Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng Vpbank Thăng Long

Cùng với mức sống ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của dân cư cũng tăng theo. Nắm được nhu cầu trên các chương trình cho vay tiêu dùng các ngân hành ngày càng mở rộng về cả số lượng và chất lượng. Hệ thống ngân hàng đã th ực hiện chiến đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình, tănh dường huy động vốn từ nhiều nguồn, tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng thay vì chờ khách hàng đến với mình như trước, chú trọng hiện đại hoá ngan hàng, đổi mới một cách căn bản mô hình tổ chức và cơ cấu điều hành đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Phát triển hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng, nhắm vào những khách hàng tiềm năng. Cho vay tiêu dùng là một thị trường còn rất rộng và đầy ti ềm năng. Hầu như các ngân hàng đều có các chương trình cho vay tiêu dùng đa dạng như: cho vay mua xe, mua nhà phục vụ sinh hoạt g ia đình, xây d ựng và sửa chữa nhà . Trong giai đoạn trước cho vay ti êu dùng chưa được chú trọng thì nay nó đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho hoạt động tín dụng phát triển. Qua th ời gian thực tập tại ngân hàng VPbank _Chi nhánh ngân hàng Vpbank Thăng Long cùng với những kiến thức học được qua quá trình học tập tại chi nhánh em đã chọn đề tài:”GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG” để nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá và trau dồi hơn nữa những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường

pdf74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3334 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng Vpbank Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG Lời mở đầu Cùng với mức sống ngày càng nâng cao, nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của dân cư cũng tăng theo. Nắm được nhu cầu trên các chương trình cho vay tiêu dùng các ngân hành ngày càng mở rộng về cả số lượng và chất lượng. Hệ thống ngân hàng đã thực hiện chiến đổi mới mạnh mẽ các hoạt động của mình, tănh dường huy động vốn từ nhiều nguồn, tích cực chủ động tìm kiếm khách hàng thay vì chờ khách hàng đến với mình như trước, chú trọng hiện đại hoá ngan hàng, đổi mới một cách căn bản mô hình tổ chức và cơ cấu điều hành… đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Phát triển hoạt động tín dụng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng, nhắm vào những khách hàng tiềm năng. Cho vay tiêu dùng là một thị trường còn rất rộng và đầy tiềm năng. Hầu như các ngân hàng đều có các chương trình cho vay tiêu dùng đa dạng như: cho vay mua xe, mua nhà phục vụ sinh hoạt gia đình, xây dựng và sửa chữa nhà . Trong giai đoạn trước cho vay tiêu dùng chưa được chú trọng thì nay nó đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho hoạt động tín dụng phát triển. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng VPbank _Chi nhánh ngân hàng Vpbank Thăng Long cùng với những kiến thức học được qua quá trình học tập tại chi nhánh em đã chọn đề tài:”GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK THĂNG LONG” để nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá và trau dồi hơn nữa những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường. Chương I: Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng của Ngân Hàng 1.1. Cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Trước hết, có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng cho khách hàng. Vậy để có thể hiểu một cách rõ ràng về cho vay tiêu dùng, ta cần phảI hiểu rõ kháI niệm về tín dụng Ngân hàng. Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Tín dụng được chia ra làm nhiều loại, trong đó tín dụng tiêu dùng là một trong số đó và cũng góp phần đem lại nguồn thu đáng kể cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ta có thể định nghĩa cho vay tiêu dùng như sau: Cho vay tiêu dùng là các khoàn cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng trang trải nhu cầu nhà ở, mua sắm đồ dùng gia đình, xe cộ, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác. 1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng có những đặc trưng cơ bản sau:  Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ và số lượng các khoản vay lớn. Do vậy chi phí giao dịch bình quân cao (bao gồm những chi phí về thẩm định, các thủ tục cho vay, giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vay cao. Do vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.  Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thuờng phụ thuộc vào chu kì kinh tế. Cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Nói một cách chi tiết: Khi nền kinh tế tăng trưởng làm thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo, vì vậy số người đi vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng theo, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm theo.  Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất. Bởi vì một khi đã đi vay để phục vụ cho mục đích tiêu dùng, khách hàng thường chỉ quan tâm đến việc làm sao nhu cầu tiêu dùng của họ được thoả mãn một cách tốt nhất mà không quan tâm lắm đến vấn đề lãi suất.  Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng có quan hệ mật thiết tới thu nhập và trình độ văn hoá của họ. Nếu thu nhập của khách hàng cao, họ sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng và ngược lại. Cũng như vậy, nếu trình độ học vấn cao, khách hàng sẽ hướng nhu cầu của họ đến những hàng hoá cao cấp, do vậy nhu cầu vay để tiêu dùng cũng tăng lên.  Chất lượng thông tin mà khách hàng vay tiêu dùng cung cấp cho Ngân hàng thường không cao, nhất là những thông tin về tài chính. Nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng ở những khoản vay tiêu dùng thường là nguồn thu nhập cá nhân. Thông tin về thu nhập cá nhân là do khách hàng tự cung cấp cho ngân hàng nên độ chính xác thường không cao.  Nguồn trả nợ cho ngân hàng thường không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kì nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập của khách hàng, trình độ khách hàng, các sự cố bất thường của khách hàng, tư cách khách hàng. Nếu một trong những yếu tố kể trên có những biến động ngược lại với dự đoán của ngân hàng sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động tín dụng tiêu dùng. Cơ cấu kinh tế thay đổi, có sự cố xảy ra cho khách hàng… đều tác động đến thu nhập của khách hàng - nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng. Riêng về tư cách của khách hàng, nếu Ngân hàng không thẩm định kĩ dẫn đế đánh giá sai lầm về khách hàng, rủi ro mất vốn sẽ rất cao. Từ những đặc điểm trên của cho vay tiêu dùng, các Ngân hàng có thể căn cứ vào đó để đưa ra những chính sách, sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 1.1.3.Các loại hình cho vay tiêu dùng 1.1.3.1.Căn cứ vào mục đích vay: a./ Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Đây là khoản vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài và tài sản đảm bảo thường là tài sản hình thành từ vốn vay. b./Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch… Đây là các khoản cho vay mang tính chất nhỏ lẻ với thời hạn ngắn. 1.1.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả: a./ Cho vay tiêu dùng trả góp : Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ ( gồm số tiền gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần theo những kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn, thu nhập định kì của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đối với loại cho vay tiêu dùng này, các Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản sau: * Loại tài sản được trả nợ: Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, Ngân hàng thường chú ý đến tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu lâu dài đối với khách hàng trong tương lai, thường là những tài sản có nhu cầu sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn. Đối với những tài sản như vậy, Ngân hàng cho rằng khách hàng sẽ có thiện chí trả nợ tốt hơn vì họ sẽ được hưởng tiện ích từ chúng trong một thời gian dài. *Số tiền phải trả trước Trong cho vay tiêu dùng trả góp, ngân hàng thường yêu cầu người đi vay trả trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm. Phần còn lại Ngân hàng sẽ cho vay. Việc làm này của ngân hàng có hai mục đích. Thứ nhất: khi để khách hàng tham gia một phần vốn vào tài sản, họ sẽ ý thức được đó chính là tài sản của họ và có ý thức giữ gìn hơn. Thứ hai: trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng phải thu hồi, phát mại tài sản. Lúc đó, tài sản hình thành từ vốn vay đã qua sử dụng nên giá trị đã bị giảm đi một phần. Do vậy, số tiền trả trước của khách hàng sẽ phần nào giúp ngân hàng hạn chế được thiệt hại trong trường hợp này. Số tiền khách hàng phải trả trước phụ thuộc vào những yếu tố sau: + Loại tài sản: Đối với những loại tài sản giảm giá nhanh thì số tiền mà khách hàng phải trả trước sẽ nhiều và ngược lại + Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: Nếu tài sản sau khi sử dụng vẫn có thể bán được dễ dàng trên thị trường thì số tiền trả trước sẽ ít và ngược lại, nếu tài sản đã qua sử dụng khó tìm được thị trường tiêu thụ thì số tiền mà khách hàng phải trả trước sẽ nhiều hơn. + Năng lực tài chính và tư cách của người vay: nếu người vay được Ngân hàng đánh giá là người có năng lực tài chính tốt và có thiện chí trả nợ cao, số tiền mà khách hàng đó phải trả trước sẽ ít hơn, do khả năng những khách hàng như vậy không trả được nợ hoặc cố tình không trả nợ là rất thấp. * Chi phí tài trợ: Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng cho việc sử dụng vốn. Chi phái tài trợ này chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Ngân hàng sử dụng chi phí tài trợ này để bù đắp chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro. Phần còn lại là lợi nhuận của ngân hàng. *Điều khoản thanh toán Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng thường chú ý đến những điểm sau: + Số tiền thanh toán mỗi định kì phải phù hợp với thu nhập của khách hàng + Giá trị cuả tái sản tài trợ không thấp hơn giá trị tài sản chưa được thu hồi. + Kì hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng. Thông thường, Ngân hàng thường cho khách hàng trả nợ theo tháng vì thông thường nguồn trả nợ chính của khách hàng là thu nhập hàng tháng từ lương và các khoản phụ cấp khác. + Thời hạn tài trợ không nên quá dài. Thời hạn tài trợ thường bị giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản tài trợ, Nếu thời hạn tài trợ quá dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng giá trị của tài sản tài trợ bị giảm mạnh, gây rủi ro cho Ngân hàng. Hơn nữa, thời hạn tài trợ càng dài, thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều khó khăn hơn so với những khoản tài trợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do thời hạn càng dài thì càng dễ xảy ra những biến cố bất ngờ mà Ngân hàng không lường trước được. Số tiền khách hàng phải thanh toán định kì cho ngân hàng thường được tính theo những cách sau: + Phương pháp gộp: Phương pháp này thường được áp dụng trong cho vay tiêu dùng trả góp do tính chất đơn giản và dễ hiểu. Theo phương pháp này, lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kì hạn phải thanh toán để tìm số tiền thanh toán định kì. Công thức tính toán như sau: T=(V+L)/n Với: L= V * r *n Trong đó : T: Số tiền phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kì hạn L: Chi phí tài trợ, gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên quan. Trong trường hợp này, ta giả sử chi phí tài trợ chỉ có lãi vay. V: Vốn gốc n: Số kì hạn r: Lãi suất tính cho mỗi kì hạn + Phương pháp lãi đơn: Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả định kì được tính đều nhau bằng cách lấy số vốn gốc ban đầu chia đều cho số kì hạn thanh toán. Lãi phải trả định kì tính trên dư nợ thực tế của khách hàng. + Phương pháp hiện giá: Theo phương pháp này, số tiền gốc và lãi mà khách hàng phải trả được tính theo niên kim cố định. Công thức: A=[ V(1+i)n*i]/ [(1+i)n-1] Trong đó: A: Gốc và lãi trả theo niên kim V: Vốn gốc i: LãI suất cho vay n: Số kì hạn trả nợ *Vấn đề phân bổ lãi cho vay theo thời gian: Khi sử dụng phương pháp gộp để tính lãi, các ngân hàng thường tiến hành phân bổ lại phần lãi vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kì gắn liền với các kì thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay năm tài chính. Tuy nhiên, việc phân bổ lãi cho vay theo năm tài chính thường được các ngân hàng áp dụng nhiều hơn. Các phương pháp phổ biến để phân bổ lãi cho vay bao gồm: + Phương pháp đường thẳng hay phương pháp tỷ lệ cố định: Theo phương pháp này, phần lãi cho vay được phân bổ ở mỗi kì tương ứng với tỷ trọng số tháng tính lãi trong kì đó so với toàn bộ số tháng tính lãi của thời hạn vay. + Phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng: Phương páhp này còn được gọi là phương pháp Quy tắc 78. Tên gọi Quy tắc 78 xuất phát từ kết quả tổng cộng của dãy số từ 1 đến 12 tượng trưng cho 12 kì trả góp của một khoản vay 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10+11+12=78. Dù vậy nguyên tắc này vẫn có thể áp dụng cho những khoản vay có kì hạn khác với 12 kì. Đây là phưưong pháp được Ngân hàng sử dụng phổ biến nhất trong việc hạch toán phân bổ lãI của các khoản cho vay trả góp. + Phương pháp lãi: Theo phương pháp này, trước hết lãi suất cho vay được quy đổi ra thành lãi suất hiệu dụng. Sau đó, lãi suất hiệu dụng này được áp dụng phương pháp hiện giá để tính phần lãi phân bổ cho kì đó. Trên thực tế, phương pháp tỷ suất lợi tức hiệu dụng và phương pháp lãi được áp dụng để phân bổ lãi đối với các khoản vay trung và dài hạn, còn phương pháp đường thẳng được áp dụng đối với những khoản cho vay ngắn hạn. *Vấn đề trả nợ trước hạn: Thông thường, người đi vay được quyền thanh toán tiền vay trước hạn mà không bị phạt. Nếu tiền trả góp được tính theo phương pháp lãi đơn và phương pháp hiện giá thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay phải thanh toán toàn bộ vốn gốc còn thiếu và lãi vay của kì hạn hiện tại cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu tiền trả góp được tính bằng phương pháp gộp thì vấn đề có phức tạp hơn, vì theo phương pháp gộp, lãi được tính dựa trên cơ sở giả định rằng tiền vay sẽ được khách hàng sử dụng cho đến khi kết thúc hợp đồng, cho nên nếu khách hàng trả nợ trước hạn thì thời gian trả nợ thực tế sẽ khác với thời hạn giả định ban đầu và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi. Trong trường hợp này, Ngân hàng thường áp dụng các phương pháp phân bổ lãi cho vay nói trên để tính số lãi thực sự phải thu dựa trên thời hạn nợ thực tế. Phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp quy tắc 78. b./ Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương pháp này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ được cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài. c./ Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kì, khách hàng được Ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kì một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Lãi phải trả mỗi kì có thể tính dựa trên một trong 3 cách sau: + Lãi được tính dựa trên số dư nợ đã đựơc điều chỉnh: theo phương pháp này, số dư nợ được dùng để tính lãi là số dư nợ của mỗi kì sau khi khách hàng đã thanh toán nợ cho Ngân hàng. + Lãi được tính dựa trên số dư nợ trước khi điều chỉnh: Theo phương pháp này, số dư nợ dùng để tính lãi là số dư nợ mỗi kì có trước khi khoản nợ được thanh toán. + LãI được tính trên cơ sở dư nợ bình quân của khách hàng. 1.1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ: a./ Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá dịch vụ cho người tiêu dùng. (1) Thông thường, cho vay tiêu dùng gián tiếp được thực hiện theo sơ đồ sau: Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng (2) Ngân hàng và công ty bán lẻ kí kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, Ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại nình tài sản bán chịu… (3) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng kí kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá. Thông thường người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản. (4) Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng. (5) Công ty bán lẻ bán chịu bộ chứng từ hàng hoá cho Ngân hàng (6) Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ (7) Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho Ngân hàng. Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau: + Cho phép Ngân hàng dễ làm tăng doanh số cho vay tiêu dùng + Cho phép Ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay. + Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác. +Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhược điểm sau: + Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. + Thiếu sự kiểm soát của Ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hoá. + Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao. Cho vay tiêu dùng gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức sau: +Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho Ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng. Trường hợp này, rủi ro mà công ty bán lẻ phải chịu sẽ nhiều hơn Ngân hàng. + Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản nợ mà người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoả thuận giữa Ngân hàng và công ty bán lẻ. Với hình thức tài trợ này, rủi ro được chia đều cho cả hai phía: Ngân hàng và công ty bán lẻ. + Tài trợ miễn truy đòi: theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công ty bán lẻ không phải chịu trách nhiệm về việc chúng có được hoàn trả hay không. Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho ngân hàng nên chi phí tài trợ thường được Ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản nợ được mua cũng được kén chọn rất kĩ. Ngoài ra, chỉ những công ty bán lẻ được khách hàng tin tưởng mới được áp dụng phương pháp này. + Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện cho vay tiêu dùng gián tiếp theo phương thức miễn truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả được nợ thì ngân hàng phảI thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì Ngân hàng có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm với tài sản. b./ Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp: (1) Ngân hàng và người tiêu dùng kí kết hợp đồng vay (2) Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ (3) Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ (4) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng (5) Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho Ngân hàng. So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau: + Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp, Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng. Những người này thường được đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng nên các quyết định trực tiếp của cán bộ tín dụng về việc cho vay đối với khách hàng sẽ chính xác hơn các nhân viên của công ty bán lẻ( khi những nhân viên này quyết định bán chịu hàng hoá cho khách hàng). Ngoài ra, trong hoạt động tín dụng, các cán bộ tín dụng thường chú trọng đến việc có được những khoản vay tốt, trong khi các nhân viên bán hàng thường chú trọng đến việc bán được nhiều hàng. Hơn nữa, các quyết định bán chịu hàng hoá thường được đưa ra ngay tại điểm bán hàng, Ngân hàng Công ty bán lẻ Người tiêu dùng không có nhiều thời gian xem xét kĩ lưỡng, dẫn đến nhiều khoản tín dụng được cấp một cách vội vàng. Nếu người cấp tín dụng là ngân hàng, vấn đề này có thể được hạn chế một cách đáng kể. + Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so
Luận văn liên quan