Trong nền kinh tế thị truờng ngân hàng đang đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nuớc. Nền kinh tế của một nuớc chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, khả năng thu hút, tập trung thu hút các nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn đó vào các ngành sản xuất. Trong những năm qua ngân hàng đa thực hiện đổi mới sâu sắc trong tổ chức và hoạt động nhằm tạo nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, khẳng định đuợc vị thế của ngành ngân hàng trong nền kinh tế thị truờng. Tuy nhiên để huy động đuợc khối luợng vốn lớn từ trong nuớc, từ các khoản nhàn rỗi trong các tổ chức, dân cư thì lại là một thách thức lớn đối với toàn ngành ngân hàng. NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu cũng đang chung sức thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành.
Xuất phát từ vai trò, tính thiết yếu của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại và với nền kinh tế, em đa tập trung nghiên cứu đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu ” trong thời gian thực tập của mình.
Trong bài viết của mình ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục báo cáo này đuợc trình bày theo ba phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu
Phần 2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu .
Phần 3: Đánh giá hoạt động kinh doanh huy động vốn và một số giải pháp tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu
Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô và nguời đọc có ý kiến đóng góp.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bà Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề tài: “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu ”MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị truờng ngân hàng đang đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của một đất nuớc. Nền kinh tế của một nuớc chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả cao, khả năng thu hút, tập trung thu hút các nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn đó vào các ngành sản xuất. Trong những năm qua ngân hàng đa thực hiện đổi mới sâu sắc trong tổ chức và hoạt động nhằm tạo nguồn vốn lớn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, khẳng định đuợc vị thế của ngành ngân hàng trong nền kinh tế thị truờng. Tuy nhiên để huy động đuợc khối luợng vốn lớn từ trong nuớc, từ các khoản nhàn rỗi trong các tổ chức, dân cư thì lại là một thách thức lớn đối với toàn ngành ngân hàng. NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu cũng đang chung sức thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành.
Xuất phát từ vai trò, tính thiết yếu của nguồn vốn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại và với nền kinh tế, em đa tập trung nghiên cứu đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu ” trong thời gian thực tập của mình.
Trong bài viết của mình ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục báo cáo này đuợc trình bày theo ba phần:
Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu
Phần 2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu .
Phần 3: Đánh giá hoạt động kinh doanh huy động vốn và một số giải pháp tại ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu
Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô và nguời đọc có ý kiến đóng góp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo:PGS.TS Thái Bá Cẩn và các thầy cô giáo trong khoa cùng tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu đa giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Phần I
Giới thiệu chung về Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu
I. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh Bà Triệu
1. Vài nét khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam
1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN) gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (VBARD) có tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã qua hai lần đổi tên. Lần thứ nhất, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đó theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/10/1996 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, ngân hàng đã chính thức trở thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như hiện nay.
Ngày 05/06/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT VN tại Quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN. Theo Điều lệ, NHNo&PTNT là doanh nghiệp Nhà nước loại đặc biệt tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động 99 năm, trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng trong nước và nước ngoài, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. NHNo&PTNT VN là ngân hàng thương mại quốc doanh, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng theo điều lệ. Các chức năng kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT VN là: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước, đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội, uỷ thác theo tín dụng đầu tư cho Chính phủ, các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài trong các ngành kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam. Có thể nói đây là ngân hàng thương mại lớn nhất cả nước về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. NHNo&PTNT Việt Nam là một trong số các ngân hàng có quan hệ đại lý lớn nhất Việt Nam với hơn 800 ngân hàng đại lý đồng thời là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu á Thái Bình Dương (APRACA).
Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện nay, NHNo đã kết nối mạng vi tính từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, NHNo đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển của đất nước.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh NHNo&PTNT Bà Triệu
Là một Ngân hàng thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng tổng kết tài sản và có con dấu riêng, trong sự phát triển của nền kinh tế, vững tin vào năng lực của chính mình xứng đáng là ngân hàng hiện đại trong quá trình thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh giàu đẹp, đồng thời là ngân hàng đáng tin cậy của tất cả các khách hàng, Chi nhánh Bà Triệu có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Huy động tiền gửi của mọi đơn vị, tổ chức kinh tế cá nhân và các thành phần kinh tế dưới các hình thức như: Nhận tiền gửi không kỳ hạn , tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và khuyến khích mở tài khoản cá nhân.
- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân trong nước, nước ngoài, đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền qua mạng thanh toán liên ngân hàng và chuyển tiền điện tử theo yêu cầu của khách hàng.
- Cho vay với mọi thành phần kinh tế, các đối tượng khách hàng và các đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân, sản xuất kinh doanh khi đảm bảo đủ các điều kiện theo qui định.
-Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, tư vấn và đầu tư tiền tệ tín dụng, các dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán và ngân quỹ trong và ngoài hệ thống, kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý...
-Thu hộ. chi hộ
-Rút tiền tự động bằng máy ATM
Bước sang năm 2005, Chi nhánh NHNo&PTNT Bà Triệu tiếp tục thực hiện các định hướng, mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động mở rộng các loại hình kinh doanh mới, giữ gìn uy tín trong kinh doanh. Cụ thể là:
- Củng cố và phát triển thị trường theo phương thức cho vay trực tiếp các khách hàng.
- Gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển, thúc đẩy quá trình liên kết các thành phần kinh tế.
- Mở rộng các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng trên cơ sở hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
- Mở rộng các lĩnh vực cho vay có rủi ro thấp như: Các Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp trọng yếu của Nhà nước, hộ sản xuất, chương trình chỉ định.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, phục vụ đầu tư phát triển, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chính sách tiền tệ, thúc đẩy kinh tế của Quận nói riêng và của Thành phố nói chung ngày càng phát triển
- Mở rộng địa bàn hoạt động, đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm thu hút khách hàng, thường xuyên theo dõi những diễn biến trên thị trường và tình hình biến động của lãi suất để đảm bảo được chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn.
- Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tìm mọi biện pháp để huy động vốn tại chỗ đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng.
- Từng bước đổi mới công nghệ Ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong khâu thanh toán.
- Xây dựng một chính sách khách hàng, chính sách lãi suất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn.
- Khuyến khích từng cán bộ công nhân viên trong chi nhánh thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt
Phạm vi hoạt động
+ Chi nhánh là nơi trực tiếp kinh doanh tiền tệ-tín dụng
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHNN & PTNTVN giao.
Chi nhánh Bà Triệu - NHNN & PTNTVN được làm về thanh toán, điều chuyển vốn trong hệ thống, quyết toán kế hoạch tín dụng và tài chính với các SGD và Chi nhánh NHNN & PTNTVN trong khu vực theo cơ chế kế hoạch của quyết định 495 và cơ chế khoán tài chính theo quyết định 946A của Tổng Giám đốc NHNN & PTNTVN. Vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, vừa làm nhiệm vụ quản lý khu vực. Khối lượng công việc nhiều nên không thể tránh khỏi các thiếu sót. Song với truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cao, Chi nhánh đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, từng bước nâng cao vị thế và thế mạnh của mình trong toàn hệ thống NHNN & PTNTVN.
1.3. Tổ chức bộ máy của công ty
Chi nhánh NHNN&PTNT Bà Triệu có trụ sở tại 38 Bà Triệu - Phường Hàng Bài - Quận Hoàn Kiếm với số lượng là 17 người.
Cơ cấu tổ chức được bố trí sắp xếp như sau:
Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và Phó giám đốc.
Số cán bộ được bố trí thành 3 phòng nghiệp vụ
+ Phòng Kinh doanh: 7 người
+ Phòng kế toán - Ngân quỹ: 8 người
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: 2 người
Trong đó:
Ban giám đốc: gồm giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: là tổng hợp của 3 phòng kế hoạch – nguồn vốn, Phòng tín dụng, Phòng kinh doanh ngoại tệ.
Phòng kế hoạch - Nguồn vốn:
+ Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giảI pháp phát triển nguồn vốn.
+ Đầu mối , tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước.
+ Đầu mối quản lý thông tin (thu nhập, tổng hợp quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin kế hoạch theo quy định.
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Kế toán ngân quỹ
Phòng Kế hoạch- Kinh doanh
Phòng Tổ chức hành chính
+ Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Phòng Tín dụng:
+ Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãI đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín, sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng tjeo phân cấp, ủy quyền.
+ Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân cấp ủy quyền.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hường khắc phục.
+ Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định quy trình tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng.
+ Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy định tín dụng, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tính dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
+ Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
+ Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra theo quy định.
Phòng Kinh doanh ngoại tệ
+ Trục tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo quy định.
+ Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng liên quan đến TTQT.
+ Thực hiện quản lý thông tin( lưu trữ hồ sơ, phân tích, bảo mật, cung cấp liên quan đến công tác của phòng)
Phòng Kế toán - Ngân quỹ:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNN&PTNT Việt Nam.
Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNN&PTNT Việt Nam trên địa bàn.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo Luật định.
Thực hiện ngiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy dịnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
Phòng Tổ chức - Hành chính:
Xây dựng chương trình công tác hàng quý, tháng của Chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc NHNN&PTNT phê duyệt.
Tư vấn tư pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của NHNN&PTNT Việt Nam.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NNHN.
Phần II
Tình hình huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng NHNo&PTNT
Chi nhánh Bà Triệu
Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Với phương châm: "Đi vay để cho vay" Chi nhánh NHNN&PTNT Bà Triệu đã xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn nhằm tạo lập nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn, Chi nhánh NHNN&PTNT Bà Triệu đã tích cực chủ động trong khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa ra nhiều hình thức huy động phù hợp voiứ mọi tầng lớp dân cư như: Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp và phát hành ký phiếu, trái phiếu, lãnh đạo Ngân hàng thường xuyên gặp gỡ và có chính sách khuyến khích, ưu đãi với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các cơ quan đơn vị có tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng; tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, hộ kinh doanh mở tài khoản chuyển qua ngân hàng…thường xuyên thông báo mức lãi suất và các hình thức huy động vốn tại địa điểm giao dịch 38 Bà Triệu và nơi công cộng. Đổi mới phong cách phục vụ khách hàng, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; nên mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn Ngân hàng vẫn tăng trưởng đều, từ một ngân hàng mới thành lập, đến nay Chi nhánh NHNN&PTNT Bà Triệu đã chủ động được nguồn vốn trong kinh doanh.
Hiểu rõ tầm quan trọng của Vốn đối với sự sống còn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế. NHNN&PTNT Bà Triệu coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn.
Phát huy thế mạnh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, các đơn vị kinh tế Trung ương, Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay cũng như điều chuyển vốn trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam.
Kết quả công tác huy động vốn từ năm 2005 trở lại đây được thể hiện qua bảng dưới đây.
Qua số liệu ở dưới ta thấy được 3 năm gần đây, công tác huy động vốn tại chi nhánh đã có sự tăng trưởng một cách tích cực thể hiện:
Năm 2006, đạt 659.801 Tr VNĐ, tỷ lệ tăng so với năm 2005 là 101%
Năm 2007, đạt 960.193 Tr VNĐ, tỷ lệ tăng so với năm 2006 la 46%
Để đạt được những kết quả đó chính là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của tập thể cán bộ, nhân viên chi nhánh Bà Triệu.
Bảng: Kết quả công tác huy động vốn tại NHNN&PTNT Bà Triệu
Đơn vị: Triệu VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Số tiền
So với 05
Số tiền
So với 06
1
Tổng nguồn vốn
327.949
659.801
+ 101%
960.193
+ 46%
2
Nội tệ
268.849
571.552
+ 113%
874.877
+ 53%
3
Ngoại tệ
59.100
88.249
+ 49%
85.316
-3%
4
Tổng nguồn vốn
327.949
659.801
+101 %
960.193
+ 46%
5
TG không kỳ hạn
37.748
45.352
+ 20%
76.185
+ 68%
6
TG có kỳ hạn
290.201
614.449
+ 118%
884.008
+ 44%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2005, 2006,2007.
II.Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng
1.Kết quả kinh doanh năm 2006:
Phát huy thế mạnh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, các đơn vị kinh tế trung ương, chi nhánh đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút được nguồn vốn lớn, rẻ góp phần tăng cường nguồn vốn để mở rộng cho vay cũng như điều chuyển vốn trong hệ thống NHNo&PTNT Việt nam. Tính đến ngày 31/12/2006 tổng nguồn vốn đạt 659.077 triệu đồng (có bảng thống kê chi tiết kèm theo).
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
KH năm 2006
31/12/05
Tỷ trọng
31/12/06
Tỷ trọng
So với kế hoạch
So với 30/12/05
+,-
+,- %
+,-
+,- %
Tổng nguồn
428.000
327.949
100%
659.801
100%
231.077
+54,16%
331.852
101,19%
Nội tệ
350.000
268.849
82%
571.552
86,62%
221.552
+63,30%
302.703
112,59%
Ngoại tệ
78.000
59.100
18%
88.249
13,38%
10.249
13,14%
29.149
49,32%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2006
Tổng nguồn vốn: tăng 329.931 triệu đồng, tăng 101,19% so với năm 2005 và đạt 154,16% so với kế hoạch cả năm 2006.
- Nguồn vốn nội tệ: Trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 163,300% so với kế hoạch năm 2006; tăng 302.703 triệu đồng tương đương tăng 12,59% so với năm 2005.
- Nguồn vốn ngoại tệ: Nguồn ngoại tệ của chi nhánh tăng 29.147 triệu đồng so với năm 2005 (tăng 49,32%), tuy nhiên đã vượt kế hoạch năm 2006 số tiền 10.249 triệu đồng và đạt 113,14% kế hoạch năm 2006 đặt ra.
Năm 2006, cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh có sự biến động so với năm 2005. Tỷ trọng nguồn vốn nội tệ năm 2005 là 75%, năm 2006 là 86,62%, trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ giảm từ 25% năm 2005 xuống còn 13,38% trên tổng nguồn năm 2006.
Năm 2006 là năm có biến động về lãi suất huy động vốn trên thị trường các Ngân hàng. Các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn đã nỗ lực đưa ra các chiêu thức huy động vốn hấp dẫn nhằm đánh vào tâm lý của người dân là muốn gửi tiền vào nơi có lãi suất cao. Lãi suất huy động vốn cao là cơ hội song cũng là thách thức đối với các Ngân hàng Thương mại.
Thực tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có rất nhiều các ngân hàng thương mại có kinh nghiệm và uy tín trong việc thu hút nguồn vốn nói chung và nguồn vốn ngoại tệ nói riêng. Hiện tại chi nhánh mới chỉ thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và TCKT là chủ yếu (đây là nguồn vốn có lãi suất đầu vào cao), tiền gửi thanh toán trên TK TG không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ nên lãi suất đầu vào còn khá cao. Do vậy, chi nhánh cần tìm kiếm để khai thác thêm các khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi ở tất cả các kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán nhằm hạ lãi suất đầu vào và huy động ở các kỳ hạn dài (trên 24 tháng) phục vụ cho nhu cầu tín dụng (ngắn và trung, dài hạn), tăng lợi nhuận cho chi nhánh.
*Cơ cấu nguồn huy động:
a. Phân theo kỳ hạn:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/05
Tỷ trọng
31/12/06
Tỷ trọng
So với 31/12/05
+,-
+,- %
Tổng nguồn vốn
327.949
100%
659.801
100%
331.852
101,19%
TG Không kì hạn
37.748
11,51
45.352
6,87%
7.604
+20,14%
TG CKH dưới 12T
148.309
45,22
178.809
27,10%
30.500
+20,57%
TGCKH > 12T
141.892
43,27
435.640
66,03%
293.748
+207,02
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2006,
Tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh tăng 7.604 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 20,14% so với cùng kỳ năm 2005.
Trong năm 2006, CN đã duy trì và thu hút được một lượng lớn khách hàng về giao dịch thường xuyên và sử dụng