Luận văn Giọng điệu nghệ thuật của nhà văn balzac trong ba tiểu thuyết tiêu biểu

Balzac là một trong những tác gia có phần đóng góp đáng kểcho nền văn học hiện thực Pháp thếkỉXIX. Các tác phẩm của ông là sựphản ánh toàn diện, chân thực cuộc sống của xã hội tưsản với những thói xấu không gì che đậy của giai cấp thống trị đương thời. Đọc những công trình nghệthụât đồsộ mà nhà văn đã đểlại cho đời, Engels trân trọng gọi Balzac là “bậc thầy của chủnghĩa hiện thực”. Có đọc kĩhiểu sâu tác phẩm của Balzac mới nhận thấy trong mỗi tác phẩm ông đều lồng vào đó những nhận xét hết sức tinh tế. Ông tốcáo xã hội đương thời với bằng giọng lạnh lùng khách quan của người tựnhận là “thưkí của thời đại”, ông mỉa mai bằng câu nói trào phúng trước một xã hội mà đồng tiền là vạn năng, có đôi khi ta lại bắt gặp trong văn Balzac những câu nói thắm thiết tình người. Cảm hứng trong sáng tác luôn gắn liền với giọng điệu nhà văn. Mà giọng điệu thì có tác dụng thểhiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủthểphát ngôn về đối tượng được nói đến. Điều đó chứng minh rằng đểnắm được cốt lõi vấn đềcủa một tác phẩm thì người đọc cần nắm bắt chính xác giọng điệu của tác phẩm đó, bởi điều quan trọng của một nhà văn là phải tạo ra tiếng nói của mình, phải có được nốt riêng độc đáo và người đọc nghe được nốt riêng ấy.

pdf151 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5507 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giọng điệu nghệ thuật của nhà văn balzac trong ba tiểu thuyết tiêu biểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGỮ VĂN “ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU” SV Trần Thị Thu Linh Lớp ĐH3C1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sư PHẠM NGÀNH NGỮ VĂN “ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN BALZAC TRONG BA TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU” Giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc BỐ CỤC LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương I: GIỚI THIỆU VỀ GIỌNG ĐIỆU Chương II: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN BALZAC. Chương III: GIỌNG LẠNH LÙNG KHÁCH QUAN CỦA NHÀ VĂN TỰ NHẬN LÀ “THƯ KÍ CỦA THỜI ĐẠI”. Chương IV: GIỌNG TRÀO PHÚNG CHẾ GIỄU CỦA NGƯỜI Ở ĐỊA VỊ CAO HƠN XÃ HỘI. Chương V: GIỌNG TRỮ TÌNH LÃNG MẠN, THẮM THIẾT TÌNH NGƯỜI CỦA NGHỆ SĨ BALZAC. Chương VI: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÁP ĐẾN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Balzac là một trong những tác gia có phần đóng góp đáng kể cho nền văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX. Các tác phẩm của ông là sự phản ánh toàn diện, chân thực cuộc sống của xã hội tư sản với những thói xấu không gì che đậy của giai cấp thống trị đương thời. Đọc những công trình nghệ thụât đồ sộ mà nhà văn đã để lại cho đời, Engels trân trọng gọi Balzac là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”. Có đọc kĩ hiểu sâu tác phẩm của Balzac mới nhận thấy trong mỗi tác phẩm ông đều lồng vào đó những nhận xét hết sức tinh tế. Ông tố cáo xã hội đương thời với bằng giọng lạnh lùng khách quan của người tự nhận là “thư kí của thời đại”, ông mỉa mai bằng câu nói trào phúng trước một xã hội mà đồng tiền là vạn năng, có đôi khi ta lại bắt gặp trong văn Balzac những câu nói thắm thiết tình người. Cảm hứng trong sáng tác luôn gắn liền với giọng điệu nhà văn. Mà giọng điệu thì có tác dụng thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến. Điều đó chứng minh rằng để nắm được cốt lõi vấn đề của một tác phẩm thì người đọc cần nắm bắt chính xác giọng điệu của tác phẩm đó, bởi điều quan trọng của một nhà văn là phải tạo ra tiếng nói của mình, phải có được nốt riêng độc đáo và người đọc nghe được nốt riêng ấy. Giọng điệu không chỉ mang nội dung tình cảm mà còn thể hiện thái độ của tác giả về đời sống. Giọng điệu văn chương là một nhân tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật, nó cho phép ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Giọng điệu vừa là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo của nhà văn vừa là một hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến các thời đại văn học. Do đó, chúng tôi thấy cần cảm nhận về giọng điệu nghệ thuật của nhà văn Balzac để qua đó chúng ta thấy rõ hơn và cảm được sâu hơn về con người và tác phẩm của ông. Dù biết kiến thức và vốn sống bản thân còn nhiều hạn chế, nhưng vì khá hứng thú với tác giả Balzac nói riêng- văn học phương Tây nói chung, tôi xin mạnh dạng đưa ra một vài sự cảm nhận của mình về giọng điệu nghệ thuật của nhà văn Balzac. Rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của quí độc giả để luận văn ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. 2. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ Trong vòng 15 năm trở lại đây hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học nước ta được phong phú thêm bởi những cách tiếp cận mới. Nào con người, không gian, thời gian, cấu trúc, phương tiện biểu đạt ….Những tác phẩm văn chương vốn quen thuộc nhưng khi được nhìn với góc độ mới bỗng phô bày thêm những phẩm chất, chiều sâu mà trước đó ít khi được nhìn kĩ. Từ xưa, các nhà lý luận phương Đông đã từng nhắc đến giọng điệu và phong cách nhà văn qua các khái niệm gần gũi như hơi văn, khí văn, tình điệu… Nhưng nhìn chung các nhà lí luận văn học và mĩ học trước thế kỉ XIX chưa đề cập trực tiếp và chuyên sâu vấn đề giọng điệu trong văn chương. Những bài nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta trong vài thập niên qua cho thấy giọng điệu cũng được nghiên cứu từ nhiều phía. Nhưng nhìn chung chưa có một công trình dày dặn và độc lập về giọng điệu, mà nó thường được bàn đến khi tìm hiểu một tác giả hoặc một giai đoạn văn học. Điều này cho thấy rằng việc nghiên cứu giọng điệu trong văn chương ở nước ta mới chỉ lát được những viên gạch đầu. Trong giới nghiên cứu văn học nước ta, Trần Đình Sử là người đầu tiên phân biệt hiện tượng giọng điệu trong đời sống và giọng điệu trong nghệ thuật, coi giọng điệu văn chương là một phương diện cấu thành hình thức của văn học. Theo Trần Đình Sử giọng điệu “là sự biểu thị lập trường tư tưởng, cảm xúc chủ thể, là nguyên tắc lí giải và chiếm lĩnh hiện thực”. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến thì nhận định “cảm hứng nào giọng điệu ấy, nhưng cũng có thể ngược lại giọng điệu định hướng hình thành cảm hứng”. Còn theo Nguyễn Đăng Mạnh thì giọng điệu là “một yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nghệ sĩ”. Do chưa có tài liệu nào tập trung nghiên cứu giọng điệu như một đối tượng độc lập nên ý kiến về giọng điệu còn tản mạn và chưa thành hệ thống. Cho đến nay thì đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật các tác phẩm của tác gia Balzac. Điển hình như Đặng Anh Đào với Ônôrê đờ Banzắc- một thế giới bước đi (NXB Trẻ-2002), Đỗ Đức Dục với chủ nghĩa phê phán trong văn học phương Tây (NXB KHXH 1981), Đặng thị Hạnh- Lê Hồng Sâm- Văn học lãng mạn và văn học phương Tây thế kỉ XIX, gần nhất là tác phẩm Honore de Balzac Lão Goriot (NXB ĐHQG HN 2001) do Lê Huy Bắc biên soạn. Nhìn chung các công trình này đã nghiên cứu khá sâu về nội dung và về nghệ thuật cấu thành tác phẩm của Balzac. Nhưng đi vào việc tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật của tác giả Balzac thì hầu như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể. Luận văn này tập trung nghiên cứu một vấn đề khá mới mẻ và có phần phức tạp nên chắc hẳn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện. Để hoàn thành luận văn tôi có dựa vào một số tài liệu của các tác gia kể trên và những tài liệu liên quan đến tác gia Balzac được liệt kê cụ thể ở danh mục tài liệu tham khảo. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trong thực tế, nhận diện chính xác giọng điệu của nhà văn trong tác phẩm không phải là việc đơn giản. Nó cần tới trực cảm nhưng đồng thời cần cái nhìn lí tính để kiểm định và phân tích sự cảm nhận ấy một cách cụ thể. Luận văn này cố gắng nhận ra những giọng điệu nghệ thuật mà tác giả Balzac thừơng xử dụng trong các tác phẩm của mình, từ đó tìm hiểu tác dụng của giọng văn trong việc cấu thành tác phẩm, thái độ của tác giả đối với xã hội đương thời, giá trị của tác phẩm trong nền văn học hiện thực Pháp nói riêng, nền văn học thế giới nói chung. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng chính là tiểu thuyết của nhà văn Balzac. Để tiến hành khảo sát giọng điệu nghệ thuật của nhà văn Balzac, tôi đi sâu vào 3 tác phẩm: Eugenie Grandet, Lão Goriot, Vỡ mộng. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Việc nghiên cứu giọng điệu văn chương không chỉ giúp ta hiểu rõ hơn sự độc đáo của các phong cách nghệ thuật mà hơn thế còn lí giải được tiến trình vận động của văn học. Thông qua việc cảm nhận về giọng điệu nghệ thuật, luận văn này khai thác thêm một nghệ thuật đặc sắc trong việc cấu thành tác phẩm của Balzac nói riêng, của văn học hiện thực phê phán nói chung. Qua giọng văn của tác giả ta thấy được thái độ của nhà văn đối với thời đại, thấy rõ nét chân dung của cuộc sống qua những lời văn miêu tả khách quan, thấy được sự thốt nát và sa đoạ về đạo đức của loài người qua những lời chế giễu sâu cay, nhưng đôi khi ta cũng phải lắng lòng để nghe và hiểu những lời văn thắm thiết tình người mà tác giả nhắn gửi. Việc nghiên cứu giọng điệu văn chương ở nước ta vẫn đang ở những bước đầu. Những nổ lực của chúng tôi trong việc cảm nhận giọng điệu của tác giả Balzac chỉ là những nổ lực nhỏ bé trong quá trình tìm hiểu sâu hơn về giá trị tác phẩm của ông . 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chủ yếu là phương pháp khảo sát và phân tích tư liệu. Mục đích là chỉ ra những giọng điệu nghệ thuật thường được nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết. Từ đó đưa ra những cảm nhận về cách thức sử dụng giọng điệu nghệ thuật của nhà văn. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương I: GIỚI THIỆU VỀ GIỌNG ĐIỆU Chương II: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ VĂN BALZAC. Chương III: GIỌNG LẠNH LÙNG KHÁCH QUAN CỦA NHÀ VĂN TỰ NHẬN LÀ “THƯ KÍ CỦA THỜI ĐẠI”. Chương IV: GIỌNG TRÀO PHÚNG CHẾ GIỄU CỦA NGƯỜI Ở ĐỊA VỊ CAO HƠN XÃ HỘI. Chương V: GIỌNG TRỮ TÌNH LÃNG MẠN, THẮM THIẾT TÌNH NGƯỜI CỦA NGHỆ SĨ BALZAC. Chương VI: ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÁP ĐẾN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN TRONG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT : GIỚI THIỆU VỀ GIỌNG ĐIỆU Giọng điệu là một phương tiện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học. Đây là thứ hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm, nó là thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của một nhà văn, nhà thơ. Giọng điệu vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, vừa là chỗ dựa chính để các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó, trong chỉnh thể giọng ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn. Trong các tác phẩm nghệ thuật ưu tú, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất lượng, nó là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn. Giọng điệu văn chương là một hiện tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ. Nhưng thực tế là bên cạnh giọng điệu cá nhân còn có giọng điệu thời đại. Giọng điệu cá nhân chịu sự quy định, ảnh hưởng của giọng điệu thời đại mặt khác giọng điệu cá nhân góp phần làm phong phú thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng điệu thời đại. Giọng điệu là một yếu tố cơ bản của phong cách nghệ thuật. Một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo được một giọng điệu độc đáo. Giọng điệu gắn với cảm hứng chủ đạo, giọng điệu góp phần tăng giảm hiệu suất cảm xúc của tác phẩm văn chương. I. KHÁI NIỆM Thế nào là giọng? Theo Từ điển Tiếng Việt thì: Giọng là:1/ Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát. 2/ Cách phát âm của một địa phương. 3/ Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thì một thái độ, tình cảm nhất định. 4/ Gam đã xác định âm chủ. Như vậy trong cuộc sống hằng ngày giọng được hình dung trước hết như một tín hiệu âm thanh có âm sắc, trường độ, cao độ. Khái niệm giọng chủ yếu nói về người, gắn với người, là giọng nói của người dùng trong ngôn ngữ giao tiếp của mỗi người. Không chỉ tồn tại như một âm thanh, giọng nói của người còn hàm chứa thái độ của người nói, chính ở đây người ta thường nói đến giọng điệu. Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ biên soạn cho rằng giọng điệu là “giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định”. Như vậy “giọng” là yếu tố mang đậm tính vật lý trong khi “giọng điệu” lại được nhìn từ góc độ tâm lý. Nhìn vào 2 định nghĩa về giọng và giọng điệu, ta thấy định nghĩa giọng điệu trùng với nét thứ ba của định nghĩa về giọng. Vậy nên trong thực tế giao tiếp, tùy vào hoàn cảnh, người ta thường đồng nhất hai khái niệm này. Như vậy có thể nói có bao nhiêu hoàn cảnh giao tiếp, bao nhiêu nhân vật tham gia giao tiếp thì có bấy nhiêu giọng điệu, ví dụ như: giọng khinh nhờn, bỡn cợt, chế giễu, trịnh thượng, cung kính, vui sướng, thỏa mãn, chanh chua, hiền hậu…..Rõ ràng giọng điệu thường thể hiện tâm tính con người, phản ánh tâm trạng của họ. Âm thanh giọng điệu cũng phù hợp với nội dung cảm xúc, khi vui giọng vang rõ, khi buồn giọng lắng lại, thấp xuống… Trong cuộc sống giọng điệu thường mang tính nhất thời, khác với giọng điệu trong tác phẩm văn học. Trong nghệ thuật, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức công phu, là kết quả của một quá trình sáng tạo thực thụ. Giọng điệu trở thành một yếu tố cấu thành, phụ thuộc vào hệ thống không phải là ngẫu hứng. Không chỉ hàm chứa cảm xúc, thái độ của người nói, giọng điệu còn thể hiện nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính của chủ thể phát ngôn. Giọng trẻ con khác giọng người lớn, giọng người từng trải khác giọng người non nớt, giọng người ít học khác với giọng người trí thức…. Giọng điệu như một hiện tượng nghệ thuật nhưng không nên tạo ra sự ngăn cách giả tạo giữa giọng điệu trong đời sống với giọng điệu trong văn chương. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu cũng mang đặc tính âm thanh. Ngay cả khi đọc thầm một câu thơ, câu văn, trong tâm trí người đọc vẫn vọng lên cái âm hưởng, thậm chí đường nét của âm thanh. Chỉ có điều khi trở thành một hiện tượng thẩm mĩ, cấu trúc và cơ chế vận hành của giọng điệu văn chương phức tạp hơn nhiều so với giọng điệu thường ngày. “Giọng điệu” trong tiếng Việt là một từ ghép gồm 2 thành tố: giọng và điệu, nếu giọng chủ yếu biểu thị âm thanh, khí lực của người nói thì điệu chủ yếu biểu thị đường nét, màu sắc của giọng. Sự kết hợp giữa chúng không mang tính cộng sinh mà là sự kết hợp để mang một nội dung khác, hoàn chỉnh. Giọng điệu biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật. Không thể có giọng điệu nếu như không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con người, không chia sẻ với họ niềm vui và tình yêu trong cuộc sống. Màu sắc cảm xúc trong văn học giúp ta nhận diện thế giới rõ hơn, đồng thời hình dung cụ thể thái độ của nhà văn về đời sống. Trong nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu không chỉ bộc lộ qua âm thanh, nhịp điệu mà còn bộc lộ qua màu sắc, đường nét, hình ảnh. Không phải lúc nào trong tác phẩm cũng chỉ có một giọng điệu thuần nhất. Việc phân chia loại hình giọng điệu cũng khác nhau, xuất phát từ những tiêu chí khác nhau. Theo cấu trúc thì có thể chia thành giọng chính và giọng phụ. Căn cứ vào sắc thái tình cảm thì có thể nói đến giọng gay gắt hay tình cảm, trang trọng hay suồng sã, mạnh hay yếu, kính cẩn hay châm biếm….Căn cứ vào dạng thức cảm hứng chủ đạo thì có giọng bi, giọng hài, giọng anh hùng ca….Nếu chú ý khuynh hướng tư tưởng thì có các giọng: thông cảm hay lên án, yêu thương hay tố cáo, khẳng định hay phủ định….Có khi từ cái nhìn ngôn ngữ học chia thành giọng trần thuật, giọng nghi vấn, giọng cảm thán. Về cơ bản giọng điệu bộc lộ các sắc điệu tình cảm của chủ thể phát ngôn. II. PHÂN BIỆT GIỌNG ĐIỆU VỚI NGỮ ĐIỆU, NHẠC ĐIỆU, NHỊP ĐIỆU Để làm nổi bật những nét riêng của giọng điệu cần phân biệt nó với các khái niệm như ngữ điệu, nhạc điệu, nhịp điệu. Giọng điệu khác với ngữ điệu. Ngữ điệu là một phạm trù của ngôn ngữ học còn giọng điệu là một phạm trù của thi pháp học. Trong một phát ngôn, ngữ điệu thường thực hiện các chức năng: phân biệt các kiểu thông báo, phân biệt các bộ phận của phát ngôn. Ngữ điệu thường được chia thành: ngữ điệu cảm thán, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu liệt kê…..Nhiều khi ngữ điệu trực tiếp bộc lộ cảm xúc của người nói. Quan hệ giữa giọng điệu và ngữ điệu là mối quan hệ chi phối và phụ thuộc. Mặc dù ngữ điệu có chức năng biểu cảm: thân mật, trang trọng, mỉa mai, hài hước… nhưng rõ ràng đó là những chức năng biểu đạt gắn với chuẩn ngôn ngữ chứ không nằm ở phạm vi bao quát như giọng điệu. Giọng điệu cũng khác với nhịp điệu. Nhịp điệu là sự lặp lại có tính chất chu kì, cách khoảng hoặc luân phiên theo thời gian của các hiện tượng ngôn ngữ nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới trong sự vận động của nó. Trong văn xuôi nhịp điệu thể hiện qua cách phân chia chương hồi, sự lặp lại các đơn vị câu và ngắt nhịp trong bộ phận câu. Trong chỉnh thể văn học, nhịp điệu là một phương diện bộc lộ giọng điệu. Quan hệ giữa giọng điệu và nhịp độ ở chỗ: nhịp điệu chịu sự chi phối của giọng điệu, giọng điệu được bộc lộ qua nhịp điệu và ngữ điệu của câu văn. Chúng ta cũng không nên đồng nhất giọng điệu với nhạc điệu. Chức năng cơ bản của nhạc điệu (trong âm nhạc)là làm cho câu văn (ca từ) thêm hay, thêm réo rắt, trầm bổng. Nhạc điệu được tổ chức nhờ yếu tố: ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh….Nhạc điệu chịu sự chi phối của giọng điệu. Tóm lại, tất cả các yếu tố: nhạc điệu, ngữ điệu, nhịp điệu có liên quan chặt chẽ với giọng điệu và nhìn chung, chúng là những thành tố góp phần tạo nên âm hưởng và giọng điệu văn chương. III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TÌM HIỂU GIỌNG ĐIỆU VĂN CHƯƠNG 1. Giọng điệu là một phương diện biểu hiện quan trọng của chủ thể tác giả Trong tác phẩm có thể có những nhân vật giả tạo, dối trá, giọng tác giả có bổn phận vạch trần sự dối trá đó. Là sản phẩm mang tính cá biệt, độc đáo, kết tinh sự sáng tạo độc đáo của nhà văn, giọng điệu là một phương tiện bộc lộ hình tượng tác giả. Nói cách khác, hình tượng tác giả, cái nhìn của nhà văn thể hiện hết sức rõ nét qua giọng điệu. GS. Trần Đình Sử, trong Dẫn luận thi pháp học cho rằng, hình tượng tác giả bộc lộ ở 3 điểm chính sau: 1- Cái nhìn nghệ thuật 2- Giọng điệu 3- Sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng Cả 3 phương diện này không hiện lên tách rời mà luôn hòa vào nhau như một sinh thể toàn vẹn là tác phẩm. Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng và độc đáo. Khi đúng trước một đề tài, nếu cái nhìn, thái độ của chủ thể khác nhau thì giọng điệu cũng khác nhau. Cái nhìn và giọng điệu có những mặt giao thoa vì chúng là sự thể hiện chủ thể sáng tạo, giữa chúng có sự liên quan mật thiết. Giọng điệu mang nội dung tình cảm, thể hiện thái độ của tác giả về đời sống. 2. Phương thức biểu hiện chung của giọng điệu nghệ thuật Tìm hiểu giọng điệu văn chương, vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm là chú ý mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và khách thể được phản ánh. Vì giọng điệu gắn với đặc điểm tâm hồn nghệ sĩ và đối tượng được miêu tả. Giọng điệu còn chịu áp lực của thể loại. Mỗi một thể loại, do bản chất của nó, mang sẵn trong mình những tiền đề để tạo ra giọng điệu phù hợp với nó. Như giọng điệu sử thi là giọng điệu trầm hùng của lịch sử. Tiểu thuyết trái lại mang tính suồng sã, không chấp nhận kiểu tôn ti cứng nhắc và bất biến của sử thi. Đọc, tri giác một văn bản, người đọc tất sẽ cảm nhận được giọng điệu của nhà văn. Tóm lại việc phân tích và nhận diện giọng điệu qua tác phẩm là yếu tố khá quan trọng khi tìm hiểu giọng điệu nhà văn. Phân tích giọng điệu tác phẩm trải qua các thao tác cơ bản như: 1- Xác định tư thế của người nói và điểm nhìn nghệ thuật trong tác phẩm 2- Khảo sát nghệ thuật xây dựng lời văn để biểu hiện giọng điệu 3- Vai trò của hình tượng trong việc thể hiện giọng điệu 4- Lý giải chức năng và vai trò giọng điệu trong chỉnh thể tác phẩm. Tìm hiểu giọng điệu nhà văn cần xem xét mối quan hệ giữa nhà văn- bạn đọc, nhà văn và thời đại, có như vậy mới nắm bắt được vẻ đẹp và tiếng nói đích thực của chủ thể sáng tạo ẩn chứa sau các lớp ngôn từ và hình tượng nghệ thuật. IV. NHỮNG GIỌNG ĐIỆU THƯỜNG THẤY TRONG TÁC PHẨM CỦA BALZAC Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có ba giọng điệu chính được Balzac sử dụng trong sáng tác của mình là: - Giọng lạnh lùng khách quan (đây là giọng chủ đạo). - Giọng trào phúng chế giễu. - Giọng trữ tình lãng mạn. CHƯƠNG II: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN BALZAC I. CUỘC ĐỜI Honore de Balzac là một tác gia quan trọng của nền văn học Pháp thế kỷ XIX. Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 ở Tua, vào thời kì mà chính quyền cách mạng tư sản đã lập nên chế độ Đốc chính- một nhãn hiệu mới nhưng cũng là thời kì thoái trào của Cách mạng . Cha của Balzac, một nhà tư sản phất lên sau những phi vụ buôn bán thời cách mạng, cũng đã hai lần chỉnh lại họ của mình: nguyên là Banxa- một dòng họ nông dân- sau đổi thành Balzac, cuối cùng gắn thêm một tiểu từ Đờ (có nghĩa là thuộc dòng quý tộc). Mẹ ông xuất thân trong một gia đình tư sản giàu có tại Pari. Balzac có chỗ xung khắc với gia đình ngay từ nhỏ, có lúc ông tự nói mình như một “đứa con không mẹ”, vì mẹ ông chỉ yêu thương người em trai của ông- con riêng của bà. Từ năm lên 8 đến năm 14 tuổi Balzac được theo học tại một trường giáo hội, ít được về thăm nhà và chỉ được gặp mẹ hai lần. Cậu bé Balzac sớm phải chịu
Luận văn liên quan