1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước làm chủ đạo có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có cơ hội phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Qua một thời gian thực hiện, với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc. GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 600 USD/năm. Thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong nước
Với chủ trương phát triển đa dạng hoá nền kinh tế và các thành phần kinh tế, đất nước thay da đổi thịt đi lên từng ngày. Cơ sở hạ tầng liên tục được đổi mới làm thay đổi bộ mặt quốc gia. Từ thành thị tới nông thôn, các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp liên tiếp mọc ra. Các khu đô thị mới, các công trình phúc lợi được hình thành chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, làm đầu tầu cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các địa phương.
Kinh tế phát triển, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng phát triển theo. Đặc biệt các nhà máy, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là nơi thu hút một lực lượng lớn lao động của đất nước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đảng và nhà nước đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển. Trong đó có chính sách đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần kinh tế tư nhân không ngừng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng Bằng sông Hồng, là trung tâm, cầu nối của tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Sự phát triển của Đồng Bằng sông Hồng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế cả nước, chính vì vậy các chính sách phát triển kinh tế đối với Đồng Bằng sông Hồng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Với vị trí thuận lợi về giao thông, được sự quan tâm của Nhà nước, của Tỉnh trong 10 năm trở lại đây huyện Kim Thành đã có những thay đổi nhanh chóng.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các cụm công nghiệp liên tiếp được hình thành, môi trường đầu tư không ngừng được quan tâm, đặc biệt cùng với chính sách chung của cả nước, của tỉnh Hải Dương. Huyện Kim Thành cũng hết sức quan tâm tới sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực này.
Trước đây khi chưa có chính sách khuyến khích sự phát triển đối với kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chỉ có loại hình kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước tồn tại. Một lượng lớn nguồn lực đã bị lãng phí, không được huy động vào sản xuất kinh doanh.
Từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khu vực KTTN được tạo điều kiện phát triển song hành cùng với nhiều khu vực kinh tế khác. Thực tế đã khẳng định vai trò, cũng như những đóng góp to lớn của KTTN vào sự phát triển chung của cả nước, của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nói riêng.
Hiện nay, khi nước ta đã ra nhập WTO, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó có sự tác động tới khu vực kinh tế tư nhân.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động của KTTN tới sự phát triển kinh tế là rất cần thiết, từ đó kịp thời có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơ chế thúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế địa phương và cả nước
Xuất phát từ các lý do trên tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân: hộ cá thể, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương từ năm 2000; 2005-2007, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình KTTN ở huyện Kim Thành.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN nói chung, hộ cá thể, doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN nói riêng ở tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá tình hình và kết quả phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ cá thể, doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở huyện Kim Thành, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thành phần kinh tế này tại huyện Kim Thành trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Kim Thành trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại hình thuộc khu vực kinh tế tư nhân: Hộ cá thể, Doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không có vốn nhà nước, không có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Kim Thành.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trong giai đoạn 2000; 2005-2007.
- Nghiên cứu những cơ sở được cơ quan Nhà nước cấp đăng ký kinh doanh.
177 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------
LÊ ANH DŨNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VĂN VIỆN
HÀ NỘI – 2008
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Anh Dũng
Lời cảm ơn
Để hoàn thành được luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Văn Viện- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Người đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Khoa sau đại học, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện Kim Thành, các phòng Thống kê, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Chi cục thuế, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện và những những cơ sở KTTN đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã được rất nhiều sự giúp đỡ của các bạn và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quý báu đó.
Hà nội, ngày....tháng...năm 2008
Tác giả luận văn
Lê Anh Dũng
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
1. Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2. Cơ sở luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.2 Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế tư nhân. 16
2.3 Tác động của KTTN đối với phát triển kinh tế xã hội 23
2.4 Vai trò của KTTN trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 25
2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân. 28
2.6 Cơ sở thực tiễn 32
2.6.1 Tình hình phát triển KTTN ở các nước trên thế giới. 32
2.6.2 Tình hình phát triển KTTN ở Việt Nam. 40
3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 45
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu 51
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 52
4. Kết quả nghiên cứu 54
4.1 Thực trạng phát triển KTTN tại huyện Kim Thành 54
4.1.1 Thực trạng chung 54
4.1.2 Kết quả điều tra 81
4.1.3 Đánh giá chung và nguyên nhân ảnh hưởng 100
4.2 Giải pháp phát triển KTTN tại huyện Kim Thành trong thời kỳ hội nhập 110
4.2.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp 110
4.2.2 Giải pháp phát triển KTTN tại huyện Kim Thành trong thời kỳ hội nhập 114
5. Kết luận 139
5.1 Kết Luận 139
5.2. Kiến Nghị: 142
TàI liệu tham khảo 143
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bq
Bình quân
C.ty
Công ty
CN
Công nghiệp
CP
Cổ phần
CSH
Chủ sở hữu
CSHT
Cơ sở hạ tầng
DN
Doanh nghiệp
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
DT
Doanh thu
Dtích
Diện tích
DV
Dịch vụ
ĐVT
Đơn vị tính
EU
Liên minh Châu Âu
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GO
Giá trị sản xuất
KD
Kinh doanh
KTTN
Kinh tế tư nhân
LN
Lợi nhuận
NN
Nông nghiệp
PT
Phát triển
PTKT
Phát triển kinh tế
PTKTTCR
Phát triển kinh tế theo chiều rộng
PTKTTCS
Phát triển kinh tế theo chiều sâu
SAIC
Ban quản lý công nghiệp và thương mại nhà nước của Trung Quốc
SX
Sản xuất
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Uỷ ban nhân dân
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh. 54
4.2 Số lượng hộ cá thể trên địa bàn huyện Kim Thành qua các năm. 57
4.3 Số lượng Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành qua các năm 58
4.4 Số lượng công ty TNHH trên địa bàn huyện Kim Thành qua các năm 59
4.5 Số lượng công ty cổ phần trên địa bàn huyện Kim Thành qua các năm 60
4.6 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân thực sự hoạt động tính đến 31/12/2007. 61
4.7 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân phân theo các ngành kinh tế 63
4.8 Tổng hợp tình hình vốn các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh. 66
4.9 Tài sản cố định của các cơ sở kinh tế tư nhân. 68
4.10 Số lượng lao động khu vực kinh tế tư nhân qua các năm 70
4.11 Số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân phân theo các ngành nghề sản xuất kinh doanh. 71
4.12 Lao động trong Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành 73
4.13 Lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn huyện Kim Thành. 75
4.14 Lao động trong công ty cổ phần trên địa bàn huyện Kim Thành 76
4.15 Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân theo giá cố định 1994 trên địa bàn huyện Kim Thành. 77
4.16 Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh tế tư nhân theo giá cố định năm 1994. 78
4.17 Nộp ngân sách Nhà nước của các cơ sở kinh tế tư nhân 79
4.18 Diện tích đất đai và nhà xưởng của các cơ sở KTTN 82
4.19 Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế tư nhân 85
4.20 Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân 87
4.21 Doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở kinh tế tư nhân 89
4.22 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của các cơ sở kinh tế tư nhân 92
4.23 Những chính sách ưu đãi áp dụng cho kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện 95
4.24 Những khó khăn chính của kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành 97
4.25 Đề xuất những giải pháp của kinh tế tư nhân huyện Kim Thành 99
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước làm chủ đạo có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có cơ hội phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Qua một thời gian thực hiện, với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc. GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 600 USD/năm. Thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong nước
Với chủ trương phát triển đa dạng hoá nền kinh tế và các thành phần kinh tế, đất nước thay da đổi thịt đi lên từng ngày. Cơ sở hạ tầng liên tục được đổi mới làm thay đổi bộ mặt quốc gia. Từ thành thị tới nông thôn, các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp liên tiếp mọc ra. Các khu đô thị mới, các công trình phúc lợi được hình thành chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, làm đầu tầu cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các địa phương.
Kinh tế phát triển, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng phát triển theo. Đặc biệt các nhà máy, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là nơi thu hút một lực lượng lớn lao động của đất nước.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đảng và nhà nước đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển. Trong đó có chính sách đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần kinh tế tư nhân không ngừng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng Bằng sông Hồng, là trung tâm, cầu nối của tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Sự phát triển của Đồng Bằng sông Hồng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế cả nước, chính vì vậy các chính sách phát triển kinh tế đối với Đồng Bằng sông Hồng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Với vị trí thuận lợi về giao thông, được sự quan tâm của Nhà nước, của Tỉnh trong 10 năm trở lại đây huyện Kim Thành đã có những thay đổi nhanh chóng.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo xu hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các cụm công nghiệp liên tiếp được hình thành, môi trường đầu tư không ngừng được quan tâm, đặc biệt cùng với chính sách chung của cả nước, của tỉnh Hải Dương. Huyện Kim Thành cũng hết sức quan tâm tới sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực này.
Trước đây khi chưa có chính sách khuyến khích sự phát triển đối với kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chỉ có loại hình kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước tồn tại. Một lượng lớn nguồn lực đã bị lãng phí, không được huy động vào sản xuất kinh doanh.
Từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khu vực KTTN được tạo điều kiện phát triển song hành cùng với nhiều khu vực kinh tế khác. Thực tế đã khẳng định vai trò, cũng như những đóng góp to lớn của KTTN vào sự phát triển chung của cả nước, của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nói riêng.
Hiện nay, khi nước ta đã ra nhập WTO, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó có sự tác động tới khu vực kinh tế tư nhân.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động của KTTN tới sự phát triển kinh tế là rất cần thiết, từ đó kịp thời có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơ chế thúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế địa phương và cả nước
Xuất phát từ các lý do trên tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân: hộ cá thể, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương từ năm 2000; 2005-2007, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình KTTN ở huyện Kim Thành.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN nói chung, hộ cá thể, doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN nói riêng ở tỉnh Hải Dương.
- Đánh giá tình hình và kết quả phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ cá thể, doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở huyện Kim Thành, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thành phần kinh tế này tại huyện Kim Thành trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Kim Thành trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại hình thuộc khu vực kinh tế tư nhân: Hộ cá thể, Doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không có vốn nhà nước, không có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Kim Thành.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trong giai đoạn 2000; 2005-2007.
- Nghiên cứu những cơ sở được cơ quan Nhà nước cấp đăng ký kinh doanh.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.
a) Kinh tế tư nhân:
* Khái niệm về kinh tế tư nhân:
KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước.
Khu vực kinh tế tư nhân: là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân.
Hiện nay ở các quốc gia có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân. Ở các quốc gia phát triển thì mọi hoạt động kinh tế không thuộc khu vực kinh tế nhà nước thì đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân. Các công ty tư nhân hay các hợp tác xã, các công ty hợp danh của một nhóm người hay các công ty CP xuyên quốc gia cũng đều có đặc điểm chung là những đơn vị sản xuất kinh doanh không phải của Nhà nước, các quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp luôn do cá nhân, hay đại diện của một nhóm cá nhân đề ra. Việc nhìn nhận này không chỉ thấy hết tiềm lực KTTN của một quốc gia, mà còn là cơ sở cho phương thức quản lý thống nhất, bình đẳng đối với các loại hình sản xuất kinh doanh trong xã hội.
Ở Việt Nam cũng có những cách hiểu khác nhau về phạm vi của kinh tế tư nhân:
* Cách hiểu thứ nhất: Khu vực KTTN gồm các DNTN trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Các DNTN trong nước bao hàm cả các hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp phi nông nghiệp. Việc hiểu khu vực KTTN theo nghĩa rộng như vậy tạo cơ sở đánh giá hết tiềm năng của KTTN đối với phát triển kinh tế Việt Nam, song lại gặp khó khăn trong thống kê, khi muốn tách bạch phần góp vốn của Nhà nước trong các công ty cổ phần, cũng như trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, theo cách phân biệt này, việc phân tích đôi khi sẽ gặp khó khăn, bởi không phải tất cả các bộ phận trong khu vực KTTN đều được Nhà nước đối xử như nhau. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung luôn nhận được những điều kiện thuận lợi hơn các DNTN trong nước, cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh cá thể.
* Cách hiểu thứ hai: Khu vực KTTN cũng có thể được hiểu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành ba khu vực kinh tế: Khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một số chuyên gia cho rằng việc đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi khu vực KTTN trong nước sẽ không đánh giá đúng tiềm năng, cũng như vai trò của khu vực này cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đặc biệt trong điều kiện kinh tế mở, từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế hiện nay.
* Cách hiểu thứ ba: Khu vực KTTN bao gồm các loại hình DNTN trong nước, nhưng không bao hàm hộ kinh doanh cá thể. Cách hiểu này bộc lộ nhiều hạn chế. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của Việt Nam thường theo cách phân loại này.
* Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Việc hiểu KTTN gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế của nước ta theo quan niệm lúc đó có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong Nghị Quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “…KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân…”.
Hộ kinh doanh cá thể là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Hình thức này chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, việc sử dụng lao động làm thuê không thường xuyên. Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của mình.
Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Các loại doanh nghiệp này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất.
* Theo quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế.
Đảng ta xác định có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, KTTN (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, được xác định có vai trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế.
* Theo nhà kinh tế Hunggary J. Kornai, khu vực KTTN gồm các đơn vị sau:
Hộ gia đình như một đơn vị kinh tế. Sản xuất và dịch vụ trong nội bộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân họ.
Xí nghiệp tư nhân chính thức, hoạt động theo các quy định của luật pháp, bất kể ở mức độ nào, từ việc kinh doanh của một cá nhân đến xí nghiệp lớn.
Xí nghiệp tư nhân phi chính thức, tức là một đơn vị của “kinh tế ẩn”. Loại này bao gồm mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ do các cá nhân thực hiện, không có giấy phép riêng của chính quyền, phục vụ cho nhau, hay cho xí nghiệp tư nhân chính thức.
Bất kể việc sử dụng hữu ích nào của tài sản tư nhân hay tiết kiệm tư nhân, kể từ việc cho thuê sở hữu tư nhân đến việc vay mượn giữa các tư nhân với nhau.
Từ những ý kiến trên có thể thấy rằng, quan niệm về KTTN ở nước ta chưa thống nhất và được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tiêu thức phân loại chưa rõ ràng và thiếu nhất quán: Nếu lấy tiêu thức sở hữu làm cơ sở để phân loại thì tại sao lại có sự khác biệt giữa tư nhân với cá thể. Nếu tính đến tiêu thức có bóc lột người lao động để phân biệt giữa tư nhân và cá thể thì không ai dám chắc các cơ sở cá thể có hàng chục lao động là không có bóc lột. Hơn nữa trên thực tế, khó có thể xác định một cách chính xác khu vực KTTN do hiện tượng tư nhân núp bóng quốc doanh, mượn tên quốc doanh xây dựng các sân sau bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, trốn tránh đăng ký kinh doanh, tư nhân đội lốt tập thể dưới dạng các tổ hợp và đội lốt hộ kinh doanh gia đình…Trong tất cả các công ty liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, số vốn cộng gộp của Nhà nước ta chỉ chiếm 14% tổng số vốn thực hiện, phía tư nhân nước ngoài sở hữu 44%, còn lại vốn vay là 42% [12].
Trên thế giới, trước khi hình thành khu vực kinh tế Nhà nước, KTTN giữ vị trí độc tôn trên thị trường và thường đồng nhất với kinh tế thị trường. Chính vì vậy, nói đến kinh tế thị trường bao giờ cũng nói đến KTTN và trong các tài liệu, sách báo thường chỉ đề cập tới bản chất của KTTN đó là sở hữu tư nhân. Khu vực kinh tế nhà nước do nhà nước sở hữu (hoặc có CP khống chế) nên nhà nước có thể chi phối và kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khu vực KTTN là phần còn lại, ngoài khu vực Nhà nước. Sự phân chia như vậy chủ yếu dựa trên tiêu chí sở hữu tư liệu sản xuất hoặc vốn. Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện nay, sự đan xen sở hữu giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực KTTN hiện nay làm cho sự phân loại thêm phức tạp. Trong các công ty sở hữu hỗn hợp, khu vực KTTN được xác định dựa vào tỷ lệ vốn khống chế thuộc về tư nhân. Tỷ lệ vốn khống chế này tùy vào điều kiện mỗi nước và có thể dao động từ 18-40%, không nhất thiết phải trên 50%. Ví dụ, ở Trung Quốc, trong quá trình CP hóa doanh nghiệp Nhà nước và theo luật công ty của nước này, Nhà nước chỉ nắm 35% cổ phiếu của các công ty là có thể khống chế được hoạt động của công ty [12].
* Theo chúng tôi để đánh giá đúng tiềm năng của khu vực KTTN Việt Nam, thì khu vực KTTN bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Tách riêng khu vực KTTN Việt Nam ra khỏi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đúng hơn vai trò của từng loại hình với sự phát triển chung của nền kinh tế.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi tập trung vào nghiên cứu về hộ cá thể và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
b) Đặc điểm của kinh tế tư nhân:
* Đặc điểm của KTTN trong các nền kinh tế khác nhau:
- Sự giống nhau: Đó là chúng đều tồn tại và phát triển dựa trên “quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”. Đặc điểm này chỉ ra rằng các hình thức sở hữu, nói rộng ra là quan hệ sản xuất đều ra đời, phát triển và tiêu vong có tính khách quan. Mặt khác các hình thức sở hữu hay các quan hệ sản xuất