Luận văn Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế
1. Tính cấp thiết của đề tài: Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất cứ một quốc gia nào trong bối cảnh hiện nay. Trong xu hướng đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như gia nhập khối ASEAN; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA), ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO; tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác. Việc mở cửa nền kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế có thể đem lại cho quốc gia nhiều lợi ích về nguồn lực, công nghệ tiên tiến trên thế giới, kinh nghiệm quản lý hiện đại, đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Nhưng mặc khác hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam. Trong tiến trình chung đó của nền kinh tế,Hội nhập ngành ngân hàng cũng là vấn đề then chốt và hết sức nhạy cảm, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn về việc tranh thủ được nguồn vốn và công nghệ tiên tiên, nâng cao trình độ quản lý, mở ra cơ hộitrao đổi và hợp tác quốc tế, xây dựng được hệ thống ngân hàng ngày càng hòan hỏa hơn tạo điều kiện cho thị trường tài chính tiền tệ phát triển theo quy luật của thị trường. Song bên cạnh đó các ngân hàng thương mại Việt nam cũng đang đứng trước những thách thức lớn như năng lực tài chính thấp, công nghệ còn chưa phát triển, dịch vụ ngân hàng còn chưa đa dạng, chất lượng tín dụng còn chưa cao, rủi ro hệ thống cao, trình độ quản lý còn hạn chế do đó các ngânhàng thương mại phải có những giải pháp cấp bách nhằm tân dụng được những cơ hội, phát huy những điểm mạnh của hệ thống ngân hàng trong nước để khắc phục những yếu kém và đẩylùi nguy cơ tụt hậu trong tiến trình hội nhập. Với những lý do trên tôi chọn đề tài “ Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” làm luận văn bảo vệ học vị Thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn. Về mặt lý luận luận văn làm rõ cơ sở về tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, đồng thời tập trung phân tích những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt động của Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân để từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Viêt Nam Trong quá trình nghiên cứu với mục đích rút ra được xu hướng phát triển các hiện tượng nghiên cứu nên luận văn không chú trọng trình bày các dữ liệu quá chi tiết qua tất cả các năm những vẫn làm rõ được xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, vận dụng các quan điểm khách quan trong trạng thái luôn vận động và phát triển; áp dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hoạt động, từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu để nâng cao được năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 5. Kết cấu của luận văn bao gồm: - Phần mở đầu và 3 chương: - Chương I: Những cơ hội và thách thức của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. - Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Viêt Nam hiện nay. - Chương III. Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Viêt Nam - Kết luận. - Phụ lục. - Tài liệu tham khảo