Có thể nói, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khu
vực hoá, toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển
nền kinh tế thế giới. Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong ph ạm
vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tận
dụng mọi lợi thế so sánh. Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó, Việt Nam đã th ực hiện
nhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Một trong những nỗ lực lớn nhất của Việt
Nam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở
thành thành viên th ứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một công cụ thương
mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế. Những bước phát
triển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ
giữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế. .
Thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nó
thu hút v ốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đối
với các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động, và
thúc đ ẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển.
Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua, các hoạt
động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào
sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này khiến Nhà nước ta luôn
quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Môi
trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu
quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động này , mua bán hàng hoá quốc
tế đóng vai trò phổ biến và rất quan trọng. Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràng
buộc trách nhiệm của các bên tham gia của việc mua bán hàng hoá này chính là hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
81 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5213 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
1
Luận văn
Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế tại Cơng ty TNHH Vật tư
khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
2
LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khu
vực hoá, toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển
nền kinh tế thế giới. Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm
vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tận
dụng mọi lợi thế so sánh. Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó, Việt Nam đã thực hiện
nhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Một trong những nỗ lực lớn nhất của Việt
Nam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một công cụ thương
mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế. Những bước phát
triển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ
giữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế. .
Thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nó
thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đối
với các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động, và
thúc đẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển.
Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua, các hoạt
động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào
sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này khiến Nhà nước ta luôn
quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Môi
trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu
quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động này, mua bán hàng hoá quốc
tế đóng vai trò phổ biến và rất quan trọng. Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràng
buộc trách nhiệm của các bên tham gia của việc mua bán hàng hoá này chính là hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học kỹ
thuật Đông Dương - Indochina, vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế của Công ty đã thu hút sự quan tâm của tôi. Qua nghiên cứu thực tiễn ký kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty, được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo PGS, TS Trần Văn Nam, tôi đã chọn đề tài: “Giao kết và thực hiện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
3
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật
Đông Dương- Indochina” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Bố cục chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành ba
chương:
Chương I: Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế tại Indochina.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao kết
và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty để khảo
sát thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong chuyên đề thực
tập. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
chuyên đề thực tập của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Hải Ninh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
4
CHƯƠNG I:
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HOÁ QUỐC TẾ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.1. Khái niệm
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận
(Điều 3 khoản 8- Luật Thương mại 2005) Mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua
bán hàng hoá được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Việc MBHHQT phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27- Luật
Thương mại 2005)
Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hoá chính là hợp đồng. Hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế (MBHHQT) trước hết là một hợp đồng mang đầy đủ đặc trưng của
một hợp đồng mua bán hàng hoá, nhưng có thêm yếu tố quốc tế. Tính quốc tế của hợp
đồng MBHHQT có thể được xác định bằng nhiều cách, được công nhận cả trên phạm vi
luật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc gia. Việc xác định yếu tố quốc tế này căn
cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của các đối tác, hay những tiêu chuẩn tổng
quát hơn như việc đánh giá hợp đồng “có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia”, “liên
quan đến sự lựa chọn giữa luật của các nước khác nhau”, hoặc “có ảnh hưởng đến các
quyền lợi trong buôn bán quốc tế”(1) . Theo giả định của nguyên tắc hợp đồng thương
mại quốc tế ( PICC- Principles of International Commercial Contracts) thì quan điểm về
các hợp đồng “quốc tế” nên được giải thích theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ những
trường hợp không liên quan đến yếu tố quốc tế, ví dụ khi tất cả các yếu tố cơ bản của
hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia cụ thể.
Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữu
hình, hợp đồng MBHHQT được định nghĩa: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là
1 “Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” Người dịch: Lê Nết-NXB TP HCM 1999.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
5
hợp đồng, trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá
được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa
các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau” Công ước Viên 1980 của Liên hợp
quốc về hợp đồng MBHHQT đã gián tiếp định nghĩa loại hợp đồng này khi quy định
trong Điều 1: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được
ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.
Ở Việt Nam, Luật Thương mại 1997 đề cập đến “hợp đồng mua bán hàng hoá
với thương nhân nước ngoài” ở Điều 80, và chỉ đề cập đến những điểm khác biệt của
loại hợp đồng này thông qua sự khác biệt trong quốc tịch của các chủ thể tham gia hợp
đồng: “hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán
hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương
nhân nước ngoài”. Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng chỉ đưa ra quy định hình
thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là “thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 27.2)
Việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, chính xác cho hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam. Điều này có
thể do Việt Nam mới tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn
chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng, căn cứ vào tính
quốc tế cuả hợp đồng(2). Một số tác giả đã đưa ra khái niệm cho hợp đồng này trên tinh
thần của các công ước quốc tế, các văn bản pháp luật mà Việt Nam đề cập. Tiến sỹ Phan
Thị Thanh Hồng – Đại học KT Đà Nãng đưa ra khái niệm: “hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân cớ trụ sở kinh doanh đặt ở các
quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và
chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán.
Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hoá theo thoả thuận.”(3) Một khái niệm khá phổ biến nữa là của ông Vũ Hữu Tửu-
giảng viên cao cấp, già giáo ưu tú Đại học Ngoại Thương Hà Nội thì “hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế, còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán
ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác
2 Dương Anh Sơn: “Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương”. Tạp chí KHPL Số 6/2004, phiên
bản html: Ngày truy cập 6/3/2008.
3 Phan Thị Thanh Hồng: “Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”. NXB Lao Động 2005.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
6
nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở
hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định gọi là
hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng”(4)….
Như vậy, ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất về ý
chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài mà thông qua
đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó
với nhau.
Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng quốc tế được biểu hiện:
- Các bên tham gia giao kết hợp đồng MBHHQT là các thương nhân có quốc tịch
khác nhau (nếu chỉ xác định tính quốc tế bằng cách này thì gặp nhiều khó khăn và đôi
khi không xác định được do pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau xác định quốc tịch
của pháp nhân không giống nhau) và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (đây là
cách xác định theo Công ước Viên 1980 được áp dụng rất phổ biến);
- Hàng hóa - đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới quốc gia
hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác
nhau;
- Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác
nhau;
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là ngoại tệ đối
với ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng;
- Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán
quốc tế khác về thương mại và hằng hải.
1.2. Đặc điểm
- Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận có ý chí giữa các bên giao kết. Đây là
đặc trưng rất cơ bản của một hợp đồng nói chung.
- Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua là các thương nhân có trụ sở kinh
doanh đặt tại các quốc gia khác nhau. Nếu các bên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ căn
cứ vào nơi cư trú của họ. Việc căn cứ vào quốc tịch của cá nhân ít được sử dụng do
không phổ biến và đôi khi gặp khó khăn ví dụ hai người trực tiếp ký vào hợp đồng đều
4 Vũ Hữu Tửu: “Hợp đồng mua bán quốc tế”.Bài viết hỗ trợ kinh doanh. .Ngày 6/3/2008.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
7
mang quốc tịch Việt Nam nhưng đại diện cho các bên có trụ sở kinh doanh đặt tại các
quốc gia khác nhau, và hợp đồng này vẫn là hợp đồng MBHHQT.
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá phải qua biên giới quốc gia (biên giới hải
quan) hay giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước
khác nhau; hoặc hàng hoá không phải qua biên giới nhưng hàng được các tổ chức quốc
tế dùng ở lãnh thổ Việt Nam (sứ quán, công trình đầu tư nước ngoài…). Thuật ngữ
“biên giới hải quan” được sử dụng xuất phát từ thực tiễn hình thành các kho ngoại
quan, các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế, và những quy chế hải quan đặc biệt dành
cho sự hoạt động của các khu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xác
để xác định ranh giới di chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu(5).
- Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc
chuyển giao quyền sở hữu của hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác
nhau;
- Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của một quốc gia
mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết. Phương thức thanh toán thông qua hệ
thống ngân hàng.
- Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng và phức tạp. Không chỉ còn luật quốc
gia mà còn bao gồm các điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài và các tập
quán thương mại quốc tế.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án, hay trọng tài
thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại là
cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể.
2. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng MBHHQT có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau
như các điều ước về MBHHQT, các tập quán quốc tế về thương mại, pháp luật của các
quốc gia… Việc nguồn luật nào điều chỉnh còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
2.1. Điều ước quốc tế
Theo Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: “Điều ước quốc tế là tất cả
các văn bản được ký kết giữa các quốc gia và do Luật quốc tế điều chỉnh”. Vậy có thể
nói, điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận bằng văn bản giữa hai hoặc nhiều
5 Phan Thị Thanh Hồng: “Mộ số vấn đề cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế”. Ngày truy cập 6/3/2008.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
8
quốc gia ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhằm ấn định,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc
tế.
Trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế có một số điều ước quốc tế tiêu biểu:
- Điều kiện chung về giao hàng giữa các tổ chức kinh tế của các nước thành viên
Hội đồng tương trợ kinh tế (ĐKCGHSEV 1968/1988) điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Một điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực MBHHQT là công ước Viên về
mua bán hàng hoá quốc tế ngày 1/1/1980. Đến nay đã có hơn 60 nước phê chuẩn công
ước này (Xem phụ lục 1)..
- Quy tắc La Hay ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế.
- Công ước Rôma về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
được ký tại Rôm ngày 19/6/1980.
- Công ước Liên Mỹ về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế được ký ở Mehico
City ngày 17/5/1994, được thông qua bởi Hội nghị quốc tế Liên Mỹ về tư pháp quốc tế
tổ chức tại Mehico City(6).
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 Hiệp định thương mại song phương.
Trong đó phải kể đến: Hiệp định Buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU là hiệp định
thương mại chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, điều
khoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng. Việc ký kết các
hiệp định thương mại, là thành viên của các công ước quốc tế sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận
lợi và thống nhất cho hoạt động MBHHQT giữa các thương nhân Việt Nam với các
thương nhân nước ngoài(7).
2.2. Luật quốc gia
Trong hoạt động thương mại quốc tế, luật quốc gia áp dụng thông thường là luật
của nước bên bán, nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là luật của nước
thứ ba, luật nơi ký hợp đồng, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ hợp đồng được thực
6 Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường toà án” NXB Thanh Niên 2004.
Trang 23.
7 Trần Văn Nam - Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”. Đại học kinh tế
quốc dân. 2005. Trang 100.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
9
hiện…(8) Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT trong các trường
hợp:
- Các bên ký hợp đồng về việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng.
Việc thoả thuận áp dụng luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng phải được ghi trong
hợp đồng MBHHQT.
- Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT được quy định trong
các điều ước quốc tế liên quan xác định luật của một quốc gia đương nhiên trở thành
luật áp dụng cho các hợp đồng đó. Thông thường, luật quốc gia áp dụng sẽ là luật của
nước bên bán, nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là luật của nước thứ
ba, luật nơi ký kết hợp đồng, luật của nước mà các bên mang quốc tịch,…
2.3. Án lệ
Án lệ hay tiền lệ pháp về thương mại cũng được các thương nhân tham gia ký kết
hợp đồng thương mại quốc tế coi trọng và lựa chọn, đặc biệt là ở các quốc gia theo hệ
thống thông luật (Common law). Trong thương mại quốc tế, việc công nhận và sử dụng
các phán quyết của toà án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của án lệ đang ngày một
gia tăng tại các nước có hệ thống pháp luật khác nhau. Cơ quan xét xử có thể vận dụng
án lệ tương tự để giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong việc tra cứu, mà các tranh
chấp trong hoạt động thương mại quốc tế thường tập trung vào một số vấn đề và có
nhiều trường hợp tương đồng.
2.4. Tập quán thương mại quốc tế
Các tập quán thương mại quốc tế hình thành từ rất lâu đời. Các tập quán này sẽ
trở thành nguồn luật đìều chỉnh các hợp đồng MBHHQT nếu các chủ thể tham gia ký
kết hợp đồng chấp nhận các tập quán thương mại quốc tế sẽ là nguồn luật điều chỉnh.
Khi được dẫn chiếu vào hợp đồng MBHHQT, các tập quán thương mại sẽ có
hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể ký kết, chúng được chia thành nhóm: Các
(1) tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập
quán thương mại khu vực. Ví dụ, một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế được
Phòng Thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo
và ban hành một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế là Incoterms (phụ lục 2).
8 Bùi Xuân Nhự (Chủ biên): “Giáo trình Tư pháp quốc tế”. ĐH Luật HN. NXB Công an nhân dân.1997. Tr 38-41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH:Phạm Thị Hải Ninh-K46
==================================================================
10
II. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG
ƯỚC VIÊN 1980
Công ước này được ký kết ngày 11/4/1980 tại Viên (Áo). Ban đầu ký kết chỉ có 6
quốc gia thành viên. Số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước ngày càng tăng lên và
đến nay đã có trên 60 quốc gia thành viên (phụ lục 1). Công ước Viên là nguồn luật chủ
yếu để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay.
1. Phạm vi áp dụng
Công ước Viên được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên
có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Theo Điều 1, Công ước Viên chỉ coi
trọng nơi đặt trụ sở thương mại chứ không chú ý tới quốc tịch của các bên tham gia hợp
đồng.
Công ước được áp dụng khi các bên tham gia hợp đồng có trụ sở ở các quốc gia
là thành viên của Công ước.. Công ước cũng được áp dụng nếu chỉ có một bên có trụ sở
tại nước phê chuẩn Công ước, nhưng quy định xung đột về luật điều chỉnh đã dẫn tới
việc áp dụng luật của nước này ví dụ như khi các bên thoả thuận áp dụng luật của nước
bên bán, mà nước bên bán là thành viên của Công ước; hoặc trường hợp các bên thoả
thuận áp dụng luật của nước thứ 3, mà nước này là thành viên của Công ước. Ngoài ra,
Công ước cũng có thể được áp dụng khi hai bên không có trụ sở thương mại tại nước
thành viên Công ước nhưng lại thoả thuận áp dụng Công ước. Trường hợp này, Công
ước cũng cho phép các bên có thể thoả thuận không áp dụng hoặc không áp dụng hoàn
toàn một điều khoản nào đó của Công ước trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng(9).
2. Giao kết hợp đồng mua bán