị tin học và máy tính của công ty QTECH.

doc91 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của công ty QTECH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Máy tính trên thị trường là một trong những sản phẩm luôn được chú trọng và quan tâm, luôn tìm được chỗ đứng trên thị trường. Trong môi trường như hiện nay khi có nhiều đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tin học thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, có thể nói sự cạnh tranh trên thị trường Công Nghệ Thông Tin Việt Nam là rất gay gắt và khốc liệt. Đó là sự cạnh tranh để bán máy tính giữa các công ty tin học trong nước với nhau và giữa cá nhà sản xuất nước ngoài nhằm giành giật thị trường và thu lợi nhuận tối đa. Đây là một thị trường lớn, sôi động, phát triển mạnh và cạnh tranh gay gắt. Ra đời trong môi trường như vậy, Công ty Cổ phần công nghệ và dịch vụ thương mại Quang Tùng (tên giao dịch QTECH) là công ty tuy còn non trẻ nhưng nhờ có tập thể ban lãnh đạo công ty đã tìm cho mình con đường đi đúng và dần dang chiếm lĩnh thị trường tin học Việt Nam. Tuy QTECH mới chỉ thành lập từ năm 2001, QTECH đã có tốc độ phát triển không ngừng về doanh số và cán bộ công nhân viên. QTECH luôn luôn đổi mới hoạt động đi vào những hướng mũi nhọn của công nghệ thông tin và đặc biệt quan tâm đến uy tín, chất lượng, tạo ấn tượng về sự tồn tại của mình trong xã hội. QTECH đã gặt hái được nhiều thành công, tuy nhiên, hiện nay QTECH đang đứng trước sự cạnh tranh rất gay go và ác liệt đối với các hãng máy tính Đông Nam á đang tràn ngập trên thị trường nội địa. Đây là điều ban lãnh đạo QTECH đang trăn trở nhất hiện nay, làm sao để tìm ra hướng đi mới để giành lấy ưu thế về công ty. Đây là vấn đề nóng bỏng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua quá trình thực tập ở Phòng Kinh doanh của công ty, em đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề về sức cạnh tranh máy tính và các thiết bị tin học của công ty QTECH. Và mong muốn được góp sức mình trong việc tìm ra các biện pháp tốt nhất để nâng cao sức cạnh tranh cho các loại máy tính và thiết bị tin học của công ty để công ty có thể kinh doanh thành công mặt hàng này trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài là: “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong việc kinh doanh máy tính và thiết bị tin học của công ty QTECH “. Mục đích nghiên cứu của luận văn là để nhằm nghiên sức cạnh tranh các mặt hàng máy tính và thiết bị tin học của công ty trên thị trường từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm này của công ty QTECH. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sức cạnh tranh một số mặt hàng chủ yếu của công ty trên thị trường. Luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận cho việc nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm thiết bị tin học và máy tính nhập khẩu của công ty QTECH trên thị trường. Chương II: Thực trạng cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh của các thiết bị tin học và máy tính của Công ty QTECH hiện nay. Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh các thiết bị tin học và máy tính của công ty QTECH. Do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn của em chưa thực sự hoàn chỉnh, em rất mong có sự góp ý của các thầy cô, các anh chị và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ 1.1. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH. 1.1.1. Các quan điểm về cạnh tranh. Có rất nhiều những quan điểm về cạnh tranh khác nhau, nhưng thực chất của cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp là đưa ra những chiến lược, chiến thuật phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, ứng xử tốt với các chiến lược và chiến thuật của đối thủ cạnh tranh nhằm giành lợi thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Quan điểm I: Cạnh tranh là sử dụng các biện pháp để chiến thắng trên thị trường, để mặt hàng máy tính của mình có chỗ đứng trên thị trường. Quan điểm II: Cạnh tranh là sử dụng các biện pháp chính sách và nghệ thuật để doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi thế tồn tại trên thị trường. Cạnh tranh không nhất thiết là phải làm cho doanh nghiệp mình thắng. Quan điểm III: Cạnh tranh là sử dụng các chính sách biện pháp và nghệ thuật để thực hiện các chiến lược cạnh tranh đặc biệt là chiến lược về tài chính và lợi nhuận. Kinh tế thị trường luôn có xu hướng ra tăng nhiều hãng cùng tham gia voà một lĩnh vực do đó cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt khỏi thị trường những doanh nghiệp không có khả năng phân bố nguồn lực tới các hãng hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời nó buộc các doanh nghiệp phải tự vận động tạo ra cho mình một lợi thế so với đối thủ để tồn tại và phát triển. 1.1.2. Khái niệm cạnh tranh. Cạnh tranh ngày một sâu rộng và trở nên gay gắt, nó là yếu tố nội tại của hàng hoá và tiếp cận thị trường không thể tránh được. Cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải xuất sắc và cung cấp những sản phẩm mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Cạnh tranh là một hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, nó được thể hiện trong các biện pháp kinh doanh, có thể hiểu cạnh tranh của các doanh nghiệp là việc sử dụng hệ thống cá chính sách, các công cụ của các doanh nghiệp để đối phó và phản ứng với các doanh nghiệp khác nhằm mục đính tồn tại và phát triển trên thị trường và để thu lợi nhuận dự kiến hoặc lợi nhuận tối đa. Cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện chính sách nâng cao sức cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp và các mặt hàng của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp sẽ dần dần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thị trường. 1.2. PHÂN LOẠI CẠNH TRANH. 1.2.1. Căn cứ theo ngành. 1.2.1.1.Cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh giữa các nghành là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp mua bán hàng hoá dịch vụ khác nghành với nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỉ xuất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra. Trong quá trình cạn tranh này các chủ doanh nghiệp luôn đầu tư các nghành có lợi hất nên đã chuyển vốn từ nghành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận. 1.2.1.2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Cạnh tranh trọng nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hoá hay dịch vụ nhằm giành lấy các điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đó. Mục đích là đạt được lợi nhuận siêu nghạch 1.2.2. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh. 1.2.1.1. Cạnh tranh giữa người mua và người bán. Cạnh tranh giữa người bán với người mua là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “Luật” mua rẻ - bán đắt. Người mua luôn muốn được mua rẻ, ngược lại người bán luôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được thể hiện trong quá trình “mặc cả” và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán mua được thực hiện. 1.2.2.2. Cạnh tranh giữa người mua với nhau. Là sự cạnh tranh trên cơ sở của quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa dịch vụ nào đó mà mức cung nhỏ hơn nhu cầu thì cuộc cạnh tranh càng trở lên quyết liệt và giá hàng hoá dịch vụ sẽ tăng, cuối cùng người bán thu được lợi nhuận cao, còn người mua mất thêm một số tiền. Đây là cuộc cạnh tranh mà người mua tự làm hại mình. 1.2.2.3. Cạnh tranh giữa người bán với nhau. Là cuộc cạnh tranh trên vũ đài thị trường, đó là sự giành giật các lợi thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất. Khi sản xuất hàng hóa càng phát triển, số người bán càng tăng thì cạnh tranh càng quyết liệt. Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng hóa với quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gat ra khỏi thị trường những chủ doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp, Mặt khác nó mở đường cho những doanh nghiệp nắm chắc được “vũ khí” phát triển. 1.3. CÁC CÔNG CỤ VÀ HÌNH THỨC CẠNH TRANH. 1.3.1. Các công cụ cạnh tranh. 1.3.1.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm. Đây là một trong những hình thức cạnh tranh quan trọng nhất, chữ tín của doanh nghiệp và tạo ra lợi thế có tính quyết định cho cạnh tranh. Nhu cầu của người ngày càng có xu thế đi lên do vậy cuộc đời của mỗi mẫu hàng ngắn dần. Sự sống còn của mỗi công ty phụ thuộc vào khả năng thay đổi mẫu mã kiểu dáng nhanh. Sản xuất hàng loạt kết hợp với những mặt hàng đơn chiếc phục vụ cho từng đối tượng người tiêu dùng sẽ nâng cao sức cạnh tranh cho công ty. Thời kỳ “chất lượng ăn đứt hình thức” đã qua, khách hàng đòi hỏi cả nội dung lẫn hình thức. Bao bì đẹp thể hiện sự tôn trọng đối với người tiêu dùng. Cạnh tranh thông qua việc xác định và đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao hơn, những sản phẩm này có ưu thế trên thương trường tuy nhiên cần chú ý mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và giá bán để đảm bảo lợi thế của sản phẩm có chất lượng cao. 1.3.1.2. Cạnh tranh bằng giá. Giá cả là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất. Định giá có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vì nó là nhân tố quy định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Định giá trong kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu các yếu tố một cách tỉ mỉ để có thể quy định giá thích hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất vào một thời điểm nhất định nào đó. Đưa ra một chính sách giá cả nào, vào thời điểm nào cho phù hợp sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty. Các đối thủ cách tranh sử dụng giá thấp hoặc gia ưu đãi để bán hàng, với mức giá đó kênh phân phối của doanh nghiệp sẽ bị rối loạn, người điều khiển kênh không quản lý được lực lượng bán hàng và phần lớn người bán hàng vì chạy theo lợi ích kinh tế đã đi bán hàng cho đối thủ cạnh tranh và do đó doanh nghgiệp không có người bán hàng sẽ bị phá sản. Cạnh tranh bằng giá thực chất là tạo được nghệ thuật sử dụng giá và giá bán tạo ra nhiều lợi thế trên thương trường. Các biện pháp cạnh tranh về giá mà các công ty đưa ra là một cơ sở giá linh hoạt. Nó không phải cố định mà thay đổi phù hợp theo tình hình thị trường, bao gồm: Định giá thấp: Với mục đích thâm nhập thị trường hay thu hút được một khối lượng lớn khách hàng, nhanh chóng thu tiền về các công ty sẽ đưa ra mức giá thấp. Sử dụng hạ giá: Thực chất là chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ và chi phí tiết kiệm chi phí và hạ thấp chi phí do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn công nghiệp và thiết bị. Hạ giá để chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm và thực hiện chiến lược về tài chính. Khi thị trường đã chiếm lĩnh được doanh nghiệp có thể lại hoàn giá theo mức cũ hoặc tương đương, trong cạnh tranh hạ giá là biện pháp được sử dụng nhiều nhất. Giá ưu đãiG: Giá ưu đãi thường có mức giá thấp hoặc rất thấp do đó nó trở thành yếu tố lợi ích rất hấp dẫn đối với người mua và người tiêu dùng. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo nhu cầu xã hội về sản phẩm của doanh nghiệp. Giá thị trườngG: Công ty không muốn lôi kéo khách hàng về phía mình bằng mức giá thấp và đồng thời họ cũng không muốn mất khách hàng nếu họ đánh giá quá cao thị trường. Cố định giá caoC: Công ty muốn tối đa hoá lợi nhuận khu vực thị trường của mình thị công ty sẽ tìm cách dễ tăng giá dịch vụ. 1.3.2.2. Cạnh tranh bằng dịch vụ. Phục vụ là một trong một trong số lĩnh vực có cạnh tranh mãnh liệt nhất, đặc biệt trong lĩnh vực hiện nay. Nhiều hãng coi đây là địa bàn lợi hại nhất trong việc trinh phục khách hàng. Chất lượng hàng hoá thì khó phân biệt nhưng trình độ và chất lượng dịch vụ thì khó qua mắt người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiện đại thường quan tâm nhiều đến dịch vụ hơn là một số yếu tố như giá cả, thậm chí cả chất lượng của món hàng đã mua. Việc vận chuyển ra sao, cách bảo hành như thế nào, thời gian bảo dưỡng đinh kỳ có thường xuyên hay không thái độ bên bán ra sao mỗi khi hàng hóa có vấn đề trục trặc. Như vậy chất lượng phục vụ là yếu tố hết sức quan trọng, chất lượng phục vụ thay đổi tuỳ theo người cung cấp thời gian, địa điểm. Vì vậy để cạnh tranh hiệu quả, nguyên tắc chung của họ là tạo sự tin tưởng đối với khách hàng. Trong kinh doanh các doanh nghiệp thường phải đối đầu với tính thời vụ có lúc hoạt động dồn dập, nhưng cũng có lúc không có việc làm. Việc tạo ra một cơ cấu phục vụ sẽ giúp được doanh nghiệp khắc phục được hạn chế trên và sẽ thoả mãn được nhu cầu khách hàng, giảm bớt được rủi ro trong kinh doanh. 1.3.2.3.Cạnh tranh bằng uy tín. Các hãng tranh nhau bỏ những khoản tiền lớn mua một số nhãn hiệu nổi tiếng, hay đấu tranh chống bọn làm hàng giả, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cố gắng tiết kiệm các chi phí để hạ giá thành sản phẩm. .. cũng chỉ đẻ giữ uy tín của công ty với khách hàng. Để tạo uy tín là vô cùng khó khăn, tốn kém và vô cùng kì công, trong đó chỉ sơ xuất nhỏ cũng làm mất nó. Tạo được uy tín đã khó, phấn đấu để duy trì và củng cố nó càng khó hơn. Trong xã hội tiêu dùng, khi chất lượng hàng hoá của các hãng không chênh lệch nhau là mấy thì uy tín là vấn đề quyết định khách hàng chỉ tìm đến với các nhãn mác nổi tiếng chứ không mấy ai bỏ tiền ra mua hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ. 1.2.3.4. Cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Tương lai của mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá bán ra. Nhà phân phối thông tạo không bao giờ bỏ sót bất kỳ một diện đối tượng khách hàng nào, dù là không đáng kể, việc phát triển đại lý với hệ thống những cửa hàng rộng rãi, mở rộng các mô hính phân phối cửa hàng di động, cửa hiệu gia đình, siêu thị. .. có dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán tốt và hợp lý, kết hợp với nhưng người bán trên thị trường, có các biện pháp phong phú để kết dính các thành viên trong kênh lại với nhau đặc biệt là các biện pháp để quản lý chặt chẽ người bán hàng và điều khiển những người bán hàng, kết hợp hợp lý giữa các phương thức bán, phương thức thanh toán. .. nhằm góp phần nâng cao sức tiêu thụ của hàng hoá. 1.3.CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH. 1.3.1. Cạnh tranh trực diện. Đây là một trong những hình thức cạnh tranh rất hữu hiệu nhằm trực tiếp đa sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mình so sánh trớc đối thủ cạnh tranh để từ đó bộc lộ trực tiếp các ưu điểm mà bản thân hàng hoá có được kèm theo tất cả các dịch vụ đi kèm nhằm hớng sự quan tâm của khách hàng lên ngay các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp mình. Hình thức cạnh tranh này hiện nay đang được hầu hết các công ty và doanh nghiệp áp dụng để tạo thế cạnh tranh và khẳng định vị trí cạnh tranh cho các mặt hàng của mình. Tuy nhiên đây là hình thức cạnh tranh đòi hỏi các mặt hàng của doanh nghiệp phải thực sự có ưu điểm nổi trội hơn hẳn các hàng hoá cạnh tranh về mọi mặt: giá cả, chất lượng, mẫu mã… Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn, quy mô và doanh số lớn, chi phí được phân bổ trên số lợng hàng lớn và tiềm lực kinh tế mạnh nhằm trực tiếp đè bẹp các đối thủ cạnh tranh của mình. Đối với các công ty hay doanh nghiệp nhỏ, đây là hình thức cạnh tranh tương đối khó và mạo hiểm bởi về tiềm lực kinh tế họ không đủ khả năng để duy trì đợc một mức giá thấp như với các đối thủ mạnh, bên cạnh đó việc đầu tư vào công nghệ, mẫu mã, …cũng không thể so sánh với các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh và sự đầu tư cao. Vì vậy tuỳ theo từng mặt hàng mới nên áp dụng hình thức cạnh tranh nh ư trên để tránh tình trạng bị đối thủ cạnh tranh lớn đè bẹp. 2.3.2. Cạnh tranh không trực diện. Ngược lại với hình thức trên là hình thức cạnh tranh không trực tiếp đa sản phẩm của mình ra so sánh ngang bằng về giá cả, chủng loại, mẫu mã, nhãn hiệu… với đối thủ cạnh tranh để tránh bị tổn hại về vị trí cũng như khả năng kinh tế sau khi cạnh tranh với các đối thủ mạnh. Thường các công ty, doanh nghiệp khi lựa chọn hình thức này sẽ đa ra thị trờng các mặt hàng thay thế, thay đổi một chút so với các mặt hàng của đối thủ cạnh tranh nhằm tránh bị so sánh trực tiếp với các hàng hoá cùng chủng loại của đối thủ cạnh tranh. Đây là hình thức cạnh tranh tương đối an toàn cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ mất thời gian trong việc chiếm lĩnh thị phần cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá trên thị trường. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. 1.4.1. Các nhân tố thuộc bản thân hàng hoá ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Hàng hoá chính là đối tượng để nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời cũng chính là công cụ để cạnh tranh một cách hữu hiệu nhất với các hàng hoá khác của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy khi đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá thì trước hết cần đề cập đến chính các nhân tố nằm từ bản thân hàng hoá đó. 1.4.1.1. Nhân tố giá cả. Từ khi xuất hiện nền kinh tế thị trường thì giá cả đã trở thành một công cụ cạnh tranh đắc lực của các nhà kinh doanh. Giá cả của hàng hoá phản ánh được sự hợp lý hoá về chi phí sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh được phần nào sức cạnh tranh của mặt hàng đó trên thị trường. Theo quy luật cầu thì giá càng hạ lượng cầu càng tăng, đặc biệt đối với các hàng hoá thông thường, chính vì vậy khi mặt hàng có giá tương đối thấp trên thị trường thì nó sẽ chiếm được ưu thế khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh và khẳng định được sức cạnh tranh của nó trên thị trường. Vì vậy có thể khẳng định giá cả có ảnh hưởng hết sức to lớn tới sức cạnh tranh của hàng hoá. 1.4.1.2. Nhân tố chất lượng. Chất lượng sản phẩm phải được thể hiện toàn diện bằng hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm. Hàm lượng khoa học cao, chất lượng sản phẩm tốt thì có thể bán được với giá cao. Nhất là khi mà mức thu nhập của khách hàng nước ngoài là rất cao, họ rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là hệ thống đặc tính các nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hay so sánh được phù hợp với những điều kiện kỹ thuật hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu nhất định của xã hội. Chất lượng sản phẩm càng cao tức là làm tăng được mức độ thoả mãn của người tiêu dùng đối với sản phẩm, kích thích tiêu dùng dẫn đến tăng khả năng tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Trên cơ sở đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh một cách rất hiệu quả cho các sản phẩm của doanh nghiệp. 1.4.2.3. Nhân tố mẫu mã. Ngày nay khi cuộc sống và mức sống của mỗi người đã được cải thiện thì mọi người đều trở nên cầu kỳ hơn trong việc lựa chọn mẫu mã của các sản phẩm hàng hoá. Ngoài các yêu cầu khắt khe về chất lượng, uy tín, nhãn hiệu… của sản phẩm hàng hoá, người mua còn đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đưa ra được các mặt hàng với các mẫu mã, hình thức phù hợp với nhu cầu, đa dạng và phong phú hơn. Chính bởi vậy các mặt hàng có mẫu mã đẹp, hợp thời trang, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thường được giành được sự chú ý và ưu ái rất nhiều từ phía người mua. Vì lý do đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm của mình bằng việc đưa ra các loại hàng hoá có chất lượng tương đối, giá cả trung bình nhưng có mẫu mã và hình thức nổi trội so với các sản phẩm cùng loại và đã đạt được những thành công nhất định. Mẫu mã và hình thức của hàng hoá giờ đây không chỉ là một đặc tính cần có của hàng hoá mà còn trở thành công cụ đắc lực trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho chính bản thân hàng hoá đó trên thị trường. Đời sống càng phát triển, nền kinh tế thế giới càng phát triển thì mẫu mã và hình thức của hàng hoá sẽ ngày càng có vai trò ảnh hưởng to lớn đến sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, đặc biệt là đối với các loại hàng hoá xuất khẩu ra thị trường thế giới, nơi nhu cầu và mong muốn của khách hàng là vô cùng phong phú và đa dạng. 1.4.2.4. Nhân tố nhãn hiệu. Trước đây khi các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh trên thị trường thì đa số các mặt hàng đều không nhận được sự quan tâm đúng mức tới nhãn hiệu của hàng hoá. Khi nền kinh tế thị trường phát triển lên một mức cao hơn thì nhãn hiệu của hàng hoá mới bắt đầu được cả người mua và người bán thực sự quan tâm. Cho tới nay việc kinh doanh hàng hoá, khẳng định vị trí của hàng hoá nào đó trên thị trường thì nhãn hiệu của hàng hoá đã trở thành yếu tố không thể thiếu để xác định được đúng loại hàng hoá đó, vị trí cũng như sức cạnh tranh của hàng hoá đó có được trên thị trường. Nhãn hiệu hàng hoá có thể biểu thị bằng hình ảnh, bằng chữ hoặc được thiết kế một cách kết hợp cả hình ảnh và từ ngữ hoặc bằng khẩu hiệu. Nhãn hi
Luận văn liên quan