LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, sự chuyển biế n tích cực của môi tr ường kinh tế -xã h ội nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân h àng ngày
càng phát triển. Cùng với đó, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh các cơ hội trong việc mở
rộng hoạt động và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, các ngân hàng trong nướccũng
đứng trước những thách thức rất lớn đ òi hỏi phải v ượt qua để có thể đứng
vững và phát triển.
Trong các ho ạt động ngân h àng, bảo lãnh ngân hàng được biết đến từ
lâu và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây,
dịch vụ n ày được các ngân h àng thương m ại (NHTM) rất quan tâm v à đẩy
mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của
nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Làmột trong những NHTMcó uy tín, kinh nghiệmhàng đầu tại Việt
Nam và được biết đến tr ên thương trường quốc tế , Ngân hàng TMCP Ngo ại
thương Vi ệt Nam (Vietcombank) có nhiều thế mạnh trong hoạt động bảo
lãnh. Tuy nhiên, để có thể phát triển hoạt động này tương xứng với tiềm năng
sẵn có, Vietcombank còn rất nhiều việc phải làm.
Do vậy, trên cơ s ở các lý luận về bảo l ãnh ngân hàng và tr ải qua thực
tiễn l àm vi ệc tại Vietcombank, tác giả đ ã ch ọn đề t ài “GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO L ÃNH T ẠI NGÂN H ÀNG TMCP NGO ẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)” để nghi ên cứu trong luận văn
tốt nghiệp cao học, với mong muốn góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại
ngân hàng này. Bên c ạnh đó, tác giả cũng mong muốn đây có thể là kinh nghiệm
tham khảo chocác NHTM khác trong vi ệc phát triển hoạt động bảo l ãnh nói
riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo l ãnh
ngân hàng, hoạt động bảo l ãnh ngân hàng và đề xuất các giải pháp phát triể n
hoạt động bảo l ãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank).
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh ngân hàng;
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đ ến hoạt động bảo l ãnh ngân hàng;
- Rút ra bài h ọc kinh nghiệm từ các ngân h àng nước ngoài trong vi ệc
phát triển hoạt động bảo lãnh;
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank;
- Đề xuất các giải pháp phát triể n hoạt động bảo l ãnh ngân hàng t ại
Vietcombank trong thời gian tới.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại
Vietcombank.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài có phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Tậptrung nghiên cứuvềhoạt độngpháthànhthưbảolãnh
tạiNHTM. Tác giả đứng tr ên góc độ của ngân h àng khi nghiên c ứu về hoạt
động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank;
Thời gian: Giai đoạn từ năm 2005đến năm 2008.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp luận duy vật biện chứng;
Phương pháp tiếp cận lịch sử -lôgíc;
Phương pháp phân tích -tổng hợp -hệ thống hóa;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát
triển mặc dù đây là hoạt động được hầu hết các NHTM quan tâm. Những năm
gần đây, nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng gia tăng,
đặc biệt bảo l ãnh nước ngoài. Trong khi đó, các tài li ệu nghiên cứu về hoạt
động này trên khía cạnh học thuật bằng tiếng Việt ở nước ta còn khá hạn chế.
Do đó, việc nghiên cứu về bảo l ãnh ngân hàng để từ đó đưa ra các gi ải pháp
phát triển hoạt động này ở nước ta là cần thiết.
Trong số các NHTM ở Việt Nam hiện nay , Vietcombank được biết đến
như là một trong những ngân h àng có uy tín và kinh nghi ệm trong hoạt động
bảo lãnh ngân hàng. Tuy n hiên, để hoạt động n ày phát tri ển tương xứng với
tiềm năng hiện có của ngân h àng này thì vi ệc đi sâu v ào phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động này để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh
tại đây không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với Vi etcombank mà còn là
những kinh nghiệm có thể vận dụng tại các NHTM khác.
Tuy gặp nhiều hạn chế về t ài liệu tham khảo, nhưng luận văn đã đưa ra
được một số điểm mới sau đây:
Đưa ra khái niệm về hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
Hệ thống hóa c ơ s ở pháp lý quốc t ế và trong nư ớc về hoạt động bảo
lãnh ngân hàng;
Hệ thống hóa về các dạng rủi rođặc thù trong hoạt động bảo lãnh ngân
hàng;
Đưa ra được giải pháp về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, , nội dung
chính của Luận văn gồm 3 chương và có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo l ãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
Chương 3: M ột số giải ph áp phát triển hoạt động bảo l ãnh t ại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
98 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VietcomBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “ Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh
ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)”
là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Các số liệu có
nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
trong các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở
trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Quang Thông đã
tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tp. HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2009
Tác giả luận văn
Trần Hà Minh Thắng
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG............. 1
1.1 Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng........................................................1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng ....................1
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng......................................................2
1.1.3 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng ..................................... 3
1.1.4 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng.....................3
1.1.5 Phân loại bảo lãnh ngân hàng........................................................5
1.1.6 Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng ............................... 9
1.1.7 Một số nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng ....... 13
1.1.8 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh
ngân hàng ............................................................................................. 15
1.1.9 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng .................. 17
1.2 Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng............... 18
1.2.1 Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (The Uniform Rules
for Demand Guarantee – URDG) ......................................................... 19
1.2.2 Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International
Standby Practice Rules - ISP) ............................................................... 20
1.2.3 Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự
phòng (The United Nations Convention on Independent Guarantee and
Standby Letter of Credits) .................................................................... 21
1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước
ngoài ........................................................................................................ 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ....................................... 25
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam................. 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................. 25
2.1.2 Mô hình tổ chức.......................................................................... 27
2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank................................ 30
2.2.1 Cơ sở pháp lý trong nước khi thực hiện hoạt động bảo lãnh tại
Vietcombank ........................................................................................ 30
2.2.2 Các sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank ................................... 32
2.2.3 Phương pháp quản lý hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank......... 33
2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank từ
năm 2005 - 2008................................................................................... 40
2.3 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng............................. 53
2.3.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.................................... 53
2.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank........... 55
2.4 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank56
2.4.1 Nguyên nhân bên trong............................................................... 56
2.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài .......................................................... 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ....... 65
3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. ....................... 65
3.1.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020 ........ 65
3.1.2 Định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2020.............. 68
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank đến
năm 2020.............................................................................................. 69
3.2 Cơ sở xây dựng giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại
Vietcombank ............................................................................................ 69
3.3 Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank....... 70
3.3.1 Nhóm giải pháp đối với Vietcombank......................................... 71
3.3.2 Các gợi ý chính sách khác.......................................................... 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 85
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
S&P
Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm quốc tế Standard & Poor (Standard
and Poor’s Ratings Services)
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Số dư bảo lãnh từ năm 2005 – 2008 ............................................. 41
Bảng 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 ........................................ 43
Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008................................. 45
Bảng 2.4: Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2005 - 2008................................ 47
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp................................................................. 6
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp ................................................................ 7
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức hiện tại của Vietcombank........................ 27
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ mô hình “khối” Vietcombank sắp triển khai...................... 28
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ phát hành cam kết bảo lãnh ............................................... 34
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Số dư và cơ cấu bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 .......................... 42
Biểu đồ 2.2: Doanh số bảo lãnh từ năm 2005 - 2008 .................................... 43
Biểu đồ 2.3: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2005 - 2008............................. 45
LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, sự chuyển biến tích cực của môi trường kinh tế -
xã hội nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng ngày
càng phát triển. Cùng với đó, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh các cơ hội trong việc mở
rộng hoạt động và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, các ngân hàng trong nước cũng
đứng trước những thách thức rất lớn đòi hỏi phải vượt qua để có thể đứng
vững và phát triển.
Trong các hoạt động ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng được biết đến từ
lâu và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm gần đây,
dịch vụ này được các ngân hàng thương mại (NHTM) rất quan tâm và đẩy
mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của
nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Là một trong những NHTM có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu tại Việt
Nam và được biết đến trên thương trường quốc tế, Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) có nhiều thế mạnh trong hoạt động bảo
lãnh. Tuy nhiên, để có thể phát triển hoạt động này tương xứng với tiềm năng
sẵn có, Vietcombank còn rất nhiều việc phải làm.
Do vậy, trên cơ sở các lý luận về bảo lãnh ngân hàng và trải qua thực
tiễn làm việc tại Vietcombank, tác giả đã chọn đề tài “GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)” để nghiên cứu trong luận văn
tốt nghiệp cao học, với mong muốn góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại
ngân hàng này. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn đây có thể là kinh nghiệm
tham khảo cho các NHTM khác trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh nói
riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: hệ thống hóa cơ sở lý luận về bảo lãnh
ngân hàng, hoạt động bảo lãnh ngân hàng và đề xuất các giải pháp phát triển
hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank).
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh ngân hàng;
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài trong việc
phát triển hoạt động bảo lãnh;
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank;
- Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại
Vietcombank trong thời gian tới.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại
Vietcombank.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài có phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Tập trung nghiên cứu về hoạt động phát hành thư bảo lãnh
tại NHTM. Tác giả đứng trên góc độ của ngân hàng khi nghiên cứu về hoạt
động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank;
Thời gian: Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp luận duy vật biện chứng;
Phương pháp tiếp cận lịch sử - lôgíc;
Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát
triển mặc dù đây là hoạt động được hầu hết các NHTM quan tâm. Những năm
gần đây, nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng gia tăng,
đặc biệt bảo lãnh nước ngoài. Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu về hoạt
động này trên khía cạnh học thuật bằng tiếng Việt ở nước ta còn khá hạn chế.
Do đó, việc nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp
phát triển hoạt động này ở nước ta là cần thiết.
Trong số các NHTM ở Việt Nam hiện nay, Vietcombank được biết đến
như là một trong những ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm trong hoạt động
bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển tương xứng với
tiềm năng hiện có của ngân hàng này thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động này để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh
tại đây không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với Vietcombank mà còn là
những kinh nghiệm có thể vận dụng tại các NHTM khác.
Tuy gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo, nhưng luận văn đã đưa ra
được một số điểm mới sau đây:
Đưa ra khái niệm về hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
Hệ thống hóa cơ sở pháp lý quốc tế và trong nước về hoạt động bảo
lãnh ngân hàng;
Hệ thống hóa về các dạng rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh ngân
hàng;
Đưa ra được giải pháp về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,…, nội dung
chính của Luận văn gồm 3 chương và có kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động bảo lãnh đã có từ thời kỳ cổ Hy lạp trong những giao dịch
nhỏ lẻ, dù rất sơ khai. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng bắt
đầu được sử dụng tại các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Đến những năm 70, thương
mại mậu dịch quốc tế ngày càng phát triển đã làm gia tăng nhu cầu đa dạng hóa
và hợp pháp hóa công cụ tài trợ và bảo đảm quốc tế có tính linh hoạt, được tin
tưởng, phù hợp với tập quán quốc tế và không trái với luật pháp quốc gia, ngoài
phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Bảo lãnh ngân hàng đáp ứng được
các yêu cầu này và được sử dụng ngày càng phổ biến.
Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng được sử dụng rất rộng rải và đáp ứng
được nhu cầu phát triển của nền kinh tế tại các quốc gia, các khu vực và trên
toàn thế giới. Doanh số bảo lãnh ngân hàng gia tăng nhanh chóng. Không chỉ
được sử dụng trong mọi lĩnh vực các nước phát triển, bảo lãnh ngân hàng còn
là phương tiện bảo đảm khá phổ biến trong giao dịch kinh tế và dân sự ở các
quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, hầu hết các giao dịch quốc tế lớn đều có sự
hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng.
Tại Việt Nam, trước năm 1975, một số ngân hàng thuộc chế độ cũ ở
Sài Gòn đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Sau khi đất nước thống
nhất, hoạt động này được thực hiện từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX,
trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Đến những năm 90,
khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới, hoạt động ngân hàng trở nên đa dạng và bảo lãnh ngân hàng được phát
triển như một tất yếu khách quan. Nhưng do thiếu sự chỉ đạo thống nhất bằng
2
các văn bản pháp lý nên hoạt động bảo lãnh ngân hàng thời kỳ này thiếu hiệu
quả. Từ những năm 1994 – 1995, hoạt động bảo lãnh dần được hoàn thiện
nhờ việc ban hành một số quy định thống nhất. Những năm sau đó, cùng với
xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo lãnh ngân hàng
đã nhanh chóng phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số và dư nợ
bảo lãnh của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng tăng. Các hình
thức bảo lãnh được áp dụng ngày càng đa dạng, với doanh số ngày càng cao
cho thấy tiềm năng phát triển của dịch vụ này trong nền kinh tế nước ta là rất
lớn. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), cơ hội hợp tác và mở rộng thương mại quốc tế ngày càng nhiều; cùng
với đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng gia tăng,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân
hàng nói riêng phát triển.
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay, thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) chưa được
định nghĩa một cách thống nhất trong luật pháp quốc tế cũng như các thông lệ
được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về bảo lãnh
ngân hàng, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm mang tính dự phòng,
theo đó, định chế tài chính phát hành (the Guarantor) cam kết sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh (the Beneficiary) thay cho khách
hàng (the Principal) khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành nêu tại Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày 15/06/2004, khái
niệm về bảo lãnh ngân hàng được xác định: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết
bằng văn bản của TCTD (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh)
về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh)
3
khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải
nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay.
Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một
loại hình tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những tổn thất của bên nhận
bảo lãnh khi đối tác vi phạm cam kết.
Trong giới hạn mục tiêu của đề tài, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến bảo lãnh ngân hàng do NHTM phát hành.
NHTM là một loại hình TCTD, được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận
(mục tiêu chính) và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
1.1.3 Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất về hoạt động bảo lãnh ngân
hàng tại NHTM; tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì khái niệm về hoạt
động ngân hàng có thể hiểu như sau:
Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ ngân hàng, theo đó,
NHTM sử dụng uy tín và sức mạnh tài chính của mình cam kết với bên nhận
bảo lãnh để bảo lãnh cho bên được bảo lãnh thực hiện một nghĩa vụ đã được
quy định từ trước. NHTM chịu trách nhiệm trả tiền theo yêu cầu của bên nhận
bảo lãnh khi điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh được đáp ứng. Trách
nhiệm này là không hủy ngang, trừ khi có sự chấp thuận của bên nhận bảo
lãnh. Sau khi thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, NHTM có quyền truy đòi bên
được bảo lãnh và bên được bảo lãnh có nghĩa vụ phải bồi hoàn cho NHTM số
tiền đã trả thay.
1.1.4 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng
1.1.4.1 Các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng
Trong một bảo lãnh ngân hàng thường có ít nhất ba thành phần sau:
4
Bên bảo lãnh (ngân hàng bảo lãnh) – the Guarantor: Là NHTM
phát hành cam kết bảo lãnh. Đó thường là NHTM có khả năng tài chính, có
chức năng phát hành cam kết bảo lãnh và được bên thụ hưởng chấp nhận. Có
thể là một NHTM phục vụ bên được bảo lãnh hoặc nhiều NHTM tham gia.
Bên được bảo lãnh – the Principal: Là khách hàng được NHTM
bảo lãnh. Bên được bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân, trong hoặc ngoài
nước và có đủ điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh.
Bên nhận bảo lãnh – the Beneficiary (còn gọi là Bên thụ hưởng): Là
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của NHTM.
Ngoài ra, có thể còn có các bên liên quan khác: bên bảo lãnh đối ứng,
bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, …
1.1.4.2 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng
Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: Đây là
mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh, được thể hiện dưới
dạng: hợp đồng mua bán, hợp đồng thi công, hồ sơ mời thầu, đơn dự thầu,...
Trong mối quan hệ này, bên được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực
hiện cam kết đối với bên nhận bảo lãnh.
Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và NHTM bảo lãnh: Dựa vào
quan hệ gốc giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, NHTM phát hành
cam kết bảo lãnh theo yêu cầu của bên được bảo lãnh. Mối quan hệ này thể
hiện thông qua hợp đồng cấp bảo lãnh. Đây là văn bản thỏa thuận giữa
NHTM với bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) về quyền và
nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của NHTM. Bên được bảo
lãnh có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã trả thay khi ngân hàng
phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.
5
Quan hệ giữa NHTM bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: ngân hàng
bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo
lãnh vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Quan hệ này thể
hiện thông qua cam kết bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của
NHTM, được phát hành dưới dạng thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh. Thư
bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của NHTM; còn Hợp đồng
bảo lãnh: là thỏa thuận bằng văn bản giữa NHTM và bên nhận bảo lãnh, hoặc
giữa NHTM, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên liên quan, về
việc NHTM sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã
cam kết v