Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Nằm trong chiến lược phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập và phát triển với mục tiêu tận dụng được lợi thế của vùng để làm đầu tầu cho phát triển kinh tế xã hội của cả nước theo mô hình các cực tăng trưởng. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thực hiện lấy công nghiệp làm ngành phát triển chính, thúc đẩy các ngành khác phát triển từ đó phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với lợi thế đặc thù của mình đã lựa chọn trong số các ngành công nghiệp những ngành mà vùng có lợi thế nhất để tập trung cho phát triển, gọi là các ngành công nghiệp chủ yếu. Trong thời gian qua, sự phát triển mới chỉ gần chục năm của vùng, chính sách tập trung phát triển cho các ngành công nghiệp chủ yếu đã thể hiện là một bước đi đúng đắn trong mong muốn phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững, làm một cực tăng trưởng có tác dụng lan tỏa tới toàn nền kinh tế của vùng. Nhưng bện cạnh đó không phải không tồn tại những bất cập, thiếu hợp lý của quá trình phát triển. Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế về mọi mặt của nền kinh tế và sắp bước sang giai đoạn chiến lược phát triển mới, giai đoạn 2010-2020 nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần phải xem xét lại một cách đúng đắn quá trình phát triển của mình để từ đó có những giải pháp nhằm điều chỉnh ngay, hợp lý, thúc đẩy các ngành cho giai đoạn phát triển sau đạt hiệu quả hơn. Do vậy việc nghiên cứu hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là việc nghiên cứu một động lực của sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng cần phải được thực hiện một cách cụ thể, nghiêm túc. Với mục đích như vậy tác giả xin chọn đề tài luận văn là: “Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả các mặt của các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn phát triển vừa qua và trong giai đoạn phát triển sắp tới. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu với việc áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp phân tích – tổng hợp. - Phương pháp hệ thống mô tả. - Phương pháp hệ thống hóa. - Phương pháp suy luận logic. Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu như vậy, nội dụng của đề tài được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: - Chương I: Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Chương II: Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian qua. - Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

doc108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 3 I. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3 1. Quá trình hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3 2. Vị trí và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 5 3. Tiềm năng và thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 7 3.1. Nguồn nhân lực. 7 3.2. Tài nguyên thiên nhiên. 8 3.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật. 10 4. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. 12 4.1. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. 12 4.2. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp. 14 4.3. Phát triển văn hoá- xã hội. 15 4.4. Phát triển kết cấu hạ tầng: 16 II. Lựa chọn các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2001-2010. 17 1. Quan niệm về các ngành công nghiệp chủ yếu. 17 2. Các tiêu chí lựa chọn ngành công nghiệp chủ yếu. 19 2.1. Hệ thống tiêu chí lựa chọn ở tầm vĩ mô. 19 2.2. Hệ thống tiêu chí lựa chọn của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. 21 3. Hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 24 III. Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 32 1. Vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp chủ yếu trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 32 1.1. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng. 32 1.2. Ngành công nghiệp chủ yếu giúp phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng cũng như của quốc gia. 33 1.3. Ngành công nghiệp chủ yếu góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 33 2. Sự thay đổi trong các yếu tố phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 34 2.1. Nguồn nhân lực. 34 2.2. Tài nguyên thiên nhiên. 35 2.3. Điều kiện kết cấu hạ tầng. 36 2.4. Việc thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư. 36 3. Những yêu cầu mới trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời gian tới. 37 3.1. Đổi mới tư duy kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 37 3.2. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp – khu công nghệ cao của vùng là một trong những mục tiêu quan trọng. 38 3.3. Nâng cao quan điểm phát triển công nghiệp chủ yếu của vùng. 38 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TÉ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ TRONG THỜI GIAN QUA 40 I. Quy mô phát triển sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu. 40 1. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 40 2. Lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 45 3. Trình độ công nghệ sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 50 II. Mạng lưới phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 52 1. Phân bố theo không gian lãnh thổ của vùng. 52 2. Tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 56 III. Năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chủ yếu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 59 1. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh cao. 60 2. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh trung bình. 65 3. Những ngành có khả năng (năng lực) cạnh tranh yếu. 68 IV. Kết luận về thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 70 1. Những mặt được. 70 2. Những mặt chưa được. 73 3. Những nguyên nhân chủ yếu. 77 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 79 I. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 79 1. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 79 2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 79 II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn tới. 81 1. Định hướng danh mục các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo quan điểm của tác giả. 81 2. Tổ chức sắp xếp, quy hoạch lại các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng. 84 3. Chính sách ưu tiên cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 87 3.1. Về tổ chức và cơ chế sản xuất kinh doanh. 87 3.2. Chính sách về huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng. 88 3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực ưu tiên cho các ngành công nghệp chủ yếu của vùng. 97 3.4. Chính sách về tài chính, thuế. 98 4. Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với sự phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu. 100 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Quy mô giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 41 Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 42 Bảng 3: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 43 Bảng 4: Số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 46 Bảng 5: Tốc độ tăng số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 47 Bảng 6: Cơ cấu lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 48 Bảng 7: Phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung theo địa phương. 53 Bảng 8: Các khu công nghiệp phân bố theo địa phương của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 57 Bảng 9: Phân bổ các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung theo địa phương trong giai đoạn tới. 85 LỜI MỞ ĐẦU Nằm trong chiến lược phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập và phát triển với mục tiêu tận dụng được lợi thế của vùng để làm đầu tầu cho phát triển kinh tế xã hội của cả nước theo mô hình các cực tăng trưởng. Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa thực hiện lấy công nghiệp làm ngành phát triển chính, thúc đẩy các ngành khác phát triển từ đó phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với lợi thế đặc thù của mình đã lựa chọn trong số các ngành công nghiệp những ngành mà vùng có lợi thế nhất để tập trung cho phát triển, gọi là các ngành công nghiệp chủ yếu. Trong thời gian qua, sự phát triển mới chỉ gần chục năm của vùng, chính sách tập trung phát triển cho các ngành công nghiệp chủ yếu đã thể hiện là một bước đi đúng đắn trong mong muốn phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững, làm một cực tăng trưởng có tác dụng lan tỏa tới toàn nền kinh tế của vùng. Nhưng bện cạnh đó không phải không tồn tại những bất cập, thiếu hợp lý của quá trình phát triển. Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế về mọi mặt của nền kinh tế và sắp bước sang giai đoạn chiến lược phát triển mới, giai đoạn 2010-2020 nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cần phải xem xét lại một cách đúng đắn quá trình phát triển của mình để từ đó có những giải pháp nhằm điều chỉnh ngay, hợp lý, thúc đẩy các ngành cho giai đoạn phát triển sau đạt hiệu quả hơn. Do vậy việc nghiên cứu hệ thống các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là việc nghiên cứu một động lực của sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng cần phải được thực hiện một cách cụ thể, nghiêm túc. Với mục đích như vậy tác giả xin chọn đề tài luận văn là: “Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tất cả các mặt của các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong giai đoạn phát triển vừa qua và trong giai đoạn phát triển sắp tới. Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu với việc áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp phân tích – tổng hợp. - Phương pháp hệ thống mô tả. - Phương pháp hệ thống hóa. - Phương pháp suy luận logic. Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu như vậy, nội dụng của đề tài được chia làm 3 chương, cụ thể như sau: - Chương I: Sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Chương II: Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong thời gian qua. - Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới: - Thầy giáo PGS.TS. Ngô Thắng Lợi đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. - Văn Phòng Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm thuộc Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và thu thập số liệu. - Các thầy cô trong khoa Kế hoạch & Phát triển, các thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Được sự quan tâm như vậy em đã hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ I. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 1. Quá trình hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Một trong những nhân tố đột phá then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là có những chính sách hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế. Yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế của đất nước là một yêu cầu khách quan cấp thiết trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ nghiên cứu các đặc điểm về vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm và thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước; các yếu tố tác động từ bên ngoài đến nền kinh tế của đất nước như: bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như xu hướng toàn cầu hoá nhằm rút ra kết luận về những lợi thế, thời cơ phát triển cũng như những hạn chế, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm giúp cho việc hoạch định những chính sách phát triển mang tính đột phá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân. Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh, thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước. Liên kết Vùng là yêu cầu tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công nghiệp nói riêng. Mỗi địa phương chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững dựa trên sự phân công và hợp tác tối ưu toàn vùng. Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng. Mặt khác, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm trở thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước là một vấn đề có tính chiến lược. Theo hướng đó, năm 1997 Chính phủ đã ra quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 5 tỉnh, thành phố. Đây là vùng lãnh thổ có tiềm lực kinh tế lớn thứ hai sau vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tác động thúc đẩy phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010; Có 5 tỉnh, thành phố được xếp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đó là: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm vừa qua có được sự tăng trưởng cao và ổn định là do đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Song sự tăng trưởng đó một phần là do sự tác động qua lại không chỉ giữa các vùng kinh tế trọng điểm mà còn do những tác nhân quan trọng khác như: hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: đường bộ, đường thuỷ, sân bay, các bến, cảng v..v.. trong các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh/ thành phố trong cả nước nhằm mục tiêu tác động cùng phát triển. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang phát huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, và không chỉ tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực mà còn góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng. Nhà nước tiếp tục thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tầu tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo điều kiện và đầu tư thích đáng hơn cho vùng nhiều khó khăn. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật về nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực, gắn chặt phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, cải thiện môi trường và quốc phòng an ninh. Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định “Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”. Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sau khi bổ sung là 15.277 km2, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến năm 2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.     Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Trong các quyết định này, quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã được mở rộng thêm 3 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Đồng thời, quyết định này cũng thay thế cho các quyết định số 747/1997/QĐ-TTg đã ban hành năm 1997. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. 2. Vị trí và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí, vai trò trọng yếu về chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng của cả nước và được Đảng – Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Ngoài tỉnh Quảng Ninh thuộc khu Đông Bắc, các tỉnh còn lại thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Tổng diện tích của vùng là 15289,5 km², bằng 4,64% diện tích tự nhiên của cả nước; dân số (năm 2006) là khoảng 13,807triệu người bằng 16,3% so với cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đủ 4 mùa tương đối rõ rệt trong năm, độ ẩm khá cao. Khí hậu của vùng thích hợp với cây trồng, vật nuôi nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trong vùng là 24°C. Số giờ nằng trung bình trong năm là 1800 giờ. Vùng có lịch sử phát triển, có bề dầy và tiêu biểu cho những truyền thống văn hóa, xã hội và phong tục tập quán của người Việt Nam, cái nôi của nền văn hóa lúa nước của Việt Nam và nước Văn Lang đầu tiên. Trong vùng có kinh đô Thăng Long xưa, hiện nay là Thủ đô Hà Nội trải gần 1000 năm tuổi, trung tâm đầu não về chính trị, tiêu biểu về văn hóa – xã hội, hàng đầu về khoa hoc – công nghệ và kinh tế của cả nước. Nằm trong vòng cung biển Đông – biển Hoa Nam – biển Nhật Bản, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc, vùng có vị trí địa kinh tế - chính trị và tiềm năng mở rộng giao lưu quốc tế về kinh tế thương mại, văn hóa và đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ở khu vực phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ với các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, đây vừa là khu vực thị trường lớn vừa có nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển. Thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong nước và quốc tế. Khu vực ven biển Hải Phòng – Quảng Ninh là hành lang kinh tế ven biển có cụm cảng cửa ngõ ra biển lớn nhất miền Bắc. Địa bàn cũng là nơi tập trung hầu hết các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quan trọng của khu vực phía Bắc. Hệ thống đô thị phát triển rộng khắp. Đây là vùng hạt nhân, địa bàn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và công nghiệp hóa của cả khu vực đồng bằng sông Hồng, khu vực miền núi trung du phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, có ảnh hưởng lan tỏa mạnh mẽ đền quá trình phát triển trên phạm vi cả nước. 3. Tiềm năng và thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 3.1. Nguồn nhân lực. Thế mạnh nổi trội nhất của vùng là nguồn nhân lực,đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà giáo và bác sỹ hàng đầu cả nước về quy mô và trình độ, có tác dụng thúc đẩy phát triển các dịch vụ nghiên cứu và triển khai khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ở trong nước và ra khu vực. Dân số năm 2006 là khoảng 13,807 triệu người, bằng 16,3% dân số cả nước với tốc độ tăng dân số thời kỳ 2001-2005 là 1,25%. Quy mô dân số đô thị của vùng gia tăng đáng kể, từ 3386,6 nghìn người năm 2000 (chiếm 85,55% dân số đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 18% dân số đô thị của cả nước) lên 4325,274 nghìn người năm 2005 (chiếm 86,57% dân số đô thị vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 19,1% dân số đô thị của cả nước) và 4549,303 nghìn người vào năm 2006. Trong giai đoạn 2001-2005 trung bình mỗi năm dân số đô thị của vùng tăng khoảng 174 nghìn người. Nguồn lao động của vùng năm 2005 khoảng 7,48 triệu lao động (chiếm 55,4% tổng dân số của vùng). Trong tổng số 2,45 triệu lao động có tay nghề thì có khoảng 61% lao động có trình độ chuyên môn là công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, trong đó lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên là 661,3 nghìn người (chiếm 27%); lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 465,3 nghìn người (chiếm 19%) và lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng là 367,4 nghìn người (chiếm 14%). Tỷ lệ này của các đô thị lớn là rất cao như: Hà Nội 77,1%, Vĩnh Phúc 65%, Quảng Ninh 72,8%, Hải Dương 55%...Lực lượng lao động trẻ có tay nghề đã và đang được xem như là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. Dự báo dân số của vùng đến năm 2010 là khoảng 15 triệu người, năm 2020 là khoảng 17,3 triệu người. Với ưu thế nổi trội về đội ngũ lao động kỹ thuật và là nơi tập trung đông các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, có trang thiết bị hiện đại nhất cả nước, trong tương lai ưu thế này vẫn được củng cố và có chiều hướng phát triển. Đây là tiềm năng, lợi thế so sánh lớn, cần được phát huy tao ra sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc của vùng và lôi kéo các vùng khác trong cả nước phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và chuẩn bị tiền đề phát triển nền kinh tế trí thức. 3.2. Tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên trong vùng khá phong phú và đa dạng. Do đó, vùng có điều kiện phát triển nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp yêu cầu lao động kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Vịnh Bắc Bộ. (i) Tài nguyên đất: Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của toàn vùng. Trong tổng diện tích của vùng, đền năm 2005 đã sử dụng 58,31% vào mục đích nông nghiệp;
Luận văn liên quan