Luận văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Nguồn vốn luôn là mạch máu xuyên suốt và quan trọng đầu tiên cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động và tồn tại. Đối với các doanh nghiệp mà sản phẩm là tiền tệ như các NHTM thì nguồn vốn càng là nền tảng then chốt để hoạt động và phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển, thị trường chứng khoán đã hình thành được hơn 10 năm đang là một kênh hút vốn lớn của quốc gia, thị trường bất động sản cũng là kênh đầu tư yêu thích của rất nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nướ c. Ngoài ra, thị trường các công cụ nợ như hối phiếu, thương phiếu đã hình thành và đang dần hoàn thiện. Có thể thấy, có rất nhiều sự lựa chọn cho dân chúng trong việc đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên hệ thống NHTM với chức năng là trung gian tài chính giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa những tác nhân dư vốn với những tác nhân thiếu vốn vẫn luôn là một kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt khi có sự tham gia của các ngân hàng lớn trên thế giới. Yêu cầu khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và của chính bản thân các NHTM, tổ chức tài chính trong nước luôn là một thách thức lớn. Là một NHTMCP lớn ở Việt Nam, với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, từ khi ra đời cho đến nay NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện hoạt động kinh doanh đa năng và có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế đất nước và với mục tiêu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực trong vòng 5-10 năm tới thì NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để tạo điều kiện thu hút có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguốn vốn đối với sự phát triển kinh tế và 2 hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng, đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” đã được lựa chọn cho nghiên cứu của luận văn.

pdf106 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------------------- NGUYỄN THỊ LAN PHƢƠNG GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Thƣơng mại Mã số : 6034.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THƢƠNG MẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. Đặng Thị Nhàn HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA ....... 3 CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................... 3 1.1. Các hoạt động chủ yếu của NHTM .............................................................. 3 1.1.1. Tổng quan về NHTM............................................................................ 4 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM ....................................................... 7 1.2. Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của NHTM ............................... 10 1.2.1. Nguồn vốn của NHTM ....................................................................... 10 1.2.2. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với NHTM ................................. 15 1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM ................................................... 17 1.3.1. Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ ......................................................... 17 1.3.2. Huy động vốn trong nước và ngoài nước ........................................... 18 1.3.3. Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn từ thị trường ............................. 20 1.3.4. Huy động vốn từ các nguồn khác ........................................................ 22 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn của NHTM ................ 23 1.4.1. Các yếu tố vĩ mô ................................................................................. 23 1.4.2. Các yếu tố vi mô ................................................................................. 26 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG .. 31 TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ................................................ 31 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Vietcombank .................... 32 2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của Vietcombank ...................... 32 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank ........................... 33 2.2. Thực trạng huy động vốn của Vietcombank: ........................................... 38 2.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn huy động ......................................................... 40 2.2.2. Sự ổn định của vốn huy động và khả năng thanh toán ......................... 43 2.2.3. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ................................. 46 2.3.3. Chi phí huy động vốn ......................................................................... 49 2.2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Vietcombank ........................... 50 3.2.4. Phân tích SWOT hoạt động huy động vốn của Vietcombank trong tình hình hiện nay ................................................................................................ 61 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM .......................... 62 3.1. Chiến lƣợc huy động vốn của Vietcombank: ............................................. 62 3.2. Giải pháp tăng cƣờng huy động vốn tại Vietcombank.............................. 65 3.2.1. Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của Vietcombank trên thị trường trong và ngoài nước......................................... 66 3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 67 3.2.3. Hoàn thiện các chính sách đối với hoạt động huy động vốn ................ 69 3.2.4. Cải thiện cơ cấu nguồn vốn ............................................................... 83 3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ............................................. 84 3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và NH Nhà nƣớc ............................... 88 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................................ 88 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN .................................................................... 93 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Anh AUD Australia Dollar Đô la Úc ATM Automated teller machine Máy giao dịch tự động CAR Capital Adequacy Ratio Hệ số an toàn vốn tối thiểu vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro EUR Euro Đồng tiền chung Châu Âu Euro GBP Great Britain Pound Bảng Anh FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ L/C Letter of Credit Thư tín dụng SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức WTO World trade Organnization Tổ chức thương mại thế giới Tiếng Việt AGB/Agribank Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DNNN Doanh nghiệp Nhà nước KH Khách hàng NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM NN Ngân hàng thương mại Nhà nước PGD Phòng giao dịch TCTD Tổ chức tín dụng TCKT-XH Tổ chức kinh tế xã hội VND Việt Nam Đồng Vietcombank/VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng Bảng 2.1: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank ........... 38 Bảng 2.2: Trách nhiệm của hội sở chính và chi nhánh Vietcombank trong công tác huy động vốn .......................................................................... 38 Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank (2003-2009) ......................................................................................... 39 Bảng 2.4: Nguồn vốn huy động từ thị trường liên NH và nền kinh tế của Vietcombank (2007-2009) .................................................................... 41 Bảng 2.5: Vốn huy động ngoại tệ quy USD từ nền kinh tế (2007-2009) 42 Bảng 2.6: Vốn huy động VNĐ từ nền kinh tế (2007-2009) ...................... 42 Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng của Vietcombank (2007-2008-2009) ................ 47 Bảng 2.8: Huy động và sử dụng vốn ngắn hạn tại Vietcombank ............... 48 Bảng 2.9: Huy động và sử dụng vốn dài hạn tại Vietcombank .................. 49 Bảng 3.1: Kết quả điều tra nhu cầu khách hàng đặc biệt tháng 12/2008 .... 83 Hình Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của NHNT VN ...... 32 Hình 2.2: Thị phần tiền gửi của VCB so với các NH khác 2008 ............... 34 Hình 2.3: Thị phần cho vay của VCB so với các NH khác 2008 ............... 35 Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank 2007-2008-2009 35 Hình 2.5: Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank ... 46 Hình 2.6: Cơ cấu tín dụng của Vietcombank năm 2007-2008-2009 .......... 47 Hình 3.1: Kết quả khảo sát 1: ”Năm 2010, bạn dự định tập trung nguồn vốn của mình vào lĩnh vực nào?” ............................................................................... 87 Hình 3.2: Kết quả khảo sát 2 :“Có tiền mặt vào thời điểm này, bạn quan tâm đến kênh đầu tư nào?” .......................................................................... 89 Hình 3.3: Kết quả khảo sát : “Theo bạn, kết thúc năm 2010, lạm phát tại Việt Nam sẽ đứng ở mức nào?” .................................................................... 89 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn luôn là mạch máu xuyên suốt và quan trọng đầu tiên cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động và tồn tại. Đối với các doanh nghiệp mà sản phẩm là tiền tệ như các NHTM thì nguồn vốn càng là nền tảng then chốt để hoạt động và phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển, thị trường chứng khoán đã hình thành được hơn 10 năm đang là một kênh hút vốn lớn của quốc gia, thị trường bất động sản cũng là kênh đầu tư yêu thích của rất nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, thị trường các công cụ nợ như hối phiếu, thương phiếu đã hình thành và đang dần hoàn thiện. Có thể thấy, có rất nhiều sự lựa chọn cho dân chúng trong việc đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên hệ thống NHTM với chức năng là trung gian tài chính giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa những tác nhân dư vốn với những tác nhân thiếu vốn vẫn luôn là một kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt khi có sự tham gia của các ngân hàng lớn trên thế giới. Yêu cầu khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và của chính bản thân các NHTM, tổ chức tài chính trong nước luôn là một thách thức lớn. Là một NHTMCP lớn ở Việt Nam, với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, từ khi ra đời cho đến nay NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện hoạt động kinh doanh đa năng và có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế đất nước và với mục tiêu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực trong vòng 5- 10 năm tới thì NHTMCP Ngoại thương Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để tạo điều kiện thu hút có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguốn vốn đối với sự phát triển kinh tế và 2 hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng, đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” đã được lựa chọn cho nghiên cứu của luận văn.. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu lý luận hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. - Tìm hiểu, đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây. - Đề xuất các giải pháp để Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có thể tăng cường huy động vốn từ nền kinh tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn từ bên ngoài tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Phân tích thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam qua các năm 2007, 2008 và nửa đầu năm 2009 trên các mặt: qui mô, cơ cấu, sự ổn định, chi phí vốn và sự phù hợp với sử dụng vốn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp so sánh. Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 3 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu luận văn chia làm 3 chương Chương 1. Lý luận về huy động vốn của các Ngân hàng thương mại Chương 2.Thực trạng huy động vốn tai Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chương 3. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam CHƢƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 4 1.1.1. Tổng quan về NHTM 1.1.1.1. Khái niệm: Ở mỗi quốc gia, khái niệm về NHTM được định nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi bổ sung năm 2004, điều 20 định nghĩa: “NHTM là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan” “TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động NH”. “Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường xuyên là nhận gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Thực tế ngày nay rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quĩ hỗ tương và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của NH. Ngược lại, NH cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh (các tổ chức tài chính phi NH) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quĩ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Như vậy, NH là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục và dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. 1.1.1.2. Các loại hình NHTM - Phân loại dựa vào hình thức sở hữu: + NHTM quốc doanh (State owned Commercial Bank): Là NHTM được thành lập bằng 100% vốn của Nhà nước. + NHTM cổ phần (Joint Stock Commercial Bank): Là NH thành lập dưới dạng công ty cổ phần. NHTM CP hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của NHNN Việt Nam khi hoạt động. Comment [01]: 5 + NHTM liên doanh (Joint Venture Commercial Bank): Là NH được thành lập bằng vốn góp của bên NH Việt Nam và bên NHNNg có trụ sở tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam + Chi nhánh NHTM nước ngoài (Foreign Bank Branch): Là NH được thành lập theo luật pháp nước ngoài nhưng hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Ngoài các loại hình kể trên, ở Việt Nam còn có hai NH đặc biệt của Chính phủ, hoạt động không vì lợi nhuận là NH Phát triển Việt Nam (Development Bank of Vietnam) và NH Chính sách xã hội (Social Policy Bank). - Phân loại dựa vào chiến lƣợc kinh doanh và mối quan hệ giữa NH với khách hàng: + NH bán buôn (Wholesale Banking): Là NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng là các công ty, xí nghiệp qui mô lớn, các tập đoàn kinh tế… chứ không giao dịch với các khách hàng cá nhân) + NH bán lẻ (Retail Banking): Là NH chủ yếu giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng là cá nhân. + NH vừa bán buôn vừa bán lẻ: Là NH giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng là công ty lẫn cá nhân). Đại đa số các Chi nhánh NH nước ngoài như ABM–AMRO Bank, Deustchs Bank, The Chase Manhattan Bank,… đều hoạt động theo mô hình NH bán buôn. Trong khi đó hầu hết các NHTM của Việt Nam đều thuộc loại hình NH vừa bán buôn vừa bán lẻ. Tuy nhiên, hiện nay các Chi nhánh NH nước ngoài cũng đã bắt đầu triển khai rộng rãi các dịch vụ NH bán lẻ đến các đối tượng khách hàng cá nhân (do họ đã được phép hoạt động bán lẻ theo cam kết mở cửa các hoạt động dịch vụ NH sau khi Việt Nam gia nhập WTO). - Phân loại dựa vào quan hệ tổ chức: + NH hội sở: Là nơi tập trung quyền lực cao nhất và cung cấp khá đầy đủ các dịch vụ NH so với các Chi nhánh và Phòng giao dịch. + NH chi nhánh (cấp 1, cấp 2) và Phòng giao dịch: Qui mô nhỏ hơn hội sở và cung cấp không đầy đủ tất cả các giao dịch mà chỉ tập trung vào các giao dịch và dịch vụ cơ bản như huy động vốn, thanh toán, cho vay… 6 1.1.1.3. Chức năng và vai trò của NHTM Là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá, NH trở thành yếu tố không thể thiếu và ngày gắn bó mật thiết với sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dù trình độ phát triển của các hệ thống tài chính ở các nước khác nhau nhưng các NHTM đã và sẽ còn chiếm giữ vị trí thống trị trong số các trung gian tài chính của các nền kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể cất cánh, phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống tài chính NH vững mạnh. - Ba chức năng chủ yếu của NHTM là: + Chức năng trung gian tài chính Các NHTM thực hiện việc chuyển giao vốn từ những thực thể có vốn nhàn rỗi đến những thực thể có nhu cầu về vốn. Với tư cách người đi vay, NHTM huy động tiền gửi và bán các công cụ tài chính ra thị trường để tạo lập nguồn vốn. Trên cơ sở nguồn vốn này, NH cấp tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu về vốn tiền tệ hay mua chứng khoán. + Chức năng trung gian thanh toán Còn được gọi là chức năng thủ quỹ cho các thực thể trong nền kinh tế. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, mọi cá nhân và các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản giao dịch tại hệ thống NHTM và các NHTM sẽ nhận nhiệm vụ thu chi theo lệnh của chủ tài khoản. Các NHTM được thêm một nguồn vốn với chi phí thấp nhưng nguồn vốn này thường xuyên biến động. Như vậy, để quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn này NHTM phải tính toán tất cả các yếu tố liên quan đến thời vụ kinh doanh của các chủ tài khoản, diễn biến kinh tế nói chung…Còn chủ tài khoản nhận thấy an toàn và thuận tiện nhiều hơn so với việc thanh toán tiền mặt không qua hệ thống NH. + Chức năng tạo tiền Đây là hệ quả tất yếu của hai chức năng trên vì quá trình tạo tiền thực chất là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống NHTM. Từ một khoản tiền gửi ban đầu, hệ thống NHTM tạo lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần số tiền gửi ban đầu mặc dù mỗi NH vẫn chỉ cho vay trong phạm vi tiền gửi mà nó có. Lượng tiền mà các NHTM tạo ra phụ thuộc vào số tiền dự trữ an toàn mà NHTM đó giữ lại. Thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín 7 dụng, NHTW có thể căn cứ vào đó để xác định khối lượng tiền cơ bản cần đưa vào lưu thông nhằm có được mức cung tiền tệ mong muốn. - Vai trò của NHTM: + Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, NH thu hút những khoản tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mở rộng năng lực hoạt động. Vì vậy, NH là chiếc cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. + NHTM là nơi tích tụ và tập trung những khoản tiền gửi nhỏ, lẻ tẻ, thời hạn ngắn thành những khoản tín dụng lớn, thời hạn dài hơn để đầu tư vào những ngành đang phát triển và góp phần bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế. + Khi thực hiện chức năng thanh toán cho cá nhân và doanh nghiệp, NH tạo hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Phương thức này làm giảm chi phí và thời gian cho khách hàng. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua NH là: thư tín dụng, séc bảo chi, nhờ thu, thẻ tín dụng…Từ đó, tốc độ lưu thông tiền tệ được đẩy nhanh, quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục… Nhìn chung, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, NHTM ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Hệ thống NHTM Việt Nam trong suốt thời gian hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã đóng vai trò quan trọng trong đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM Bước chuyển mình lớn nhất của hệ thống NH bắt đầu từ thế kỷ 20 khi mà các NH áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh của mình. Theo đó, hàng loạt các sản phẩm mới ra đời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như: chiết khấu thương phiếu, tài trợ cho các hoạt động của chính phủ, cung cấp các dịch vụ tài khoản tiền gửi, và cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, môi giới đầu tư, các dịch vụ
Luận văn liên quan